SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lí hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống tại trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước
Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương khóa 8 đã định hướng mục tiêu đối với giáo dục phổ thông, trong đó có nêu: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh . Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng [3].
Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vào học tập và rèn luyện, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho công cuộc xây dựng quê hương miền núi nói riêng và xây dựng, bảo vệ tổ quốc nói chung. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chung của trường trung học, thì trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) còn phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ quan trong mang tính đặc thù, một trong các nhiệm vụ đó là giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [4].
Công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THCS dân tộc nội trú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân luồng học sinh sau THCS, giúp các em có thể định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sao cho phù hợp với năng lực sở trường, điều kiện của bản thân, gia đình và điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý của địa phương; ngoài ra việc hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống còn giúp các em hiểu về quê hương mình hơn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương, dân tộc mình, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với quê hương và ý thức, ham muốn làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ DẠY NGHỀ TRUYỀN THỐNG TẠI TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ BÁ THƯỚC Người thực hiện: Trịnh Tiến Nam Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí THANH HÓA NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lý luận 2 2.1.1. Khái niệm hướng nghiệp 2 2.1.2. Khái niệm Giáo dục hướng nghiệp 2 2.1.3. Vai trò, vị trí của công tác hướng nghiệp 2 2.1.4. Khái niệm về nghề truyền thống 2 2.1.5. Dạy nghề truyền thống 3 2.1.6. Vai trò, vị trí của nghề truyền thống 3 2.1.7. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề 3 2.2. Thực trạng việc tổ chức và quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2.1. Công tác tổ chức và quản lí của nhà trường 3 2.2.2. Nhận thức và trình độ của giáo viên về hướng nghiệp – dạy nghề truyền thống cho học sinh 4 2.2.3. Nhận thức của học sinh 4 2.2.4. Nhận thức của phụ huynh 5 2.2.5. Một số nghề truyền thống và nghề mới có nhiều thế mạnh ở địa phương 5 2.2.6. Một số kết quả đạt được trong công tác dạy nghề truyền thống và hướng nghiệp của nhà trường 7 2.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lí hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề truyền thống ở nhà trường trong thời gian qua 8 2.3.1. Đổi mới cách nhìn về giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong nhà trường THCS Dân tộc nội trú 8 2.3.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống khoa học, phù hợp. 9 2.3.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên làm công tác dạy nghề, hướng nghiệp. 9 2.3.4. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn trong nhà trường, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác phân luồng, hướng nghiệp. 10 2.3.5. Nắm bắt nguyện vọng nghề nghiệp và tiến hành phân luồng học sinh cuối cấp THCS. 10 2.3.6. Chọn dạy các nghề truyền thống phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với đặc điểm nhà trường 11 2.3.7. Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, các nghệ nhân nghề truyền thống, kết hợp với doanh nghiệp 11 2.3.8. Liên kết với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của huyện để tổ chức dạy nghề cho học sinh: 11 2.3.9. Tham mưu với cấp có thẩm quyền và làm tốt công tác xã hội hóa 11 2.3.10. Khuyến khích học sinh ứng dụng kiến thức về nghề truyền thống 12 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống của nhà trường trong những năm học vừa qua. 12 2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12 2.4.2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 13 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 14 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương khóa 8 đã định hướng mục tiêu đối với giáo dục phổ thông, trong đó có nêu: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng [3]. Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vào học tập và rèn luyện, nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho công cuộc xây dựng quê hương miền núi nói riêng và xây dựng, bảo vệ tổ quốc nói chung. