SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học văn bản truyện ngắn hiện đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học văn bản truyện ngắn hiện đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Việc dạy học môn Ngữ văn trong các nhà trường hiện nay cần thấy rõ được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức của bộ môn một cách dễ dàng . Đặc biệt cần chú trọng việc hình thành, rèn luyện phương pháp, kĩ năng tự đọc, tự học các thể loại văn bản đặc biệt là thể loại truyện ngắn, giúp các em học tập chủ động, say mê hơn với bộ môn vẫn thường bị nhiều học sinh coi là khó học này.

Tuy nhiên, thực tế dạy học truyện ngắn trong các trường trung học phổ thông nói chung và ở lớp 11 hiện nay còn gặp nhiều bất cập, khó khăn:

 Thứ nhất, khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn nhiều giáo viên chỉ chú tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin, đọc và tóm tắt trước ở nhà của các em. Do đó học sinh còn học tập một chiều, thụ động, đa phần đều có chung tình trạng, giáo viên dẫn dắt đến đâu, học sinh hiểu đến đó, nếu dừng lại học sinh sẽ không biết đi tiếp như thế nào.

Thứ hai, trong quá trình dạy thể loại truyện ngắn nhiều giáo viên còn áp đặt kiến thức, coi đó là “hiển nhiên”, học sinh ít bám sát văn bản, chưa tự mình suy luận để tìm ra kiến thức.

 

doc 20 trang thuychi01 24635
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học văn bản truyện ngắn hiện đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC VĂN BẢN TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TIÊU BIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11
Người thực hiện: Hoàng Thị Hảo
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn
Quảng Xương, tháng 05 năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
 Lí do viết sáng kiến
 Việc dạy học môn Ngữ văn trong các nhà trường hiện nay cần thấy rõ được tầm quan trọng  của việc đổi mới phương pháp dạy học để học sinh có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức của bộ môn một cách dễ dàng . Đặc biệt cần chú trọng việc hình thành, rèn luyện phương pháp, kĩ năng tự đọc, tự học các thể loại văn bản đặc biệt là thể loại truyện ngắn, giúp các em học tập chủ động, say mê hơn với bộ môn vẫn thường bị nhiều học sinh coi là khó học  này. 
Tuy nhiên, thực tế dạy học truyện ngắn trong các trường trung học phổ thông nói chung và ở lớp 11 hiện nay còn gặp nhiều bất cập, khó khăn:
 Thứ nhất, khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn nhiều giáo viên chỉ chú tâm truyền đạt kiến thức cho học sinh mà chưa chú trọng đến việc hình thành, rèn luyện kĩ năng tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin, đọc và tóm tắt trước ở nhà của các em. Do đó học sinh còn học tập một chiều, thụ động, đa phần đều có chung tình trạng, giáo viên dẫn dắt đến đâu, học sinh hiểu đến đó, nếu dừng lại học sinh sẽ không biết đi tiếp như thế nào.
Thứ hai, trong quá trình dạy thể loại truyện ngắn nhiều giáo viên còn áp đặt kiến thức, coi đó là “hiển nhiên”, học sinh ít bám sát văn bản, chưa tự mình suy luận để tìm ra kiến thức. 
Thứ ba, qua dự giờ nhiều đồng nghiệp, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên khi dạy chỉ chú trọng khai thác phương diện văn chương, chưa chú ý liên hệ thực tiễn, đến ý nghĩa xã hội và tính thời sự của văn bản được học. 
Về phía học sinh chưa chủ động tìm hiểu kiến thức,thu, thu thập thông tin và đọc, tóm tắt trước văn bản ở nhà mà chỉ thụ động chờ đợi vào sự hướng dẫn của giáo viên trong 45 phút trên lớp dẫn đến kết quả học tập không cao, không hứng thú với bộ môn.
Trong khi đó thể loại truyện ngắn, một thể loại của văn học tái hiện cuộc sống, khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn. 
