SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn

Nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Nghĩa Đàn là một huyện miền núi giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Sau khi thực hiện việc chia tách, huyện Nghĩa Đàn bắt đầu được tổ chức lại với biết bao khó khăn, thách thức bởi tất cả gần như trở lại điểm xuất phát của một huyện miền núi nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt. Đi lên từ khó khăn, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà lại thắp sáng lên niềm tin, đoàn kết và quyết tâm xây dựng quê hương Nghĩa Đàn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng thay da, đổi thịt. Cùng với việc tập trung ổn định tổ chức; xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo ổn định và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội… Đảng bộ đã tập trung cho hoạt động văn hóa, y tế và đặc biệt là hoạt động giáo dục và đào tạo.

Là một trong hai ngôi trường THPT đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Trường THPT Cờ Đỏ cũng đi lên từ những khó khăn chung của huyện nhà. Trường được xây dựng trên mảnh đất xã Nghĩa Hồng, cùng với đặc điểm thiên nhiên khắc nghiệt chung, cuộc sống của người dân ở nơi đây còn nhiều vất vả, học sinh phần lớn là con em dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp, điều kiện để học tập của các em còn nhiều thiếu thốn. Được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện Nghĩa Đàn cùng với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó vươn lên của Ban giám hiệu nhà trường của đội ngũ thầy cô giáo và của các em học sinh, trườngTHPT Cờ Đỏ trong những năm qua đã có rất nhiều khởi sắc, tạo dựng được thương hiệu, trở thành điểm sáng về giáo dục. Trải qua lịch sử gần 40 năm thành lập, đến nay trường THPT Cờ Đỏ đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh, là nơi nuôi dưỡng ước mơ, tạo dựng tương lai cho biết bao thế hệ học trò, đào tạo nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mĩ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Trong sự cống hiến, nỗ lực, đóng góp chung của tập thể hội đồng sư phạm để một ngôi trường làng vươn mình lớn dậy như ngày hôm nay, phải kể đến vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

Hiện nay, trường THPT Cờ Đỏ có tổng số 28 lớp học, trong số 68 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì có 28 giáo viên được phân công kiêm nhiệm làm công tác chủ nhiệm, chiếm tỉ lệ 41,2%. Đứng trước những yêu cầu đổi mới đồng bộ, toàn diện của ngành Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm làm công tác chủ nhiệm có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, kết quả giáo dục của nhà trường, đặc biệt là ở những lớp không có học sinh mũi nhọn, nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Những thành tích mà nhà trường có được trong nhiều năm qua trên tất cả các hoạt động, một phần rất lớn có sự đóng góp công sức của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy môn học theo quy định, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất


cả các hoạt động giáo dục. Cùng với các tổ chức trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được công việc thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh.

