SKKN Một số giải pháp nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá trường THCS dân tộc nội trú Lang Chánh
Ngày nay, vấn đề “ngộ độc thực phẩm” đang trở thành vấn đề nan giải của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và của hầu hết các quốc gia trên thế giới cần phải giải quyết ngay. Ngộc độc thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế.
Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đã được xác định chủ yếu là do người sử dụng thực phẩm chưa nhận thức được vấn đề nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm đồng thời chưa có những kiến thức cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó là sự vô trách nhiệm của người sản xuất cũng như sự quản lý lỏng lẻo của một số bộ phận kiểm định chất lượng thực phẩm với những chế tài xử lý chưa đủ tính răn đe dẫn đến người tiêu dùng sử dụng phải những loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như: Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại; Thực phẩm nhiễm các loại hóa chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản như focmon, phẩm màu, sudan.; Thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thuốc diệt nấm.; Thực phẩm biến chất, ôi thiu; Thực phẩm có chứa sẵn chất độc.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO HỌC SINH KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ LANG CHÁNH Người thực hiện: Lưu Thị Thanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh SKKN thuộc lĩnh vực: Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp THANH HÓA NĂM 2017 PHỤ LỤC Trang 1. Mở đầu ................................................................................................. 3 Lí do chọn đề tài. ................................................................................ 4 Mục đích nghiên cứu. ......................................................................... 4 Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................ 5 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 5 2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm........................................................... 6 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm........................................... 6 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm............ 6 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.................................. 7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường................................................ 20 3. Kết luận, kiến nghị................................................................................ 22 - Kết luận............................................................................................. 22 - Kiến nghị........................................................................................... 22 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM CHO HỌC SINH KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ 1. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, vấn đề “ngộ độc thực phẩm” đang trở thành vấn đề nan giải của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và của hầu hết các quốc gia trên thế giới cần phải giải quyết ngay. Ngộc độc thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe và cuộc sống của mỗi người mà còn gây thiệt hại đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo và hội nhập quốc tế. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm đã được xác định chủ yếu là do người sử dụng thực phẩm chưa nhận thức được vấn đề nghiêm trọng của ngộ độc thực phẩm đồng thời chưa có những kiến thức cần thiết để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó là sự vô trách nhiệm của người sản xuất cũng như sự quản lý lỏng lẻo của một số bộ phận kiểm định chất lượng thực phẩm với những chế tài xử lý chưa đủ tính răn đe dẫn đến người tiêu dùng sử dụng phải những loại thực phẩm có thể gây ngộ độc như: Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại; Thực phẩm nhiễm các loại hóa chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, các chất bảo quản như focmon, phẩm màu, sudan...; Thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, kim loại nặng, thuốc diệt nấm...; Thực phẩm biến chất, ôi thiu; Thực phẩm có chứa sẵn chất độc. Trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay, bài toán: "đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm" cho người tiêu dùng đã được đặt ra để giải quyết. Đặc biệt trong môi trường giáo dục mang tính đặc thù của các trường phổ thông Dân tộc Nội trú không chỉ dạy học mà còn nuôi dưỡng, chăm sóc các em học sinh thì việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các em là vấn đề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tôi thiết nghĩ rằng việc giáo dục nhằm nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho chính bản thân các em sẽ đem lại hiệu quả hơn bao giờ hết. Bởi việc giáo dục nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho các em sẽ giúp các em học sinh nhận thức đúng đắn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp các em hiểu được thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và chất lượng giống nòi. Sử dụng thực phẩm an toàn tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có sức khỏe tốt; Phòng ngừa các bệnh liên quan tới ăn uống; Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.Từ đó giúp các em có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội góp phẩn tạo nền tảng sản xuất bền vững an toàn trong tương lai. Ở trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh việc giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá hiệu quả nhất vẫn là hình thức tích hợp và lồng ghép vào các môn học cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giải quyết các nguyên nhân liên quan đến vấn đề thực phẩm như: Vệ sinh cá nhân, Vệ sinh môi trường, lựa chọn thực phẩm, thay đổi thói quen ăn quà... Tuy nhiên việc tích hợp lồng ghép giáo dục nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong giảng dạy các môn học nói chung cũng chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn, bởi chưa thực sự kích thích và thu hút được sự quan tấm thích đáng của các em học sinh. Chính vì vậy mà tôi thiết nghĩ cần phải có những giải pháp cụ thể hơn nữa trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm thu hút sự chú ý của các em góp phần vào việc giải quyết vấn đề cấp thiết của xã hội và của thế giới. Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh trong nhà trường đặc biệt là học sinh sống tập trung trong kí túc xá cần phải thường xuyên và thận trọng. Bởi vì sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm hay sự tích tụ mầm mống gây ra căn bệnh ung thư. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày trong đó có cả những học sinh đang sống và sinh hoạt tại kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Huyện Lang Chánh Tỉnh Thanh Hóa. Tình trạng ăn quà và những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm không an toàn của các em học sinh đang làm rấy lên những lo ngại cho các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, ban quản lý Kí Túc Xá và những người đang trực tiếp làm công tác cấp dưỡng nấu ăn hàng ngày cho các em. Vì thế để giải quyết được vấn đề này bản thân tôi đã nghiên cứu học hỏi nhằm phát triển đề tài: "Một số biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức và hình thành kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho học sinh kí túc xá trường trung học cơ sở Dân Tộc Nội Trú” huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa nhằm giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho các em học sinh cũng như truyền tải nội dung cần giáo dục một cách nhanh chóng, chính xác, dễ hiểu và mang tính thực tiễn, ứng dụng, hiệu quả cao. 1.2 Mục đích nghiên cứu Trước những tình hình thực tế trong và ngoài nhà trường tình trạng ngộ độc thực phẩm đang trở nên phức tạp bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài này với mục đích: Phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể trong nhà trường, góp phần giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm ở địa phương và toàn xã hội. Giúp học sinh kí túc xá có được những kiến thức nhất định về vệ sinh an toàn tực phẩm nhằm nâng cao ý thức và có được những kỹ năng nhất định trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm để tự bảo vệ bản thân. Từ đó các em có được những thói quen tốt trong việc sử dụng thực phẩm cũng như những kiến thức liên quan đến an toàn thực phẩm góp một phần nhỏ vào giải quyết vấn đề đang trở nên ngày một nan giải trong xã hội hiện nay. Giúp các em hiểu được việc nâng cao nhận thức và phòng tránh ngộ độc thực phẩm là trách nhiệm của bản thân và của cộng đồng xã hội. Nâng cao tính tự giác trong học tập, bước đầu hình thành các thao tác tư duy nghiên cứu khoa học, các kỹ năng sống: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng từ chối, kỹ năng quan sát, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác hỗ trợ, kỹ năng hoạt động theo nhóm giải quyết một vấn đề Từ việc có được những kiến thức và kỹ năng các em sẽ tuyên truyền cho mọi người biết những nguy hại của ngộ độc thực phẩm tới đời sống, sức khoẻ, tuổi thọ của bản thân của gia đình và xã hội. Kêu gọi mọi người hãy cùng nhau nâng cao nhận thức và tạo thói quen sử dụng thực phẩm an toàn trên địa bàn chúng ta đang sinh sống, kiểm soát nguồn thực phẩm bẩn, không an toàn, phối hợp, hỗ trợ, bảo vệ người tố cáo những hành vi buôn bán hàng nhái, hàng giả, thực phẩm bẩn, kém chất lượng, xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường... đặc biệt là môi trường nội trú tại trường THCS Dân Tộc nội trú Huyện Lang Chánh Tỉnh Thanh Hóa. Kiên quyết nói không với thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh phương châm "học đi đôi với hành” nhằm lan tỏa những hành động về với cộng đồng xã hội. 1.3 Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh. - Mẫu thực phẩm từ nguồn thực phẩm nấu ăn hàng ngày cho học sinh ký túc xá của nhà trường. - Để phần nào đáp ứng được vấn đề đặt ra ngoài việc lựa chọn những nội dung phù hợp để tích hợp vào quá trình giảng dạy của mình, tôi đã sử dụng những phương tiện, đồ dùng dạy học (ĐDDH) hỗ trợ GDMT như: Sử dụng tài liệu tham khảo (tranh, ảnh, sách, báo...). Thực hiện bài học tại thực địa... Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là sử dụng công nghệ thông tin các phương tiện nghe nhìn Chẳng hạn, sử dụng các video clip (từ 3 - 5 phút) để giới thiệu về các yếu tố gây ngộ độc thực phẩm và cập nhật các tư liệu phục vụ giáo dục nâng cao ý thức và hình thành kỹ năng phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Chủ động sử dụng phương tiện internet khai thác các Website bổ ích cho các em học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn, thống kê số liệu. - Phân tích thực trạng, tham khảo các tài liệu và ý kiến đồng nghiệp. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Ngộ độc thực phẩm cấp tính: là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng các triệu chứng như; Buồn nôi, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sốt... nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng. Ngộ độc mạn tính: Thường không có dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm nhưng thức ăn này sẽ tích lũy ở bộ phận cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy nhược hoặc có thể biến đổi tế bào gây ung thư. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm gồm: - Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật: Vi khuẩn, vi rút, nấm, sán kí sinh trùng... - Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu sản phẩm chứa độc tố. - Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. - Ngộ độc thực phẩm do chất phụ gia. - Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Cho dù ngộ độc mạn tính hay cấp tính thì cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng giống nòi, thiệt hại kinh tế... cho người tiêu dùng vì thế tôi hy vọng rằng với đề tài này có thể giúp cho các em học sinh- thế hệ tương lai của đất nước có những kiến thức và kỹ năng nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình, xã hội. 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trong những năm gần đây vấn đề ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề quan tâm chung của cả thế giới. Theo báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1/3 dân số các nước phát triển bị ảnh hưởng của các bệnh do thực phẩm gây ra mỗi năm (1) . Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng lại càng trầm trọng hơn nhiều, hàng năm gây tử vong hơn 2,2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em. Đã có hàng ngàn ca ngộ độc thực phẩm Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong năm 2016, cả nước đã xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, làm trên 4 139 người bị ngộ độc, trong đó có 12 trường hợp tử vong (2). Hầu hết các bệnh nhân bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật, cùng với đó là một số trường hợp bị ngộ độc do hấp thụ phải hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Trong năm 2016 đã có những vụ việc liên quan đến thực phẩm bẩn bị phanh phui như: Thịt lợn tẩm hóa chất giả thịt bò ở Hà Nội; Giấm làm từ axít ở nghệ An; Sữa học đường cho trẻ không có nguồn gốc xuất xứ, trái cây ngâm hóa chất và rất nhiều vụ việc đã được đưa tin trên tivi càng khiến cho dư luận không khỏi bất bình. Mới đây ngay tại đất nước Brazil đã có vụ xuất khẩu “thịt thối” làm chấn động ngành thương mại thịt toàn cầu và theo thống kê Việt Nam đã nhập với trị giá kim ngạch đạt 12,8 triệu USD (3). Riêng đầu năm 2017 đã có rất nhiều ca tử vong do bị ngộ độc rượu có chứa cồn công nghiệp methanol. Theo thống kê của bộ y tế tính tới ngày 6 tết bính thân 2016 đã có 2 200 trường hợp cấp cứu do bị ngộ độc rượu (3). . Gần đây, trên địa bàn huyện Lang Chánh tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa chất bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản đang trở nên rất phức tạp không thể kiểm soát hết được do nhận thức chưa cao của cả người sản xuất, người quản lý thị trường và người tiêu dùng về vấn đề ngộ độc thực phẩm. Trong khi đó cùng với sự phát triển của thị trường các hàng quán bán các thực phẩm không đảm bảo chất lượng mọc lên rất nhiều đặc biệt là xung quanh các trường học. Trong năm 2016, đã có nhiều học sinh trường mầm non trên địa bàn Huyện phải nhập viện vì bị ngộ độc sữa không rõ nguồn gốc. Riêng trường THCS Dân tộc Nội Trú đã có hơn 40 học sinh có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm do ăn quà không rõ nguồn gốc. Hình ảnh : Nguyên liệu không rõ nguồn gốc pha bán cho học sinh trước cổng trường THCS Dân Tộc Nội Trú Lang Chánh- Thanh Hóa Hình ảnh: Sữa bột không có thương hiệu trên thị trường Việt Nam được dùng cho trẻ trường mầm non thị trấn Lang Chánh, Thanh Hóa 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện: Xuất phát từ những thực tế đó tôi nghĩ để có thể giải quyết được vấn đề đang trở nên cấp thiết này. Điều chúng ta cần là có những biện pháp đồng bộ từ người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng đặc biệt là những thế hệ học sinh cần phải “Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm”. Vì vậy tôi đã có ý tưởng giải quyết vấn đề này bằng những việc làm mang tính giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém và phù hợp lứa tuổi của các em học sinh và điều kiện hiện tại được thể hiện ở những nội dung sau: *Giải pháp 1: Nâng cao nhận tức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông qua công tác tuyên truyền, cổ động: Hơn bao giờ hết tôi nghĩ việc tuyên truyền những kiến thức về ngộ độc thực phẩm, nguyên nhân, cách phòng tránh cho các em học sinh để các em hiểu sâu sắc vấn đề, từ đó nâng cao ý thức phải phòng tránh ngộ độc chính là việc tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, là quyền lợi của mình thì khi ấy việc hình thành kỹ năng nhận thức cho các em mới đạt được kết quả tốt