SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành Sinh học 10 ban cơ bản

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành Sinh học 10 ban cơ bản

Trong thời đại ngày nay, khi mà sự phát triển của khoa học kĩ thuật với một tốc độ chóng mặt, nhiều thông tin khoa học được khám phá với số lượng gấp bội, nhất là lĩnh vực sinh học, đây là môn khoa học thực nghiệm gắn liền với con người.

Sinh học so với các môn học khác ở trường THPT thường ít được học sinh yêu thích. Có nhiều lí do khác nhau, trong đó lí do quan trọng nhất có lẽ là: sự trừu tượng và lí thuyết nhiều hơn so với các môn: Toán, Lí, Hoá. Là một giáo viên ai cũng muốn học sinh yêu thích môn học của mình, đặc biệt là giáo viên dạy môn Sinh. Với thực trạng môn học như tôi vừa trình bày như trên thì việc làm cho học sinh có hứng thú với môn Sinh học là việc làm rất quan trọng.

 Môn Sinh học lại là môn học liên quan rất nhiều đến đời sống nhất là giai đoạn hiện nay. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy mà việc rèn luyện cho HS các kĩ năng là cực kì quan trọng. Và các bài thực hành chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp HS rèn luyện kĩ năng, tự khám phá và hoàn thiện tri thức của bản thân. Do đó thực hành đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình SHPT. Hiện nay việc giảng dạy phần thực hành ở trường phổ thông chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Và cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành ở trường phổ thông?

Với những lý do trên, cùng mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện và viết SKKN với nội dung: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành sinh học 10 ban cơ bản”

 

doc 20 trang thuychi01 15368
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành Sinh học 10 ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Tên đề mục
Trang
A.
Mở đầu
1.
Lí do chọn đề tài
1
2.
Mục đích nghiên cứu
1
3.
Đối tượng nghiên cứu
1
4.
Phương pháp nghiên cứu
2
5
Những đóng góp của đề tài
2
B.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
I.
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
II.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
III.
Các biện pháp tổ chức thực hiện
5
 1.
Nội dung các bài thực hành trong chương trình sinh 10- cơ bản
5
2.
Quy trình thực hiện một bài thực hành.
5
 3.
Thực hiện các thí nghiệm
5
4.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
C.
Kết luận và kiến nghị
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
1/
Tài liệu tham khảo
 18
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi mà sự phát triển của khoa học kĩ thuật với một tốc độ chóng mặt, nhiều thông tin khoa học được khám phá với số lượng gấp bội, nhất là lĩnh vực sinh học, đây là môn khoa học thực nghiệm gắn liền với con người.
Sinh học so với các môn học khác ở trường THPT thường ít được học sinh yêu thích. Có nhiều lí do khác nhau, trong đó lí do quan trọng nhất có lẽ là: sự trừu tượng và lí thuyết nhiều hơn so với các môn: Toán, Lí, Hoá.... Là một giáo viên ai cũng muốn học sinh yêu thích môn học của mình, đặc biệt là giáo viên dạy môn Sinh. Với thực trạng môn học như tôi vừa trình bày như trên thì việc làm cho học sinh có hứng thú với môn Sinh học là việc làm rất quan trọng. 
 Môn Sinh học lại là môn học liên quan rất nhiều đến đời sống nhất là giai đoạn hiện nay. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong sinh học đều bắt nguồn từ thực tiễn. Vì vậy mà việc rèn luyện cho HS các kĩ năng là cực kì quan trọng. Và các bài thực hành chính là phương tiện hữu hiệu nhất giúp HS rèn luyện kĩ năng, tự khám phá và hoàn thiện tri thức của bản thân. Do đó thực hành đã trở thành một nội dung quan trọng trong chương trình SHPT. Hiện nay việc giảng dạy phần thực hành ở trường phổ thông chưa thực sự đem lại hiệu quả cao như mong muốn. Vậy thì nguyên nhân là do đâu? Và cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng dạy và học các bài thực hành ở trường phổ thông?
Với những lý do trên, cùng mong muốn góp một phần nhỏ bé để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài thực hành trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, tôi đã tiến hành nghiên cứu, thực hiện và viết SKKN với nội dung: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành sinh học 10 ban cơ bản”
2. Mục đích nghiên cứu	
Nâng cao hiệu quả dạy học phần thực hành chương trình sinh học 10 ban cơ bản: 
- Tìm hiểu nội dung kiến thức sinh học10 liên quan đến các bài thực hành.