Từ những lí do trên, tôi thiết nghĩ cần phải có một phương pháp dạy học văn bản thuộc thể loại truyện ngắn đặc biệt là ở lớp 11 như thế nào để học sinh có thể nắm bắt văn bản một cách chủ động, dễ dàng nhất. Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy - học văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đáp ứng việc dạy và học có chất lượng theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học mà Đảng, nhà nước và ngành giáo dục luôn quan tâm và đề cao hiện nay.ai
Trên cơ sở đó bài viết ( sáng kiến) đưa ra những bước, những thao tác cụ thể theo tiến trình bài dạy đọc- hiểu một văn bản truyện ngắn. Góp phần hình thành nên phương pháp, kĩ năng đọc - hiểu thể loại văn bản này. Từ đó giúp giáo viên có hướng đi rõ ràng, cụ thể trong việc khai thác những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại tiêu biểu trong chương trình lớp 11 . Đồng thời giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập, hứng thú yêu thích với bộ môn .
.Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
 * Phạm vi nghiên cứu: Một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình lớp 11 như truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân và truyện ngắn “ Chí Phèo của Nam Cao. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp chủ yếu sau: 
+ Phương pháp thống kê; 
+ Phương pháp phân tích, chứng minh, bình luận
+ Các phương pháp nghiên cứu văn học khác 
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp loogic,tông hợp
II. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở pháp lý của đề tài
Trong dạy học, phương pháp dạy học được coi “là những hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt mục đích dạy học” [8; 9]. 
  Trong dạy học truyện ngắn ở lớp 11 hiện nay, sự đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhiều giáo viên trong những bài dạy một văn bản cụ thể đã đưa ra được nhiều phương pháp dạy học linh hoạt, tích cực giúp học sinh học tập chủ động,hứng thú: phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, trao đổi nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Vai trò quan trọng của phương pháp dạy học văn bản truyện ngắn trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh
2.1.2. Một số khái niệm
* Khái niệm về giải pháp
Thuật ngữ “giải pháp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “Methodos”- có nghĩa là con đường, công cụ nhận thức. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê nin đặc biệt coi trọng vai trò của giải pháp, Hê- ghen khẳng định “giải pháp là linh hồn của đối tượng”, có thể nói, giải pháp chính là chiếc chìa khóa vạn năng để làm sáng tỏ vấn đề, không có giải pháp không thể đi đến chân lí.
Trước một đối tượng có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau, nhưng tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể, vào mục đích hướng đến để lựa chọn những giải pháp tối ưu và đem lại hiệu qủa.
* Hiệu quả dạy học:[2;4]
Hiệu quả dạy học có thể được xác định là: 
(1) Hiệu quả dạy học là kết quả học tập đạt được theo yêu cầu cao hơn nhưng trong cùng thời gian, công sức và nguồn lực như nhau. 
(2) Hiệu quả dạy học là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu, hoạt động của GV và HS và chi phí mà họ bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. 
Theo đó, khái niệm hiệu quả dạy học được hiểu gồm đầy đủ các khía cạnh cụ thể sau: 
Thứ nhất, phép so sánh chỉ mối quan hệ: đó là sự so sánh trước-sau, cao-thấp, nhiều-ít giữa kết quả đạt được của quá trình dạy - học (đầu ra) và chi phí thời gian, công sức và nguồn lực hiện có (đầu vào). Như vậy, thương số giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” càng lớn thì hiệu quả càng cao. Cụ thể, coi việc dạy - việc học luôn song hành trong một bài học thì từng HS được học nhiều, càng sâu và hiểu bài hơn thì việc dạy càng có hiệu quả cao. Ngược lại, việc dạy làm cho mỗi HS được học thực sự, có ý nghĩa thì hiệu quả hơn.
Thứ hai, kết quả thực hiện các mục tiêu, hoạt động của GV (việc dạy) và HS (việc học): Trong mỗi bài học, từng HS thực hiện hoạt động học và đạt được những yêu cầu (về năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ) đặt ra trong chương trình, môn học, bài học ở mức cao nhất thông qua việc dạy của GV (thiết kế, tổ chức, điều khiển, hướng dẫn cho HS học tập).
