SKKN Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “đa trí tuệ” (howard gardner) vào dạy bài “các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế” (bài 20, Vật lý 10) cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2

SKKN Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “đa trí tuệ” (howard gardner) vào dạy bài “các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế” (bài 20, Vật lý 10) cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2

Xã hội loài người đang đi qua những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI – thế kỷ của nền kinh tế trí thức, thế kỷ của hội nhập và toàn cầu hóa, thế kỷ của sự cạnh tranh về nhân lực có trình đọ cao . Sự phát triển đó của xã hội loài người đặt ra cho giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Trong xu thế chung của thế giới ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng không ngừng tập trung và đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trên toàn hệ thống giáo dục. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ., làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi .”[1]. Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện dại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiện cứu cho học sinh .”[1]. Tư tưởng đó của Đảng lại được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”[2]. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư chỉ rõ: “Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học” [3]. Ngành Giáo dục đang từng bước “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triến năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên mtrong quá trình học tập .” [4]. Như vậy, nhà trường phổ thông không chỉ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức khoa học mà còn phải giúp các em phát triển trí tuệ của mình. Muốn vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc đặc điểm trí tuệ của các em và những yếu tố liên quan tới quá trình phát triển đó. Chỉ có như vậy mới xác định được mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục trí tuệ phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Lý thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner (một nhà tâm lí học nổi tiếng của Đại học Harvard) đã tác động mạnh tới tình hình nghiên cứu về khả năng trí tuệ của con người nói chung và học sinh nói riêng. Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau và học sinh cũng thế, do đó các em sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Từ đó lựa chọn các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của các em. Gardner cũng đã chỉ ra rằng trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh (ngôn ngữ và logic-toán học), điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp, đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và chịu chung một sự đánh giá, phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu các em được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã ứng dụng lý thuyết này vào giáo dục và những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Singgapo . cũng đang vận dụng lý thuyết này trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tại Việt Nam lý thuyết này bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi đễn từng cấp học, từng học sinh và phụ huynh nên chưa phát huy hiệu quả. Việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta có một phương pháp giáo dục phù hợp phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời bổ sung những điểm còn yếu để hướng tới một sự phát triến toàn diện. Trong quá trình thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã tìm cách vận dụng thuyết này trong một số bài học cụ thể và thu được những hiệu quả nhất định. Tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” (Howard Gardner) vào dạy học bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”(Bài 20, Vật lý 10) cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2”.

docx 19 trang thuychi01 15832
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “đa trí tuệ” (howard gardner) vào dạy bài “các dạng cân bằng. cân bằng của một vật có mặt chân đế” (bài 20, Vật lý 10) cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
PHỤ LỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ THÔNG QUA VIỆC VẬN DỤNG THUYẾT “ĐA TRÍ TUỆ” (HOWARD GARDNER) VÀO DẠY BÀI “CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ” (BÀI 20, VẬT LÝ 10) CHO HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
Người thực hiện: 	Lê Xuân Linh
Chức vụ: 	Giáo viên
SKKN thuộc môn: 	Vật Lý
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..
1
1.
MỞ ĐẦU.
2
1.1.
Lý do chọn đề tài .
2
1.2.
Mục đích nghiên cứu
3
1.3.
Đối tượng nghiên cứu..
3
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
2.1.
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..
5
2.3.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.4.
. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .......
14
3.
KẾT LUẬN 
15
3.1.
Kết luận
15
3.2.
Kiến nghị.
16
Tài liệu tham khảo...
17
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được đánh giá cấp Sở..