nhất. Vì thế tôi đã lập kế hoạch về thời gian, địa điểm, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh Niên trong nhà trường, huy động người hỗ trợ, soạn thảo nội dung kiến thức nhằm truyền đạt cho các em các kiến thức cho các em học sinh trong kí túc xá. - Ban quản lý ký túc xá xin ý kiến ban giám hiệu phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên tổ chức đi cổ động hưởng ứng tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” nhằm lan toả đến học sinh toàn trường và người dân địa phương huyện lang Chánh tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh: Cổ động hưởng ứng tháng “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” tại địa bàn Huyện Lang Chánh- Tỉnh Thanh Hóa - Tôi cùng với các đồng chí cấp đưỡng nhà ăn đã soạn thảo nội dung kiến thức về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, giải pháp phòng tránh truyền đạt cho các em trong buổi truyền thông và phát tờ rơi cho học sinh kí túc xá cũng như học sinh toàn trường, người dân xung quanh khu trường học. NGUYÊN NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM(5) 1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vât. 2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng. 3. Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. 4.Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia. 5 Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Hình ảnh: mặt trước và mặt sau của tờ rơi SỬ DỤNG THỰC PHẨM AN TOÀN BẰNG SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN ! (6) Chìa khóa 1: Giữ sạch sẽ Chìa khóa 2: Để riêng thực phẩm sống và đã nấu chín. Chìa khóa 3: Nấu nướng thật kỹ. Chìa khóa 4 : Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn Chìa khóa 5: Dùng nước và thực phẩm ban đầu an toàn (Theo Cục an toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ y tế) Hình ảnh: Tổ chức cho các em phát tờ rơi tuyên truyền 5 chìa khóa vàng sử dụng thực phẩm an toàn tại Kí túc xá trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, Thanh Hóa - Phát tờ rơi, tuyên truyền đến các gia đình ở thôn, bản, làng xã Theo thống kê và phân tích của bộ y tế cho thấy một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất là do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật nguy hiểm như: Khuẩn E. Coli; khuẩn salmonella; khuẩn Bibrio, sán la gan, trùng lông, nấm mốc... Trong khi đó các loại vi sinh vật này thường phát triển rất nhanh trong môi trường bị ô nhiễm. Vì thế tôi tin rằng để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật thì điều quan trọng nhất là chúng ta cần giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh chúng ta sạch sẽ. Điều này không chỉ giúp các bạn học sinh kí túc xá, các bạn học sinh nhà trường Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm” để tự bảo vệ mình mà các em học sinh kí túc xá trở về gia đình, địa phương nơi mình sinh sống tuyên truyền tới gia đình, làng xóm về những kiến thức ý nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm. Một bạn học sinh tuyên truyền cho vài bạn học sinh và hộ gia đình, từ vài bạn học sinh và các hộ gia đình đó lại tuyên truyền thêm các hộ gia đình khác nhằm lan tỏa rộng hơn trong cộng đồng, xã hội. Hình ảnh : Nhóm học sinh đến gia đình nhà ông Phạm Văn Hiệp bản trải 1 thị trấn Lang Chánh-Thanh Hóa phát tờ rơi tuyên truyền việc không nên làm chuồng trâu sát nhà gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ phát tán bệnh tả lị. Với những việc làm như vậy học sinh sẽ tiếp nhận thông tin một cách chủ động, tích cực. Bởi chính các em là người tham gia truyền tải thông tin đến những người khác, Các em sẽ thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm. *Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông qua các tiết học trên lớp Mỗi giáo viên thông qua tiết dạy bộ môn của mình như: Môn sinh học, hóa học, công nghệ, địa lý, vật lý, giáo dục công dân... nên tích hợp lồng ghép các vấn đề có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ngộ độc thực phẩm. Từ đó giúp cho tiết dạy sôi nổi hơn, các em học sinh vừa nắm được kiến thức bộ môn yêu thích môn học đồng thời có được những kiến thức thiết thực trong cuộc sống. Hình ảnh:Cô và trò trong tiết thực hành môn công nghệ chế biến món ăn không sử dụng nhiệt *Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức phòng tránh ngộ độc thực phẩm thông qua các hoạt động ngoại khóa. Với những hiểu biết nhất định về vệ sinh an toàn thực phẩm, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa mỗi giáo viên nên lồng ghép nội dung có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm giáo dục giúp các em học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân và sự cần thiết phải thay đổi hành vi, tạo thói quen tốt trong việc sử dụng thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm: - Giáo viện, các tổ chức trong nhà trường lồng ghép tuyên truyền việc nâng cao nhận thức tạo thói quen sử dụng thực phẩm an toàn trong cuộc thi nấu ăn Hình ảnh : Học sinh Trường THCS Dân tộc Nội trú Lang Chánh, Thanh Hóa tham gia cuộc thi nấu ăn chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2016 - Giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức sinh hoạt ngoại khóa dưới cờ theo chủ điểm: Lồng ghép trò chơi, các
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_nhan_thuc_phong_tranh_ngo_doc.doc