SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh sự phát triển đức, trí và khả năng cơ bản để học lên các lớp trên. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. TËp ®äc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó có vị trí rất quan trọng, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc hiểu - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học.
ë trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh hết sức quan trọng vì bậc Tiểu học là bậc nền móng cho giáo dục phổ thông. Như chúng ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu nội dung bài đọc. Việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học chủ yếu được tiến hành trong giờ Tập đọc. Qua những bài Tập đọc, học sinh không chỉ hiểu nội dung sự việc mà còn nắm được thái độ tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả và sự cảm nhận của người đọc qua bài đọc đó. Nếu giáo viên không giúp học sinh khám phá ra những cảm xúc, thái độ tình cảm trong tác phẩm đó có nghĩa là giáo viên chúng ta chỉ đem đến cho học sinh một văn bản để đọc như một cái máy nhập dữ liệu mà không cần biết đến cái đẹp đẽ, cái nhân văn chứa đựng trong đó. Chính vì thế việc bồi dưỡng năng lực hiểu bài đọc cho học sinh là vô cùng quan trọng. Đọc để hiểu bài đọc là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Đọc sẽ giúp học sinh hiểu những từ, ngữ học sinh đang học đọc, xem việc hiểu những từ, ngữ được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc cho học sinh.
Mục lục Phần Trang A . Mở đầu 2 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 3 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. 4 B . Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 4 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 4 II . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 6 1. Thực trạng 6 1. 1. Về học sinh 6 1.2. Về giáo viên 6 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. 7 III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 7 1. Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh 7 1.1. Đọc đúng bài tập đọc 7 1. 2. Nâng cao kĩ năng đọc thầm 8 2. Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc 8 2.1. Tìm hiểu nội dung bài qua tên bài tập đọc 8 2.2. Tìm hiểu nội dung bài qua việc tìm hiểu từ ngữ 9 trong bài tập đọc 2.2. 1. Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng 9 và làm rõ nghĩa các từ đó trong bài tập đọc 2.2.2. Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh 12 2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu câu, đoạn 14 2.3.1. Xác định những câu quan trọng và đoạn ý. 14 2.3.2. Làm rõ nội dung câu, đoạn 16 3. Giải pháp 3. Hệ thống các dạng bài tập trong dạy đọc hiểu. 18 4. Giải pháp 4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 19 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động 20 giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. C . Kết luận kiến nghị. 21 1. Kết luận. 21 2. Kiến nghị 21 A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh sự phát triển đức, trí và khả năng cơ bản để học lên các lớp trên. Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. TËp ®äc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học, nó có vị trí rất quan trọng, vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc hiểu - một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc Tiểu học. ë trường Tiểu học, việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh hết sức quan trọng vì bậc Tiểu học là bậc nền móng cho giáo dục phổ thông. Như chúng ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu nội dung bài đọc. Việc tiếp xúc với các tác phẩm văn học chủ yếu được tiến hành trong giờ Tập đọc. Qua những bài Tập đọc, học sinh không chỉ hiểu nội dung sự việc mà còn nắm được thái độ tình cảm, sự đánh giá sự việc của tác giả và sự cảm nhận của người đọc qua bài đọc đó. Nếu giáo viên không giúp học sinh khám phá ra những cảm xúc, thái độ tình cảm trong tác phẩm đó có nghĩa là giáo viên chúng ta chỉ đem đến cho học sinh một văn bản để đọc như một cái máy nhập dữ liệu mà không cần biết đến cái đẹp đẽ, cái nhân văn chứa đựng trong đó. Chính vì thế việc bồi dưỡng năng lực hiểu bài đọc cho học sinh là vô cùng quan trọng. Đọc để hiểu bài đọc là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường. Đọc sẽ giúp học sinh hiểu những từ, ngữ học sinh đang học đọc, xem việc hiểu những từ, ngữ được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc cho học sinh. Ở chương trình Tập đọc ở Tiểu học và nhất là ở lớp 4, các bài tập đọc đưa vào trong chương trình đều được lựa chọn, có nội dung hay cả về nội dung và nghệ thuật và có tính giáo dục sâu sắc đối với học sinh. Đặc biệt, đối với những bài văn miêu tả có rất nhiều những hình ảnh đẹp, âm thanh sinh động và cả màu sắc tươi sáng giúp học sinh cảm nhận. Trên nền ngôn ngữ ấy, học sinh có thể tưởng tượng ra một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, từ đó giáo dục học sinh yêu đất nước, yêu quê hương và yêu con người. Nhờ biết cách đọc hiểu bài mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự đọc thường xuyên. Đích cuối cùng của dạy đọc là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Dạy học sinh hiểu bài đọc, không chỉ giúp