SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2018 - 2019
Trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học. Tôi luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả,.
đó chính là thước đo là minh chứng rõ rệt nhất trong đánh giá công tác chỉ đạo chuyên môn của quản lý, chất lượng giảng dạy của giáo viên, và cũng là cùng với các trường trong huyện phấn đấu đạt chỉ tiêu của ngành.
Năm học 2016-2017 học sinh giỏi khối 9 cấp huyện của trường THCS Định Tiến xếp thứ 21. Bản thân tôi rất băn khoăn, suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, lựa chọn nhiều giải pháp, phương án trả lời, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, rút kinh nghiệm thực tế và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2017-2018, kết quả đạt được học sinh giỏi khối 9 cấp huyện xếp thứ 7. So với lứa học sinh thì kết quả này tôi chưa thỏa mãn, bởi lẽ học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh lại chưa đạt giải, số lượng quá ít (chỉ có 1 em). Quyết tâm phấn đấu tôi đã chọn chủ đề đổi mới trong năm học là “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 cấp huyện, phấn đấu có học sinh đạt giải cấp tỉnh” tiếp tục nghiên cứu cùng với các đồng nghiệp, các tổ chuyên môn đưa ra các giải pháp, chỉ đạo thực hiện trong năm học 2018-2019. Được hội đồng nhà trường, các tổ chuyên môn và các giáo viên đồng thuận và thực hiện, mang lại hiệu quả cao và đã khẳng định được năng lực của mỗi giáo viên, góp phần tạo nên giá trị cống hiến của các thầy cô trong giảng dạy nói chung trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Góp phần công sức nhỏ bé với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện Yên Định .
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Định Tiến”.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH TRƯỜNG THCS ĐỊNH TIẾN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2018-2019 Họ và tên: Trịnh Thị Thủy Chức vụ: Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Định Tiến, SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý YÊN ĐỊNH, NĂM 2019 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 2 B. Nội dung I. Cơ sở lí luận 4 1. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi 5 2 Căn cứ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi 6 2.1 Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng giáo dục, 7 2.2 Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2018-2019 8 II. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trước khi áp dụng đề tài, Đội ngũ giáo viên 8 Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi 9 Yếu tố học sinh 9 Phụ huynh 9 III, Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Giải pháp1: Xây dựng kế hoạch lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, 9 Giải pháp 2: Đối với BGH 7 Giải pháp 3: : Đối với học sinh 8 Giải pháp 4: Đối với Giáo viên 9 Giải pháp 5: Đối với phụ huynh 10 Giải pháp 6: Công tác khen thưởng 12 Giải pháp 7: Chương trình bồi dưỡng Giải pháp 8: Thời gian bồi dưỡng 13 IV, Hiệu quả của sáng kiến 14 3 C. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận 15 2. Kiến nghị 16 4 Phụ lục 17-26 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học. Tôi luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả,... đó chính là thước đo là minh chứng rõ rệt nhất trong đánh giá công tác chỉ đạo chuyên môn của quản lý, chất lượng giảng dạy của giáo viên, và cũng là cùng với các trường trong huyện phấn đấu đạt chỉ tiêu của ngành. Năm học 2016-2017 học sinh giỏi khối 9 cấp huyện của trường THCS Định Tiến xếp thứ 21. Bản thân tôi rất băn khoăn, suy nghĩ, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, lựa