SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT
Tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện của về một cậu bé học trò nghèo ở khóa chủ nhiệm đầu tiên sau khi tôi ra trường một năm, lớp B3 (2007-2010). Đó là em Lê Văn Kiên, xã Thọ Bình. Hôm đó là một ngày mùa đông, cô bé lớp trưởng chạy đến gặp tôi giọng ấp úng: “Thưa cô, em muốn nói chuyện với cô. Em để ý, mùa đông mà bạn Kiên lớp ta chỉ có một chiếc áo khoác đồng phục và một chiếc áo khoác mỏng đã cũ. Đợt này trời rất lạnh, lại mưa triền miên, nhiều hôm áo ấm ướt bạn chỉ mặc một chiếc áo sơ mi cũ đến trường, môi bạn ấy thâm lại vì rét. Em thấy rất thương nên mới hỏi thăm các bạn cùng xóm, các bạn ấy nói nhà bạn ấy nghèo lắm, bố bạn ấy đã hay uống rượu say, lại không chịu lao động, mẹ bạn ấy đau ốm suốt mà vẫn phải lên xã Bình Sơn hái chè thuê lấy tiền lo cho cả gia đình. Chúng em bàn với nhau sẽ quyên góp mua tặng bạn một chiếc áo len và một chiếc áo khoác. Cô có đồng ý không?”. Đề xuất của em và cả lớp đã làm tôi cảm động, tôi nói với cô bé lớp trưởng: “Các em thật đáng khen, không chỉ đồng ý mà cô sẽ chung tay cùng các em thực hiện”. Nhận được món quà nhỏ của cô giáo và các bạn, Kiên đã rất ngạc nhiên và rất cảm động. Em đã không ngừng vượt khó và thi đậu Trường Lục Quân, hiện nay em đang công tác tại Trường Sa. Mỗi lần về thăm tôi, em vẫn nhắc: “Ngày đó em thật sự rất bế tắc, rất chán nản mỗi khi bước về nhà. Có những lúc em muốn bỏ học để đi làm phụ mẹ. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, động viên và định hướng nghề nhiệp của cô, của tập thể lớp đã giúp em có thêm nghị lực, kiên trì, giờ đây có được một công việc ổn định và hơn hết là em yêu thích”.
Như vậy nếu các em học sinh trong một lớp học biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ kịp thời sẽ giúp mỗi cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt sớm hòa nhập với hoạt động của tập thể, sống gần gũi, có ước mơ, lý tưởng, có thêm nhiều động lực và sự kiên trì để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống nhằm thực hiện được ước mơ.
1. MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện của về một cậu bé học trò nghèo ở khóa chủ nhiệm đầu tiên sau khi tôi ra trường một năm, lớp B3 (2007-2010). Đó là em Lê Văn Kiên, xã Thọ Bình. Hôm đó là một ngày mùa đông, cô bé lớp trưởng chạy đến gặp tôi giọng ấp úng: “Thưa cô, em muốn nói chuyện với cô. Em để ý, mùa đông mà bạn Kiên lớp ta chỉ có một chiếc áo khoác đồng phục và một chiếc áo khoác mỏng đã cũ. Đợt này trời rất lạnh, lại mưa triền miên, nhiều hôm áo ấm ướt bạn chỉ mặc một chiếc áo sơ mi cũ đến trường, môi bạn ấy thâm lại vì rét. Em thấy rất thương nên mới hỏi thăm các bạn cùng xóm, các bạn ấy nói nhà bạn ấy nghèo lắm, bố bạn ấy đã hay uống rượu say, lại không chịu lao động, mẹ bạn ấy đau ốm suốt mà vẫn phải lên xã Bình Sơn hái chè thuê lấy tiền lo cho cả gia đình. Chúng em bàn với nhau sẽ quyên góp mua tặng bạn một chiếc áo len và một chiếc áo khoác. Cô có đồng ý không?”