SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Hoàng
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển và hội nhập của đất nước. Giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần là điều quan trọng và cần thiết.
Nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng phải “dạy chữ đi đôi với dạy người”. Nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy chữ tức là chỉ dạy học các môn văn hóa trong các giờ học chính khóa thì chỉ đào tạo được những con người thụ động, thiếu kỹ năng sống, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách máy móc, thiếu sự sáng tao. Do đó, ngoài giờ học chính khóa nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em có ý thức tổ chức, rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sinh hoạt, lao động sản xuất, giao tiếp tập thể để phát triển nhân cách một cách toàn diện.
Để đảm bảo cho các hoạt động mang tính xã hội được hiệu quả, bổ ích, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, có tính giáo dục cao trong môi trường giáo dục thì vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Là một tổ chức trong nhà trường có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết thanh niên; Đoàn Thanh niên là một tổ chức chính trị của tuổi trẻ học đường, hoạt động theo Điều lệ Đoàn và được đặt trực tiếp dưới sự lãnh, chỉ đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Tập hợp thanh niên vào quỹ đạo hoạt động chung do Đoàn làm nòng cốt là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu, xuyên suốt của tổ chức Đoàn và đội ngũ làm công tác Đoàn trường học, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần tích cực giúp nhà trường đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, sống có ích cho xã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC ĐOÀN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HOÀNG Người thực hiện: Lê Thị Ánh Tuyết Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác Đoàn-Đội THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiện cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 12 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 PHỤ LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển và hội nhập của đất nước. Giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường phổ thông thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần là điều quan trọng và cần thiết. Nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng phải “dạy chữ đi đôi với dạy người”. Nếu chỉ thực hiện nhiệm vụ dạy chữ tức là chỉ dạy học các môn văn hóa trong các giờ học chính khóa thì chỉ đào tạo được những con người thụ động, thiếu kỹ năng sống, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách máy móc, thiếu sự sáng tao. Do đó, ngoài giờ học chính khóa nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp các em có ý thức tổ chức, rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sinh hoạt, lao động sản xuất, giao tiếp tập thể để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Để đảm bảo cho các hoạt động mang tính xã hội được hiệu quả, bổ ích, thiết thực, phù hợp với tâm sinh lý học sinh, có tính giáo dục cao trong môi trường giáo dục thì vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là rất quan trọng. Là một tổ chức trong nhà trường có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết thanh niên; Đoàn Thanh niên là một tổ chức chính trị của tuổi trẻ học đường, hoạt động theo Điều lệ Đoàn và được đặt trực tiếp dưới sự lãnh, chỉ đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường. Tập hợp thanh niên vào quỹ đạo hoạt động chung do Đoàn làm nòng cốt là một nhiệm vụ chính trị hàng đầu, xuyên suốt của tổ chức Đoàn và đội ngũ làm công tác Đoàn trường học, nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần tích cực giúp nhà trường đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, sống có ích cho xã hội. Những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên của trường THPT Nguyễn Hoàng đã đạt được những thành tích nổi bật được Cấp ủy chi bộ -BGH và Đoàn cấp trên ghi nhận. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, học sinh là con em gia đình thuần nông có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường. Đội ngũ cán bộ đoàn nói chung và cán bộ cấp chi đoàn nói riêng đang còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác đoàn. Một bộ phận đoàn viên – thanh niên còn thụ động, ý thức tập thể chưa cao, thường xuyên vi phạm nội quy, chưa nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể do Đoàn trường, nhà trường phát động. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đoàn viên, thanh niên trong nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Nội dung, hình thức sinh hoạt ở các chi đoàn còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Qua nhiều năm trực tiếp tham gia công tác đoàn với cương vị là Phó bí thư đoàn trường - bí thư Chi đoàn giáo viên bản thân tôi càng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động đoàn trong nhà trường phổ thông, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Do đó, từ thực trạng tại nhà trường và kinh nghiệm trong suốt thời gian công tác đoàn tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đoàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường THPT Nguyễn Hoàng”. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đoàn tại trường THPT Nguyễn Hoàng. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. - Tạo môi trường thuận lợi cho đoàn viên – thanh niên có cơ hội được thể hiện ước mơ, hoài bão, khả năng bản thân. Từ đó giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai. 1.3. Đối tượng nghiện cứu Đoàn trường THPT Nguyễn Hoàng nhiệm kỳ 2017-2018 với 742 đoàn viên – thanh niên thuộc 20 chi đoàn. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Đề tài sử dụng 2 phiếu điều tra: + Phiếu điều tra số 1: So sánh kết quả điều tra về trình độ kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn đối với cán bộ chi đoàn. Phiếu này được sử dụng cho 40 học sinh là bí thư, phó bí thư các chi đoàn học sinh. Nội dung so sánh Sau khi thực hiện đề tài Trước khi thực hiện đề tài 1. Nêu được các hình thức sinh hoạt chi đoàn được triển khai tại chi đoàn. 2. Chưa nêu được các hình thức sinh hoạt được triển khai tại chi đoàn. 3. Không trả lời được hoặc không có. + Phiếu điều tra số 2: So sánh mức độ tập hợp đoàn viên tham gia sinh hoạt đoàn và hiệu quả các hình thưc sinh hoạt. Phiếu này được sử dụng cho 549 đoàn viên trong toàn trường. Nội dung so sánh Sau khi thực hiện đề tài Trước khi thực hiện đề tài 1. Thường xuyên, bổ ích. 2. Thường xuyên, không bổ ích. 3. Không hoặc rất ít tổ chức. - Phương pháp thống kê xử lý số liệu 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III của Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam đã quyết định lấy ngày 26/03/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 2) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đoàn TNCS Hồ Chí minh là thành viên của hệ thống chính trị (bao gồm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị: Công Đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội liên hiệp nông dân, Hội cựu chiến binh). Đoàn TNCS Hồ chí Minh tổ chức các hoạt động nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật, trước xã hội và các thành viên khác trong hệ thống chính trị. Đánh giá vai trò của quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hệ thống chính trị nói chung và trong nhà trường nói riêng, Đảng ta đã có rất nhiều Nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo về công tác Đoàn và phong trào thanh niên. Trong nghị quyết số 25 ngày 25/7/2008 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hóa” đã chỉ rõ: “Việc quản lý tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ Đoàn, nhất là cán bộ Đoàn cấp cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán bộ Đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế ”. Vì vậy cần tăng cường công tác chỉ đạo, đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên. 2.1.1. Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong trường học Điều lệ đoàn TNCS HCM nêu rõ: Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Lực lượng giáo dục trực tiếp, Đoàn lãnh đạo chính trị tư tưởng trong tập thể học sinh, là lực lượng nòng cốt trong học tập và các hoạt động tập thể của học sinh, là tổ chức quan trọng góp phần giáo dục đạo đức học sinh, tạo ra môi trường để học sinh phát triển một cách toàn diện. Là nòng cốt cho sự tự quản trong hoạt động tập thể của học sinh, nhân tố cơ bản trong quá trình tự giáo dục của tập thể học sinh. Đại diện cho quyền dân chủ XHCN là lợi ích của thanh niên. Trong nhà trường THPT, cán bộ giáo viên, học sinh là lực lượng trẻ tràn đầy sức sống, sức sáng tạo, nhạy bén trong lao động, học tập; là nhân tố chính thức thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Vì vậy Đoàn thanh niên phải có trách nhiệm phối hợp với giáo dục để thực hiện đường lối giáo dục của Đảng. Giáo dục lớp trẻ có nhận thức chính trị, có trình độ tri thức khoa học vững chắc bước vào xây dựng đất nước. Trong trường THPT, Đoàn là lực lượng xung kích trong mọi hoạt động, trong mọi khó khăn. “Khi cần thanh niên có, khi khó có thanh niên” trong công tác xã hội, công tác giáo dục. Đoàn tổ chức vận động thanh niên thành lập câu lạc bộ tài năng trẻ, quỹ giúp bạn vượt khó trong học tập Đoàn cùng nhà trường tổ chức thực hiện nề nếp, hoạt động văn thể mỹ, các hoạt động giao lưu học tập, các hoạt động giáo dục truyền thống trong nhà trường theo từng chủ điểm. Đoàn thanh niên giúp học sinh định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Kết quả hoạt động của đoàn thanh niên có tính giáo dục cao, tính thực tiễn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn trong học tập, lao động và rèn luyện tư cách đạo đức. Đoàn kết tập hợp thanh niên và giáo dục thanh niên theo lý tưởng xã hội chủ nghĩa đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tổ chức hành động cách mạng trong thanh niên hướng vào việc tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phụ trách thiếu niên nhi đồng, làm nòng cốt chính trị đối với hội LHTN, Hội SVVN và các tổ chức khác của thanh niên. Bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu để Đảng xem xét, kết nạp; tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng và chính quyền nhân dân. 2.1.2. Nội dung hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường học Đoàn hoạt động mang tính phong trào thường được tổ chức thành các chương trình hành động. Các chương tình này đưa vào trường học để gắn với nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp và các sinh hoạt chủ điểm trong nhà trường nên có những đặc điểm riêng. Hoạt động của Đoàn thanh niên trong trường học là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục. Phương hướng công tác chủ yếu là giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, tổ chức những hoạt động công ích, tập thể và những hành vi xã hội cụ thể: - Giáo dục ý thức chủ động, phương pháp học tập tích cực, phát huy tư duy sáng tạo, tìm hiểu, nghiên cứu khoa học, thực hành sáng tạo qua các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ năng khiếu. - Mở rộng hoạt động chính trị - xã hội, mở rộng phạm vi thực tế, chính trị-xã hội của học sinh, tích cực xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp an toàn và không có tệ nạn, ma túy, bạo lực học đường. - Rèn luyện tư tưởng chính trị xã hội, đạo đức cho học sinh qua định hướng chính trị. Hình thành nhân cách người thanh niên trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước nhà. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, tính tổ chức, tính nguyên tắc, tinh thần phê và tự phê trong thanh niên. - Góp phần giáo dục tính kỷ luật học sinh, giữ gìn nề nếp, kỷ cương và trật tự trong học tập, sinh hoạt, đấu tranh chống tiêu cực trong học tập, nghiêm túc trong thi cử. Với những nội dung hoạt động trên Đoàn góp phần tích cực vào việc xây dựng thế hệ học sinh phát triển toàn diện, có đạo đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong nhiệm kỳ 2017-2018, tổng số đoàn viên - thanh niên toàn trường: 742, trong đó, đoàn viên là 549, thanh niên là 193. BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2017-2018 gồm 15 đồng chí, trong đó có 1 Bí thư, 2 Phó bí thư; giáo viên là 5, học sinh: 10. Số đảng viên tham gia sinh hoạt Đoàn là 9 đồng chí. 2.2.1. Thuận lợi - Đoàn trường luôn nhận được sự quan tâm, lãnh chỉ đạo sát sao của Cấp ủy chi bộ - BGH, Ban chấp hành Huyện đoàn Hà Trung. - Có sự phối kết hợp, ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức, giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm. - Ban chấp hành Đoàn trường là đội ngũ trẻ, nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc. - Đa số đoàn viên trong các chi đoàn chấp hành nghiêm túc nhiệm vụ Đoàn viên. Tích cực học tập và tham gia các hoạt động tập thể. - Số lượng Đảng viên tham gia sinh hoạt đoàn tương đối nhiều. 