chọn nhiều giải pháp, phương án trả lời, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, rút kinh nghiệm thực tế và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2017-2018, kết quả đạt được học sinh giỏi khối 9 cấp huyện xếp thứ 7. So với lứa học sinh thì kết quả này tôi chưa thỏa mãn, bởi lẽ học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh lại chưa đạt giải, số lượng quá ít (chỉ có 1 em). Quyết tâm phấn đấu tôi đã chọn chủ đề đổi mới trong năm học là “Nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 cấp huyện, phấn đấu có học sinh đạt giải cấp tỉnh” tiếp tục nghiên cứu cùng với các đồng nghiệp, các tổ chuyên môn đưa ra các giải pháp, chỉ đạo thực hiện trong năm học 2018-2019. Được hội đồng nhà trường, các tổ chuyên môn và các giáo viên đồng thuận và thực hiện, mang lại hiệu quả cao và đã khẳng định được năng lực của mỗi giáo viên, góp phần tạo nên giá trị cống hiến của các thầy cô trong giảng dạy nói chung trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Góp phần công sức nhỏ bé với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của huyện Yên Định . Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Định Tiến”. 2.Mục đích nghiên cứu. Để chủ đề đổi mới của năm học đạt hiệu quả. Phải đổi mới xây dựng lại kế hoạch và các giải pháp mới phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nhà trường nhằm đáp ứng được yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch của trường, của ngành giáo dục huyện nhà giao cho. Cũng như sự tin tưởng của các thế hệ học sinh và của các bậc phụ huynh. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường và áp dụng đề tài này vào công tác chỉ đạo chuyên môn từ năm học 2017-2018 và năm học 2018- 2019 tại trường THCS Định Tiến. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và các giải pháp về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng HSG của lãnh đạo nhà trường và của giáo viên phù hợp với tình tình hình thực tế của nhà trường. Đề tài được đưa vào kế hoạch năm học và chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện áp dụng cho tất cả các khối lớp và đã được tất cả giáo viên đồng tình ủng hộ, học sinh hăng hái thi đua thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu. Căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của nhà trường. Căn cứ vào kết quả HSG các năm học trước phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và dự thảo kế hoạch, các giải pháp đưa ra bàn bạc trong cán bộ chủ chốt nhà trường để thống nhất kế hoạch, chọn giải pháp tối ưu nhất sau đó triển khai đến các tổ để tổ triển khai đến giáo viên thực hiện. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi: Chi bộ đảng, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Phải đúc rút kinh nghiệm năm trước, xây dựng kế hoạch năm sau ngay từ đầu năm học. Giáo viên phát hiện và xây dựng nguồn học sinh giỏi ngay từ đầu lớp 6. Tham gia đầy đủ các kỳ thi do ngành tổ chức. Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi là cơ sở đánh giá chất lượng giáo viên, hiệu quả quản lý của Ban giám hiệu và là chất lượng của nhà trường. 2. Căn cứ xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi . 2.1. Căn cứ vào kế hoạch năm học của phòng giáo dục và đào tạo huyện. Ngay từ đầu năm học phòng giáo dục và đào tạo đã xây dựng kế hoạch rất chi tiết cụ thể, khoa học và triển khai đến các nhà trường để các nhà trường làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động cho trường mình. Trong kế hoạch năm học phòng GD&ĐT đặc biệt nêu rõ chỉ tiêu đạt được, mốc thời gian để thực hiện từng nội dung hàng tháng trong đó có thời gian tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi của huyện, tỉnh. 2.2. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Trên cơ sở phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu bàn bạc, thống nhất xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sinh giỏi. Từ bài học kinh nghiệm nhiều năm chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, và cách bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường bạn, kết quả các năm học trước đồng thời căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên hiện tại để có kế hoạch và giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường mà đem lại hiệu quả tốt nhất. Tổng số cán bộ giáo viên toàn trường: 22 đồng chí. Trong đó giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là 18 đồng chí. Phải đảm đương tổng số 24 đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hóa và 1 đội tuyển học sinh giỏi thể dục thể thao , trong đó: - Khối 9 thi học sinh giỏi cấp huyện gồm 9 đội tuyển: Toán; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; Giáo dục công dân; Tiếng anh. Thi học sinh giỏi cấp tỉnh nếu có học sinh được chọn ôn luyện và thi. - Khối 8 thi học sinh giỏi chọn vào đội tuyển học sinh giỏi khối 9 cấp tỉnh năm sau, gồm 9 đội tuyển : Toán; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Ngữ văn; Lịch sử; Địa lý; Giáo dục công dân; Tiếng anh. - Khối 6 và khối 7 gồm 6 đội tuyển thi học sinh giỏi cấp trường, tổ chức thi tập trung theo cụm. Gồm 3 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. 2.2.1Chỉ tiêu: - HSG khối 6; khối 7 phấn đấu xếp thứ Nhất hoặc Nhì trong cụm. - HSG khối 8 được chọn vào đội tuyển tỉnh khối 9 vòng 1 ít nhất mỗi môn 1 em (năm học 2017-2018 đạt 15 em). - HSG các môn văn hóa khối 9 phấn đấu xếp trong tốp 10 trường đứng đầu trong huyện. ( Năm học 2017-2018 xếp thứ 7) - HSG cấp tỉnh: có học sinh đạt giải cấp tỉnh (năm học 2017-2018 có học sinh giỏi dự thi HSG cấp tỉnh nhưng chưa đạt giải). 2.2.2Thời gian thực hiện: Thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi tất cả các khối vào các buổi chiều thứ 3 và chiều thứ 5 hàng tuần. Khối 9 bắt đầu từ ôn luyện 6/9/2018 đến khi phòng GD&ĐT tổ chức thi ( tháng 2/2019). Đội tuyển HSG các môn văn hóa khối 8, khối 6 và khối 7 từ tháng 10/2018 đến khi phòng GD&ĐT tổ chức thi. 2.2.3 Danh sách phân công giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển HSG: Phân công giáo viên dạy hợp lý, khoa học, phát huy được năng lực của mỗi người, sẽ mang lại hiệu quả. TT Họ và tên giáo viên Môn BD HSG Khối Ghi chú 1 Cao Thanh Huấn Toán 6 2 Mai Văn Toàn Toán 7 3 Phạm Văn Long Toán 8 PHT 4 Phạm Văn Tiến Toán 9 Tổ trưởng tổ TN 5 Nguyễn Thị Lan Văn 6 Tổ trưởng tổ XH 6 Trịnh Thị Hồng Văn 7 7 Lê Thị Tú Văn 8 8 Nguyễn Thị Nga Văn 9 9 Trịnh Thị Toàn Hóa học 8 và 9 Bồi dưỡng 4 đội tuyển GV dạy liên trường THCS Định Tân và THCS Định Tiến. 10 Nguyễn Thị Liên Sinh học 8 và 9 Bồi dưỡng 2 đội tuyển 11 Trịnh Thị Tới Vật lí 8 và 9 Bồi dưỡng 4 đội tuyển GV dạy liên trường THCS Định Tiến và THCS Định Hải. 12 Nguyễn Thị Vân Địa lí 8 và 9 Bồi dưỡng 2 đội tuyển 13 Lê Thị Cúc GDCD 8 và 9 Bồi dưỡng 4 đội tuyển GV dạy liên trường THCS Định Tiến và THCS Định Tân. 14 Lê Văn Tuấn Tiếng anh 7,8 và 9 Bồi dưỡng 3 đội tuyển 15 Cù Thị Oanh Tiếng anh 6 Bồi dưỡng 2 đội tuyển GV dạy liên trường THCS Định Tiến và THCS Định Hải. 16 Trịnh Thị Hồng Lịch sử 9 17 Hoàng Thị Hà Lịch sử 8 18 Vũ Văn Bản TDTT Tất cả các nội dung thi 2.2.4 Kinh phí hỗ trợ Nhà trường hỗ trợ kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ và vận động kêu gọi thêm các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm nhằm động viên giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Thưởng cho học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Năm học 2018-2019 nhà trường và hội cha mẹ học sinh thưởng cho học sinh đạt giải trong các kỳ thi : chuyến về thăm quê Bác thời gian 1 ngày dịp 19/5. 