SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Giáo dục mầm non là một nghệ thuật, là một khoa học. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1].
Với mục tiêu đó đã đặt ra cho giáo dục mầm non những nhiệm vụ mới là không ngừng đổi mới về phương pháp và hình thức giảng dạy. Đặc biệt trong năm học 2017-2018 toàn huyện đang thi đua áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đây là một quan điểm đúng đắn và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đồng thời có nhiều các chuyên đề các nội dung mới được đưa vào lồng ghép giáo dục trẻ, những nội dung đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội, một trong những nội dung đó là: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Việc làm này đòi hỏi tất cả mọi người cùng chung tay để làm. Nhưng để những việc làm đó thật sự có hiệu quả thì chúng ta phải đi từng bước một. Bước đầu tiên chúng ta sẽ làm đó là giáo dục trẻ. Vì trẻ em là tương lai của đất nước lúc này trẻ như một tờ giấy trắng chúng ta phải vẽ những gì đẹp nhất và có ý nghĩa nhất lên tờ giấy đó, thế hệ trẻ nếu được giáo dục tốt thì sẽ làm thay đổi được vận mệnh của đất nước.
Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn nhưng nếu con người cứ khai thác mãi thì nguồn tài nguyên cũng sẽ bị cạn kiệt. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng cho chúng ta sử dụng. Cách làm thiết thực và hiệu quả nhất đó là chúng ta phải tiết kiệm năng lượng và đó như một câu khẩu hiệu trong các sinh hoạt hàng ngày đối với mỗi người. “Hãy tắt khi không sử dụng”. [2]
Tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các nội dung lồng ghép tiết kiệm năng lượng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để mang lại hiệu quả cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẠC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LỒNG GHÉP GIÁO DỤC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI A2 TẠI TRƯỜNG MẦM NON YÊN LẠC THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Người thực hiện: Phạm Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Yên Lạc SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn NHƯ THANH NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang MỤC LỤC 1 I MỞ ĐẦU 2 1 Lí do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 2 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 2 4.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 4.3 Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu 3 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 1 Cơ sở lí luận 3 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2.1 Thuận lợi 4 2.2 Khó khăn 5 3 Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề 6 3.1 Xây dựng kế hoạch cá nhân 6 3.2 Cô giới thiệu cho trẻ các nguồn năng lượng và ích lợi của năng lượng, cách sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm 6 3.3 Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động 8 3.4 Trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe về nội dung tiết kiệm năng lượng 13 3.5 Cô giáo là tấm gương cho trẻ 14 3.6 Hoạt động nêu gương 15 3.7 Công tác tham mưu với nhà trường 16 3.8 Công tác phối kết hợp với phụ huynh 16 4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, với đồng nghiệp và nhà trường 17 4.1 Đối với bản thân 17 4.2 Đối với phụ huynh 17 4.3 Đối với trẻ 17 III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18 1 Kết luận 18 2 Kiến nghị 19 I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là một nghệ thuật, là một khoa học. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [1]. Với mục tiêu đó đã đặt ra cho giáo dục mầm non những nhiệm vụ mới là không ngừng đổi mới về phương pháp và hình thức giảng dạy. Đặc biệt trong năm học 2017-2018 toàn huyện đang thi đua áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đây là một quan điểm đúng đắn và mang lại hiệu quả giáo dục cao. Đồng thời có nhiều các chuyên đề các nội dung mới được đưa vào lồng ghép giáo dục trẻ, những nội dung đó là những vấn đề cấp thiết của xã hội, một trong những nội dung đó là: “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Việc làm này đòi hỏi tất cả mọi người cùng chung tay để làm. Nhưng để những việc làm đó thật sự có hiệu quả thì chúng ta phải đi từng bước một. Bước đầu tiên chúng ta sẽ làm đó là giáo dục trẻ. Vì trẻ em là tương lai của đất nước lúc này trẻ như một tờ giấy trắng chúng ta phải vẽ những gì đẹp nhất và có ý nghĩa nhất lên tờ giấy đó, thế hệ trẻ nếu được giáo dục tốt thì sẽ làm thay đổi được vận mệnh của đất nước. Như chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nguồn tài nguyên thiên nhiên thì có hạn nhưng nếu con người cứ khai thác mãi thì nguồn tài nguyên cũng sẽ bị cạn kiệt. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng cho chúng ta sử dụng. Cách làm thiết thực và hiệu quả nhất đó là chúng ta phải tiết kiệm năng lượng và đó như một câu khẩu hiệu trong các sinh hoạt hàng ngày đối với mỗi người. “Hãy tắt khi không sử dụng”. [2] Tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các nội dung lồng ghép tiết kiệm năng lượng theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để mang lại hiệu quả cao nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nhất theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ từ đó đề xuất nhân rộng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Yên Lạc - Huyện Như Thanh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6 tuổi A2 tại Trường Mầm non Yên Lạc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp điều tra, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động... 4.3. Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu. (Bảng biểu) II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mỗi Quốc gia. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Nhưng nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống đang cạn kiệt dần tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế trên thế giới. Dự kiến đến năm 2020, lượng khí thải CO2 sẽ cao hơn từ 8 - 12 tỷ tấn so với mức cần thiết để duy trì [3]. Nguồn năng lượng tái tạo được xem là nguồn năng lượng vô tận như: sức gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức thủy triều và năng lượng thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch và rất thân thiện với môi trường. Năng lượng không tái tạo thường là các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên. Các loại nhiên liệu hóa thạch này phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành và hiện đang cạn kiệt theo thời gian. Nhu cầu về năng lượng, đặc biệt là nguồn năng lượng không tái tạo ở các quốc gia trên thế giới ngày càng lớn, khiến lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sinh ra ngày càng tăng. Nếu tiết kiệm năng lượng, bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn góp phần giảm nhu cầu sử dụng đối với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Vì vậy đây là vấn đề cấp thiết đòi hỏi mỗi chúng ta, ai cũng phải chung tay để nâng cao ý thức tự giác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Mỗi chúng ta cần phải sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu cầu sử dụng. Bởi lẽ nếu tiết kiệm năng lượng, bạn không chỉ tiết kiệm tiền mà còn góp phần giảm nhu cầu sử dụng đối với các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bên cạnh đó còn góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường - chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn, cả gia đình và cộng đồng. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hữu hiệu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nó là một quá trình lâu dài phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân và cộng đồng. Trường học là nơi tập trung nguồn lực cơ bản cho tương lai, là môi trường giáo dục tốt nhất, là nơi tạo nguồn tuyên truyền viên phong phú, hiệu quả cho cộng đồng. Đối với chuyên đề “Giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mầm non” được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào áp dụng nội dung này tôi thấy rất thiết thực. Bởi lẽ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, ở trẻ đặc điểm tâm sinh lý rất nhạy cảm, dễ tiếp thu và để lại dấu ấn lâu dài trong tâm trí. Chính vì vậy đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào giáo dục trẻ sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển nhận thức cho một thế hệ trẻ có sự hiểu biết đầy đủ về tiết kiệm nói riêng và tiết kiệm năng lượng nói chung. Ngoài ra việc tiết kiệm năng lượng còn