SKKN Một số giải pháp nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh 12B6 Trường THPT Lê Lai
Đất nước ta đang trên đà đổi mới và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vây, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của giáo dục. Và một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện.
Bản thân tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai nói chung, chủ nhiệm lớp 12B6 nói riêng, việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự giác chấp hành nề nếp trường lớp là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Ngoài ra còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục ý thức tự giác là nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Qua thực tế 10 năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai, tôi nhận thấy đại đa số những lớp có kết quả học tập tốt đều là những lớp có tổ chức nề nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự giác cao sẽ góp phần xây dựng nề nếp tự giác tốt trong nhà trường. Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt cho học tập. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo dục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo và những người làm giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu tìm hiểu qua các trang thông tin báo, mạng cũng như qua công tác chủ nhiệm thực tiễn của bản thân trong 10 năm, tôi mạnh dạn chon đề tài “ Một số giải pháp nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh 12B6 Trường THPT Lê Lai” với hy vọng chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ của mình tích lũy được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm cho các thầy cô giáo chủ nhiệm cùng học hỏi để giảm bớt gánh nặng cho nhà trường về quản lý học sinh.
MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1.1. Lý do chon đề tài Đất nước ta đang trên đà đổi mới và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bởi vây, Đảng và Nhà nước đang đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của giáo dục. Và một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Bản thân tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai nói chung, chủ nhiệm lớp 12B6 nói riêng, việc xây dựng, tổ chức lớp có khả năng tự giác chấp hành nề nếp trường lớp là hết sức cần thiết và quan trọng, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục có trật tự, kỷ cương, xứng đáng là nơi đào tạo những con người có văn hoá, có nếp sống văn minh. Ngoài ra còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong giáo dục ý thức tự giác là nó ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đạo đức và ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Qua thực tế 10 năm công tác giảng dạy và chủ nhiệm ở trường THPT Lê Lai, tôi nhận thấy đại đa số những lớp có kết quả học tập tốt đều là những lớp có tổ chức nề nếp tốt, có sự đồng thuận cao trong bộ máy hoạt động của lớp. Bên cạnh đó, tập thể các lớp có tinh thần tự giác cao sẽ góp phần xây dựng nề nếp tự giác tốt trong nhà trường. Vì vậy để xây dựng được tập thể lớp vững mạnh đòi hỏi GVCN phải xây dựng môi trường lớp học có lề lối, có khuôn mẫu nhằm hướng cho các em một ý thức xây dựng cho mình một nề nếp trong học tập, trong sinh hoạt tập thể một cách hợp lý nhằm nâng cao ý thức, sức khoẻ phục vụ tốt cho học tập. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với việc quản lý và giáo dục nhân cách học sinh và là mối quan tâm của hầu hết các thầy cô giáo và những người làm giáo dục. Từ kết quả nghiên cứu tìm hiểu qua các trang thông tin báo, mạng cũng như qua công tác chủ nhiệm thực tiễn của bản thân trong 10 năm, tôi mạnh dạn chon đề tài “ Một số giải pháp nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh 12B6 Trường THPT Lê Lai” với hy vọng chia sẻ chút kinh nghiệm nhỏ của mình tích lũy được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm cho các thầy cô giáo chủ nhiệm cùng học hỏi để giảm bớt gánh nặng cho nhà trường về quản lý học sinh. 1.2 . Mục đích nghiên cứu. Công tác chủ nhiệm trong các trường THPT nói chung và trường