2.2.5 Tổ chức thực hiện.. a,Đối với giáo viên: Cùng với BGH và GVCN rà soát, lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển, lập danh sách những học sinh được chọn theo yêu cầu về số lượng mỗi đội tuyển báo cáo chuyên môn nhà trường Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung chuyên đề theo môn được phân công, nội dung dạy, kế hoạch kiểm tra, chọn lọc đội tuyển sau mỗi lần khảo sát; chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả học tập bộ môn của học sinh trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Đề xuất với tổ chuyên môn những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn phụ trách. Thực hiện giảng dạy nghiêm túc, có hiệu quả theo nội dung chương trình kế hoạch, thời khóa biểu đã đăng kí đảm bảo đạt hiệu quả cao. Có trách nhiệm phát hiện học sinh giỏi bộ môn và đề nghị tham gia đội tuyển. Phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện, theo dõi nền nếp, động viên kịp thời trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi phải thường xuyên, bồi dưỡng học sinh ngay trong các tiết dạy chính khóa. Giáo viên bồi dưỡng phải có trách nhiệm, nhiệt tình, có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh có kết quả cao trong các kỳ thi. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với giáo viên bồi dưỡng để theo dõi học sinh lớp mình tham gia bồi dưỡng để động viên, nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả. b,Đối với tổ trưởng chuyên môn: Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tiến độ ôn tập của giáo viên. Duyệt chương trình, giáo án bồi dưỡng HSG. Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ. Đặc biệt chú trọng nội dung, chương trình chuyên sâu, kế hoạch phải chi tiết, rõ ràng, sát với điều kiện, tình hình học sinh của nhà trường, chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch. Báo cáo kịp thời với lãnh đạo nhà trường quá trình thực hiện kế hoạch. c, Đối với BGH: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Chỉ đạo các tổ chuyên môn, các giáo viên bồi dưỡng đội tuyển thực hiện kế hoạch. Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tổ chức cho học sinh tham gia các kỳ thi HSG các cấp. Ban giám hiệu nhà trường đề nghị các tổ trưởng chuyên môn; giáo viên được phân công; giáo viên chủ nhiệm và học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. II.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 1. Đội ngũ giáo viên: Tổng số đội tuyển văn hóa không thay đổi, nhưng đội ngũ cán bộ giáo viên có thay đổi do sắp xếp lại đội ngũ giáo viên toàn huyện từ tháng 8/2016. Nhiều giáo viên dạy giỏi đã chuyển công tác khác như Cô Lê Thị Tuyết giáo viên giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân, nhiều năm liền có học sinh đạt giải cấp tỉnh, cô Trịnh Thị Nga, thầy Vũ Duy Cường,.. rất tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy, bồi dưỡng đội tuyển nào cũng thành công. Đến năm học 2017-2018 tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường chỉ còn 21 người. Trong đó có 18 giáo viên được giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường phải xây dựng lại kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhiều giáo viên bồi dưỡng 2 đội tuyển đến 4 đội tuyển. (Trước đây mỗi giáo viên dạy và bồi dưỡng 1 đội tuyển). Đây là yếu tố thay đổi lớn nhất trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhiều giáo viên dạy đội tuyển đầu tiên tại trường. Như cô Nguyễn Thị Vân – bồi dưỡng HSG môn Địa lý 8 và 9. Cô Trịnh Thị Tới – bồi dưỡng HSG môn Vật lý 8 và 9. (Trước khi chuyển công tác đến trường, không phải dạy bồi dưỡng đội tuyển). 