18
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Xã hội loài người đang đi qua những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI – thế kỷ của nền kinh tế trí thức, thế kỷ của hội nhập và toàn cầu hóa, thế kỷ của sự cạnh tranh về nhân lực có trình đọ cao ... Sự phát triển đó của xã hội loài người đặt ra cho giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới phải nhanh chóng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Trong xu thế chung của thế giới ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng không ngừng tập trung và đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học trên toàn hệ thống giáo dục. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ..., làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi ...”[1]. Nghị quyết cũng chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện dại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiện cứu cho học sinh ...”[1]. Tư tưởng đó của Đảng lại được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành ngoại khóa, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét học vẹt, học chay”[2]. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư chỉ rõ: “Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học” [3]. Ngành Giáo dục đang từng bước “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triến năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên mtrong quá trình học tập ...” [4]. Như vậy, nhà trường phổ thông không chỉ có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh tri thức khoa học mà còn phải giúp các em phát triển trí tuệ của mình. Muốn vậy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cần có hiểu biết đầy đủ và sâu sắc đặc điểm trí tuệ của các em và những yếu tố liên quan tới quá trình phát triển đó. Chỉ có như vậy mới xác định được mục đích, nội dung, phương pháp dạy học và giáo dục trí tuệ phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Lý thuyết Đa trí tuệ của Howard Gardner (một nhà tâm lí học nổi tiếng của Đại học Harvard) đã tác động mạnh tới tình hình nghiên cứu về khả năng trí tuệ của con người nói chung và học sinh nói riêng. Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau và học sinh cũng thế, do đó các em sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Từ đó lựa chọn các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của các em. Gardner cũng đã chỉ ra rằng trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh (ngôn ngữ và logic-toán học), điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp,  đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và chịu chung một sự đánh giá, phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu các em được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của mình. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã ứng dụng lý thuyết này vào giáo dục và những nước có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Singgapo ... cũng đang vận dụng lý thuyết này trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tại Việt Nam lý thuyết này bước đầu được nghiên cứu và ứng dụng tuy nhiên chưa phổ biến rộng rãi đễn từng cấp học, từng học sinh và phụ huynh nên chưa phát huy hiệu quả. Việc nghiên cứu và ứng dụng thuyết Đa trí tuệ vào dạy học là vô cùng cần thiết, giúp chúng ta có một phương pháp giáo dục phù hợp phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời bổ sung những điểm còn yếu để hướng tới một sự phát triến toàn diện. Trong quá trình thực tế giảng dạy của bản thân, tôi đã tìm cách vận dụng thuyết này trong một số bài học cụ thể và thu được những hiệu quả nhất định. Tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao kết quả học tập môn Vật lý thông qua việc vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” (Howard Gardner) vào dạy học bài “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”(Bài 20, Vật lý 10) cho học sinh lớp 10 trường THPT Thường Xuân 2”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài trình bày cách vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” vào dạy học 1 bài học trong chương trình Vật lý 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của bài học đó. Từ đó có thể mở rộng việc ứng dụng này trong chương trình dạy – học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu về việc vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” trong dạy học Vật lý. 
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 10C1 trường THPT Thường Xuân 2.
Lớp đối chứng: Học sinh lớp 10C2 trường THPT Thường Xuân 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài có sử dụng phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin kết hợp với phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Năm 1983, tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard- đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences )
Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” (the ability to solve problems, or to create products, that are valued within one or more cultural settings) và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ [5]
Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh (đã được ông nêu ra và bổ sung sau đó):
Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical);
Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic);
Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial);
Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic);
Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic);
Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal);
Trí thông minh hướng nội (intrapersonal).
Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist)
Trí thông minh về sự tồn tại (existential)
Giáo viên cần coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh, mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo khuynh hướng khác nhau. Nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của đất nước. Thuyết Đa trí tuệ giúp giáo viên cách suy ngẫm, chọn lựa phương pháp dạy học sao cho hay nhất, phù hợp nhất và họ hiểu rõ vì sao phương pháp đó là hiệu quả hoặc chỉ hiệu quả với học sinh này mà không hiệu quả với học sinh kia. Thuyết này cũng giúp giáo viên áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, kỹ năng sử dụng tài liệu, thiết bị dạy học đa dạng, phong phú hơn, khéo kéo chuyển từ lối dạy ngôn ngữ sang kết hợp với lối dạy âm nhac, vận động, giao tiếp,  Nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học bằng áp dụng linh hoạt, tổng hợp các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tích cực triển khai gần đây sẽ tạo ra môi trường học tập đa trí tuệ rất hiệu quả góp phần thiết thực “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.” [6]
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường THPT Thường Xuân 2 là một trường đóng tại xã Luận Thành huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa (là một trong những huyện nghèo của nước ta) với nhiều khó khăn về giao thông, về kinh tế, về trình độ dân trí. Học sinh của trường đa số là “học sinh vùng khó” nên việc tiếp cận và áp dụng các phương pháp học tập tích cực, chủ động là điều hết sức khó khăn nhất là với những môn học đòi hỏi logic như Toán, Vật lý, . Hơn nữa, trong bộ môn Vật lý có một số bài học được xếp vào dạng “khó dạy” bởi việc truyền đạt kiến thức chỉ đơn thuần lý thuyết và là những vấn đề rất mới, nhiều cụm từ các em được nghe lần đầu tiên,... nên khó tổ chức để học sinh hoạt động tích cực. Vì vậy nên khi dạy những bài này thường giáo viên chỉ áp dụng phương pháp thuyết trình và học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách thụ động. Những bài học như vậy hầu như không có thiết bị dạy học nên việc tổ chức hoạt động dạy học càng khó khăn hơn, ví dụ như bài: “Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế” (Bài 20, Vật lý 10). Sau khi học bài này các em chỉ hiểu được phần nào lý thuyết và không thể trả lời các vấn đề liên quan một cách rõ ràng, mạch lạc.
Thực trạng trên cho thấy cần đưa ra một giải pháp khắc phục cho học sinh khi học môn Vật lý nói chung và học sinh của trường THPT Thường Xuân 2 nói riêng. Qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy kết hợp với việc tiếp thu các yêu cầu ngày càng mới đặt ra cho ngành giáo dục cùng với sự tìm kiếm học tập của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra và thử nghiệm cách áp dụng Thuyết đa trí tuệ (Howard Gardner) trong dạy học một bài trong chương trình nhằm mục đích nâng cao kết quả học tập của học sinh. Từ đó tôi hi vọng cách thức này sẽ được áp dụng cho cả bậc học góp phần từng bước tiến gần với nhiệm vụ mà xã hội “đặt hàng” cho ngành giáo dục.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Để dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng thuyết “Đa trí tuệ” tôi thực hiện các bước sau:
+ Đầu tiên tôi phân loại học sinh trong lớp theo các nhóm dựa vào trí thông minh nổi trội của các em. Việc này có thể xác định qua việc tự nhận định của học sinh, sự theo dõi, quan sát đánh giá của giáo viên, hoặc nếu có điều kiện thì xác định qua sinh trắc vân tay sẽ đem lại kết quả chính xác hơn.
+ Tiếp theo trong việc chuẩn bị cho bài học, tôi cùng nhóm học sinh có trí thông minh thị giác, giao tiếp, vận động, thiên nhiên cùng làm một số các đồ dùng dạy học: bảng gỗ và vật rắn, búa, thước, hộp gỗ, vẽ tranh. Có thể giao việc theo nhóm, thu và đánh giá sản phẩm trước buổi học.
 Hình 1: Thiết bị dạy học bảng gỗ và vật rắn. Hình 2: Thiết bị búa và thước gỗ
Hình 3: Thiết bị hộp gỗ
+ Trong quá trình học tập tôi nêu các câu hỏi, giao nhiệm vụ để các em tự tìm hiểu câu trả lời theo nhóm hoặc cá nhân tùy theo trí thông minh nổi trội của từng em: với những em có trí thông minh giao tiếp, âm nhạc, vận động thì cho các em hoạt động theo nhóm nhỏ (4 đến 8 em); với những em có trí thông minh nội tâm thì cho các em tự suy nghĩ làm việc. Sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả cố gắng khuyến khích những em thông minh vận động, nội tâm, ... trình bày kết quả có thể yêu cầu các em có trí thông minh logic và ngôn ngữ trợ giúp nếu cần thiết. Qua đó các em tự tiếp cận và hình thành nội dung kiến thức mới. Với những nhiệm vụ cần hoạt động hình thể thì ưu tiên cho các em có trí thông minh vận động được thể hiện mình, kết hợp động viên những em đó trình bày kết quả để rèn luyện thêm khả năng ngôn ngữ, sau đó giáo viên mới đưa ra kết luận cuối cùng. 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 20	CÁC DẠNG CÂN BẰNG
CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ.