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chung của trường trung học, thì trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) còn phải thực hiện thêm một số nhiệm vụ quan trong mang tính đặc thù, một trong các nhiệm vụ đó là giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương [4]. Công tác hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh trường THCS dân tộc nội trú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân luồng học sinh sau THCS, giúp các em có thể định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sao cho phù hợp với năng lực sở trường, điều kiện của bản thân, gia đình và điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý của địa phương; ngoài ra việc hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống còn giúp các em hiểu về quê hương mình hơn, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc sắc của quê hương, dân tộc mình, nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu đối với quê hương và ý thức, ham muốn làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương. Trên thực tế hiện nay việc hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh nói chung và việc hướng nghiệp, dạy nghề truyền thống cho học sinh các trường dân tộc nội trú nói riêng cũng đã được quan tâm và đạt được những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề nói chung hiện vẫn mang nặng tính hình thức và chưa thiết thực, đặc biệt là việc giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và điều kiện của địa phương gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách bài bản, hiệu quả. Là một giáo viên đã có gần 20 năm công tác tại trường THCS Dân tộc Nội trú, tôi luôn trăn trở làm sao để công tác hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống cho học sinh trong nhà trường đạt được hiệu quả thiết thực, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục dân tộc. Sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng, đúc rút kinh nghiệm, sau đây tôi xin mạnh dạn trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lí hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống tại trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước”. Với trình độ nhận thức có hạn, kinh nghiệm làm công tác quản lí còn ít ỏi, chắc chắn sáng kiến kinh nghiệm của tôi còn có nhiều tồn tại, hạn chế, kính mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp, các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống trong trường trung học cơ sở dân tộc nội trú. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tổng kết về cách thức quản lí và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống trong trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; - Phương pháp thống kê và xử lí số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm hướng nghiệp Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia [1] 2.1.2. Khái niệm Giáo dục hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp là hoạt động định hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội [1]. 2.1.3. Vai trò, vị trí của công tác hướng nghiệp Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học có vai trò rất lớn giúp học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, định hướng về nghề nghiệp trong tương lai, phân luồng học sinh sau THCS, giúp học sinh chọn được nghề và hướng đi phù hợp với bản thân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lý nguồn lao động [2]. 2.1.4. Khái niệm về nghề truyền thống Nghề truyền thống là những nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp được hình thành, tồn tại và phát triển trong lịch sử, được sản xuất tập trung tại một vùng hay làng nào đó, từ đó đã hình thành các làng nghề. Đặc trưng cơ bản nhất của mỗi nghề truyền thống là phải có kỹ thuật và công nghệ truyền thống, đồng thời có các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề. Sản phẩm làm ra vừa có tính hàng hóa, vừa có tính nghệ thuật và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc [1]. 2.1.5. Dạy nghề truyền thống Dạy nghề truyền thống là hoạt động nhằm trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng và thái độ lao động cần thiết về một loại nghề truyền thống nào đó, để người lao động sau khi hoàn thành khoá học có thể hành được nghề đó trong thực tế [1]. 2.1.6. Vai trò, vị trí của nghề truyền thống Nghề truyền thống trước hết thu hút lao động, tạo việc làm tại chỗ cho lao động, phát huy thế mạnh của địa phương, tận dụng được nguồn nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông nghiệp hoặc công cụ sản xuất nông –lâm nghiệp, làm tăng khả năng tích lũy vốn và kỹ thuật, hỗ trợ cho nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ khác ở nông thôn phát triển, góp phần phát triển kinh tế tư nhân, hộ gia đình và kinh tế địa phương. Ngoài ra sản phẩm của các nghề truyển thống còn mang bản sắc riêng của vùng miền, địa phương, dân tộc, nên có tác dụng hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái...giữ dìn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc (đặc biệt là bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số) [2]. 2.1.7. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề nhằm đạt được mục tiêu đề ra [2]. 