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thực hành và thực hành thí nghiệm.
- Tiến hành các thí nghiệm, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn và đề xuất cách giải quyết.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành trong chương trình sinh học10 ban cơ bản.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo viên giảng dạy sinh học 10 ban cơ bản ở trường phổ thông.
- Học sinh lớp 10 trường THPT Chu Văn An- Thanh hóa
-Nghiên cứu các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 ban cơ bản có thí nghiệm.
4. Phương pháp nghiên cứu
 -Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học sinh học, sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản, nâng cao, sách giáo viên, sách thực hànhđể tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
-Thực hiện các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm để kiểm định kết quả, tìm hiểu những mâu thuẫn, khó khăn trong khi thực hiện thí nghiệm 
5. Những đóng góp của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc giảng dạy phần thực hành chưa đạt hiệu quả.
- Phân tích, phát hiện những mâu thuẫn, khó khăn trong các thí nghiệm và đề xuất các phương án giải quyết
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần thực hành trong chương trình sinh học 10 ban cơ bản 	
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 1. Vai trò của bài thực hành trong dạy học
Xuất phát từ việc nhận thức vai trò quan trọng của thực hành thí nghiệm trong dạy học. Nếu tổ chức tốt, thành công các bài thực hành có thể giúp học sinh yêu thích, hứng thú với môn học, là một trong những phương pháp giáo dục, rèn luyện học sinh một cách toàn diện, đáp ứng nhiệm vụ trí dục, đức dục tốt nhất vì:
- Qua thực hành, học sinh có điều kiện tự tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc với chức năng, giữa bản chất và hiện tượng, giữa nguyên nhân và kết quả. Do đó các em nắm vững tri thức và thiết lập được lòng tin tự giác, sâu sắc hơn.
- Thực hành có liên quan đến nhiều giác quan, do đó bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn nên tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển hơn.
- Thực hành có ưu thế nhất để rèn luyện các kĩ năng kĩ xảo ứng dụng tri thức vào đời sống, đặc biệt nó là phương pháp chủ đạo trong dạy học kĩ thuật nông nghiệp.
- Thực hành là nơi tập dượt cho học sinh các phương pháp nghiên cứu sinh học, nông học như quan sát, thực nghiệm
 2. Yêu cầu của thực hành thí nghiệm
Để có thể thực hiện tốt các bài thực hành, thí nghiệm trong dạy học thì giáo viên và học sinh phải thực hiện một số yêu cầu sau:
a. Yêu cầu đối với giáo viên:
+Cấu trúc lại rõ ràng các bước thí nghiệm, điều chỉnh phần chuẩn bị hoặc thay thế các yếu tố thí nghiệm tương tự.
+Cần phải có những biện pháp thích hợp để giúp học sinh có thể hiểu được nội dung và nắm vững các thao tác tiến hành thí nghiệm.
VD: Ra bài tập cho học sinh về nhà nghiên cứu kĩ các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK. 
+Cần phải có sự phân công rõ ràng, cụ thể cho từng tổ, từng nhóm để chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật cần thiết cho các thí nghiệm hoặc tiến hành các thí nghiệm trước ở nhà. Đồng thời cũng cần có sự hướng dẫn, lưu ý của GV đối với một số thao tác để các em có thể tiến hành các thao tác ở nhà được tốt.
+Có những thí nghiệm được tổ chức thực hiện trong một tiết học, có những Thí nghiệm phải trải qua hàng giờ, thậm chí hàng ngày như. Đối với những thí nghiệm dài ngày giáo viên phải có kinh nghiệm tính toán trước thời gian từ lúc bắt đầu đến khi thí nghiệm thí nghiệm có kết quả sao cho khi giảng bài có liên quan đến thí nghiệm thì có thể biểu diễn hoặc thông báo kết quả thí nghiệm.
b. Yêu cầu đối với học sinh là cần phải:
 +Học sinh tự mình làm được thí nghiệm thành công, xác định hiện tượng, phân tích, giải thích kết quả để rút ra kết luận, từ đó phải rèn luyện được các kĩ năng và khắc sâu được kiến thức.
 +Đọc kĩ nội dung các bài thực hành, xác định mục tiêu, nắm vững các bước, các thao tác tiến hành thí nghiệm.
+Học sinh phải nắm chắc kiến thức liên quan để có thể giải thích các hiện tượng thí nghiệm từ đó rút ra kết luận khoa học. Vì vậy học sinh cần phải chú ý đến các giờ học lí thuyết trước đó, đọc trước kiến thức liên quan trước giờ thực hành để nắm chắc kiến thức giải thích được các hiện tượng thí nghiệm. 