* Văn bản truyện ngắn 
  Truyện ngắn  là hình thức ngắn của tự sự “hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ gọn, có nhiều ưu việt trong sự khám phá nghệ thuật đời sống”[9;67]. Hơn thế, do đặc thù cơ bản của truyện ngắn là “ngắn” nên truyện ngắn vừa có sự hàm súc cô đọng, tinh chất của thơ ca lại có khả năng bao quát đời sống của tiểu thuyết. Với quy luật đặc thù này nên truyện ngắn chính là thể loại tiêu biểu nhất của văn học giúp người đọc- học sinh bồi đắp nhận thức về cuộc đời, về con người, thắp lửa những xúc cảm thẩm mĩ tốt đẹp [5;72].
    Trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay,  một trong những thay đổi lớn so với sách giáo khoa cũ là việc sắp xếp các tác phẩm không tuân theo trình tự thời gian ra đời của tác phẩm mà sắp xếp theo tiêu chí cùng thể loại, bởi vậy khi dạy từng văn bản cụ thể giáo viên cần lưu ý phải gắn liền nó với đặc trưng thi pháp của từng thể loại, dạy truyện ngắn cũng không nằm ngoài quy luật đó . Ở khuôn khổ của bài viết này tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn những đặc trưng cơ bản nhất của thể loại truyện ngắn, đây là những đặc trưng tiêu biểu của thể loại mà khi dạy giáo viên không thể bỏ qua.
2.2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 
2.2.1. Về phía giáo viên
Thực tế dạy học truyện ngắn lớp 11 trong các trường trung học phổ thông hiện nay giáo viên còn gặp nhiều bất cập, khó khăn.
Thứ nhất, khi đọc hiểu văn bản truyện ngắn nhiều giáo viên chưa tìm ra được phương pháp dạy truyện ngắn hiệu quả , sao cho vừa truyền đạt kiến thức vừa rèn luyện được cho học sinh các kĩ năng, các năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin, và hình thành những phẩm chất của người học. 
Thứ hai, trong quá trình dạy giáo viên quá chú trọng đến việc tổ chức hoạt động của người dạy mà không chú trọng đến hoạt động của người học, nên khi để cho các em tự hoạt động, làm việc một mình hay hợp tác trong một nhóm với nhau để trình bày trao đổi thảo luận về nhiệm vụ học tập thì các em còn lúng túng, chưa biết hợp tác để tìm ra kiến thức mà trông chờ nhiều vào người dạy.
 Thứ ba, qua dự giờ một số đồng nghiệp, tôi nhận thấy có giáo viên khi dạy truyện ngắn đã chú trọng đến cả hoạt động của người dạy và hoạt động của người học nhưng các hoạt động đó cũng chưa thật sự phù hợp, chưa đạt hiệu quả cao.
Bản thân tôi với khoảng thời gian 8 năm giảng dạy, vấn đề mà tôi luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh của mình yêu thích bộ môn văn. Đặc biệt là khi dạy thể loại truyện ngắn. Muốn như vậy trước hết người giáo viên phải truyền cho các em ngọn lửa say mê với bộ môn bằng chính kiến thức vững vàng của bản thân, bằng phương pháp dạy học hiệu quả nhất. 
2.2.2. Về phía học sinh
 Một thực trạng đáng báo động hiện nay là tình trạng học sinh chán học, lười tìm hiểu và lười đọc tác phẩm truyện ngắn trước khi đến lớp, không chủ động tìm hiểu kiến thức,thu, thu thập thông tin và đọc, tóm tắt trước văn bản ở nhà mà chỉ thụ động chờ đợi vào sự hướng dẫn của giáo viên trong 45 phút trên lớp thì kết quả không cao, dẫn đến không hứng thú với bộ môn.
 Qua việc khảo sát tìm hiểu về tình hình và chất lượng học tập của học sinh ở các lớp 11B1, 11B6, 11B7 năm học 2016-2017 của trường phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên ,huyện Quảng Xương, tôi nhận thấy như sau:
Câu hỏi về việc em có hứng thú học những tiết học về truyện ngắn hay không và kết quả như sau. 