. Đề xuất của em và cả lớp đã làm tôi cảm động, tôi nói với cô bé lớp trưởng: “Các em thật đáng khen, không chỉ đồng ý mà cô sẽ chung tay cùng các em thực hiện”. Nhận được món quà nhỏ của cô giáo và các bạn, Kiên đã rất ngạc nhiên và rất cảm động. Em đã không ngừng vượt khó và thi đậu Trường Lục Quân, hiện nay em đang công tác tại Trường Sa. Mỗi lần về thăm tôi, em vẫn nhắc: “Ngày đó em thật sự rất bế tắc, rất chán nản mỗi khi bước về nhà. Có những lúc em muốn bỏ học để đi làm phụ mẹ. Chính tình yêu thương, sự quan tâm, động viên và định hướng nghề nhiệp của cô, của tập thể lớp đã giúp em có thêm nghị lực, kiên trì, giờ đây có được một công việc ổn định và hơn hết là em yêu thích”. Như vậy nếu các em học sinh trong một lớp học biết yêu thương, cảm thông và chia sẻ kịp thời sẽ giúp mỗi cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt sớm hòa nhập với hoạt động của tập thể, sống gần gũi, có ước mơ, lý tưởng, có thêm nhiều động lực và sự kiên trì để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống nhằm thực hiện được ước mơ. Tuy nhiên hiện nay, do điều kinh tế phát triển và số con trong mỗi gia đình thường là từ 1-2 con, nên nhiều em được bố mẹ chăm chút, lo lắng, đáp ứng luôn là sự quan tâm một chiều và các em là người được nhận. Cái thói quen luôn được đáp ứng làm cho các em mất đi ý thức tự giác phải quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh và trong số đó có những em dần trở nên vô cảm. Vì thế với khoảng 40 học trò trong một lớp học, mỗi học trò là một gia cảnh khác nhau, trong đó có một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như: mồ côi bố mẹ, có em bố mẹ li hôn, li thân; con ngoài giá thú; bản thân học sinh hoặc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, bị dị tật, kinh tế gia đình đặc biệt khó khăn. Không phải tự nhiên mà các em được đón nhận sự quan tâm với trái tim yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ của các thành viên còn lại trong lớp. Tôi nghĩ vai trò của người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc đưa giải pháp giáo dục để lớp học trở thành một tập thể đoàn kết, tích cực học tập, các em hiểu về nhau, yêu thương và cảm thông, chia sẻ với nhau. Làm được vậy, mỗi học trò sẽ cảm thấy thích được đến lớp, tự tin học tập, đối xử với mọi người theo lẽ phải. Đây chính là mục tiêu và tâm nguyện lớn nhất của tôi - một cô giáo chủ nhiệm khi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh lớp chủ nhiệm ở trường THPT”, rất mong được chia sẻ với quý thầy cô giáo. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi tiến hành áp dụng ở lớp chủ nhiệm, tôi đặt ra mục đích của đề tài là: - Góp phần tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm môi trường học tập vui vẻ, ấm áp tình thương. Các em có hoàn cảnh đặc biệt không còn mặc cảm, sống tự tin, thêm quyết tâm trong cuộc sống. - Giúp học sinh biết quan sát, lắng nghe, chia sẻ, cảm thông với bạn cùng bàn, cùng tổ hay trong lớp có hoàn cảnh gia đình đặc biệt từ đó tôn trọng và khâm phục nghị lực vượt khó của bạn. - Giúp học sinh rèn luyện tinh thần, thái độ tự giác, chủ động, tích cực trong việc tham gia các hoạt động chia sẻ, giúp đỡ đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Qua đó, biết quý trọng những gì mình có, sống có trách nhiệm, có lý tưởng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp giáo dục lòng yêu thương, cảm thông và chia sẻ đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt cho học sinh các khóa chủ nhiệm mà tôi được giao phụ trách, cụ thể đó là lớp A4 (2013-2016), D3 (2016-2019) tại trường THPT Triệu Sơn 3. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu sách giáo khoa môn Giáo dục công dân 10, môn Sinh học 11. Trên cơ sở đó, phân tích, tổng hợp khái quát, rút ra những vấn đề cần thiết cho đề tài. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu thực tiễn qua các hoạt động của lớp chủ nhiệm, phát phiếu điều tra để tìm hiểu về mức độ nhận thức. Từ đó, xác định thực trạng và tìm hướng khắc phục. Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, thu thập thông tin phản hồi từ học sinh khi áp dụng để điều chỉnh cho phù hợp. - Phương pháp thực nghiệm: Dựa trên kế hoạch dạy học, tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp. Phối hợp với phụ huynh học sinh để lên kế hoạch cụ thể cho các biện pháp áp dụng mang tính trải nghiệm. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thông qua kết quả các hoạt động trải nghiệm để thống kê, chỉ ra tính hiệu quả của các giải pháp. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết nên một kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú để truyền dạy cho các thế hệ sau những bài học đạo lí ở đời, trong số đó có câu: “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”. Những câu tục ngữ này đều có điểm chung là nói đến truyền thống yêu thương, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam ta. Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đây là một giá trị đạo đức cơ bản của con người thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của quan hệ người với người. Nhân nghĩa trước hết thể hiện ở lòng nhân ái, sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Đạo lí đùm bọc, nhường nhịn trở thành truyền thống cao đẹp, hành vi ứng xử hằng ngày của người Việt Nam qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ giúp đỡ lần nhau trong học tập, có lòng vị tha với những bạn vi phạm lỗi muốn sửa lỗi. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự ra đời của những chiếc điện thoại thông minh, rồi máy tính, ti vi kết nối mạng thì sau những giờ học, phần lớn quỹ thời gian của các em là sống trong thế giới ảo, thậm chí đến lớp, khoảng thời gian ít ỏi 5 phút ra chơi giữa các giờ, tôi để ý rất ít học sinh nói chuyện với nhau mà dường như mỗi người một thế giới, em thì lúi húi xem điện thoại, em thì xem lại bài. Ngày nối ngày cứ thế trôi qua, thậm chí học chung một lớp mà nhiều em thờ ơ không biết hôm nay bạn bên cạnh đang ốm, gia đình bạn ấy có chuyện buồn, bản thân bạn hay gia đình bạn bị bệnh hiểm nghèo, Nhiều em cho rằng việc không quan tâm, giúp đỡ người khác là bình thường. Đây không phải là nhận định chủ quan thiên về cảm nhận của tôi, mà nó là những con số biết nói sau khi tôi phát phiếu điều tra có nội dung như sau: PHIẾU ĐIỀU TRA Em hãy thể hiện quan điểm của mình bằng cách tích dấu x vào ô vuông của nội dung mà em nghĩ là đúng: 1. GVCN tổ chức đến thăm nhà học sinh, bạn sẽ như thế nào? 1. Rất thích 2. Bình thường 3.Không thích 2. Một bạn A trong lớp thường xuyên nghỉ học, lúc đi học về bạn phát hiện ra bạn ấy đang đi khuân hàng thuê để kiếm tiền phụ mẹ, bạn sẽ làm gì? 1. Trao đổi với GVCN tìm cách giúp đỡ 2. Không quan tâm 3. Một bạn X trong lớp có người thân vi phạm pháp luật, khi đến lớp có một số bạn đang nói chuyện về vấn đề này với thái độ giễu cợt, bạn sẽ? 1. Tham gia cùng 2. Làm ngơ 3. Khuyên nên dừng lại 4. Ngồi bên cạnh một bạn ăn mặc quần áo rất cũ kỹ, mùa đông không đủ ấm, bạn sẽ? 1. Giễu cợt 2. Làm ngơ 3. Trao đổi với GVCN tìm cách giúp đỡ 5. Một người bạn trong lớp vắng học đã mấy ngày, bạn sẽ? 1. Hỏi thăm lý do 2. Làm ngơ 6. Đang đi trên đường, gặp một bạn bị hỏng xe, bạn sẽ? 1. Làm ngơ vì không chơi thân 2. Dừng lại và giúp đỡ 7. Khi được kêu gọi quyên góp mua áo ấm tặng bạn, chia sẻ khó khăn khi gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bạn sẽ? 1. Tích cực, vui vẻ tham gia 2. Tham gia vì ngại 3. Không tham gia Kết quả điều tra tuần học đầu tiên khi các em vào lớp 10. Ở lớp A4 (2013-2016) có số em hoàn thành phiếu điều tra là 45. Lớp D3 (2016-2019) số em hoàn thành phiếu điều tra là 42. Kết quả thống kê: Lớp A4 2013-2016 Sĩ số: 45 Câu hỏi Thống kê số học sinh chọn theo phương án. Tỉ lệ học sinh tự giác, chủ động thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 1 10 20 15 22,22% 2 3 42 / 6,7% 3 7 28 10 22,22% 4 3 37 5 11,11% 5 12 33 / 26,67% 6 31 14 / 31,11% 7 5 25 15 11,11% Lớp D3 2016-2019 Sĩ số: 42 1 9 19 14 21,42% 2 7 35 / 16,67% 3 5 30 7 16,67% 4 4 35 3 7,14% 5 4 38 / 9,52% 6 32 10 / 23,8% 7 5 24 13 11,9% Như vậy có khoảng 80% chưa nhận thức rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng của những việc làm mang đầy tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ như thế này. Khi sống mà không yêu thương, không cảm thông, không chia sẻ và bao dung thì trong tập thể lớp dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn có thể dẫn tới bạo lực học đường; một nhóm nhỏ trở nên tự ti với hoàn cảnh, có những em có thể bỏ học vì thiếu động lực, thiếu niềm tin để vượt qua khó khăn. Thói quen không quan tâm, không chia sẻ dần khiến cho một bộ phận học sinh trở nên vô cảm trong cả gia đình của chính các em. Quen được thỏa mãn mọi mong muốn, quen nhận sự yêu thương mà không có chiều ngược lạisẽ tạo nên những con người ích kỉ, đó cũng là một trong những lý do khiến các em khó vượt qua được những cám dỗ của các tệ nạn xã hội. Như vậy sẽ tồn tại mâu thuẫn: Những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt rất cần được quan tâm, chia sẻ, động viên nhưng ở lứa tuổi mới lớn, tính tự ái cá nhân cao, phần lớn bản thân các em thường sống khép mình, tự ti về bản thân. Những em có hoàn cảnh may mắn hơn, thì do xã hội ngày càng phát triển, điều kiện kinh tế được cải thiện, gia đình luôn bao bọc và đáp ứng gần như mọi yêu cầu nên các em quen được người khác yêu thương, quan tâm nhưng chưa bao giờ suy nghĩ chiều ngược lại hoặc một nhóm học sinh cũng biết sống là phải quan tâm, chia sẻ với bạn bè nhưng không biết nên làm gì. Khoảng cách trong nhận thức, hành động của các em là một bài toán khó khi muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thi đua học tập. Giáo viên chủ nhiệm là người đứng giữa, những giải pháp được đưa ra khi quản lý và giáo dục sẽ giúp cho các em cởi mở, hòa đồng, xóa dần khoảng cách. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề bao gồm các bước theo trình tự sau: 2.3.1. Sử dụng phiếu điều tra, tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng đầu tiên năm lớp 10 cho học sinh giới thiệu sơ lược về bản thân và hoàn cảnh gia đình kết hợp với trò chuyện riêng để phát hiện kịp thời học sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Sau khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm, ngay trong buổi gặp lớp đầu tiên sau khi giới thiệu, làm quen, mở lòng trao đổi với các em về mong muốn được hiểu các em để xây dựng một tập thể lớp thật ấm áp niềm vui, tình thương, tôi đã yêu cầu các em hoàn thành một mẫu phiếu điều tra nhanh. Mẫu phiếu có nội dung như sau: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN HỌC SINH ĐẦU KHÓA 1. Họ và tên.... 2. Ngày, tháng, năm sinh. 3. Nơi ở hiện nay: 4. Hoàn cảnh gia đình: - Gia đình có mấy người:. - Điều kiện kinh tế gia đình. - Họ và tên bốTuổi ..Nghề nghiệp.. Tình trạng sức khỏe. - Họ và tên mẹTuổi ..Nghề nghiệp.. Tình trạng sức khỏe. - Anh, chị em ruột:.. ... - Năng khiếu, sở trường, ước mơ:... ... - Sở đoản: Qua nội dung các em hoàn thành, tôi đã nắm được sơ bộ về lớp, tuy nhiên tôi muốn cả lớp biết một số thông tin cơ bản về từng bạn để có thể tự phát hiện, cảm thông, chia sẻ cũng như là muốn rèn thêm một số kỹ năng, trong đó có kỹ năng trình bày trước lớp cho từng em. Vì vậy, tôi đã sử dụng triệt để quỹ thời gian còn lại của tiết sinh hoạt 10 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt cuối tuần của hai tháng đầu tiên năm lớp 10 cho học sinh giới thiệu sơ lược về bản thân và hoàn cảnh gia đình. Mỗi em sẽ giới thiệu khái quát về các nội dung: Gia đình có mấy người? Bố mẹ làm nghề gì? Các anh chị em đang đi làm hay đi học? Ước mơ, sở thích là gì? Bước này tôi nghĩ khá quan trọng vì nó tạo ra cảm tình đầu tiên của các học sinh đầu khóa, rèn luyện cho các em cả tính tự tin và kỹ năng trình bày trước đám đông. Tôi vẫn nhớ như in cái cảm giác bất ngờ khi nghe một số học sinh giới thiệu về mình. Ví dụ như Em Hà Quang Linh lớp A4 (2013-2016) lúc nào cũng vui cười năng động, trách nhiệm, vậy mà khi nghe em giới thiệu về bản thân, không giấu khỏi ánh mắt buồn em khá mạnh dạn nói “Em là con ngoài giá thú, bố không thừa nhận em, em ở với mẹ gần 60 tuổi, mẹ em vẫn tranh thủ làm một số ruộng người ta bỏ hoang và giúp việc theo ngày, nhưng giờ mắt mẹ em kém lại hay ốm, nên em tranh thủ những buổi nghỉ, ngày nghỉ để đi khuân hàng thuê phụ giúp mẹ. Em sẽ học hết cấp ba rồi đi làm nuôi mẹ”. Nghe em giới thiệu mà nhiều bạn trong lớp khóe mắt cay cay. Hay như ở lớp D3 (2016-2019), trong lớp có em Trần Lực Dương ăn mặc khá giản dị, cũ kỹ, trầm tính, lực học trung bình, không có gì nổi trội, hình ảnh em trong mắt những người bạn mới quen khá mờ nhạt, tuy nhiên các bạn đã thay đổi thái độ khi em giới thiệu nhà có 2 chị gái đang đi học đại học, bố mất từ lúc 5 tuổi, nghề chính của mẹ là làm ruộng và đi làm thuê lúc nông nhàn. Em Lê Thị Trang lớp D3 ( 2016-2019), một cô bé nhỏ nhắn, ăn mặc những bộ quần áo cũ kĩ, gần như chỉ có học, 100% giờ ra chơi là em