II.THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY PHẦN THỰC HÀNH SINH HỌC 10-CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG 
Trên thực tế đa số các giáo viên đã nhận thức được vai trò của bài thực hành đặc biệt là trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Tại các trường THPT các giáo viên đã quan tâm nhiều hơn đến việc giảng dạy các phần thực hành, số lượng các bài thực hành được giảng dạy tuy không hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng tương đối nhiều.
Về phía học sinh, hầu hết các em đều thích học thực hành vì các thí nghiệm kích thích sự tò mò khám phá, tạo ra niềm vui, hứng thú học tập. Hơn nữa, các kiến thức trong bài thực hành thường có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn nên gây được sự chú ý của học sinh.
Tuy nhiên, việc giảng dạy phần thực hành ở trường phổ thông hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa đạt được hiệu quả cao. Cụ thể qua có những bài thực hành mà giáo viên chưa tiến hành hoặc chưa thành công (Thí nghiệm tách chiết ADN, ). Đối với những bài đã thực hiện thì hiệu quả giáo dục đối với HS chưa thực sự cao. Có thể thấy là do một số nguyên nhân sau:
- Với SGK và SGV hiện nay, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy các thí nghiệm thực hành. Các kĩ thuật trong các thí nghiệm chưa được nêu rõ, chưa phân tích sâu và hướng dẫn chi tiết. Việc đặt các thí nghiệm nêu ra còn nhiều bất cập về điều kiện thí nghiệm, phương pháp thí nghiệm, kết quả thí nghiệm .
- Học sinh yêu thích thực hành nhưng chưa thực sự ý thức được vai trò và tầm quan trọng của nó nên thường không thu được hiệu quả cao sau giờ thực hành . Học sinh chuẩn bị nội dung các bài thực hành không kĩ nên chưa nắm vững các bước tiến hành thí nghiệm khi thực hiện thường lúng lúng và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, học sinh thường chưa chuẩn bị kĩ phần lí thuyết liên quan đến bài thực hành nên gặp khó khăn trong việc giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra và dẫn đến không rút ra được kết luận, khắc sâu kiến thức.
- Điều kiện trang thiết bị của nhà trường chưa đầy đủ để phục vụ các giờ thực hành. Đặc biệt là các trường phổ thông thường không có kính hiển vi có độ phóng đại cao sử dụng để quan sát các tiêu bản có kích thước nhỏ như: tiêu bản rễ hành quan sát các kì của phân bào, tiêu bản quan sát các vi sinh vật
- Do các tiết thực hành trong phân phối chương trình còn ít, một số thí nghiệm trong chương trình sinh học 10_ cơ bản cần nhiều thời gian, không thể thực hiện trong thời gian một tiết học.
Như vậy, tôi thấy rằng thực trạng giảng dạy các bài thực hành sinh học 10_ cơ bản tại trường phổ thông còn hạn chế và có nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan gây ra hiện tượng này mà chúng ta cần phải khắc phục. Vì vậy việc tìm cách giải quyết những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học phần thực hành sinh học 10- cơ bản là rất cần thiết.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nội dung các bài thực hành trong chương trình sinh học10 ban cơ bản
Trong chương trình sinh học 10, sách giáo khoa sinh học 10 - cơ bảncó 5 bài thực hành phân bố như sau:
Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Bài 15: Một số thí nghiệm về enzim
Bài 20: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản rễ hành
Bài 24: Lên men etilic và Lên men lactic
Bài 28: Quan sát một số vi sinh vật
2. Qui trình thực hiện thí nghiệm
- Bước 1: Chuẩn bị đối tượng và phương tiện thí nghiệm
- Bước 2: Thực hiện thí nghiệm
- Bước 3: Quan sát, theo dõi thí nghiệm
- Bước 4: Kết luận từ kết quả thí nghiệm 
- Bước 5: Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí nghiệm
3. Thực hiện các thí nghiệm trong bài thực hành
 3.1. Bài 12: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
 3.1.1Thực hiện thí nghiệm theo SGK
 a. Chuẩn bị thí nghiệm
- Mẫu vật: Lá thài lài tía
- Dụng cụ: kính hiển vi với vật kính x10 và x40, thị kính x10 hoặc x15; lưỡi dao cạo; phiến kính sạch; lá kính sạch; ống nhỏ giọt; giấy thấm.
