SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10

SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10

Cũng như các môn học khác, môn Vật lí có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình THPT quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức Vật lí rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về bộ môn.

Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi thấy rằng chất lượng môn Vật Lí ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh yếu, kém về môn Vật Lí có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh yếu, kém đó chủ yếu là ở khối 10. Bởi vì lên lớp 10 kiến thức môn Vật Lí có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Ở cấp THCS, môn Vật Lí chưa được học sinh và phụ huynh chú trọng vì những năm gần đây thi vào lớp 10 là 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ nên học sinh được học nhiều 3 môn đó vì vậy có được kiến thức vững vàng và chắc chắn. Còn môn Vật lí chưa được học nhiều thậm trí lơ là, qua loa. Học sinh học Vật lí cần phải có tư duy trừu tượng nên đó cũng là sự khó khăn cho việc học bộ môn.

Là một giáo viên dạy bộ môn Vật lí bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy học để nâng chất lượng của các em học sinh yếu, kém môn Vật Lí lên trình độ trung bình là một vấn đề không hề đơn giản.

Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy bộ môn tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10 ” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 10 yếu, kém về môn Vật Lí đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật Lí ở lớp 10 nói riêng và toàn trường nói chung.

 

doc 20 trang thuychi01 11384
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng như các môn học khác, môn Vật lí có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Vì vậy, mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm dạy học sao cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình THPT quy định. Tuy nhiên, không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau, có thể có những học sinh nắm kiến thức Vật lí rất nhanh chóng và sâu sắc mà không cần có sự cố gắng đặc biệt, trong khi đó một số em khác lại không thể đạt được kết quả như vậy mặc dù đã cố gắng rất nhiều, đó chính là các em học sinh yếu, kém về bộ môn.
Qua theo dõi chất lượng giáo dục của nhà trường trong những năm qua, tôi thấy rằng chất lượng môn Vật Lí ở một số học sinh còn hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và kĩ năng cơ bản nên thực chất vẫn còn tồn tại học sinh yếu, kém về môn Vật Lí có nguy cơ ngồi nhầm lớp. Số học sinh yếu, kém đó chủ yếu là ở khối 10. Bởi vì lên lớp 10 kiến thức môn Vật Lí có thêm nhiều phần mới và mức độ cao hơn. Ở cấp THCS, môn Vật Lí chưa được học sinh và phụ huynh chú trọng vì những năm gần đây thi vào lớp 10 là 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ nên học sinh được học nhiều 3 môn đó vì vậy có được kiến thức vững vàng và chắc chắn. Còn môn Vật lí chưa được học nhiều thậm trí lơ là, qua loa. Học sinh học Vật lí cần phải có tư duy trừu tượng nên đó cũng là sự khó khăn cho việc học bộ môn. 
Là một giáo viên dạy bộ môn Vật lí bản thân tôi nhận thấy: Việc dạy học để nâng chất lượng của các em học sinh yếu, kém môn Vật Lí lên trình độ trung bình là một vấn đề không hề đơn giản. 
Xuất phát từ lý do trên tôi đã trăn trở, nghiên cứu vấn đề và bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy bộ môn tôi xin trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10 ” nhằm góp phần ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh lớp 10 yếu, kém về môn Vật Lí đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật Lí ở lớp 10 nói riêng và toàn trường nói chung. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém môn Vật lí lớp 10 và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường. 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
- Tìm hiểu thực trạng chất lượng môn Lí lớp 10.
 - Tìm ra nguyên nhân tích cực của thực trạng đó. 
- Đề xuất hệ thống các giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
IV. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng: Học sinh lớp 10A4 - Trường THPT Lê Hoàn
2. Phạm vi, mức độ: Nghiên cứu về nội dung và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 	- Đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp điều tra.
- Tìm hiểu thực trạng việc phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí lớp 10.
3. Phương pháp thực nghiệm.
 	- Nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập
Học sinh yếu, học sinh khó khăn trong học tập là những học sinh phát triển không bình thường về mặt năng lực nhận thức, học kém không theo kịp chương trình và các bạn trung bình trong lớp biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:
- Động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt .
- Tri thức các môn học phiến diện, hẫng hụt, tụt hậu so với bạn bè và so với yêu cầu, kĩ năng thực hành yếu hoặc di chuyển sang lĩnh vực hoạt động theo những mục đích, động cơ ngoài việc học tập. Kết quả học tập thất thường, yếu kém và không có độ tin cậy cao. 