THPT Lê Lai nói riêng trong hiện ngày nay luôn là một vấn đề trăn trở bởi lẽ, các em học sinh phát triển quá sớm về thể chất nhưng nhận thức chưa trưởng thành, đứng trước rất nhều những cám dỗ của cuộc sống hiện đại khiến các em trở nên qua non nớt và cần lắm sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô. Việc hình thành nhân cách chuẩn mực đạo đức cho các em không phải một sớm một chiều có thể làm được mà đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, tìm tòi những cách thức mới sao cho thuyết phục được các em tự giác noi theo. Nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành cho các em lớp 12B6 ý thức tự giác chấp hành nghiêm túc nề nếp trường lớp hòng chung tay với nhà trường giảm nhẹ tình trạng học sinh vi phạm nội quy nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm đầy trăn trở, tôi luôn mong muốn tìm ra những hướng giải quyết tốt nhất để hoàn thành sứ mệnh “chèo lái” của mình qua mỗi khóa học. Vì vậy đề tài tôi chọn không nằm ngoài mục đích đó. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài nghiên cứa của tôi tập trung vào đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 12B6 qua 2 năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017 ở Trường THPT Lê Lai huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá kết quả thực hiện và duy trì nề nếp của các em qua các năm học có chuyển biến tích cực như thế nào kể từ khi tôi ứng dụng biện pháp quản lý mới của bản thân. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu b. Phương pháp phỏng vấn c. Phương pháp quan sát sư phạm d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm e. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2. Nội dung của sáng kiến về công tác giáo dục nâng cao ý thức tự giác xây dựng nề nếp tập thể của học sinh lớp 12B6 trường THPT Lê Lai. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. "Nề nếp là những việc làm, những thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi đạo đức thông qua việc chấp hành những qui định của lớp, nội quy của trường. Biết làm những việc mang lại lợi ích cho lớp, cho mình"[1].. - Dựa trên cơ sở thực hiên quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT của Bộ giáo dục và đào tạo, ban hành kèm thông tư 58/2011/TT – BGĐT ngày 12/12/2011. - Tài liệu tập huấn về công tác chủ nhiệm trong trường THCS và THPT do BGDĐT in ấn ban hành tháng 6 năm 2011. - Trên cơ sở bản thân có nhu cầu làm tốt công tác chủ nhiệm được nhà trường giao cho cũng như xuất phát từ tình thương và trách nhiệm cho thế hệ trẻ mai sau. Tôi thiết nghĩ, việc hình thành cho các em tính tự giác chấp hành nề nếp trường lớp là một cách thức đào tạo những con người mới cho thế kỉ 21 bởi lẽ: "chúng ta đang sống trong một môi trường năng động tích cực của xu thế toàn cầu hóa nên không thể đào tạo nên những con người thụ động, hèn nhát chấp nhận sự sắp đặt chỉ bảo của người khác mà thực sự phải là con người biết làm chủ mình, phù hợp nhất với ích lợi của cộng đồng. Một thế hệ người tương lai như vậy sẽ không thể hình thành nếu chúng ta không biết tạo cơ hội để họ tập dượt, rèn luyện tính tự giác, năng động, sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông sẽ là một thành quả ban đầu giúp các em sau này ra đời tiếp cận với môi trường xã hội rộng lớn một cách dễ dàng, đầy tự chủ hơn"[3]. Thứ hai, trong giảng dạy chuyên môn chúng ta đang sôi nổi và thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục (PPGD) tích cực - lấy học sinh làm trung tâm. Vậy không lẽ trong công tác chủ nhiệm (CN) chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc - thầy là trung tâm của tất cả, còn trò cứ vẫn là đối tượng thực thi nhiệm vụ của thầy cô một cách vô điều kiện. Cần Phải đổi mới, phải thực sự coi việc giáo dục lấy học sinh làm trung tâm là một phương pháp tiến bộ và hiệu quả thiết thực nhất. Phải biến quá trình GD thành tự GD, tự ý thức, tự quản lấy chính mình, tổ, lớp mình. Chỉ có như thế nhân cách HS mới được xác lập bền vững. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt hậu, mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. [6]. Thứ ba, để thoả mãn nhu cầu tâm lý của tuổi vị thành niên. Học sinh THPT trong độ tuổi mới lớn, rất thích hoạt động, ham hiểu biết, muốn thể hiện mình. Các em không chỉ ước ao khám phá bí mật thế giới xung quanh, mà còn muốn khám sphá chính bản thân mình. Hàng ngày, không em nào không nảy sinh ý thức muốn tự khẳng định mình, chứng tỏ mình, và cũng muốn tập thể công nhận mình. Xây dựng ý thức tự giác và tinh thần tập thể không những thoả mãn tâm lý này của các em mà còn tạo cho các em cơ hội để được trải nghiệm, chia sẻ và được nuôi dưỡng, rèn luyện, phát triển theo hướng tích cực như C.Mác và Ăng-ghen đã viết: “Sự phát triển của một cá thể phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều cá thể mà nó đã giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp” [11]. 2.2. Thực trạng nề nếp lớp B6 trước khi tôi chủ nhiệm. Đầu năm học 2015 – 2016, sau một thời gian nghỉ sản và quay trở lại trường học, tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 11B6 thay cho một thầy giáo khác chuyển sang làm tổ trưởng chuyên môn. Qua trao đổi và tìm hiểu sơ bộ từ giáo viên chủ nhiệm cũ, tôi nhận thấy thành phần lớp khá phức tạp, nhiều đối tượng học sinh cá biệt và có hoàn cảnh đặc biệt, kết quả thực hiện nề nếp, học tập trong năm lớp 10 là tương đối thấp. Nhiều thầy cô kêu ca về sự trễ nải, lười biếng của các em. Nội bộ lớp mất đoàn kết, thậm chí còn xảy ra xung đột giữa các thành viên. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh trường THTP Lê Lai nói chung và học sinh lớp 12B6 nói riêng, tôi nhận thấy có 2 vấn đề xảy ra. a . Về phía giáo viên chủ nhiệm. Đại đa số các giáo viên thường vấp phải tình trạng khó khăn chung như: học sinh không tự giác chấp hành nề nếp: đi học muộn, nghỉ học vô lý do, trốn tiết, thiếu dụng cụ học tập, lười học bài cũ, không phát biểu xây dựng bài, chống đối giáo viên, chưa tự giác trong hoạt động tập thể, còn ỷ lại hay thiếu tự tin trước đám đông, thụ động làm các công việc được giao như đến trực nhật muộn, đi lao động thì thiếu dụng cụ. Vì vậy, để lớp thực hiện tốt nề nếp đảm bảo công tác thi đua trong nhà trường, đa số các giáo viên đều siết chặt nề nếp bằng cách trách phạt thật nghiêm khắc, nặng nề hơn là đề nghị hội đồng nhà trường kỉ luật những học sinh ương bướng, thậm chí nhiều giáo viên khắt khe hơn tìm mọi cách để động viêc các em bỏ học tự nguyện. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các em cũng như ảnh hưởng đến việc duy trì sĩ số nhà trường, nhiều em bị đẩy ra xã hội qua sớm khiến các em dễ dàng bị xa ngã rồi rơi vào con đường nghiện ngập và phạm tội. Vô hình dung chúng ta đánh mất đi bản chất tốt đẹp của nghề trồng người, khiến các em mất đi niềm tin vào bản chất giáo dục mà chung ta đang theo đuổi. b.Về phía học sinh. Do nhiều yếu tố khác nhau tác động cả bên trong lẫn bên ngoài khiến nhiều học sinh liên tục vi phạm nề nếp trườmng lớp như: bản thân không tự giác, chây lười, thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu sự chia sẻ, định hướng của người lớn, gia đình khó khăn, bạn bè lôi kéo, kích động, thiếu sự đồng cảm chia sẻ của giáo viên. Do đó các em dễ mắc phải các lỗi thường xuyên gặp như: đi học muộn, nghỉ học vô lý do, trốn tiết đi chơi điện tử, không học bài cũ, không làm bài tập về nhà, hút thuốc lá, không đồng phục, đeo thẻ. Ngoài ra còn do một số giáo viên bộ môn qua dễ dãi trong việc điều tiết lớp học khiến các em lờn, hoặc do nhiều giáo viên trẻ mới trường giảng dạy còn thiếu kinh nghiệm khiến tiết học quá dài, các em cảm thất mệt mỏi nên sinh tâm lý chán nản và hay ngủ gục trong giờ Tất cả điều trên khiến các em thường xuyên vi phạm nề nếp trường lớp, gây ảnh hưởng đến việc quản lý nề nếp lớp học. Vì lẽ đó tôi muốn chọn cách giáo dục tích cực hơn để giúp các em cải thiện hành vi của mình, đồng thời hình thành nhân cách một cách tự nhiên nhẹ nhàng nhất trong việc thực hiện nề nếp tập thể mang tính tự nguyện, tự giác nhằm phát huy cao độ vai trò cá nhân nhân mỗi em. Đồng thời giúp tôi hoàn thành sứ mệnh “ người lái đò” trong vai trò giáo viên chủ nhiệm trong quá trình đang chủ nhiệm lớp 12B6 – trường THPT Lê Lai năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017 minh chứng. 