Lớp
Sĩ số
Rất hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
Hứng thú
11B1
40
3
12
20
5
11B6
41
3
14
21
3
11B7
37
2
13
20
2
 Các bài kiểm tra có liên quan đến truyện ngắn như phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện thì kết quả cũng không cao .
2.2.3. Về chương trình
 Riêng trong chương trình môn Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay, sách giáo khoa mới đã đưa vào rất nhiều các thể loại văn học, trong đó, văn bản thuộc  thể loại truyện ngắn được chú trọng ở cả hai cấp học (lớp 11 và 12), chiếm thời lượng khá lớn so với chương trình, riêng lớp 11 là 9 tiết) chưa kể các truyện ngắn thuộc phần văn học nước ngoài. Có thể nói, đây là một thể loại không mới nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục nhận thức, giáo dục nhân cách, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho các em.
 Do đó giáo viên dạy văn khi dạy đến thể loại văn học này không thể không chú trọng đến việc dạy như thế nào đạt hiệu quả cao. Đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn của chương trình lớp 11 với những nhà văn lớn có đóng góp không nhỏ cho nền văn học hiện đại nước nhà: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao.
2.3. Các giải pháp thực hiện đề tài      
      Ở khuôn khổ của bài viết này tôi xin trình bày những hoạt động, những bước, những thao tác cụ thể theo tiến trình bài dạy góp phần hình thành nên phương pháp, kĩ năng đọc - hiểu văn bản truyện ngắn:
2.3.1. Giải pháp 1: Khái quát các bước tiến trình giảng dạy 
 *Hoạt động : Khởi động 
Ở hoạt động này từ xưa đến nay nhiều giáo viên hay áp dụng hình thức giới thiệu ngắn gọn bài mới (lời giới thiệu): Giới thiệu tác giả( phong cách, đóng góp của nhà văn cho nền văn học dân tộc), tác phẩm, hay đoạn trích cần tìm hiểu,trong đó nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng của tác phẩm được học. 
Tuy nhiên tôi thiết nghĩ hình thức này giúp học sinh ngay từ đầu đã có cái nhìn chung về tác giả và tác phẩm cần tìm hiểu nhưng chưa thực sự kích thích được trí tò mò, động não, thu hút sự chú ý của người học vào bài mới. 
Do đó ở hoạt động này giáo viên không nên xem nhẹ mà cần quan tâm vì công việc này dù là sự khởi đầu nhưng có ý nghĩa to lớn trong việc tạo sự chú ý của người học, kích thích sự suy nghĩ trước một vấn đề đặt ra, tạo tâm thế tiếp nhận, khơi dậy những cảm xúc , ấn tượng tốt đẹp về tác phẩm, nếu giáo viên làm làm tốt hoạt động này thì học sinh sẽ bị cuốn hút ngay vào bài học .
 *Hoạt động : Hình thành kiến thức [4;34]
 Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Trong hoạt động này giáo viên dẫn dắt các em tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm với những ý cơ bản sau: 
- Tìm hiểu về tác giả:
- Tìm hiểu chung về tác phẩm:
 Hoạt động 2: Đọc-hiểu văn bản
Đây là phần trọng tâm nhất của bài học, giáo viên định hướng học sinh tìm hiểu tác phẩm qua các bước sau: 
Bước 1 : Phân tích bức tranh đời sống được tái hiện trong tác phẩm.
Bước 2: Phân tích hệ thống nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.
* Thao tác 1:Tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật của tác giả. Giáo viên đặt ra các câu hỏi? học sinh động não suy nghĩa trả lời(có thể trao đổi theo nhóm)
*Thao tác 2:Tìm hiểu về cuộc đời, số phận, phẩm chất của nhân vật. Giáo viên cũng đặt ra các câu hỏi? học sinh động não suy nghĩa trả lời
Với những nhân vật xảy ra biến cố, bước ngoặt lớn trong cuộc đời( nhân vật Chí Phèo, Huấn Cao) cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu những biến cố này.