- Hóa chất: Nước cất, dung dịch KNO3 1M hoặc dung dịch muối hay đường loãng
 b. Tiến hành thí nghiệm
* Bước 1: Làm tiêu bản
- Nhỏ lên phiến kính một giọt nước cất: 
- Tách lớp biểu bì lá thài lài tía: 
- Đặt miếng biểu bì vừa cắt lên phiến kính có giọt nước cất. Nhẹ nhàng đặt lớp biểu bì lên bên trên giọt nước sao cho lớp biểu bì dàn đều trên mặt nước không bị gấp vào nhau.
- Đặt lá kính lên phiến kính: 
- Thấm hút phần nước dư: Dùng giấy thấm, đặt góc nhọn của tờ giấy thấm vào cạnh của lá kính để cho giấy hút hết phần nước dư
* Bước 2: Chuẩn bị tiêu bản lên kính hiển vi
- Chuẩn bị kính hiển vi : Lắp vật kính, thị kính vào kính hiển vi , chỉnh nguồn sáng.
- Đưa mẫu lên kính hiển vi : Đặt phiến kính lên bàn kính sao cho vùng mẫu vật nằm giữa thị kính
* Bước 3: Quan sát tiêu bản
- Quan sát ở vật kính x10: Tìm vùng có tế bào quan sát thấy rõ, đều, mỏng, phân biệt được các tế bào với nhau, để cho vùng này nằm giữa vi trường của kính. Chỉnh ốc thứ cấp để thấy được tế bào rõ nét.
- Quan sát mẫu ở vật kính x40: Điều chỉnh sang vật kính x40, chỉnh ốc thứ cấp để thấy được tế bào rõ nhất.
* Bước 4: Gây co và phản co nguyên sinh
- Nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh: Phiến kính vẫn được giữ nguyên trên bàn kính hiển vi. Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một vài giọt KNO3 1M hoặc dung dịch muối ăn hay đường. Đặt ống hút cạnh mép rìa của lá kính, nhỏ từ từ và nhẹ nhàng 1 giọt vào trong đó. Đặt tờ giấy thấm ở phía bên kia để dung dịch được thấm nhanh qua mẫu. Kiểm tra trên các nồng độ loãng khác nhau và chọn muối 5% hoặc đường 20%.
- Theo dõi sự thay đổi của các tế bào: Quan sát mẫu trong kính hiển vi để xem sự thay đổi của màng tế bào. Chú ý quan sát cả tế bào biểu bì và tế bào khí khổng.
- Nhỏ nước để gây phản co nguyên sinh: Dùng ống nhỏ giọt lấy một ít nước cất cho vào mẫu tương tự như thao tác nhỏ dung dịch gây co nguyên sinh. Khi quan sát phản co nguyên sinh phải theo dõi xem tốc độ phản co nguyên sinh của các tế bào có đều nhau không? Và có phải tất cả các tế bào đều phản co nguyên sinh không?
 c. Kết quả, nhận xét
- Quan sát tế bào biểu bì mỏng và đều tạo thành một lớp tế bào, phân biệt rõ với các tế bào xung quanh, ở các đường gân lá các tế bào thường có màu đậm hơn, có chiều dài dài hơn, số lượng tế bào khí khổng ít hơn.
- Hiện tượng co nguyên sinh thể hiện tốt ở tế bào biểu bì nhất là các tế bào có màu tía nằm bên trên các đường gân lá.
- Hiện tượng phản co nguyên sinh diễn ra chậm, tỉ lệ các tế bào phản co nguyên sinh thường thấp
- Thời gian tiến hành thí nghiệm khoảng 10-15 phút.
 d. Các khó khăn gặp phải khi tiến hành thí nghiệm
- Việc sử dụng mẫu vật bằng lá thài lài tía tuy thuận lợi nhưng vẫn còn nhược điểm là không phải cây thài lài tía đều có mặt ở khắp mọi nơi mà ở một số địa phương đôi khi khó tìm thấy mẫu vật này.
- Lá cây thài lài tía tương đối mỏng nên khó khăn trong việc tách biểu bì sao cho đều và đẹp. Sự phân bố màu của các tế bào trong lá không đều nhau.
- Vì nồng độ gây co nguyên sinh không chính xác dẫn đến: nếu nồng độ quá thấp thì thời gian co nguyên sinh chậm, nếu nồng độ cao quá thì quá trình co nguyên sinh diễn ra nhanh không kịp quan sát và khi gây phản co nguyên sinh thì không thành công vì tế bào bị tổn thương và mất khả năng hồi phục.