2.2.2. Khó khăn - Do đặc thù của nhà trường (Là trường duy nhất trong huyện Hà Trung chuyển từ hệ bán công sang công lập) nên điểm thi đầu vào của học sinh thấp. Điều này kéo theo ý thức học tập cũng như chấp hành nội quy của một bộ phận học sinh còn chưa cao. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. - Đội ngũ cán bộ đoàn nói chung và cán bộ cấp chi đoàn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác. Vì vậy nội dung và hình thức sinh hoạt tại các chi đoàn còn chưa phong phú, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo. - Học sinh đa số thuộc các gia đình thuần nông hoặc có bố (mẹ) đi làm ăn xa, khoảng cách địa lý xa trường nên gây khó khăn cho Đoàn trường về mặt thời gian, không gian và con người trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. - Tài chính dành cho hoạt động Đoàn còn hạn chế. - Ban chấp hành Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động đôi khi còn nhiều dè dặt, thiếu kinh nghiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Để hoạt động Đoàn có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường cần phải thực hiện một số giải pháp sau: 2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chi đoàn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Cán bộ như thế nào phong trào như thế ấy. Do đó, Đoàn trường phải xây dựng được đội ngũ các bí thư chi đoàn là những học sinh gương mẫu, học tập tốt, có uy tín trước tập thể, có kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng tổ chức các hoạt động, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nói trước đám đông Vậy làm thế nào để xây dựng được đội ngũ các bí thư chi đoàn xứng đáng với vai trò thủ lĩnh? - Đối với các chi đoàn khối 10: Do các em mới chuyển sinh hoạt từ cấp 2 nên Ban chấp hành Đoàn trường cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt số lượng cũng như chất lượng đoàn viên tại các chi đoàn, đặc điểm tình hình chi đoàn, tiếp nhận sinh hoạt đoàn cho các đoàn viên mới trước khi tiến hành đại hội. - Đối với các chi đoàn khối 11, 12: Thông qua thời gian, kết quả hoạt động của chi đoàn trong năm học kết hợp với nhận xét, đánh giá của giáo viên chủ nhiệm. 2.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn cho đội ngũ các cán bộ chi đoàn Ở mỗi chi đoàn vai trò của các cán bộ Đoàn là rất quan trọng. Đây chính là đội ngũ cốt cán, hạt nhân của chi đoàn trong mọi hoạt động. Vì vậy để có thể nâng cao được kết quả công tác của chi đoàn thì tại mỗi chi đoàn phải có những cán bộ Đoàn giỏi. Mở lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động Đoàn. Nội dung tập huấn chủ yếu tập trung vào các vấn đề trọng tâm như công tác tổ chức đại hội; lễ kết nạp đoàn viên; kỹ năng tổ chức các hoạt động tập thể, hướng dẫn về hồ sơ, sổ sách; phân loại đoàn viên, đánh giá, nhận xét cuối năm học, công tác phát triển đoàn viên Trong năm học qua, Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức được 01 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn cho 40 đồng chí là bí thư, phó bí thư các chi đoàn. Thời gian tổ chức là 02 buổi sau khi các chi đoàn đã tổ chức thành công đại hội chi đoàn. 2.3.3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn Chất lượng sinh hoạt đoàn thể hiện thành quả hoạt động cả tập thể cán bộ đoàn viên, thanh viên của đơn vị trong công tác. Do đó việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn nói riêng và chất lượng sinh hoạt Đoàn nói chung sẽ góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục toàn diện của nhà trường. Biện pháp thực hiện: - Ban chấp hành Đoàn trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể về các mặt hoạt động Đoàn trong năm học, triển khai một cách kịp thời, sâu rộng đến đoàn viên thanh niên. Trên cơ sở đó, các chi đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động