ngồi bên trang sách, thành tích học tập rất xuất sắc, từ cấp 2 đã là học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp huyện môn Toán, môn tiếng Anh, không tham gia bất kì hoạt động nào của lớp, sống cô lập. Lúc đầu các bạn xa lánh, nhưng sau khi nghe em giới thiệu gia đình có 4 người, chị gái mới tốt nghiệp lớp 12, mẹ làm ruộng, bố bị bệnh tâm thần, bản thân mong muốn thi đậu Học viện Quân Y để có thể giúp người chữa bệnh và nếu đậu mới được đi học vì mẹ sẽ đỡ vất vả hơn. Nghe xong, cả lớp đã “lặng đi” vì xúc động. Có lẽ sau những lời nói chân thành đó, cảm nhận, suy nghĩ của mỗi cá nhân trong lớp về bạn mình đã thay đổi. Nếu như không nghe em Hà Quang Linh và các bạn kể thì ai cũng nghĩ cuộc sống của bạn khá tốt, gia cảnh trái ngược với biểu hiện của vẻ bề ngoài, chỉ có thể dùng một lời khen cho em là nghị lực, lạc quan và thật trưởng thành so với các bạn cùng trang lứa. Em Lực Dương nếu không biết về hoàn cảnh của bạn thì chắc nhiều em sẽ phớt lờ, có thể là coi thường. Em Lê Thị Trang nhiều bạn chưa hiểu thì trách móc em ích kỷ, không hòa nhập nhưng hiểu rồi thì chủ động chia sẻ với bạn thấy khâm phục tinh thần vượt khó của bạn. Tuy nhiên có một số em có hoàn cảnh đặc biệt lại khá rụt rè, tự ti, cả hai cách trên đều chưa thể biết được đầy đủ thông tin. Khi đó tôi sẽ chọn giải pháp là tiếp cận, tâm sự riêng, tạo cho các em cảm giác tin tưởng, yên tâm và có thể mở lòng tâm sự. Ví dụ như ở lớp A4 (2013-2016), Nguyễn Thị Anh là một cô nhút nhát, luôn tự ti và không hòa đồng với tập thể, tôi đã phải tiếp cận, trò chuyện riêng, sau hai lần tâm sự dường như em đã tin tưởng tôi hơn, cởi mở hơn và em đã viết cho tôi một lá thư khá dài, nội dung chính của lá thư đó em kể chân thật “Bố mẹ em đã li hôn khi em học lớp 6, em ở với bà ngoại, bà ngoại cho là tại em xung tuổi mà mẹ em khổ nên rất hay la mắng em. Sau khi li hôn mẹ em đã cặp bồ với rất nhiều người, có những người đã có gia đình, có người thanh niên trẻ, đi đâu người ta cũng nhìn em với ánh mắt coi thường, giễu cợt. Bố em vào Bình Định đi làm và cũng có vợ mới, có con với dì nên cũng ít quan tâm em. Em thấy rất chán, nhiều khi em muốn bỏ học, đi đâu đó thật xa”. Như vậy sau khi nhận nhiệm vụ khoảng 2-3 tháng, tôi và ban cán sự lớp đã có trong tay danh sách những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt như: mồ côi, bố hoặc mẹ mất sớm, bố mẹ li dị, gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo để quan tâm, chia sẻ kịp thời. 2.3.2. Thăm nhà học sinh theo khu vực xã, ưu tiên đến nhà những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trước. Trải nghiệm này được phụ huynh học sinh rất hưởng ứng và ủng hộ, đặc biệt phụ huynh gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, con em luôn được đầy đủ nhưng lại không biết hoặc chưa biết quý trọng cái mình có. Trải nghiệm này sẽ cho các em thấy các bạn mình sống trong điều kiện thiếu thốn như thế nào, trong hoàn cảnh đó các bạn đã vượt khó, vươn lên như thế nào? Từ đó các em biết trân trọng những gì mình có, sống có trách nhiệm hơn. Tôi thường tổ chức nhiều chuyến đi như thế ở lớp chủ nhiệm, các em đi cùng sau khi trở về vẫn không hết ngạc nhiên và khâm phục các bạn