2.3. Các biện pháp tiến hành nhằm nâng cao ý thức xây dựng nề nếp tập thể cho học sinh 12B6. 2.3.1. Tìm hiểu, nắm bắt thông tin từng học sinh. Mỗi giáo viên chủ nhiệm muốn hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm của mình, muốn đề ra biện pháp giáo dục hiệu quả thì trước hết giáo viên đó phải hiểu học sinh, phải nắm bắt được đầy đủ thông tin cần thiết từng học sinh. Do vậy, ngay từ buổi đầu tiên nhận lớp, tôi tiến hành ngay công tác điều tra qua phiếu mẫu sau đây và phát cho các em điền đầy đủ thông tin mà tôi yêu cầu. GIỚI THIỆU BẢN THÂN Họ và tên Ngày tháng năm sinh.. Dân tộc:.. Là con thứ ..trong gia đình. Họ tên bố:.. Nghề nghiệp.. Họ tên mẹ :.. Nghề nghiệp.. Hoàn cảnh gia đình: ( khá giả, đủ ăn, nghèo, nghèo đặc biệt). Kết quả học tập năm học trước: . Môn học yêu thích:.. Môn học cảm thấy khó Sở thích:. Sở trường, Sở đoản:.. Những người bạn thân nhất: .. Ước mơ khi ra trường: Địa chỉ gia đình: Số điên thoại của gia đình: Qua mẫu phiếu này, tôi có thể nắm bắt một cách đầy đủ nhất thông tin về các em để ghi vào sổ điểm cũng như sổ chủ nhiệm. Quan trọng hơn cả tôi đã có nguồn tư liệu sinh động về từng đối tượng học sinh để bước đầu hiểu phần nào đó về tâm sinh lý của các em, điều này sẽ rất có lợi cho tôi trong quá trình giảng dạy, dẫn dắt, quản lý và giáo dục các em. Cụ thể: Trong tổng số 38 em, lớp có tới 9 em thuộc hộ nghèo, trong có có 3 em hoàn cảnh rất đặc biệt. Em Lê Thị Duyên sống tại làng Thống Nhất, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, là con cả trong gia đình có bố nghiện rượu, thường hay mắng chửi em vô lý thậm chí đến tận trường học để chửi bới làm em rất xấu hổ, em trai sinh ra đã tật nguyền bẩm sinh. Mẹ là lao động chính nhưng đau ốm thườn xuyên. Em Phạm Đình Dương sống tại làng Xuân Thành, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc cũng là con cả trong gia đình, cách đây 4 năm em gái 8 tuổi đi học về bị tai nạn giao thông cướp đi tính mạng, một thời gian sau bố em cũng bị tai biến liệt toàn thân phải nằm một chỗ, mẹ sinh em bé đến nay mới được 2 tuổi. Mọi gánh nặng cơm áo đè lên đôi vai của mẹ để em có cơ hội học hành. Em Bùi Hạnh Minh làng Môn Tía, xã Nguyệt Ấn, bị bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe yếu, hàng tháng phải đi tiêm truyền liên tục. Từ hoàn cảnh các em trên tôi nhanh chóng nắm bắt tâm lý gần gũi động viên kịp thời về mặt tình cảm, cùng một số em trong ban cán sự lớp đến tận gia đình các thăm hỏi chia sẻ khó khăn với gia đình các em, đồng thời phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, hội chữ thập đỏ và các bạn trong lớp tìm cách giúp đỡ các đối tượng học sinh trên về vật chất và tinh thần để các em có thêm nghị lực tiếp tục đến trường đầy đủ. Có lẽ được sự quan tâm kịp thời của thầy cô và các bạn nên cả ba em đi học rất chuyên cần và chăm chỉ, nhất là em Nguyễn Thị Duyên liên tục 2 năm lớp 11 và 12 đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi cấp tỉnh môn lịch sử lớp 12. Em Phạm Đình Dương có điểm tổng kết tăng vượt so với năm lớp 10 đạt 7.5 và 7,7 trong hai năm lớp 11 và 12 tôi chủ nhiệm. Cả 2 em Duyên và Dương đều nằm trong số những học sinh thường được xét trao trặng học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly, học bổng Doãn Tới, học bổng mía đường Lam Sơn. Ngoài ra còn có em Lê Thương Thương làng Bứa, xã Phùng Giáo, tuy sinh ra trong gia đình nhà giáo cả bố mẹ đều là giáo viên tiểu học nhưng em rất lỳ lợm, có mối quan hệ ngoài xã hội khá phức tạp, ở trọ nhưng thường xuyên đi học muộn hoặc nghỉ học vô lý do. Tôi phải tìm tới tận nhà trọ để động viên em đi học hằng ngày, thậm chí mỗi sáng tôi tình nguyện làm chiếc đồng hồ báo thức gọi điện thoại cho em vào lúc 6 giờ sáng nhắc nhở em dậy. Đôi khi tôi lại bắt chuyện với em để tìm hiểu về tâm sinh lý của em hòng tạo cho em cơ hội chia sẻ mong muốn, nguyện vọng của mình, tạo mối thân tình giúp em tin vào bản thân sẽ thay đổi. Sau một thời gian kiên trì, đến học kì II, tình trạng đi học muộn và nghỉ học của em đã cải thiện rõ rệt. 2.3.