SKKN Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS & THPT Bá Thước
Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).
Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân các em gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng. Các giải pháp trước đây vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh.
Trong những năm gần đây, theo dư luận phản ánh ở nhiều nơi hành vi bạo lực học đường đang diễn ra cả trong và ngoài trường. Đặc biệt, có chiều hướng xấu cả về quy mô và hình thức ở từng vụ việc. Nhà trường và Ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình học sinh, giáo dục ý thức học sinh và các cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THCS & THPT Bá Thước hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào nhằm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS & THPT Bá Thước”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH TRƯỜNG HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC Người thực hiện: Hà Văn Ngợi Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Bá Thước SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của SKKN 2 1.5.1. Can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực 2 1.5.2. Can thiệp khi hành vi bạo lực học đường xảy ra 3 1.5.3. Tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy ra hành vi bạo lực 4 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 2.1. Cơ sở lý luận 5 2.2. Thực trạng vấn đề BLHĐ tại các trường trong địa bàn và trường THCS & THPT Bá Thước trước khi áp dụng SKKN 6 2.2.1. Thực trạng 6 2.2.2. Nguyên nhân 9 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề phòng chống BLHĐ 10 2.3.1. Xây dựng văn hoá nhà trường 10 2.3.2. Giáo viên cần thay đổi 11 2.3.3. Tâm lí giáo dục đồng hành với phương pháp dạy học 11 2.3.4. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội 11 2.3.5. Nêu cao trách nhiệm của Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm lớp 12 2.3.6. Phong trào nhà trường “rộng” nhưng cần “sâu” 12 2.3.7. Không một học sinh bị bỏ rơi 13 2.3.8. Mỗi ngày một câu chuyện tử tế 13 2.3.9. Nâng cao ý thức học sinh 13 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với công tác phòng chống BLHĐ tại nhà trường trong những năm vừa qua. 14 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15 3.1. Kết luận 15 3.2. Kiến nghị 15 3.2.1. Đối với nhà trường 15 3.2.2. Đối với các tổ chức đoàn thể 16 3.2.3. Đối với gia đình học sinh 16 3.2.4. Đối với các cơ quan giáo dục trung ương và địa phương 16 3.2.5. Đối với chính quyền các cấp 16 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN, AN NINH TRƯỜNG HỌC VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG THCS & THPT BÁ THƯỚC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọ đề tài Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo dục, với những hành vi bạo lực diễn ra với chiều hướng khác nhau, biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Học sinh không chỉ đánh nhau bằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từ phía dư luận xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%). Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân các em gây hành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trong trường học là rất quan trọng. Các giải pháp trước đây vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh. Trong những năm gần đây, theo dư luận phản ánh ở nhiều nơi hành vi bạo lực học đường đang diễn ra cả trong và ngoài trường. Đặc biệt, có chiều hướng xấu cả về quy mô và hình thức ở từng vụ việc. Nhà trường và Ban giám hiệu đã có nhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình học sinh, giáo dục ý thức học sinh và các cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữa các học sinh trong trường vẫn còn tồn tại. Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THCS & THPT Bá Thước hiện nay như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những giải pháp như thế nào nhằm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp đó được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh. Với tất cả những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS & THPT Bá Thước”. Với trình độ nhận thức có hạn, kinh nghiệm làm công tác quản lí còn ít ỏi, chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn có nhiều tồn tại, hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm kiếm giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh trường học và phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bá Thước. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng kết về cách thức quản lí và các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phòng chống bạo lực học đường trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bá Thước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Trong phạm vi sáng kiến này, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề bạo lực học đường ở cả ba thời điểm: Trước – Trong - Sau khi xảy ra hành vi bạo lực, cụ thể: 1.5.1. Can thiệp trước khi xảy ra hành vi bạo lực: Ở giai đoạn này, can thiệp chủ yếu là việc phát hiện ra những em có nung nấu ý đồ thực hiện hành vi bạo lực học đường, từ đó đưa ra những cách can thiệp hợp lí. Giáo viên nên kịp thời quan sát và phát hiện ra những trường hợp có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực và có các biện pháp can thiệp tâm lý. Nhà trường nên chú trọng việc loại bỏ và giảm bớt hành vi bạo lực học đường, phòng ngừa những hiện tượng tâm lí tiêu cực, cũng như những mầm mống của hành vi bạo lực học đường. Giáo viên trong nhà trường nên có ý thức tự bồi dưỡng khả năng quan sát và phát hiện ra những hành vi bất thường của học sinh. Người làm công tác quản lí trong nhà trường tăng cường tổ chức tập huấn định kỳ cho giáo viên và cán bộ công nhân viên trong nhà trường để nâng cao trình độ và kỹ năng phòng ngừa, can thiệp, giải quyết đối với hành vi bạo lực học đường. Giáo viên khi phát hiện ra học sinh có hành vi bất thường, nên trao đổi với phụ huynh học sinh và quan trọng hơn là phải nói chuyện với chính học sinh có vấn đề cũng như tìm hiểu thông tin từ những học sinh khác trong lớp. Từ đó, nên xác định giải quyết vấn đề từ đâu, nên giải quyết vấn đề tâm lí từ góc độ nào và tìm ra giải pháp phù hợp để tiến hành can thiệp phòng ngừa hành vi bạo lực. Phấn đoán diễn biến tình hình lớp, có biện pháp kịp thì các sự việc trong lớp, trong trường có thể xảy ra là một việc làm rất cần thiết, từ đó đã ngăn chăn và giáo dục kịp thời những mâu thuẫn của các em tránh xảy ra các vụ bạo lực đáng tiếc, giúp các em hiểu và thông cảm, bỏ qua mâu thuẫn. Phụ huynh cũng phải đề cao cảnh giác và kịp thời phối hợp với nhà trường khi phát hiện ra con cái mình có những biểu hiện không bình thường. Phụ huynh là người giám hộ hợp pháp đầu tiên của mỗi học sinh, là những người trực tiếp hàng ngày chăm sóc và giáo dục trẻ. Bởi vậy, hơn ai hết phụ huynh có thể hiểu được tâm trạng cũng như cảm xúc của con cái mình một cách rõ ràng nhất. Một khi phát hiện ra có điều gì đó bất thường ở con cái, phụ huynh nên kịp thời tâm sự cùng con, cũng để xác định xem phán đoán của mình là đúng hay sai, đồng thời phụ huynh cũng nên tích cực liên lạc với thầy cô giáo để mở rộng phạm vi hiểu biết của mình về con. Phụ huynh cũng nên chủ động tự nâng cao hiểu biết của mình về đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ vị thành niên, nâng cao nhận thức về các dấu hiệu của hành vi bạo