- Thái độ tiêu cực trong học tập, chán ghét, không ham thích những hoạt động học tập. Từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, gian dối, đối phó hoặc có khi có những biểu hiện ghen tức bạn bè học khá, thù ghét những thầy cô giáo nghiêm khắc trong giáo dục, hay bỏ học, trốn tiết.
1.2. Giáo dục học sinh yếu kém
- Giáo dục học sinh yếu kém là quá trình tác động của những người làm công tác giáo dục tới đối tượng học sinh có trình độ chưa đạt tiêu chuẩn giáo dục. 
- Học sinh yếu kém là những em mà trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách đã có những biểu hiện không bình thường về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường - gia đình - xã hội cũng như sự nỗ lực của chính các em. Vì vậy, giáo dục học sinh yếu kém trước hết là quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng nhân cách cho người học; hướng dẫn các em có phương pháp học tập đúng đắn; động viên, khuyến khích các em có hứng thú, niềm tin trong học tập.
2. THỰC TRẠNG.
	Để tìm hiểu thực trạng tôi đã đối chiếu kết quả dạy học môn Vật lí của mấy năm gần đây, khảo sát chất lượng học sinh, tìm hiểu học sinh yếu, kém môn Vật lí
2.1 Thực trạng chất lượng môn Vật Lí lớp 10.
	Ở tuần học thứ nhất năm học 2017-2018 xem lại học bạ cấp 2 của các em thì kết quả học tập môn Vật lí như sau: 
Lớp
Điểm Giỏi
Điểm Khá
Điểm Trung bình
Điểm Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6
06
13,6%
13
29,5%
15
34,1%
10
22,8%
7
08
18,2%
14
31,8%
13
29,5%
9
20,5%
8
07
15,9%
12
27,3%
12
27,3%
13
29,5%
9
05
11,4%
14
31,8%
13
29,5%
12
27,3%
Với mức điểm như trên tôi cũng nhận thấy rằng số lượng học yếu môn Vật lí là không ít, cần có giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng này.
Và tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Vật Lí lớp 10A4 (Kiến thức cấp 2)
Đề khảo sát môn Vật lí (Thời gian làm bài: 45 phút)
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
*
BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN VẬT LÝ LỚP 10
 NĂM HỌC: 2017 - 2018
(Thời gian làm bài 45 phút, không kể giao đề)
Họ và tên: ...................................................... Lớp 10A4
Đề bài:
1. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? Em hãy nêu một ví dụ về vật chuyển động và một ví dụ về vật đứng yên.
	2. Chuyển động cơ học là gì ? 
Chuyển động cơ học cơ đặc điểm gì ? Có mấy dạng chuyển động ?
	3. Vận tốc là gì? Độ lớn của vận tốc cho ta biết điều gì ? Nêu công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc và dụng cụ đo vận tốc. Đổi các giá trị sau: 36km/h= ?m/s, 15m/s = ?km/h
	4. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Khi đi hết đoạn dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 50m hết 20s rồi đứng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường?
	Hướng dẫn chấm bài kiểm tra:
	Bài 1 (2.5 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
 Bài 2 (2,5 điểm) : Mỗi ý đúng yêu cầu cho 0,5 điểm.
Bài 3 (2,5điểm): Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
Bài 4 (2.5điểm): Bài giải thực hiện đúng yêu cầu trình bày đầy đủ cho 2,5 điểm 
Kết quả khảo sát:
Tổng số HS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
44
04
9,1%
15
34,1%
13
29,5%
12
27,3%
	Với đề khảo sát chất lượng như trên, qua kết quả làm bài của học sinh thì 12 em học sinh có điểm yếu các em còn vướng phải các lỗi sau: Chưa nắm vững lí thuyết, chưa hiểu bản chất vấn đề,chưa biết vận dụng công thức để làm bài tập.
2.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn Vật lí.
	* Về phía học sinh: 
Như chúng ta đã biết, sự yếu kém về mônVật li của học sinh có biểu hiện dưới nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau nhưng nhìn chung thường có các đặc điểm sau đây: 
 	- Có nhiều lỗ hổng về kiến thức, kĩ năng; tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm; 
 	- Phương pháp học tập chưa tốt; năng lực tư duy yếu; nó thái độ thờ ơ với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin.