cho chi đoàn mình. Trong năm, một số các chương trình trọng điểm đã được tổ chức thu hút sự tham gia đông đảo của đoàn viên, thanh niên trong nhà tường như: Hội diễn văn nghệ quần chúng nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội thi Khi tôi 18 cấp trường và tham dự Hội thi khi tôi 18 cấp huyện, thi đấu thể dục thể thao bóng chuyền, kéo co nhân kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3/2018, tổ chức phong trào thi đua lớp học tự quản, phong trào điểm tốt tặng thầy nhân kỷ niệm ngày 20/11/2018. Ảnh 1: Hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11/2018. Ảnh 2: Hội diễn văn nghệ chào mừng 20/11/2018. Ảnh 3: Hoạt động thể dục thể thao kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3/2018. Ảnh 4: Hoạt động thể dục thể thao kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3/2018. Ảnh 5: Hình ảnh hội khi Khi tôi 18 cấp trường năm 2017-2018 Ảnh 6: Hình ảnh hội khi Khi tôi 18 cấp huyện năm 2017-2018 - Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt Đoàn. Các buổi sinh hoạt chi đoàn theo chủ đề tháng và triển khai bằng nhiều hình thức khác nhau tọa đàm, diễn đàn Biện pháp này giúp các chi đoàn tập hợp được đông đủ ĐVTN tham gia và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn. - Tăng cường các sân chơi trí tuệ, các câu lạc bộ học thuật: tổ chức rung chuông vàng, giải ô chữ, các câu lạc bộ toán, văn Góp phần thu hút đoàn viên thanh niên, hạn chế sự xâm nhập của các thói hư tật xấu đồng thời tạo hứng thú trong học tập. - Tổ chức các buổi giao lưu giữa các chi đoàn để trao đổi kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm trong công tác Đoàntạo nên sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các đoàn viên thanh niên trong toàn trường. 2.3.4. Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên Thanh niên là bộ phận xung kích đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, do đó cần được giáo dục về mọi mặt. Công tác giáo dục truyền thống cho đoàn viên thanh niên có vai trò quan trọng giúp đoàn viên thanh niên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nhận thức đầy đủ về tổ chức Đoàn và các tổ chức khác đồng thời đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ cách mạng. Từ đó đoàn viên thanh niên sẽ có những hành động thiết thực, tham gia các hoạt động xã hội nói chung và công tác Đoàn nói riêng, có động cơ mục đích rõ ràng trong học tập. Công tác tổ chức giáo dục truyền thống thường được tổ chức nhân các ngày lễ lớn như 22/12, 20/11, 26/3 Tuy nhiên, phần lớn các buổi giáo dục truyền thống còn được tổ chức một cách khô cứng nên đoàn viên thanh niên tham gia một cách thụ động gây nên sự nhàm chán và không thu hút được sự quan tâm chú ý của người tham gia. Do đó, cần phải đổi mới các hình thức tuyên truyền giáo dục truyền thống như: Tổ chức các diễn đàn, hội thi, gặp mặt nhân chứng lịch sử BCH Đoàn trường lập kế hoạch cụ thể theo tháng và triển khai về các chi đoàn để thực hiện. Trong năm học qua, Đoàn trường đã phối hợp với các tổ chức trong nhà trường tổ chức: - Thi viết bài tìm hiểu về an toàn giao thông cấp trường, tổ chức lễ ký cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông. Phối hợp trung tâm y tế huyện hà Trung tổ chức buổi nói chuyện về HIV/AIDS qua đó giúp các em học sinh có được nhận thức đúng, tránh hành vi sai lệch. - Tổ chức buổi nói truyện truyền thống nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/2017 với các nhân chứng lịch sử trong trận Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972. - Tuyên truyền qua hình thức Báo bảng. Mỗi tháng Ban biên tập sẽ có 1 số báo với nội dung gắn với các ngày lễ trong năm như ngày 20/10, 20/11, 22/12, 30/4-1/5, 8/3, 19/5 Ngoài nội dung tuyên truyền, mỗi số báo sẽ có các câu đố vui có thưởng thuộc các lĩnh vực khác nhau giúp các em có những giây phút thoải mái sau giờ học. Trong giờ chào cờ đầu tiên của tháng, Ban biên tập sẽ công bố những bạn có câu trả lời nhanh và sớm nhất để khen thưởng. - Tổ chức chương trình phát thanh thanh niên vào sáng thứ 7 (2 tuần/lần với thời lượng 15 phút). Ngoài bản tin thanh niên còn có chương trình “bài
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cong_tac_d.doc