*Thao tác 3: Tìm hiểu bước ngoặt, biến cố xảy ra với nhân vật.
*Thao tác 4: Đánh giá chung về nhân vật.
 Bước 3: Đánh giá chung về văn bản, rút ra ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của văn bản.
 Hoạt động 3: Tổng kết
Giáo viên nêu vấn đè, gợi ý để học sinh đánh giá lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, rút ra bài học cho bản thân. 
- Em rút ra điều gì khi học xong văn bản? (giá trị nội dung, nghệ thuật).
- Với bản thân em, điều em cần đạt đến ở đây là gì? (liên hệ thực tế, bản thân)
 *Hoạt động: Củng cố kiến thức , luyện tập vận dụng
Giáo viên đặt ra các vấn đề liên quan đến nội dung bài học để học sinh giải đáp bằng những câu hỏi tự luận ngắn hoặc các câu hỏi trắc nghiệm để từ đó giúp học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức bài học. 
 *Hoạt động: Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài ở nhà
 Hoạt động này thường bị các giáo viên không chú trọng nhiều, giáo viên chỉ giao nhiệm vụ chung chung cho các em về nhà như : xem lại bài học, đọc kĩ để nắm chắc nội dung và nghệ thuật tác phẩm và dặn dò các em chuẩn bị bài mới hôm sau bằng việc trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. 
 Có thể mô hình hóa phương pháp dạy học truyện ngắn theo cách đọc – hiểu văn bản theo hệ thống các bước sau, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh từng hoạt động, từng bước cụ thể để các em chủ động đọc – hiểu văn bản dần tạo thành kĩ năng cho mình:
KHÁI QUÁT CÁC BƯỚC 
Hoạt động
Nội dung
Khởi động
Đưa ra vấn đề để dẫn dắt vào bài mới 
Hình thành kiến thức
Hoạt động1 : Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
Bước 1
Phân tích bức tranh đời sống được tái hiện trong tác phẩm.
Bước 2
Phân tích hệ thống nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện.
Bước 3
Đánh giá chung về văn bản, rút ra ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của văn bản.
Hoạt động 3: Tổng kết
Hoạt động 
Củng cố kiến thức , luyện tập vận dụng
Hoạt động 
Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài ở nhà
2.3.2. Giải pháp 2: Vận dụng, chứng minh giải pháp qua: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản “Chí Phèo”- Nam Cao [7;53]
 I. Mục tiêu bài học
 1. Kiến thức [6;42]
 - Hiểu và phân tích được các nhân vật trong truyện: Bá Kiến, Thị Nở, đặc biệt là Chí Phèo, qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả tâm lí nhân vật.
 2. Kĩ năng [6;42]
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng phân tích nhân vật, kĩ năng đánh giá tác phẩm.
 - Tích hợp kỹ năng sống : giao tiếp , trình bày , trao đổi , nhận thức.
 3. Thái độ
- Qua tác phẩm học sinh nhận thức được cần biết sống chan hòa mọi người, biết đồng cảm chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. 
* Tích hợp môi trường: Môi trường sống thiếu tình thương của làng Vũ Đại đầy thành kiến đã đẩy Chí vào con đường tha hóa. 
 4. Năng lực 
- Thu thập thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác...
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên : Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kĩ năng, bài soạn, các tài liệu khác, máy chiếu.
 2. Học sinh : Sách giáo khoa, vë ghi, vë so¹n.
 III. Tổ chức các hoạt động học 
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Tiến trình bài học 
 Hoạt động : Khởi động
 Giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về bối cảnh làng Vũ Đại hoặc về nhân vật Chí Phèo lúc mới xuất hiện sau đó đặt ra các câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở để học sinh suy nghĩ rồi dẫn dắt vào bài mới. 
 Hoạt động : Hình thành kiến thức
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét cơ bản về tác phẩm với những bội dung: 
 1. Xuất xứ. 
 2. Nhan đề
 3. Đề tài.