Tế bào lúc đầu Tế bào co nguyên sinh Tế bào phản co nguyên sinh
 +) Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm
Để khắc phục khó khăn khi thực hiện thí nghiệm , chúng tôi đã đề xuất ra các phương án thực hiện thí nghiệm khác nhau theo bảng sau để thí nghiệm được thực hiện dễ dàng:
Phương án
Yếu tố thay đổi
Mẫu vật: Củ hành tía
Xanh metilen thay nước cất
Mẫu vật: Củ hành tây
Xanh metilen thay nước cất
2
Dung dịch muối 5%
Dung dịch muối 10%
Dung dịch đường 5%
Dung dịch đường 20%
3.1.2Tiến hành TN theo đề xuất
 a. Phương án 1
 * Mẫu vật: Củ hành tía	
- Thêm hóa chất xanh metilen 0,5%. Dụng cụ, hóa chất khác theo phần trên giống SGK
- Cách tiến hành giống SGK. Riêng ở bước đầu tiên không dùng nước cất mà nhỏ một giọt xanh metilen 0,5% lên lam kính. Trong bước tách lớp tế bào biểu bì thì ta cắt củ hành ra thành từng vảy sau đó dùng kim mũi mác để tách lớp biểu bì bên ngoài. Đặt lớp biểu bì lên giọt xanh metilen để yên cho tế bào bắt màu
- Kết quả, nhận xét: Quan sát rõ các tế bào biểu bì, gần như không thấy tế bào khí khổng vì mật độ thấp. Dễ có bọt khí khi làm tiêu bản nên khó khăn trong khi quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Tuy nhiên tế bào có kích thước lớn lại được nhuộm màu nên dễ quan sát. Hiện tượng phản co nguyên sinh diễn ra mạnh
Tuy nhiên việc nhuộm mẫu làm cho thí nghiệm tốn thêm thời gian. Nếu thời gian nhuộm quá lâu thì các tế bào sẽ bị co nguyên sinh vì trong thuốc nhuộm cũng có muối.
 b. Phương án 2
Với 5 loại đối tượng thí nghiệm, 2 loại hóa chất ở 2 nồng độ khác nhau để gây co nguyên sinh. Phải tiến hành các tổ hợp thí nghiệm sau:
Mẫu vật
Nồng độ các chất
Muối
Đường
5%
10%
5%
20%
Lá cây thài lài tía
+
+
+
+
Củ hành tía
+
+
+
+
- Cách tiến hành từ bước 1 đến bước 4 giống như SGK nhưng mỗi lượt tiến hành cần tạo ra 4 tiêu bản. Về thực hiện các thao tác nhìn chung vẫn giữ nguyên nhưng có sự thay đổi là quan sát các tiêu bản khác nhau ở mỗi nồng độ muối và đường khác nhau. Đồng thời so sánh kết quả giữa các tiêu bản để rút ra kết luận.
- Kết quả, nhận xét: Nồng độ muối, đường xác định giúp kết quả sẽ dễ quan sát hơn. Đồng thời có sự so sánh về tác động khác nhau của cùng một dung dịch nhưng khác nồng độ, cùng một nồng độ nhưng khác về dung dịch dựa trên tốc độ co nguyên sinh của mẫu vật.
3.2. Bài 15. Một số thí nghiệm vè Enzim
Thí nghiệm tách chiết ADN
 3.2.1. Thực hiện thí nghiệm theo SGK
 a. Chuẩn bị thí nghiệm
 b. Tiến hành thí nghiệm
 c. Kết quả, nhận xét
- Một khối trắng đục xuất hiện trong đó có cả dạng sợi, đây là một khối gồm nhiều thành phần trong đó có cả ADN
- Với mẫu vật gan gà thì dễ nghiền hơn nhưng khó cho kết quả hơn.
- Với mẫu vật gan lợn thí nghiệm dễ cho kết quả hơn.
- Thời gian tiến hành thí nghiệm khoảng 40 phút.
 d. Các khó khăn gặp phải khi thực hiện thí nghiệm
- Một số dụng cụ khác rất cần cho thí nghiệm nhưng lại không có trong phần chuẩn bị: giá để ống nghiệm, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh.
- Do rót các chất vào ống nghiệm mà chỉ ước lượng nên độ chính xác không cao, dễ dẫn đến rót quá nhiều hoặc quá ít.