docx 62 trang Thu Kiều 12/09/2024 570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài:
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
 HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO TRONG CÔNG TÁC 
CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 CỜ ĐỎ, HUYỆN NGHĨA ĐÀN
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Năm học 2022 - 2023 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
 1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1
 2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................3
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .................................................................3
 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................3
 5.3. Phương pháp thống kê toán học..................................................................3
 6. Tính cấp thiết và điểm mới trong kết quả nghiên cứu.......................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................5
 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................................5
 1.1. Cơ sở lí luận................................................................................................5
 1.1.1. Khái niệm: Giải pháp...........................................................................5
 1.1.2. Hoạt động phong trào ..........................................................................5
 1.1.3. Công tác chủ nhiệm.............................................................................5
 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................6
 1.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm ở trường 
 Trung học phổ thông Cờ Đỏ..........................................................................6
 1.2.2. Một số thực trạng trong công tác chủ nhiệm ở trường Trung học
 phổ thông Cờ Đỏ ...........................................................................................8
 2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 
 PHONG TRÀO TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG 
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỜ ĐỎ ................................................................11
 2.1. Phân công nhiệm vụ của Ban cán sự, Ban chấp hành chi đoàn và xây 
 dựng kế hoạch hoạt động của tập thể lớp trong năm học ................................11
 2.1.1. Phân công nhiệm vụ ..........................................................................11
 2.1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp trong năm học ......................15
 2.2. Đổi mới nội dung, cách thức họp phụ huynh ở lớp chủ nhiệm ................19
 2.2.1. Giải pháp ...........................................................................................19
 2.2.2. Kết quả ..............................................................................................20
 2.2.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................21
 2.3. Xây dựng một số mô hình ở lớp chủ nhiệm .............................................21
 2.3.1. Giải pháp ...........................................................................................21
 2.3.2. Kết quả ..............................................................................................30
 2.3.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................30
 2.4. Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp chủ nhiệm ........31
 2.4.1. Giải pháp ...........................................................................................31
 2.4.2. Kết quả đạt được................................................................................35
 2.4.3. Bài học kinh nghiệm..........................................................................35 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
 1 ĐTB Điểm trung bình
 2 GDCD Giáo dục công dân
 3 GV Giáo viên
 4 HK Hạnh kiểm
 5 HL Học lực
 6 LP Lớp phó
 7 THCS Trung học cơ sở
 8 THPT Trung học phổ thông
 9 TNCS Thanh niên Cộng sản PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
 Nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Nghĩa Đàn là một 
huyện miền núi giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của 
tỉnh nhà. Sau khi thực hiện việc chia tách, huyện Nghĩa Đàn bắt đầu được tổ chức 
lại với biết bao khó khăn, thách thức bởi tất cả gần như trở lại điểm xuất phát của 
một huyện miền núi nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt. Đi lên từ khó khăn, Đảng bộ 
và nhân dân huyện nhà lại thắp sáng lên niềm tin, đoàn kết và quyết tâm xây dựng 
quê hương Nghĩa Đàn sớm vượt qua khó khăn, nhanh chóng thay da, đổi thịt. Cùng 
với việc tập trung ổn định tổ chức; xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; 
chăm lo ổn định và nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân; đảm bảo an 
sinh xã hội Đảng bộ đã tập trung cho hoạt động văn hóa, y tế và đặc biệt là hoạt 
động giáo dục và đào tạo.
 Là một trong hai ngôi trường THPT đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, 
Trường THPT Cờ Đỏ cũng đi lên từ những khó khăn chung của huyện nhà. Trường 
được xây dựng trên mảnh đất xã Nghĩa Hồng, cùng với đặc điểm thiên nhiên khắc 
nghiệt chung, cuộc sống của người dân ở nơi đây còn nhiều vất vả, học sinh phần 
lớn là con em dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào thấp, điều kiện để học tập của 
các em còn nhiều thiếu thốn. Được sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện 
Nghĩa Đàn cùng với sự quyết tâm, nỗ lực vượt khó vươn lên của Ban giám hiệu 
nhà trường của đội ngũ thầy cô giáo và của các em học sinh, trường THPT Cờ Đỏ 
trong những năm qua đã có rất nhiều khởi sắc, tạo dựng được thương hiệu, trở 
thành điểm sáng về giáo dục. Trải qua lịch sử gần 40 năm thành lập, đến nay 
trường THPT Cờ Đỏ đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho các bậc phụ huynh, là 
nơi nuôi dưỡng ước mơ, tạo dựng tương lai cho biết bao thế hệ học trò, đào tạo 
nguồn nhân lực có đủ đức, trí, thể, mĩ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng 