2.2. Thực trạng việc tổ chức và quản lí công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống ở trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Công tác tổ chức và quản lí của nhà trường Những năm trước đây trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước đã xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc dạy học hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông cho học sinh khối lớp 8 và 9 của nhà trường và đã đạt được những kết quả nhất định. Song nhìn chung hoạt động hướng nghiệp - dạy nghề, đặc biệt là nghề truyền thống của nhà trường còn nhiều lúng túng, mạng nặng tính hình thức và chỉ mới dừng lại ở mức độ trang bị cho học sinh một số kiến thức sơ đẳng về nghề nghiệp, một số kỹ năng cơ bản về một vài nghề phổ thông thông dụng như: Tin học ứng dụng, làm vườnnội dung giáo dục hướng nghiệp – dạy nghề chưa thực sự phù hợp với nhu cầu và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chưa đưa vào dạy cho học sinh những nghề truyền thống là thế mạnh của địa phương, thiết thực với các em sau này, chưa làm thay đổi được nhận thức của học sinh về nghề nghiệp để từ đó hình thành – định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai, phân luồng học sinh sau THCS. Sự thiếu quan tâm, phối hợp chặt chẽ của nhà trường với các cấp, các nghành, các đơn vị ở địa phương trong việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống cũng là một trong những nguyên nhân khiến công tác này đạt hiệu quả thấp. Công tác hướng nghiệp dạy nghề truyền thống chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về nhân lực, trí lực, vật lực, tài chính và thời gian 2.2.2. Nhận thức và trình độ của giáo viên về hướng nghiệp – dạy nghề truyền thống cho học sinh Cán bộ giáo viên nói chung và cán bộ giáo viên làm công tác hướng nghiệp dạy nghề trong nhà trường nói riêng, nhìn chung có nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác dạy nghề hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt chưa thấy được ý nghĩa và giá trị của nghề truyền thống ở địa phương; Chưa có kiên thức sâu rộng về nghề truyền thống – những nghề thế mạnh của địa phương như: Dệt thổ cẩm, nuôi vịt Cổ lũng, nuôi lợn cỏ, cá lồng, trồng luồng Giáo viên của nhà trường không được đào tạo về dạy nghề đặc biệt là nghề truyền thống dẫn đến ít am hiểu về nghề để tư vấn hướng nghiệp và dạy nghề cho các em, không biết được những ngành nghề xã hội, địa phương đang cần, thiếu thông tin về ngành nghề, kỹ năng dạy nghề hạn chế. Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp, dạy nghề của trường chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm, chứ chưa có giáo viên hướng nghiệp dạy nghề chuyên trách. Các thầy cô không có nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về thế giới nghề nghiệp vốn dĩ vô cùng đa dạng và phức tạp. 2.2.3. Nhận thức của học sinh Để tìm hiểu nhận thức của học sinh về định hướng nghề nghiệp, tôi đã tiến hành khảo sát cùng một đối tượng là toàn thể học sinh khối lớp 9 hằng năm, với câu hỏi “Em đã quan tâm suy nghĩ và lựa chọn nghề nghiệp cho mình trong tương lai chưa ?” Kết quả thu được như sau: Bảng 1. Mức độ quan tâm Năm học Rất quan tâm (%) Quan tâm (%) Chưa quan tâm (%) 2012 - 2013 11,6 34 55,4 2013 - 2014 13,3 35 51,7 2014 - 2015 16 38 46 Để khảo sát mức độ phân luồng của học sinh sau THCS tôi đã tiến hành khảo sát cũng với đối tượng như trên, với câu hỏi “Sau khi tốt nghiệp THCS, em sẽ lựa chọn hướng đi nào trong các hướng đi sau: “Học tiếp THPT; Học nghề kết hợp học văn hóa; Học nghề hay Đi làm”? Kết quả thu được như sau: Bảng 2. Năm học Tiếp tục học THPT (%) Học nghề kết hợp học văn hóa (%) Học nghề (trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp) (%) Đi làm (%) 2012 - 2013 92 0 4,7 3,3 2013 - 2014 90 1,7 6,6 1,7 2014 - 2015 93 0 3,5 3,5 Thực trang cho thấy ở cấp THCS nhìn chung đa số học sinh chưa nhận thức được ý nghĩa của việc học hướng nghiệp và học nghề, nhiều em vẫn nghĩ rằng việc định hướng nghề nghiệp là chuyện của sau này chứ không phải việc của hôm nay. Với các em học nghề chỉ nhằm mục đích được cộng điểm vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT DTNT. Chính vì vậy các em chưa có ý thức và trách nhiệm cao trong việc học hướng nghiệp và học nghề nói chung và nghề truyền thống nói riêng, dẫn đến hiệu quả học tập thấp. Ngoài ra một bộ phận học sinh nhận thức rằng đi học là để sau này làm những nghề hiện đại với thu nhập cao, chứ chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc biết và duy trì phát triển nghề truyền thống tại địa phương mình. 2.2.4. Nhận thức của phụ huynh Đa số cha mẹ học sinh nhận thức về việc chọn nghề còn rất phiến diện. Gần như tuyệt đại đa số phụ huynh đều tha thiết mong muốn con em mình phải học lên tiếp, đậu đại học. Bên cạnh đó, tâm lý chọn nghề chung của phụ huynh cho con em mình mang tính may rủi, thiếu thông tin chọn nghề, chạy theo thời thượng; định hướng nghề theo “mác”, “nhãn”; định hướng cho con em hướng theo các nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền mà không cần biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân con và gia đình hay không. 