có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước, làm cho nền kinh tế vững mạnh đời sống mỗi cá nhân gia đình được đảm bảo. Đối với trẻ mầm non là những trang sách đầu tiên của cuộc đời chúng ta cần đưa nội dung tiết kiệm năng lượng vào để giáo dục trẻ, hình thành ở trẻ những hành vi thói quen dù là nhỏ nhưng đó cũng là nền tảng sau này để trẻ có những hành vi và việc làm có ích đối với môi trường và tiết kiệm năng lượng [4] Với tình hình thực tế tại địa phương, quá trình đô thị hóa đang phát triển rất nhanh dân cư tập trung đông chính vì vậy nhu cầu sử dụng năng lượng càng nhiều trong khi nguồn năng lượng ở địa phương lại có hạn. Vậy làm thế nào để đảm bảo nguồn năng lượng cung cấp đủ cho nhu cầu của chúng ta, nhận thức sâu sắc và xác định rõ những việc cần làm đối với vấn đề cấp thiết này.Tôi đã mạnh dạn lựa chọn cho mình một đề tài nghiên cứu về vấn đề tiết kiệm năng lượng để giáo dục cho trẻ với mong muốn trẻ có những hiểu biết cơ bản về các nguồn năng lượng. Để từ đó trẻ có ý thức và hành vi tiết kiệm năng lượng. Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 26 trẻ lớp Mẫu Giáo 5-6 tuổi A2 do tôi phụ trách tại trường mầm non Yên Lạc 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 2.1. Thuận lợi: Năm học 2017-2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi A2 khu trung tâm, là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp tôi nhận thấy rằng: - Được sự quan tâm của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường về chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho bản thân tôi được tham gia các lớp tập huấn chuyên đề hàng năm do Sở giáo dục đào tạo và Phòng giáo dục tổ chức nên bản thân tôi đã kịp thời cập nhật tiếp thu được các kiến thức mới của chuyên đề, và đồng thời luôn luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình. - Là lớp nằm ở khu trung tâm của nhà trường nên điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị của lớp học được quan tâm, xây dựng khang trang rộng rãi, đúng quy cách có đủ đồ dùng trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho học tập, vui chơi của trẻ, và có nhiều tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động khác. Lớp học có đầy đủ các thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy nhằm giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng. - Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là độ tuổi lớn nhất của bậc học mầm non; Trẻ đã mạnh dạn, tự tin, thích được tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức. - Bên cạnh đó trường còn tổ chức những giờ dạy mẫu, thăm lớp, dự giờ. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Từ đó đóng góp ý kiến nhằm bồi dưỡng năng lực và sự hiểu biết về nguồn năng lượng cho giáo viên để từ đó giáo viên có thêm kiến thức để cung cấp tới trẻ. - Bản thân tôi được sinh ra và lớn lên trong môi trường làng quê từ nhỏ được sử dụng những nguồn năng lượng sạch do thiên nhiên ban tặng, nên tôi nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của nguồn năng lượng sạch đối với đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. 2.2. Khó khăn - Tuy là trẻ ở độ tuổi lớn nhất của bậc mầm non, song để trẻ tự hiểu hết về các nguồn năng lượng đã là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy để trẻ có được thói quen tự giác tiết kiệm năng lượng thì đây không phải là vấn đề đơn giản. - Do Yên Lạc là xã vùng 135, là vùng khó khăn nên trẻ ít được tiếp xúc với môi trường xã hội vì vậy một số trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức cũng như các hoạt động tập thể. - Đời sống ngày càng nâng cao, trong sinh hoạt hàng ngày sử dụng nhiều các thiết bị hiện đại mà lại tiêu tốn nhiều năng lượng nên trẻ chưa có ý thức sử dụng tiết kiệm, cộng với việc gia đình ít quan tâm đến việc giáo dục cho trẻ các hành vi tiết kiệm năng lượng hàng ngày. Do đó trẻ không có hành vi tiết kiệm, dẫn đến trẻ không xem đó là một việc làm cần thiết. - Cô chưa có điều kiện để đầu tư vào việc tổ chức cho trẻ tiết kiệm năng lượng, đồ dùng còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng, hấp dẫn trẻ, môi trường giáo dục của cô chưa đủ để cuốn hút trẻ. - Thời gian tổ chức cho trẻ rất hạn hẹp vì nội dung giáo dục tiết kiệm năng lượng không thể giáo dục và tổ chức suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động hàng ngày. - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc để tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức, nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi nếu trẻ không còn hứng thú. - Nhìn chung công tác phối hợp tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn nhất là việc tổ chức giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ và để trẻ có thói quen tiết kiệm khi sử dụng ở nhà. Đồng thời phụ huynh cũng chưa có thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm để làm gương cho trẻ, phụ huynh chưa tích cực giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng tại gia đình. Trước khi áp dụng kinh nghiệm vào tổ chức giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ở lớp tôi như sau: Bảng khảo sát thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm STT Nội dung khảo sát Số trẻ khảo sát Trẻ đạt Trẻ chưa đạt Tốt Khá TB Yếu Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ hứng thú tham vào các hoạt động giáo dục tiết kiệm năng lượng do cô tổ chức. 26 6 23 7 27 9 34,7 4 15,3 2 Hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm 26 6 23 8 30,8 9 34,7 3 11,5 3 Biết tiết kiệm năng lượng 26 5 19,2 9 34,7 8 30,8 4 15,3 4 Hiểu được ích lợi của năng lượng và sử dụng năng lượng an toàn. 26 5 19,2 8 30,7 9 34,7 4 15,3 Kết quả khảo sát trên trước khi thực hiện quá thấp điều này khiến tôi phải suy nghĩ và tìm ra những giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Để thực hiện các giải pháp đã đặt ra đạt kết quả cao trong hoạt động lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tôi đã tiến hành qua một số biện pháp sau: 3.1. Xây dựng kế hoạch cá nhân: Xây dựng kế hoạch cá nhân là việc làm thường xuyên và liên tục đối với tôi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng. Trong nội dung này tôi lên kế hoạch cụ thể từ đầu năm học sau đó đưa lên cho ban giám hiệu duyệt rồi tôi mới thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch cá nhân tôi dựa vào tình hình thực tế của trường, lớp do tôi phụ trách, tôi đặc biệt chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý, nhận thức của các cháu và sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Để nội dung giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng đạt kết quả cao trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi đưa nội dung giáo dục vào phù hợp với chủ đề chủ điểm lồng ghép ở mọi lúc mọi nơi, nội dung giáo dục phù hợp với nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 3.2. Cô giới thiệu cho trẻ các nguồn năng lượng và ích lợi của năng lượng, cách sử dụng các nguồn năng lượng an toàn, hiệu quả, tiết kiệm: Trong sinh hoạt và sản xuất hàng ngày mà không có năng lượng thì sẽ như thế nào. Thì cuộc sống của con người lại quay về thời nguyên thủy không xăng dầu, điện, nước sạch. Sản xuất bằng công cụ thô sơ như vậy với thời đại bây giờ liệu chúng ta có sống tồn tại?. Xã hội này có phát triển được không? nền giáo dục có tiến bộ được như bây giờ. Thế nên chúng ta phải biết quý trọng những gì đang có. Cái chúng ta đang có chính là nguồn năng lượng. Chính vì vậy nên bản thân tôi muốn giáo dục trẻ tiết kiệm năng lượng thì tôi phải cung cấp cho trẻ những kiến thức về năng lượng và ích lợi của năng lượng. Tôi đưa ra các câu hỏi: “Các con hãy kể cho cô biết chúng ta có những nguồn năng lượng gì? Những nguồn năng lượng đó có từ đâu?" Lúc đó trẻ sẽ trả lời theo hiểu biết của trẻ và cô cũng cố thêm. Vậy năng lượng gồm có các loại sau: Điện, nhiên liệu (Xăng, dầu, rơm rạ, than, củi, ). Năng lượng sạch: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước. - Năng lượng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày nhưng những nguồn năng lượng này là có hạn dùng nhiều sẽ hết vì vậy chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả. Điện rất quan trọng trong sinh hoạt của chúng ta hầu như các thiết bị sinh hoạt hàng ngày đều sử dụng đến điện đặc biệt là ở gia đình. Chính vì thế nên tôi cho trẻ kể tên các thiết bị sử dụng điện trong gia đình trẻ và giải thích cho trẻ hiểu phải có điện thì những thiết bị đó mới hoạt động được, và từ đó trẻ biết được ích lợi của điện. Giúp cho các thiết bị trong gia đình hoạt động. Ví dụ: Giúp cho bóng điện sáng, giúp cho quạt, máy điều hòa hoạt động, xem ti vi, giúp cho máy vi tính hoạt động để cha mẹ và cô giáo làm việc, giúp cho tủ lạnh hoạt động để bảo quản thức ăn, điện dùng để nấu cơm và nấu nước Để giáo dục trẻ biết được ích lợi của xăng dầu tôi đưa ra các câu hỏi tình huống “ Hàng ngày bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện gì? Để xe chạy được thì phải cần có gì? Vậy không có xăng dầu thì chuyện gì sẽ xảy ra?...”