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS đạt được:
Kiến thức: Sau bài học, HS có thể:
- Phân biệt được các dạng cân bằng: bền, không bền và phiếm định
- Phát biểu được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Kĩ năng: 
- Xác định được một dạng cân bằng là bền hay không bền
- Xác định được mặt chân đế của một vật trên một mặt phẳng đỡ.
- Vận dụng được điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế. Biết cách làm tăng mức vững vàng của cân bằng
Thái độ (giá trị)
- Có định hướng đúng đắn trong lựa chọn nghề nghiệp
Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực đánh giá vấn đề, tình huống xung quanh
- Năng lực trình bày quan điểm cá nhân
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học.
 	+ Máy chiếu, phấn màu, giấy A0.
	+ Kiến thức liên quan đến bài học.
- Bài tập tình huống,
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên:
+ Đồ dùng học tập; Bút dạ; Giấy A4
	+ Các dụng cụ theo hướng dẫn của giáo viên: bảng gỗ và vật rắn (mô tả thí nghiệm trong SGK), búa (gỗ), thước gỗ, khung hộp gỗ.
	- Kiến thức bài cũ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG 1: Dặt vấn đề vào bài
1. Mục tiêu:
- Nêu vấn đề, tạo hứng thú để học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức.
2. Phương pháp/Kĩ thuật:
- Vấn đáp; nêu và giải quyết tình huống.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động:
- Hoạt động cá nhân.
- Tương tác giữa giáo viên và học sinh.
 4. Phương tiện dạy học
- Đồ dùng dạy học: búa gỗ, thước
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Nêu bài tập tình huống, yêu cầu học sinh thực hiện (lưu ý tạo đk cho những học sinh có trí thông minh thiên nhiên, vận động làm bài tập tình huống).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ.
- GV: Gọi HS làm bài tập tình huống.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Yêu cầu HS nhận xét. 
- HS: Thảo luận, trình bày ý kiến.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV nêu đáp án và đặt vấn đề vào bài.
“Hệ (búa, thước) nằm cân bằng được do thỏa mãn điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế. Vậy mặt chân đế là gì, điều kiện cân bằng của vật đó là gì, có những dạng cân bằng nào, chúng ta sẽ tìm hiểu và trả lời các câu hỏi đó qua bài học ngày hôm nay, bài 20: Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế”
Điều chỉnh: 
...
Bài tập tình huống:
? Buộc thước vào búa, chỉ được để thước trên bàn (không thêm sự tác động hay trợ giúp khác) đặt thế nào để hệ cân bằng?
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các dạng cân bằng
1. Mục tiêu
- Hiểu được các dạng cân bằng. Nhận biết dạng cân bằng của một sô vật trong thực tế cuộc sống.
2. Phương pháp/Kĩ thuật:
- Thảo luận, hoạt động nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Tương tác giữa giáo viên và học sinh.
 4. Phương tiện dạy học
- Đồ dùng thí nghiệm các dạng cân bằng của vật rắn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
-GV: Làm thí nghiệm và giới thiệu các dạng cân bằng: bền, không bền, phiếm định.
Nêu câu hỏi:
? So sánh các dạng cân bằng (Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân)?
- HS: Theo dõi, nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Theo dõi thí nghiệm, tham khảo SGK để hoàn thành câu trả lời.
- GV: Hướng dẫn HS hoàn thành bảng so sánh các dạng cân bằng. Nêu bổ sung các câu hỏi định hướng trợ giúp HS: 
? Từ thí nghiệm, nêu khái niệm các dạng cân bằng?
? Có những lực nào tác dụng lên vật, để vật cân bằng các lực đó thỏa mãn điều kiện gì?
? Khi vật lệch khỏi vị trí cân bằng, trọng lực có vai trò gì?