 	- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
 	- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
 	- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
 	- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền.
 - Mỗi em có một khả năng nổi trội riêng nhưng các em chưa biết phát huy khả năng của mình.
 	- Không biết làm tính, yếu các kỹ năng tính toán cơ bản, cần thiết .
 	- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
* Về phía giáo viên: 
Một bộ phận giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời các biểu hiện sa sút của học sinh mà nhiều em đã kém lại càng kém thêm, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn hơn. Nhiều giáo viên chỉ chú ý đến học sinh Khá, Giỏi, thích tổ chức các hoạt động học tập trên lớp với những học sinh khá, giỏi để tránh xử lí các tình huống phức tạp mất thời gian; Một số giáo viên tổ chức các hoạt động học tập chưa tốt còn để học sinh khá giỏi nói leo, nói hộ học sinh yếu. Giáo viên chưa quan tâm đến tất cả HS trong lớp còn để học sinh yếu ngoài lề các tiết học, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp như vậy các em học yếu không có cơ hội bộc lộ khả năng của mình và đã ngại học lại thêm tính ì, ngại suy nghĩ, ngại vận động; Chưa chú trọng đến tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh học kém để phân loại đối tượng; giảng dạy mang tính dàn trải chưa có biện pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế, chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HS có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là rất nhỏ.
Mặt khác, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình học sinh nên chưa có biện pháp phù hợp trong quá trình phụ đạo, giúp đỡ học sinh học tập. Chính vì vậy vẫn tồn tại một số học sinh yếu, kém về môn Vật lí.
* Đối với phụ huynh:
 Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, giao việc học tập của con em cho nhà trường. Mặt khác, một số phụ huynh điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn không có điều kiện chăm lo cho con em học tập, ở nhà các em còn phải làm nhiều việc phụ giúp gia đình vì vậy các em đến trường thường trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Một số phụ huynh đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, cô bác trông hộ. Các em trong đối tượng này thì bị thiếu thốn tình cảm sự quan tâm sát sao của bố mẹ nên khi học thường không chú tâm vào việc học tập. 
Từ những thực trạng nói trên, để tập trung nâng chất lượng học tập của học sinh, ngăn ngừa và khắc phục tình trạng học sinh yếu, kém về môn Vật lí tránh để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp tôi đã đưa ra “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phụ đạo học sinh lớp yếu kém môn Vật lí lớp 10” như sau:
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM VỀ MÔN VẬT LÍ LỚP 10.
Giải pháp 1. Theo dõi , nắm bắt cụ thể tình hình học sinh yếu.
Tôi theo dõi kết quả làm bài tập trên lớp và làm bài tập về nhà hàng ngày, theo dõi kết quả kiểm tra định kỳ, sớm phát hiện ra các trường hợp học sinh có khó khăn trong học tập và đi sâu tìm hiểu từng trường hợp cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến tình hình đó đối với các em.
- Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng học sinh về môn Vật lí
- Lập danh sách và phân loại học sinh yếu, kém về môn Vật lí, phân tích nguyên nhân. 
Thực hiện theo kế hoạch, tôi đã khảo sát và phân loại học sinh yếu môn Vật lí theo 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu như sau:
+ Nhóm 1: Học sinh không có kiến thức cơ bản hoặc tiếp thu bài rất chậm.
+ Nhóm 2: Học sinh có ý thức học tập, có khả năng tiếp thu bài nhưng chậm hơn so với học sinh bình thường.
+ Nhóm 3: Học sinh có kiến thức cơ bản, có ý thức học tập nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp.
+ Nhóm 4: Học sinh không quan tâm, lơ là việc học, học sinh lười học.
Giải pháp 2. Lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém về môn Vật lí phù hợp với đối tượng học sinh.
 Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém về môn Vật lí của từng em, tôi đã lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh yếu, kém với yêu cầu:
+ Lập kế hoạch bài học phải phù hợp với từng đối tượng học sinh kể cả tiết chính khóa cũng như tiết phụ đạo. Nội dung kế hoạch phải xuyên suốt cả năm học và cụ thể cho từng tuần, từng tháng. 
+ Nội dung các tiết phụ đạo tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập các kiến thức đã học cho học sinh.
+ Đặc biệt giúp các em củng cố những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn kĩ năng kiến thức của lớp dưới mà các em còn bị hổng. Mục đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh.
Căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài để giúp học sinh yếu tiếp thu những kiến thức và làm bài tập vừa sức với các em.
+ Cuối mỗi tháng, mỗi kỳ có bài kiểm tra theo dõi kết quả học tập của các em. Lập sổ theo dõi quá trình phụ đạo, nâng bậc học sinh yếu (suốt cả năm học).
+ Kết hợp chặt chẽ với gia đình và nhà trường. Có sổ liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh, thường xuyên đến thăm và động viên gia đình học sinh. 
+ Thời gian phụ đạo chủ yếu vào các buổi chiều thứ 5 trong tuần có thể lồng ghép vào chương trình chính khoá và với một số tiết hoạt động tập thể .
+ Kế hoạch bồi dưỡng phải có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể là: cuối học kì I không còn tình trạng học sinh bị hổng kiến thức đã học. Học kì II, các em học đến đâu phải đạt yêu cầu đến đó (theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Lí lớp 10) Đến cuối năm học, không còn học sinh nào học yếu môn Vật lí
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
DẠY PHỤ ĐẠO MÔN VẬT LÍ LỚP 10
Chương trình cấp học
Nội dung
dạy thêm
Thời gian
 (từ ngày  đến ngày....)
Số tiết
Số buổi
dạy/lớp
10
Chuyển động thẳng đều
5/9-10/9/2017
3
1
Chuyển động thẳng biến đổi đều
11/9 - 24/9
6
2
Sự rơi tự do
25/9 -01/10
3
1
Chuyển động tròn đều
02/10-08/10
3
1
Tính tương đối của chuyển động
09/10-15/10
3
1
Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
16/10-22/10
3
1
Ba định luật Niu-tơn
23/10-05/11
6
2
Các lực cơ học
06/11-19/11
6
2
Lực hướng tâm
20/11-26/11
3
1
Phương pháp động lực học
27/11-17/12
9
3
Phương pháp tọa độ. Chuyển động của một vật bị ném ngang
18/12-24/12
3
1
Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song
25/12-31/12
3
1
Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
01/01-07/01/2018
3
1
Cân bằng của một vật chịu ba lực song song. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
08/01-14/01
3
1
Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và ba lực không song song
22/01-28/01
3
1
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
29/01-04/02
3
1
Ngẫu lực
05/02-11/02
3
1
Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng
12/02-25/02
6
2
Công và công suất
26/2-04-/3
3
1
Định luật bảo toàn cơ năng
05/3-18/3
6
2
Các định luật của chất khí
19/3-01/4
6
2
Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
02/4-08/4
3
1
Cơ sở nhiệt động lực học
09/4-15/4
3
1
Sự nở vì nhiệt của vật rắn
16/4-22/4
3
1
Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
23/4-29/4
3
1
Sự chuyển thể của các chất
30/4-06/5
3
1
Độ ẩm không khí
07/5-20/5
3
1
Tổng số
05/9/2017 đến 20/5/2018
105
35
Giải pháp 3: Thực hiện kế hoạch
Phụ đạo học sinh học yếu nói chung và học sinh học yếu môn Vật Lí nói riêng là việc làm khó, đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình và kiên trì, yêu thương học sinh. Vì vậy tôi hướng dẫn giáo viên khi thực hiện kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, giáo viên không được nóng vội, phải thực hiện kế hoạch theo từng bước hợp lí. Đồng thời không cứng nhắc rập khuôn theo kế hoạch mà cần phải linh hoạt điều chỉnh nội dung và cách thức thực hiện. 
Căn cứ vào kết quả tìm hiểu nguyên nhân của học sinh học yếu môn Vật lí tôi thực hiện kế hoạch phụ đạo ở ở Bài Chuyển động thẳng biến đổi đều của chương Động học chất điểm- Chương I Vật lí 10:
* Ví dụ nội dung phụ đạo học sinh học yếu môn Vật lí ở Bài Chuyển động thẳng đều của chương Động học chất điểm- Chương I Vật lí 10:
1. Mục tiêu của bài: 
- Học sinh nắm được các công thức tính vận tốc, gia tốc, quãng đường, công thức liên hệ giữa v, a, s của chuyển động thẳng biến đổi đều, xét dấu các đại lượng trong phương trình và vận dụng vào giải bài tập.