lực học đường, học cách làm người bạn lớn của con cái, sẵn sàng cùng con trao đổi những vấn đề khúc mắc về tâm lý lứa tuổi, tình bạn, tình yêu,Thái độ và cách tiếp cận của phụ huynh đối với những vấn đề khó khăn của con cái có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của trẻ. Giáo viên cùng các tổ chức của nhà trương phải là người gần gũi với phụ huynh học sinh, tham mưu giúp các bậc cha mẹ, người giám hộ, chăm sóc các em kịp thời phát hiện trao dổi với nhà trường cùng nhau tìm giải pháp hợp lý để giúp các em không xảy ra những hành vi bạo lực. Học sinh nên học cách kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình. Bản thân mỗi học sinh cũng cần chủ động nâng cao nhận thức của mình về hiện tượng bạo lực học đường, các em nên tìm hiểu về những nguyên nhân có thể dẫn đến hành vi bạo lực, các cách giải quyết mâu thuẫn mà không cần dùng đến vũ lực. Nếu bản thân có khuynh hướng bạo lực, thì nên chuyển hướng chú ý của mình sang việc khác, như tham gia các hoạt động đoàn thể, trò chuyện nhiều hơn với bố mẹ, thầy cô, bạn bè. Cũng có thể tìm ra cách giải tỏa bức xúc một cách phù hợp. Nếu cảm xúc được kiểm soát theo cách không phù hợp thì những bức xúc vẫn tồn tại như một trạng thái tâm lí nguy hiểm. Bởi vậy, các em không nên im lặng, nhẫn nhịn hay tự mình giải quyết những bực tức trong lòng, mà nên chia sẻ với những người có kinh nghiệm đặc biệt giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội cần gần gũi, nghe các em chia se để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. Gúp các em hiểu quy tắc sử lý “ Bốn cần, bốn không”: Ví dụ, các em có thể vận dụng quy tắc “Bốn cần, bốn không” khi gặp phải các tình huống dễ gây ra bạo lực. Khi bản thân bị quấy rối, xỉ nhục, lăng mạ, thậm chí bị đánh, nếu chỉ có một mình thì biết: cần tránh tạo thêm mâu thuẫn với đối phương, bản thân cần giữ bình tĩnh hoặc trong trường hợp bất khả kháng, cần khéo léo đáp ứng những yêu cầu của đối phương để tránh bị hại. Sau khi sự việc xảy ra cần lập tức nói cho thầy cô, bố mẹ và cơ quan công an biết. Khi đi học hay tan học không nên đi một mình ở những nơi vắng vẻ, những nơi thường xuyên xảy ra bạo lực, mà cần có bạn đi cùng và nên đứng ở những nơi đông người, nếu gặp khó khăn phải cùng nhau đoàn kết lại để giúp đỡ lẫn nhau. Khi có người xin bạn tiền hoặc có những lời nói dọa nạt thì không nên để ý mà giả vờ không nghe thấy, tiếp tục đi và tìm nơi đông người, không nên đôi co, lời qua tiếng lại với những kẻ lưu manh, côn đồ. Nếu bị hại, không được im lặng, nhẫn nhịn hay tự mình giải quyết. Để làm được việc này giáo viên phải kiên trì, bình tĩnh, tạo được niềm tin cho học sinh. 1.5.2. Can thiệp khi hành vi bạo lực học đường xảy ra Khi hành vi bạo lực học đường xảy ra, nhà trường phải tiến hành can thiệp một cách dứt khoát, việc can thiệp nên tiến hành theo các trình tự sau : Khống chế người gây ra bạo lực học đường, bảo vệ người bị hại, trấn an người đứng xem; Kịp thời thu thập thông tin, để cho người gây ra hành vi bạo lực học đường, người bị hại, và người đứng xem có thể kịp thời phản ảnh tình hình; Xử lí sự việc một cách kịp thời, công bằng, công khai; Nhanh chóng khôi phục lại tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào vụ việc. Nhà trường nên thành lập một bộ phận chuyên trách gồm các thầy giáo, cô giáo có kinh nghiêm để sử lý, can thiệp bạo lực học đường với những nhiệm vụ chính như sau: xác định kế hoạch can thiệp và tiến hành luyện tập để có thể kịp thời ứng phó, nhanh chóng đưa ra những phương án cụ thể để giải quyết vụ việc; liên lạc với phụ huynh học sinh cũng như những cơ quan chức năng liên quan để cùng nhau phối hợp can thiệp; kịp thời thu thập thông tin, chứng cứ, dựa theo