2. Chất lượng các đội tuyển: Năm học 2016 - 2017: Toàn đoàn xếp thứ 21/29 . Có 1 giải cấp tỉnh môn văn hóa. (Xếp hạng thấp nhất từ trước đến nay). Năm học 2017 - 2018: Toàn đoàn xếp thứ 7/29 . Có học sinh giỏi thi cấp tỉnh nhưng chưa đạt giải. 3. Yếu tố học sinh: Nhiều học sinh khối 9 không muốn tham gia học đội tuyển HSG. Chỉ muốn học và ôn thi đậu vào lớp 10 và đậu vào lớp chọn. 4. Phụ huynh học sinh: Nhiều phụ huynh chỉ cho con học đội tuyển Toán, Ngữ văn và Tiếng anh, không muốn cho con học các môn khác. III. Một số giải pháp đã sử dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Trong năm học 2017 - 2018, và năm học 2018 - 2019 tôi đã mạnh dạn sử dụng một số giải pháp mới cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường như sau: Giải pháp 1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của phòng GD&ĐT Yên Định để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi . Căn cứ vào tình hình đội ngũ, số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của mỗi giáo viên trong các tổ năm học 2018-2019. Rút kinh nghiệm các năm học trước , học hỏi kinh nghiệm các trường bạn, xây dựng kế hoạch. Căn cứ vào năng lực và thành tích mà giáo viên đã thực hiện bồi dưỡng các đội tuyển các năm học trước. Căn cứ vào ý kiến tham mưu của các tổ trưởng và quá trình giảng dạy của các giáo viên bộ môn năm học trước để bố trí giáo viên bồi dưỡng theo lớp và theo học sinh. Xây dựng kế hoạch về thời gian bắt đầu bồi dưỡng mỗi đội tuyển: Bắt đầu từ tháng 9. Ôn tập song song với chương trình học chính khóa. Mỗi môn ôn tập 1 buổi/tuần. Trước khi thi 3 tuần tăng cường 2-3 buổi/ tuần. Nhà trường tổ chức thi khảo sát học sinh giỏi các đội tuyển thi tại trường ít nhất 2 lần trong quá trình ôn luyện. Nhằm đánh giá chất lượng của các đội tuyển, cả chất lượng dạy của giáo viên. Giải pháp 2. Đối với Ban giám hiệu: Ban giám hiệu phải quyết tâm cùng với đội ngũ giáo viên cố gắng phấn đấu để đạt chỉ tiêu theo kế hoạch năm học. Quan trọng hơn nữa là tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi , thi đua, để giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Trước đây tôi cũng đã nhiều năm dạy bồi dưỡng đội tuyển toán 9, tôi hiểu được những khó khăn, thuận lợi của các đồng chí, do đó trong công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi phải rất linh hoạt: có lúc là giao nhiệm vụ, có lúc phải tăng cường thời gian bồi dưỡng, hay có lúc cần phải trao đổi bàn bạc về học sinh, về nội dung ôn luyện. Nhiều khi phải động viên thầy. Gặp gỡ các đội tuyển để “truyền lửa” cho học sinh. Gặp phụ huynh trao đổi để phụ huynh tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia đội tuyển. Đối với giáo viên mới chuyển đến công tác tại trường. Tôi đã thường xuyên động viên, giúp đỡ giáo viên làm quen với môi trường mới, nhiệm vụ mới, tìm tài liệu hỗ trợ giáo viên... Phân công chuyên môn một cách hợp lý chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy năng lực của mỗi giáo viên . BGH lên thời khóa biểu bồi dưỡng học sinh giỏi theo từng giai đoạn và từng tuần cho giáo viên được phân công dạy. Thường xuyên gặp gỡ từng đội tuyển HSG để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, tháo gỡ một số khó khăn của các em trong học tập cũng như nắm bắt thông tin 2 chiều giữa học sinh và giáo viên và ngược lại. Đối với các em học sinh giỏi ghi nhận những kết quả đạt được đồng thời giao nhiệm vụ để các em cố gắng. Ban giám hiệu luôn khích lệ, động viên giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Luôn ghi nhận những thành tích mà giáo viên và học sinh đạt được. Chính thành tích của giáo viên và học sinh mới tạo nên thành tích và thương hiệu của nhà trường . Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngành. Giải pháp 3. Đối với học sinh: Chọn học sinh yêu thích môn học, số lượng học sinh giỏi trong mỗi đội tuyển khối 8 và khối 9 đảm bảo 2 học sinh/đội. Nhưng khối 6 và 7 chọn nhiều hơn để làm nguồn cho học sinh giỏi khối 8 và 9. Nên phải chọn từ 6 đến 8 học sinh/đội. Vì khối 6 và 7 chỉ có 3 đội tuyển, và mỗi học sinh có thể thi được 2 môn theo cặp môn Toán – Tiếng Anh hoặc Ngữ văn – Tiếng Anh. Lên lớp 8 các em sẽ được chọn sang 9 môn. Như vậy các em học đội tuyển Toán và Tiếng Anh khối 7 có thể được chọn sang học Vật lý, Hóa học, Sinh học hoặc tiếp tục học đội tuyển Toán và tiếng Anh. Tương tự học sinh giỏi trong đội tuyển Ngữ văn và Tiếng Anh khối 7 lên lớp 8 được chọn học sang các đội tuyển Lịch sử, Địa lý, Giáo đục công dân hoặc tiếp tục học đội tuyển Ngữ văn và Tiếng Anh. Như vậy lên lớp 8 việc chọn học sinh vào các đội tuyển dễ dàng hơn và các em đã được ôn luyện với các đội tuyển từ lớp 7 là nền móng cơ bản thuận lợi cho việc học đội tuyển lớp 8 và lớp 9 sau này. Nhưng một số học sinh và phụ huynh cũng không muốn sang các đội tuyển Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý,... Ngoài đội tuyển Toán, Ngữ văn, Tiếng anh, Các môn khác nếu chưa đủ số lượng theo quy định, phải động viên học sinh, gia đình để các em yên tâm tham gia đội tuyển. Tôi đã khơi dậy tinh thần hiếu học ở học sinh, giúp các em chủ động sáng tạo trong học tập, bằng nhiều biện pháp. Động viên học sinh được chọn vào đội tuyển đã khó, phấn đấu để đạt giải còn khó hơn. Một trong những giải pháp tôi đã áp dụng và đạt hiệu quả đó là: Nêu gương các thế hệ học sinh trong các đội tuyển những năm trước đây, những học sinh đội tuyển môn giáo dục công dân, Địa lý, lịch sử, .... đã đạt giải cấp tỉnh trước đây bây giờ đã trưởng thành và thành đạt trên bước đường học tập. Bằng một số gương người thật, việc thật tôi đã truyền lửa cho học sinh đó là: Em Vũ Thị Hòa học sinh lớp 9A năm học 2006 - 2007 khi đó tôi đã động viên học đội tuyển môn Giáo dục công dân, em đã cố gắng và đạt giải nhì cấp tỉnh. Sau này em đã thi đậu Trường Học viện Cảnh sát công an nhân dân. Hiện tại đang công tác tại phòng Hình sự công an huyện Yên Định. Em Trịnh Thị Oanh lớp 8B năm học 2013 -2014 đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh môn lịch sử. Hiện tại đang là sinh viên năm thứ 2 khoa tiếng Anh trường ĐHSP Đà Nẵng. Em Lê Thị Thanh đạt giải cấp tỉnh môn GDCD, sau này học Phân viện báo chí và tuyên truyền. .... Một số em đậu vào vòng 1, vòng 2 đội tuyển tỉnh năm học 2018 – 2019 nhưng không muốn tham gia vì gia đình lo lắng đi xa (từ nhà đến trường THCS Lê Đình Kiên - 12 km ), sức khỏe chưa đảm bảo, ...Và đặc biệt nhất là chỉ muốn học để ôn thi vào lớp 10 THPT. Tôi đã gặp gỡ trực tiếp học sinh để nắm bắt tình hình của phụ huynh và sự lo lắng của các em. Từ đó phân tích cho học sinh thấy rõ được các yếu tố đó đều có biện pháp khắc phục được, và khi được đi học đội tuyển cùng với các bạn học giỏi trong toàn huyện, các em sẽ được học hỏi rất nhiều. Trước đây nhiều anh chị gia đình khó khăn không có xe đạp đi học nhưng đã vượt qua để đạt giải cấp tỉnh, như Chị Dung, chị Thảo đạt giải Ba cấp tỉnh môn Lịch sử và Giáo dục công dân,.. Năm học 2018-2019, s
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc.docx