- Học sinh nắm được cách chọn hệ quy chiếu cho mỗi bài toán
- Biết khai thác và vẽ được đồ thị
2. Kiến thức cơ bản của bài:
- Công thức tính gia tốc: 
- Công thức tính vận tốc:
- Công thức tính quãng đường: 
- Công thức liên hệ giữa a-v-s : 
- Phương trình chuyển động: 
Dấu của các đại lượng:
- Trong CĐNDĐ: Véc tơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc: => a cùng dấu với v (v.a > 0)
- Trong CĐCDĐ: Véc tơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc: => a ngược dấu với v (v.a < 0)
3. Các dạng bài tập:
Dạng 1: Xác định a, v, s, t trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Dạng 2: Viết phương trình chuyển động và xác định vị trí gặp nhau của 2 chuyển động thẳng biến đổi đều.
Dạng 3: Dùng đồ thị để giải bài toán về chuyển động thẳng biến đổi đều.
4. Bài tập ví dụ:
Bài tập về tính các đại lượng động học
Bài tập 1 : Một đòan tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 20s đạt đến vận tốc 36 km/h. Hỏi sau bao lâu tàu đạt đến vận tốc 54 km/h ?
Giải:
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng của tàu, chiều dương của trục hướng theo chiều tàu chuyển động. 
Áp dụng công thức tính gia tốc: ta có
 với v=54km/h=15m/s: v0=36km/h=10m/s thay số vào tinh t=0,25s
Vậy thời gian tàu đạt 54 km/h là 0,25s
Bài tập 2 (VL10 cơ bản): Một ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho chạy nhanh dần đều, sau 15s ô tô đạt vận tốc 15 m/s.
	a) Tính gia tốc của ô tô.
	b) Tính vận tốc của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga.
	c) Tính quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.
Giải:
a) Gia tốc của ô tô.
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng của ô tô, chiều dương của trục hướng theo chiều chuyển động. Chọn mốc thời gian là lúc ô tô bắt đầu tăng ga.
 Gia tốc của ô tô là:
b) Vận tốc của ô tô sau 30s kể từ khi tăng ga.
c) Quãng đường ô tô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.
Bài tập 3(VL10 cơ bản): Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc ôtô chỉ còn 10m/s.
a) Tính gia tốc của ôtô.
b) Tính khoảng thời gian để ôtô dừng lại hẳn.
c) Tính khoảng thời gian để ôtô chạy trên quãng đường 125m đó
Giải:
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động thẳng của ôtô, chiều dương của trục hướng theo chiều ôtô chuyển động. 
a) Áp dụng công thức tính liên hệ: suy ra gia tốc của ôtô 
a = -0,5m/s2
b) Khoảng thời gian để ôtô dừng lại hẳn: = 30s
c) Khoảng thời gian để ôtô chạy trên quãng đường 125m đó là: = 10s
	Bài tập 4: Một vật đang chuyển động thẳng đều với v0 = 2m/s rồi tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a và đi được quãng đường s = 100 m trong thời gian t = 10s tính từ lúc tăng tốc. Chọn gốc thời gian từ lúc bắt đầu chuyển động NDĐ.
	a) Tính thời gian vật đi được 1 m đầu tiên.
	b) Tính thời gian vật đi hết 1 m cuối của quãng đường s = 100m.
	c) Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ 6.
Giải:
Chọn trục tọa độ trùng với quỹ đạo chuyển động, gốc tọa độ là vị trí vật bắt đầu chuyển động, chọn thời điểm xuất phát của vật làm mốc thời gian và chiều chuyển động của vật làm chiều dương.
v0 = 2 m/s, .
	a) Thời gian vật đi hết 1 m đầu: .
	b) Vậy thời gian vật đi hết 1 m cuối của quãng đường s = 100m là: 
c) 
Bài tập về xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của 2 chuyển động
	Bài tập 5(SBT Vật Lí 10 nâng cao): Hai vị trí A, B cách nhau 560m. Cùng một lúc, xe (I) bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều từ A với gia tốc 0,4 m/s2 đi về B, xe (II) qua B với vận tốc 10m/s chuyển động thẳng chậm dần đều về phía A với gia tốc 0,2 m/s2. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xe (I) bắt đầu chuyển động.
Viết phương trình tọa độ của hai xe.
	 b) Xác định thời điểm và nơi hai xe gặp nhau.
Giải:
Chọn trục tọa độ trùng với AB, A làm mốc tọa độ, chọn thời điểm xuất

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_phu_dao_hoc.doc