học sinh. Ví như em Hà Quang Linh lớp A4 (2013-2016) nhà ở xã Hợp thành, hai mẹ con ở cùng trong một gian nhà nhỏ xây bằng gạch vồ chưa được trát tường, không có bố (con ngoài giá thú), mẹ già yếu, ngôi nhà này được xây dựng nhờ sự chung tay của bà con lối xóm, những vật dụng trong nhà đều là những đồ cũ kĩ mà hàng xóm thương cho. Hôm đó đến thăm nhà em, vì là cô giáo chủ nhiệm nên tôi được ngồi ghế, chiếc ghế nhựa vốn một bên gãy chân và được buộc vào một thanh gỗ nhỏ, chắc chắn Hoàn cảnh gia đình trái ngược với dáng vẻ yêu đời, luôn quyết tâm học tập của em, nếu không đến và cảm nhận chắc tôi và các em trong lớp sẽ không bao giờ biết được em đang khó khăn như thế nào. Hay nhà em Lê Thị Trang là một ngôi nhà ngói 2 gian cũ, góc học tập là một chiếc bàn gỗ khá lâu đời, bên trên tường là rất nhiều giấy khen học sinh giỏi từ cấp tiểu học cho đến lớp 9. Trần lực Dương nhà em cách xa trường gần 12 cây số, đi xe đạp mà chưa bao giờ đi học chậm một buổi nào, ngôi nhà nhỏ 2 gian, nền đất, lợp mái tôn, bố mất từ khi 5 tuổi, vậy mà làm nông thôi mẹ vẫn lo cho 3 chị em đi học, ngoài giờ học em phụ mẹ làm vườn, Sau những chuyến đi trở về, tôi tin chắc các em trong lớp sẽ thấu hiểu hoàn cảnh, khâm phục nghị lực, biết cảm thông với những thiếu thốn của bạn và chung tay với các kế hoạch nhỏ chia sẻ khó khăn với tấm lòng yêu thương. 2.3.3. Sử dụng phương pháp nêu gương để giáo dục về mặt tư tưởng giúp các em hiểu được giá trị của lòng yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, với người thân, thầy cô, bạn bè nói chung và biết cách chủ động thể hiện. Giai đoạn này, tôi dùng phương pháp nêu gương, sau mỗi câu chuyện thì đưa ra các tình huống có vấn đề. Các câu chuyện và tình huống rất gần gũi chính là những tấm gương, những tình huống của những học trò khóa trước. Điều mà tôi mong muốn hướng tới là giúp các em cảm nhận được một thông điệp “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Câu chuyện đầu tiên mà tôi đã kể cho các em là câu chuyện về cảm nhận của một cô bé học trò khi giúp đỡ người khác. Câu chuyện của cô bé học trò Hoàng Thị Ngọc cách đây 10 năm về trước, ngày tôi dạy em năm lớp 10, em tự tin nói với tôi rằng: “Ước mơ của em là trở thành một Kiểm toán giỏi, vậy nên em sẽ học thật giỏi các môn Toán, Lý, Hóa. Vì thế cô đừng giận vì em không dành nhiều thời gian cho môn Sinh học mà cô giảng dạy, cô nhé! ”. Tôi khẽ cười rồi nói: “Cô tôn trọng ước mơ của em”. Bẵng đi gần một năm học, mùa hè năm học đó, em đến nhà gặp tôi và nói: “Cô ơi, cô hãy giúp em bổ sung kiến thức môn Sinh học, giờ em muốn trở thành Bác sĩ”. Thoáng quan sát thấy ánh mắt ngạc nhiên của tôi, cô bé ấy nhanh chóng kể cho tôi nghe một câu chuyện: “Mấy hôm trước trên đường đi học, em gặp một bác đi xe đạp chở một bó củi to, bó củi nghiêng và đổ. Bác dừng lại vừa loay hoay giữ xe vừa cố gắng đưa bó củi lên mà không được. Em đã đi qua vì lâu nay em vẫn làm vậy, nhưng không hiểu sao tự nhiên hôm đó em lại thấy mình tệ quá nên đã quay xe lại giữ xe giúp bác. Buộc xe vững chắc xong, bác nhìn em
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_giao_duc_long_yeu_thuong_cam_thon.doc
- BÌA.doc
- MỤC LỤC, TLTK, DANH MỤC SKKN.doc