. Xăng có thể giúp cho các phương tiện giao thông lưu hành được, giúp cho thuyền, tàu thủy,. chạy được trên sông. Ngoài ra rơm rạ than củi còn dùng để nấu chín thức ăn. Ngoài những nguồn năng lượng trên thì năng lượng sạch cũng có một nguồn lợi rất lớn mà nguồn năng lượng sạch lại không bao giờ cạn kiệt, tôi cung cấp cho trẻ về nguồn năng lượng sạch thông qua các hoạt động cụ thể như: Chúng ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện, làm khô quần áo thay cho việc sấy là quần áo. Tôi cho trẻ thực hành bằng cách cho trẻ mang khăn ra nắng phơi và hỏi trẻ “khăn các con đang phơi như thế nào?” (Đang ướt) “Vậy ngoài trời lúc này thế nào?” (Đang nắng) Và đến chiều cô cho trẻ ra kiểm tra và hỏi trẻ “Đã có chuyện gì xãy ra với những chiếc khăn?” trẻ sẽ giải thích theo cách hiểu của trẻ và cô cũng cố lại cho trẻ. Tôi cũng cho trẻ thực hành với năng lượng gió và nước tương tự để trẻ được trải nghiệm và hiểu rõ hơn về ích lợi của các nguồn năng lượng. (Hình ảnh cô và trẻ đang phơi khăn dưới ánh nắng mặt trời) Chúng ta cũng có thể sử dụng năng lượng gió để tạo ra điện, thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông. Năng lượng nước thì lại vô cùng quan trọng đối với sinh hoạt hàng ngày của con người, nước cũng tạo ra được điện.. Ngoài giáo dục trẻ biết được ích lợi của các nguồn năng lượng, điều tôi đặc biệt quan tâm khi giáo dục cho trẻ đó là vấn đề đảm bảo an toàn khi sử dụng các nguồn năng lượng cụ thể như: Các thiết bị sử dụng điện và nhiên liệu trong lớp phải đảm bảo an toàn không rò rỉ và đặt ở vị trí cao. Hướng dẫn trẻ biết các thiết bị sử dụng điện, nhiên liệu nguy hiểm không được phép sờ vào gây nguy hiểm, không được tự tay cắm các thiết bị điện mà phải nhờ người lớn, khi tay ướt, đi chân đất các con không được sờ vào đồ dùng có sử dụng điện Tôi còn giáo dục trẻ biết điện và nhiên liệu là những vật rất dễ gây cháy nổ, tôi cung cấp cho trẻ những kiến thức để phòng tránh các hỏa hoạn do điện và nhiên liệu bốc cháy bằng cách cho trẻ nối các hình ảnh nên và không nên khi sử dụng năng lượng. Chúng ta đã biết được năng lượng có ích lợi rất lớn đối với con người và môi trường sống, nhưng đối với trẻ nhỏ việc sử dụng năng lượng này không thể tùy tiện. Chính vì vậy tôi luôn nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện ý thức, hành vi, thói quen cho trẻ để hình thành những kỹ năng tiết kiệm năng lượng. 3.3. Lồng ghép giáo dục tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động: * Hoạt động đón - trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ, hỏi trẻ các con được ông bà, bố mẹ đưa đi học bằng phương tiện gì? Giáo dục trẻ biết về đặc điểm của các loại phương tiện giao thông, tham gia giao thông an toàn và tiết kiệm năng lượng thông qua các phương tiện giao thông. Tôi khuyến khích trẻ khuyên bố mẹ, ông bà nên đưa con đi học bằng xe đạp vì đi học bằng xe đạp vừa không tốn xăng lại có thể tiết kiệm chi phí cho gia đình lại bảo vệ môi trường. Tôi trò chuyện với trẻ về những vật dụng trong gia đình hoặc trong lớp mà sử dụng bằng điện. Ví dụ 1: Những thiết bị sử dụng điện là gì? Con biết gì về những thiết bị đó? Con hãy kể một số đồ dùng thiết bị sử dụng điện trong gia đình của con?...., Những câu hỏi tôi đưa ra dễ dàng và dễ hiểu đối với trẻ. Hoặc trường hợp ngược lại nếu trẻ nêu câu hỏi tôi luôn kiên nhẫn trả lời và giải thích các thắc mắc một cách nhẹ nhàng. Ví dụ 2: Tôi cho trẻ quan sát các đồ dùng sử dụng bằng điện ở trong lớp, tôi gợi ý để trẻ gọi tên như: Đây là bóng điện, đây là tivi, đây là đầu đĩa. Và hỏi trẻ “Chúng ta sử dụng những thiết bị này như thế nào để tiết kiệm điện?” Sau đó để trẻ trả lời: “Chúng ta chỉ sử dụng khi cần thiết và tắ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_long_ghep_giao_duc_t.doc