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp mẫu mực, nhiệt tình, trách nhiệm. Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp là hết sức quan trọng để có thể giúp tôi trong công tác quản lý các thành viên trong lớp. Năm học trước đã có nhưng là do giáo viên chủ nhiệm chỉ định vì các em mới vào lớp 10 còn bỡ ngỡ và chưa hiểu gì về nhau, nhưng năm lớp 11 các em đã có một qua trình học tập và làm việc cùng nhau, hiểu rõ về nhau nên các em hoàn toàn có quyền tự quyết định ai sẽ là người được mình lựa chọn để lãnh đạo lớp. Ban cán sự lớp bao gồm một cơ cấu đã có sẵn là: Ban chấp hành chi đoàn-> Lớp trưởng -> Các lớp phó -> Các tổ trưởng -> Các cán sự bộ môn Lựa chọn đội ngũ cán sự lớp theo quan điểm: Chọn đúng người, giao đúng việc dựa trên sự lựa chọn dân chủ, bình đẳng, khuyến khích sự ứng cử với những cương lĩnh, kế hoạch hành động phù hợp với từng vị trí. Đảm bảo có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị trí,vai trò trách nhiệm - Đảm bảo mỗi em nhận thức được vị trí, trách nhiệm (nội dung công việc phải thực hiện) của mình trong cả vai trò độc lập và vai trò phối hợp theo quan hệ dọc, ngang với những vị trí khác trong tập thể lớp trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ có mối quan hệ phụ thuộc tích cực. - Đảm bảo mỗi em được bồi dưỡng phương pháp lập kế hoạch, tổ chức côngviệc, ghi chép, thông qua hướng dẫn của GVCN, phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo của từng em và thường xuyên rút kinh nghiệm qua thực tiễn công việc. - Đảm bảo luân phiên vai trò tự quản của HS sao cho nhiều HS có cơ hội thể hiện khả năng và rèn luyện kĩ năng quản lí, gương mẫu đối với các bạn, đồng thời qua đó HS nào cũng được trải nghiệm đầy đủ các vị thế. Đây cũng chính là một biện pháp hình thành, giáo dục kỉ luật tích cực cho HS. Sau đây là ví dụ phân công trách nhiệm cho từng vị trí trong bộ máy điều hành lớp: * Lớp trưởng là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN lớp. Chịu trách nhiệm trước GVCN điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể: + Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của nhà trường. + Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS. + Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống. + Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp. Cụ thể là : Quản lý 15 phút đầu giờ, theo dõi chung các hoạt động của lớp, tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng. * Lớp phó phụ trách học tập: Theo dõi nề nếp học tập chung, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện sinh hoạt 15 phút đầu giờ của cán sự bộ môn và tổng hợp để đánh giá hoạt động học tập vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng. * Lớp phó phụ trách lao động: Phân công, theo dõi, đôn đốc công tác lao động, vệ sinh lớp và khu vực, tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng. * Lớp phó phụ trách Văn - Thể: Theo dõi, đôn đốc các hoạt động văn nghệ, tập các bài hát truyền thống và tổ chức các hoạt động khác cho lớp vào tiết sinh hoạt 15 phút các ngày 2,4,6 hàng tuần và tổng hợp để đánh giá vào tiết sinh hoạt cuối tuần/ tháng. * Tổ trưởng: Điều hành các hoạt động của tổ theo sự phân công của lớp trưởng, lớp phó. Theo dõi, ghi chép điểm thi đua của các thành viên trong tổ qua sổ theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả cho lớp trưởng vào thứ 7 hàng tuần để xếp loại thi đua. * Tổ phó: Kết hợp cùng tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành tổ khi tổ trưởng vắng. * Bàn trưởng: Kiểm tra sách, vở, đồ dùng học tập, trang phục học sinh của bàn. * Nhiệm vụ đội cờ đỏ: Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỉ luật, thực hiện nội quy của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, tháng cho lớp trưởng và báo cáo giáo viên chủ nhiệm. * C
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_y_thuc_tu_giac_xay_dung_ne_ne.docx