- Các thao tác như khuấy nhẹ hỗn hợp hoặc dùng que tre để vớt ADN tương đối phức tạp và khó làm.
 e. Đề xuất cách khắc phục khó khăn của thí nghiệm
*Giải thích thí nghiệm: Để tăng sự hứng thú trong học tập sau khi giời thiệu các thao tác làm thí nghiệm thì giáo viên nên giải thích cho học sinh rõ mục đích ý nghĩa của từng thao tác
 ADN liên kết với prôtêin (chủ yếu là loại histon) để tạo thành NST và nằm trong nhân TB. Do đó muốn tách ADN thì phải phá màng sinh chất, màng nhân và tách ADN ra khỏi prôtêin trong NST. Sau đó chiết ADN ra khỏi hỗn hợp. Thí nghiệm trên có thể giải thích như sau: 
- Dùng nước rửa chén để thuỷ phân lipit, phá vỡ lớp photpholipit kép nên phá vỡ màng sinh chất và màng nhân giải phóng NST. 
- Dùng enzim trong quả dứa để thuỷ phân prôtêin trong NST tách đc ADN. 
- Tiếp tục rót cồn vào thì ADN đc chiết nổi vào cồn. 
* Để khắc phục những khó khăn khi thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã đề xuất ra 2 phương án thực hiện thí nghiệm khác nhau(theo bảng sau)để thí nghiệm được thực hiện dễ dàng.
Phương án
Yếu tố thay đổi
1
Bổ sung và loại bỏ một số dụng cụ
2
Định lượng các chất rót vào ống nghiệm
 3.2.2. Thực hiện các thí nghiệm theo đề xuất
 a. Phương án 1
- Bổ sung thêm dụng cụ: giá để ống nghiệm, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh
- Các phần khác thực hiện như SGK
 b. Phương án 2
- Bổ sung thêm dụng cụ: 4 ống nghiệm kích thước giống nhau, thước chia vạch, bút đánh dấu trên ống nghiệm.
- Mẫu vật, dụng cụ khác giống như SGK
- Tiến hành: Chuẩn bị sẵn các ống nghiệm có chia vạch như sau:
 + Dùng thước đo ống nghiệm 1 từ đáy lên 4cm, đánh dấu vị trí đó. Đây chính là ống đựng dịch nghiền gan bằng cách đổ dịch nghiền đến điểm đánh dấu.
 + Dùng thước đo ống nghiệm 2 và 3 từ đáy lên 0,6cm, đánh dấu tại vị trí đó. Hai ống này sẽ chứa nước rửa bát ở ống 2 và nước cốt dứa ở ống 3
 + Dùng thước đo ống nghiệm 4 từ đáy lên 5cm, đánh dấu tại vị trí đó. Ống nghiệm này sẽ chứa cồn.
Như vậy trình tự TN sẽ là: Rót dịch nghiền gan vào ống nghiệm 1 rót ống 2 vào ống 1(khuấy nhẹ để yên 15 phút) rót ống 3 vào ống 1(khuấy nhẹ, để 10 phút) rót ống 4 vào ống 1(để yên 10 phút)
- Kết quả và nhận xét: các phần dịch cho thêm đã được định lượng cụ thể trong các ống nghiệm, nên không phải lo thao tác nhầm. Kết quả mang lại sẽ chính xác hơn.
3.3 Bài 24: Lên men Etilicvà Lên men lactic
3.3.1. Lên men Etilic
a.Chuẩn bị thí nghiệm
- Bánh men mới chế tạo, nghiền nhỏ rây lấy bột mịn làm nhuyễn cho vào bình nón để trong tủ ấm 28-300C được làm trước 24h
- Dung dịch đường kính 8-10%. Bổ sung thêm dịch quả.
- Bình thủy tinh hình trụ 2000ml: 3 chiếc đánh số 1, 2, 3
- Bình thủy tinh hình trụ 500ml: mỗi nhóm một chiếc
b.Tiến hành thí nghiệm
* GV làm thí nghiệm với 3 bình thủy tinh hình trụ 2000ml
- Bình 1: Cho vào 1500ml nước đường 8-10%
- Bình 2: Cho vào 1500ml nước đường 8-10%. Cho thêm vào 20ml dung dịch bánh men trong bình nón. Bổ sung thêm dịch nước ép quả.
- Bình 3: Làm tương tự như bình 2 nhưng thực hiện trước 48h.
* HS tiến hành làm thí nghiệm tương tự như với bình 2 sử dụng các bình có dung tích 500ml và chỉ rót 400m nước đường + 4ml dung dịch bột bánh men.
- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 bình: Bọt khí bay ra, lớp ván

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phan_thuc_ha.doc