trình tự cũng như trách nhiệm của mình để có thể nhanh chóng giải quyết và xử lý, giảm bớt những tổn thất về người và của. Đồng thời ngăn chăn những kẻ xấu lợi dụng quay clips tung lên mạng gây dư luận không tốt ảnh hưởng đến cá nhân cũng như tạo dư luân không cần thiết. Sau khi giải quyết xong, cần nhanh chóng trấn an dư luận, cũng như tiến hành hỗ trợ tâm lí đối với người bị hại và người trực tiếp gây ra hành vi bạo lực. Mời những chuyên gia tâm lí cũng như cũng như những người làm công tác hỗ trợ tâm lí tham gia, dốc sức để khắc phục những vết thương tình cảm cho học sinh. Thông báo với gia đình và nhà trường, thông qua tình cảm cảm hóa học sinh. Nhận biết được sự việc, lường trước phạm vi ảnh hưởng của sự việc về người và của, dự đoán những hậu quả kéo theo. Tiếp theo, nên sử dụng biện pháp “cách li” tạm thời đối với những đối tượng vừa tham gia vào vụ việc, để ngăn chặn sự việc tiếp tục xảy ra, đồng thời cũng cho các em thời gian để tâm trạng ổn định trở lại. Sau khi ngăn chặn được sự việc ở bước đầu, các thầy cô nên tiếp xúc với gia đình của hai bên, thống nhất về phương án đền bù thiệt hại (nếu có), hai gia đình nên phối hợp với nhà trường để hòa giải sự việc theo phương án hợp lý nhất. 1.5.3. Tăng cường can thiệp hỗ trợ sau khi xảy ra hành vi bạo lực. Tiến hành giúp đỡ về tâm lý ,hỗ trợ tâm lí dài hạn cho những học sinh trực tiếp tham gia vào vụ việc cũng như trấn an tâm lý cho học sinh và giáo viên toàn trường, tránh để tồn tại tâm lí tiêu cực cũng như cảm giác hoang mang, sợ hãi trong môi trường học đường. Đối với người bị hại, trước tiên nên giúp họ giải tỏa tâm lí sợ hãi, sau đó giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ hhuynh và Tổng phụ trách đội tiến hành hỗ trợ tâm lí, tránh để em có tâm lý trả thù, giúp các em quay trở lại việc học bình thường, thầy cô và bạn bè nên hòa đồng, cảm thông mà đón nhận các em trở lại lớp học. Đối với người gây ra hành vi bạo lực, nhà trường và gia đình nên thống nhất đưa ra những hình phạt phù hợp với mục đích khiển trách, cảnh cáo giúp các em nhận ra lỗi lầm của mình, từ đó biết ăn năn, hối cải, xin lỗi người bị hại. Bạn bè, cha mẹ và thầy cô giáo không nên dùng những lời nói mang tính miệt thị đối với những học sinh này, mặt khác nên dành tình cảm khoan dung, độ lượng cho các em, để các em nhận thấy sự ấm áp của tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bè bạn. Các em cũng cần có sự can thiệp hỗ trợ về tâm lý để có thể quay trở lại môi trường học đường mà không còn ấp ủ những ý định tiếp tục gây ra những hành vi bạo lực. Dư luận học đường cũng như sự quan tâm của thầy cô, cha mẹ và bạn bè có ảnh hưởng quyết định đến việc thay đổi thế giới quan và nhân sinh quan của các em đối với hành vi bạo lực. Đối với những sự việc có ảnh hưởng lớn, nhà trường nên tiến hành giải thích với toàn thể đội ngũ giáo viên trong nhà trường cũng như trấn an dư luận của học sinh toàn trường, tránh việc những học sinh tham gia bạo lực bị đem ra bàn tán sôi nổi. Sau khi sự việc xảy ra, người làm công tác quản lý nên để toàn thể đội ngũ giáo viên và học sinh trong nhà trường nhận thức được mối nguy hại của hành vi bạo lực học đường. Từ đó, thắt chặt hơn nữa công tác phòng ngừa và can thiệp đối với hành vi bạo lực học đường. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: Theo từ điển Bách khoa toàn thư, bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường. Mặt khác, xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông và giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Trong sự nghiệp trồng người nội dung chủ yếu của việc vun đắp cho cái gốc nhân cách là vấn đề đạo đức “Học ăn học nói” nếu chúng ta chủ trương gắn giáo dục đạo đức phải tiến hành trong suốt cuộc đời. Đạo đức tồn tại trong một dạng ý thức hoạt động và giao lưu trong toàn bộ hoạt động, đời sống của con người, chúng ta khẳng định rằng đạo đức nảy sinh từ cuộc sống hiện thực, cái thiện cái ác nảy sinh từ quan hệ kinh tế, xã hội và liên quan đến việc phát triển văn hoá giáo dục thông qua các hoạt động mà đạo đức con người luôn luôn phát triển và hoàn thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Việc xây dựng con người trong sự nghiệp giáo dục ngày nay là rất quan trọng”. Với tầm chiến lược có mục tiêu phương pháp như Bác đã từng dặn “Ta xây dựng con người cũng phải có định hướng rõ ràng” Nếu như nhân cách là cái làm người này khác người kia thì đạo lý làm người là yếu tố để dân tộc ta trở thành chính mình. Sự phá vỡ đạo lý là một nguy cơ đối với sự tồn vong của dân tộc, của một nền văn hoá. Vậy giáo dục học sinh có thói quen sử dụng vũ lực không phải một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình nhận thức đạo đức không phải sẵn có mà phải được rèn luyện. “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” ( Hồ Chủ Tịch) Nhà trường là nơi có điều kiện giáo dục thế hệ trẻ nên thầy cô phải được trang bị đầy đủ tri thức về giáo dục đạo đức, giảng dạy có chất lượng, mặt khác phải cảm hoá được thế hệ trẻ. Thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Xuất phát từ những vấn đề trên nên việc xây dựng kế hoạc quản lý giáo dục học sinh nói chung và phòng chống, ngăn ngừa bạo lực học đường nói riêng trong nhà trường là một yêu cầu của người làm công tác quản lí giáo dục. Nhiệm vụ của quản lý giáo dục học sinh giúp học sinh lĩnh hội được tư tưởng, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục các em về tình cảm, lòng yêu thương con người, biết coi trọng mối quan hệ tình cảm, tôn trọng thầy cô, quan hệ mật thiết với người xung quanh. Từ đó giúp các em có ý thức được việc rèn luyện tư cách, phẩm chất đạo đức của bản thân qua lời nói việc làm Bồi dưỡng tình cảm đạo đức tích cực và bền vững, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức làm cho chúng trở thành bản tính tự nhiên của cá nhân và duy trì lâu bền các thói quen để ứng xử đúng đắn trong mọi hoàn cảnh. Xây dựng nếp sống văn hoá trong công tác quản lí giáo dục đạo đức học sinh có ý nghĩa quan trọng, việc hình thành nhân cách lối sống đạo đức cho các em thông qua đó các em ý thức được hành vi đạo đức của mình và vận dụng kiến thức đạt được để áp dụng vào điều kiện thực tế của đời sống xã hội và xây dựng mối quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và trong học tập. 2.2. Thực trạng vấn đề bạo lực học đường tại các trường trong địa bàn và trường THCS & THPT Bá Thước trước khi áp dụng sáng kiến: 2.2.1. Thực trạng: Trong những năm gần đây, bạo lực học đường trở thành một vấn đề nhức nhối đối với nền giáo dục Việt Nam. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận. Đặc biệt, các vụ việc diễn ra thường được quay phim, chụp ảnh rồi tung lên mạng xã hội tạo nên những làn sóng dư luận trái chiều, bàng hoàng trước một thế hệ học trò ngỗ nghịch, ngang nhiên xúc phạm nhân phẩm người khác và bàng quan tới vô cảm trước nỗi đau của bạn bè. Trong khi đó, hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục chưa phát huy hết vai trò trong việc giáo dục đạo đức cho các em. Mạng xã hội phát triển, các trò chơi bạo lực trực tuyến tràn lan với các nhân vật hiếu chiến sẵn sàng đâm chém nhau đã ăn sâu vào trong trí não các em, đã gây ra không ít khó khăn cho việc giáo dục, quản lý của nhà trường. Số các em không nghe lời thầy cô, mải chơi không chịu học bài, sử dụng bạo lực trong
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_dam_bao_an_toan_an_ninh_truong_ho.doc