 Xác định đề tài của truyện?bối cảnh xã hội ra đời tác phẩm? tóm tắt cốt truyện?
 *Hoạt động 2: Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào tìm hiểu tác phẩm [7;54]
Đọc – hiểu văn bản
Bước 1:Tìm hiểu bức tranh hiện thực - Hình ảnh làng Vũ Đại
Bước 2:Phân tích nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện
1. Nhân vật Chí Phèo.:
*Thao tác 1:Tìm hiểu cách giới thiệu nhân vật Chí Phèo.
*Thao tác 2:Tìm hiểu về cuộc đời, số phận, phẩm chất nhân vật.
a)Chí Phèo trước khi đi tù:
b)Chí Phèo khi ở tù về:
c)Chí Phèo khi làm tay sai cho Bá Kiến
d Diễn biến tâm trạng Chí phèo sau khi gặp Thị Nở
*Đánh giá chung:
Giáo viên vấn đáp : Nhìn lại cuộc đời của Chí Phèo từ khi sinh ra đến khi trở thành tay sai cho Ba Kiến , em có nhận xét gì? Qua đó cho thấy cái nhìn mới nào của nhà văn khi viết về người nông dân? 
*Thao tác 3: Tìm hiểu biến cố xảy đến với nhân vật:
- Biến cố lớn: Chí gặp Thị Nở và bị Thị cự tuyệt
-Tác động của biến cố
 Tìm hiểu kết thúc của tác phẩm:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách kết thúc tác phẩm và ý nghĩa của cách kết thúc đó bằng các câu hỏi gợi mở. Học sinh động não trả lời. 
* Thao tác 4:Đánh giá chung về nhân vật.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá hình tượng nhân vật Chí Phèo qua các câu hỏi thảo luận nhóm nhỏ( học sinh ngồi cạnh nhau) : Ý nghĩa của hình tượng nhân vật Chí Phèo? Thông điệp của nhà văn, thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
2. Nhân vật Bá Kiến
 Giáo viên cho học sinh nhận ra một phần bản chất cáo già của Bá Kiến qua cách ứng xử với Chí Phèo khi Chí đền nhà ăn vạ. 
 Bước 3: Đánh giá  ý nghĩa  của văn bản:
Qua việc phân tích văn bản giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét khái quát và tìm hiểu về ý nghĩa xã hội, ý nghĩa thời sự của văn bản bằng các câu hỏi gợi mở.
 Tác phẩm Chí Phèo đã đặt ra những vấn đề gì? Cách khám phá riêng của tác giả trước hiện thực?Ý nghĩa của tác phẩm?
    * Hoạt động : Tổng kết bài học( Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết kiến thức về bài học)
 III.Tổng kết
 Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Liên hệ với  thực tế, bản thân. Gọi một vài cá nhân trả lời
 *Hoạt động: Củng cố kiến thức , luyện tập vận dụng [4;45]
Giáo viên củng cố nội dung bài học bằng một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận:
 A.Trắc nghiệm: Giáo viên chiếu các câu hỏi trắc nghiệm trên máy chiếu, học sinh trả lời nhanh, giáo viên chốt đáp án.
Câu 1. Truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao trước đó đã có nhan đề là:
A. Cái lò gạch cũ.
B. Cái lò gạch bỏ hoang ; Đôi lứa xứng đôi.
C. Cái lò gạch cũ ; Đôi lứa xứng đôi.
D. Trước, sau chỉ có tên là Chí Phèo.
Câu 2. Câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo đã được Nam Cao tái hiện trong không gian và thời gian như thế nào?
A. Không gian là làng Vũ Đại và thời gian là từ sáng đến tối.
B. Không gian là làng Vũ Đại và thời gian là suốt cuộc đời của Chí Phèo từ lúc bị bỏ rơi cho đến lúc tự sát. 
C. Không gian là làng quê và thời gian là suốt cuộc đời của nhân vật trung tâm.
D. Không gian là làng Vũ Đại và thời gian là suốt c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_van_ban_truy.doc