giàu đẹp. Trong sự cống hiến, nỗ lực, đóng góp chung của tập thể hội đồng sư 
phạm để một ngôi trường làng vươn mình lớn dậy như ngày hôm nay, phải kể đến 
vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
 Hiện nay, trường THPT Cờ Đỏ có tổng số 28 lớp học, trong số 68 cán bộ, 
giáo viên, nhân viên thì có 28 giáo viên được phân công kiêm nhiệm làm công tác 
chủ nhiệm, chiếm tỉ lệ 41,2%. Đứng trước những yêu cầu đổi mới đồng bộ, toàn 
diện của ngành Giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường đã xác định đội ngũ giáo viên 
kiêm nhiệm làm công tác chủ nhiệm có một vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong 
việc nâng cao chất lượng, kết quả giáo dục của nhà trường, đặc biệt là ở những lớp 
không có học sinh mũi nhọn, nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Những 
thành tích mà nhà trường có được trong nhiều năm qua trên tất cả các hoạt động, 
một phần rất lớn có sự đóng góp công sức của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ 
nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm hầu như chịu hoàn toàn trách nhiệm về lớp mình phụ 
trách, trực tiếp giảng dạy môn học theo quy định, đồng thời tổ chức, hướng dẫn tất
 1 và Đào tạo trong thời đại mới. Giúp học sinh hình thành và phát triển một cách 
toàn diện các phẩm chất, năng lực thông qua việc tham gia các hoạt động phong 
trào của trường, của lớp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Tìm hiểu, nghiên cứu các khái niệm, cơ sở lí luận về hoạt động phong trào 
về công tác chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay.
 - Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân trong công 
tác chủ nhiệm ảnh hưởng đến kết quả của các hoạt động phong trào.
 - Tập trung vào việc đổi mới cách thức tổ chức, hình thức hoạt động trong 
công tác chủ nhiệm qua từng giải pháp, nhằm nâng cao kết quả của hoạt động 
phong trào, giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực một cách 
toàn diện.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Các giải pháp đem lại kết quả cao cho các hoạt động phong trào trong công 
tác chủ nhiệm ở trường THPT Cờ Đỏ.
 - Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trong 3 năm: từ năm học 2020-2021 
cho đến năm học 2022-2023 ở lớp có nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc 
biệt, lớp không có học sinh mũi nhọn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến công tác chủ nhiệm, chức năng, 
vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong trường học.
 - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc tổ chức các hoạt động trong 
công tác chủ nhiệm để thúc đẩy chất lượng phong trào ở lớp được phân công.
 - Nghiên cứu cách thức tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm; 
Các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lí học sinh THPT.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp khảo sát, tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn về thực trạng 
trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Cờ Đỏ để từ đó đưa ra những giải pháp 
phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm 
từ năm học 2020 đến nay ở trường THPT Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn.
5.3. Phương pháp thống kê toán học
 Phân tích, tính toán, thống kê kết quả khảo sát, tìm hiểu để có những số liệu 
chính xác từ đó rút ra kết luận và đưa ra giải pháp.
 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm: Giải pháp
 Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) khái niệm “giải 
pháp” được hiểu là cách giải quyết một vấn đề khó khăn.
 Theo Từ điển Việt - Anh thì khái niệm “giải pháp” cũng được hiểu tương 
tự: giải pháp là cách giải quyết một vấn đề nào đó.
1.1.2. Hoạt động phong trào
 Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2000) khái niệm “Phong 
trào” được hiểu là hoạt động lôi cuốn được đông đảo người tham gia.
 Trong nhà trường, đối với tất cả học sinh, bên cạnh hoạt động chính là học 
tập thì còn có rất nhiều các hoạt động phong trào khác để hỗ trợ hoạt động học 
tập, giúp các em hình thành và phát triển được các phẩm chất, năng lực cần thiết, 
đáp ứng được những nhu cầu phức hợp của cuộc sống đặt ra. Đồng thời, việc tham 
gia và kết quả của các hoạt động phong trào góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy sự 
phát triển, chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Để làm được điều đó, cần 
phải kể đến vai trò rất lớn của giáo viên chủ nhiệm trong việc tìm ra các giải pháp 
để thúc đẩy các hoạt động phong trào ở lớp mình được phân công, từ đó nhân rộng, 
phổ biến các giải pháp, đem lại kết quả cao cho sự nghiệp giáo dục chung của nhà 
trường.
1.1.3. Công tác chủ nhiệm
 Trong trường học, giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng chỉ định, 
phân công chịu trách nhiệm về một lớp bất kì. Giáo viên chủ nhiệm được Hiệu 
trưởng chọn trong số các giáo viên giảng dạy ở lớp đó. Như vậy, giáo viên chủ 
nhiệm, theo quy định là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác giáo dục, 
đào tạo và quản lý học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt Hiệu 
trưởng nhà trường tổ chức, quản lý và giáo dục học sinh trong một lớp, đồng thời 
chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu, trước hội đồng sư phạm nhà trường về chất 
lượng giáo dục của lớp mình phụ trách. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm có một 
vai trò, vị trí vô cùng quan trọng là cầu nối đa chiều giữa các tổ chức, lực lượng và 
cá nhân giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp được phân 
công chủ nhiệm.
 Xét trên mọi bình diện, giáo viên chủ nhiệm được coi là linh hồn của một tập 
thể lớp, giáo viên chủ nhiệm vừa phải dùng cái tâm của một nhà giáo dục vừa phải 
dùng năng lực của một nhà quản lý để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Để 
giáo dục một cách toàn diện cho học sinh, đặc biệt là giáo dục về mặt tâm hồn, 
nhân cách và để thúc đẩy chất lượng của mọi hoạt động cho học sinh thì
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_phong_trao.docx
  • pdfDương Thị Thao, Đặng Trọng Minh - THPT Cờ Đỏ - Chủ nhiệm..pdf