2.2.5. Một số nghề truyền thống và nghề mới có nhiều thế mạnh ở địa phương - Nghề dệt thổ cẩm: Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào các dân tộc Thái – Mường tại huyện Bá Thước, thổ cẩm Bá Thước cơ bản giống với các loại thổ cẩm của đồng bào Thái – Mường ở các vùng khác, nhưng nó có những nét đặc trưng riêng, mang đâm bản sắc văn hóa Thái – Mường Bá Thước. Hiện nay nghề dệt thổ cẩm đã được đầu tư, phát triển và đã có nhiều sản phẩm chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. - Nghề thêu tay: Nghề thêu tay cũng là nghề có từ lâu đời ở các bản làng tại Huyện Bá Thước, nó thể hiện sự khéo léo của đôi bàn tay người phụ nữ dân tộc Thái - Mường, những sản phẩm thêu thủ công ở đây chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách du lịch. - Nghề nấu ăn: Tuy là một huyện miền núi, song Bá Thước là một địa phương có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch: Có vị trí địa lý thuận lợi, có tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú, như Khu bảo tồn thiên nhiêm Puluong với các điểm du lịch hấp dẫn như: Son Bá Mười, Thác Hiêu, Thác mơNgoài ra Bá Thước nằm trên tuyến huyết mạch giao thông đường 217 nối các huyện Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và nước bạn Lào với các huyện và các tỉnh Bạn. Vì vậy những năm gần hệ thống nhà hàng, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng phát triển mạnh. Nhưng đa số đầu bếp của các nhà hàng lớn trong huyện hiện nay đều được thuê từ nơi khác đến. Vậy có thể nói nghề dịch vụ du lịch nói chung và nấu ăn nói riêng là nghề phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường tại địa phương hiện nay. - Nghề hướng dẫn viên du lịch: Với những điều kiện để phát triển du lịch như đã nói ở trên những năm gần đây tại Bá Thước du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh mẽ, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương và làm thay đổi diện mạo của miền núi Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái cộng đồng huyện Bá Thước + Trong những năm qua, số lượng khách du lịch đến Bá Thước tăng lên đáng kể từ 8.600 lượt khách năm 2011 lên trên 11.600 lượt khách năm 2015; năm 2016 Bá Thước đón 13.600 lượt khách; năm 2017 ước đạt 22.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch đạt trung bình 6,5%/năm cho giai đoạn 2011- 2015. Trong đó khách quốc tế chiếm khoảng 25%, chủ yếu từ thị trường Tây Âu (Pháp, Đức, Tây Ban Nha..) + Doanh thu du lịch sinh thái cộng đồng huyện Bá Thước qua các năm trong giai đoạn 2011-2016 luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao: Năm 2011, tổng thu du lịch mới chỉ đạt 4,300 tỷ đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 4,900 tỷ đồng, năm 2015 tổng thu từ du lịch đạt 6,800 tỷ đồng và năm 2016 đạt 9,550 tỷ. + Dịch vụ lưu trú: Hiện nay Bá Thước có tới trên 50 cơ sở lưu trú có đủ điều kiện đón tiếp khách (khoảng trên 30 cơ sở lưu trú cộng đồng tại Pù Luông, 20 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ tại thị trấn Cành Nàng, Đền Lư, Đồng Tâm...) có sức chứa khoảng 742 khách/1 ngày với hơn 190 phòng nghỉ và 19 nhà sàn đón tiếp khách (homestay). Chất lượng dịch vụ được khách du lịch đánh giá tốt. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của du lịch Bá Thước hiện nay là chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là kỹ năng nghiệp vụ du lịch còn nhiều hạn chế về kỹ năng nghề, văn hóa giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống, đón tiếp khách, hướng dẫn du lịch...Số lao động thông thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chuyên nghiệp [4] Chính vì vậy việc dạy cho học sinh có hiểu biết và kỹ năng về nghề hướng dẫn viên du lịch cộng đồng sẽ là một hướng đi phù hợp cho việc định hướng nghề nghiệp của các em sau này. - Nghề nuôi cá lồng trên sông: Bá Thước là huyện miền núi có dòng sông Mã chảy qua 13/23 xã, thị trấn, bên cạnh đó là rất nhiều khe, suối tự nhiên đổ ra sông Mã, nên nghề nuôi cá lồng đã có từ rất lâu, nhưng do địa hình dốc nên nước trên các khe suối và sông thường chảy xiết, lòng sông suối thu hẹp, cạn kiệt vè mùa khô, nên việc nuôi cá lồng trên sông suối gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp, tính rủi ro cao. Nhưng từ năm 2010 khi nhà máy Thủy điện Bá Thước II đi vào hoạt động đã giúp điều chỉnh được tốc độ dòng chày và điều phối lưu lượng nước trên sông Mã. Vì vậy nghề nuôi cá lồng trên sông suối ở đây phát triển khá thuận lợi, đã và đang trở thành một nghề quan trong, giúp người dân hai bên bờ sông và các con suối xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu, ngay trên quê hương mình. Cá lồng sông Mã có chất lượng thịt thơm ngon tự nhiên đã và đang trở thành những món ăn đặc sản tại nhiều nhà hàng trong và ngoài huyện. - Nghề trồng luồng: Luồng là một loại cây lâm nghiệp dược dùng nhiều trong xây dựng cơ bản và chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, cây luồng rất dễ trồng, ít phải chăm sóc, phù hợp với nhiều địa hình, chịu được khí hậu khắc nghiệt, ít sâu bệnh... B
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_to_chuc_qua.doc