? So sánh vị trí trọng tâm của vật rắn ở vị trí cân bằng và các vị trí khác?
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- HS: Thảo luận theo nhóm (đã sắp xếp theo đặc điểm của các dạng trí thông minh)
Các nhóm báo cáo kết quả.
HS khác: nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh nội dung.
- GV: Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV yêu cầu HS bất kỳ nhắc lại nội dung.
Điểu chỉnh: 
..
I. Các dạng cân bằng.
 H.20.2 H.20.3
 H. 20.4
CB bền
CB không bền
CB phiếm định
Khái niệm
(1.1)
(1.2)
(1.3)
Đặc điểm
(2.1)
(2.2)
(2.3)
Nguyên nhân
(3.1)
(3.2)
(3.3)
(1.1) Cân bằng bền là cân bằng của một vật mà khi bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì tự trở về vị trí đó.
(1.2) Cân bằng không bền là cân bằng của một vật mà khi bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì chuyển sang trạng thái cân bằng bền.
(1.3) Cân bằng phiếm định là cân bằng của vật rắn mà khi bị lệch khỏi vị trí cân bằng thì cân bằng tại vị trí mới.
(2.1) Cân bằng bền: trọng tâm ở vị trí thấp thấp nhất so với các vị trí khác 
(2.2) Cân bằng không bền: trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí khác.
(2.3) Cân bằng phiếm định: trọng tâm ở vị trí (độ cao trọng tâm) không thay đổi.
(3.1) Momen trọng lực làm vật quay về vị trí cũ.
(3.2) Momen trọng lực làm vật quay đến vị trí cân bằng mới: cân bằng bền
(3.3) Momen trọng lực bằng không, vật không quay mà cân bằng tại vị trí mới.
* Vị trí trọng tâm của vật gây nên các dạng cân bằng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về khái niệm mặt chân đế.
1. Mục tiêu
- Hiểu và xác định được mặt chân đế của các vật đặt trên mặt phẳng ngang.
2. Phương pháp/Kĩ thuật:
- Thảo luận, hoạt động nhóm.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Tương tác giữa giáo viên và học sinh.
 4. Phương tiện dạy học
- Giấy A0, bút dạ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Giới thiệu khái niệm mặt chân đế, nêu CH:
? Xác định mặt chân đế của: 
+ người đang đứng,
+ người ngồi ghế?
- HS: Theo dõi, nhận nhiệm vụ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ, liên hệ khái niệm để trả lời câu hỏi. Vẽ hình minh họa.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- HS: báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét, đánh giá.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV yêu cầu HS bất kỳ nêu lại khái niệm.
Điểu chỉnh: 
...
II. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
1. Mặt chân đế là gì?
- Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ nằm ngang bằng cả một mặt đáy thì mặt chân đế là mặt đáy của vật
- Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng giá đỡ nằm ngang ở một số diện tích rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó
HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế
1. Mục tiêu
- Hiểu được điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế.
2. Phương pháp/Kĩ thuật:
- Vấn đáp.
 3. Hình thức tổ chức hoạt động
- Tương tác giữa giáo viên và học sinh.
 4. Phương tiện dạy học
- Trình chiếu hình ảnh trên PP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV: Làm thí nghiệm, nêu CH:
? Nhận xét về giá của trọng lực trong từng trường hợp?
- HS: Quan sát thí nghiệm, nghe CH.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy nghĩ cá nhân trả lời CH.
- GV: Định hướng HS thực hiện.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- HS: Nêu phần trả lời.
- GV: Nhận xét, đánh giá các phần trả lời của HS.
Bước 4. Phương án KTĐG
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập tình huống và giải thích.
Điểu chỉnh: 
...
2. Điều kiện cân bằng
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phái xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm “rơi” trên mặt chân đế).
 * Bài tập tình huống: Một người ngồi ngay ngắn trên ghế (ghế giáo viên), tay xuôi theo người, không chống hay kéo tay vào vật khác, không cúi người về phía 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_mon_vat_ly_thong_qua_viec_van.docx