học sinh hiểu ngôn ngữ của văn bản mà còn có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp cho học sinh, đồng thời phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá cho học sinh. Vậy nâng cao khả năng tìm hiểu bài trong giờ tập đọc là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy tôi đưa ra một số tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4 2. Mục đích nghiên cứu. Như chúng ta đã biết, đọc hiểu có vai trò quan trọng thúc đẩy cho hoạt động đọc đúng, đọc diễn cảm văn bản. Đọc để hiểu bài đọc là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn chương. Chỉ khi hiểu sâu sắc thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mới có đủ hành trang để lĩnh hội những chi thức, tư tưởng, tình cảm của tác giả để từ đó đọc đúng hơn, thể hiện ngữ điệu chính xác hơn. Hiểu rõ được vai trò của việc đọc hiểu khi dạy tập đọc lớp 4, vì thế tôi đã tập chung vào hoạt động đọc hiểu để tìm ra con đường: Làm thế nào để nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong giờ tập đọc khi dạy môn tập đọc lớp 4 có hiệu của hơn ? Làm thế nào để học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản để rồi từ đó giáo dục tình cảm, đạo đức cao đẹp, khả năng tư duy sáng tạo, phân tích tổng hợp cho học sinh ? Đó chính là mục đích nghiên cứu mà tôi muốn thực hiện ở sáng kiến kinh nghiệm này. 3. Đối tượng nghiên cứu. Phương pháp dạy học khi dạy phần tìm hiểu bài trong giờ tập đọc giờ đây đã trở thành “lối mòn” trong mỗi giáo viên đứng lớp từ sau chỉnh lí SGK. Nhưng một số giáo viên khi lên lớp vẫn còn vân dụng một cách dập khuôn máy móc, “khô cứng” và rất hình thức. Chính vì vậy dẫn đến hiện tượng học sinh hiểu từ, ý, đoạn của văn bản một cách thụ động , không có sự tư duy sáng tạo. Do đó trong sáng kiến này tôi xoáy sâu vào việc: - Dẫn dắt , khơi mở, vận dụng tổng hòa các hoạt động bổ trợ trong giờ dạy để giúp học sinh hiểu rõ nội dung văn bản. - Phát hiện từ chìa khóa, từ hay và làm rõ nghĩa của từ đó. - Làm rõ cái hay của việc dùng từ ngữ, hình ảnh ,biện pháp nghệ thuật có trong bài. - Hiểu được cái hay, cái đẹp về ngữ nghĩa, nội dung qua mỗi câu, mỗi đoạn và toàn bài.. Tất cả đối tượng nghiên cứu của sáng kiến tôi thực hiện trên 30 học sinh lớp 4A (do tôi làm chủ nhiệm) trong thời gian từ tháng 9 năm 2015 đến dầu tháng 3 năm 2016. Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm tôi sẽ đúc rút ra con đường ngắn nhất, đem lại hiệu quả nhất khi dạy phần tìm hiểu bài của giờ Tập đọc lớp 4. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong sáng kiến này tôi vận dụng linh hoạt , kết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau: - Đọc sách giáo khoa, sách tham khảo...để nắm vững mục tiêu chương trình , phương pháp, mức độ yêu cầu cơ bản của dạy tập đọc lớp 4. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế ( điều tra thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh của trường Tiểu học Hà Lĩnh 1). - Phương pháp thu thập thông tin (Thu thập qua phỏng vấn, làm bài kiểm tra, dự giờ đồng nghiệp). - Phương pháp thực nghiệm (Sử dụng vào các giờ dạy, soạn bài, thiết kế cách dạy bài tập bổ trợ cho việc nghiên cứu). - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu . (Thống kê kết quả sau khi áp dụng sáng kiến, so sánh với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến, trao đổi với đồng nghiệp và rút ra kết luận). B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm I . Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm). Đây là một quan điểm rất phù hợp với dạy Tập đọc ở Tiểu học. Quan điểm này thể hiện một quan niệm về đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã hai bậc: chữ viết- âm thanh và chữ viết - nghĩa. Như vậy đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp cả hai quá trình này. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kĩ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay. Trong giờ Tập đọc việc rèn đọc đúng, đọc nhanh là rất quan trọng nhưng mục đích cuối cùng của việc đọc chỉ thực hiện được khi học sinh đã hiểu nội dung, nghĩa, lí, tình của bài tập đọc. Vậy để giúp học sinh "chiếm lĩnh" được bài đọc phần tìm hiểu bài trong giờ Tập đọc có vai trò rất quan trọng. Khi hiểu nội dung các em sẽ nhận biết những gì tinh tế nhất bằng những dung động, cảm nhận sâu sắc, tinh tế của bản thân mình, thấy được cái hay, hiểu được bài đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của nó. Dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Vì vậy, việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Dạy đọc không những học sinh biết đọc trôi chảy mà còn giúp học sinh hiểu nội dung văn bản góp phần rèn luyện thao tác tư duy. Như vậy có thể xem việc một học sinh biết đọc khi nó đọc và hiểu được điều đang đọc. Đọc là hiểu nghĩa của chữ viết, nếu trẻ không hiểu những từ mà ta đưa cho chúng đọc, chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó hiểu những gì được đọc sẽ tạo ra động cơ, hứng thú cho việc đọc. Quá trình hiểu được văn bản gồm các bước sau: Hiểu nghĩa các từ, các ngữ. Hiểu các câu. Hiểu các khối đoạn, tức là các tập hợp câu dùng để phát biểu một ý trọn vẹn và hiểu được cả bài. Học sinh tiểu học không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sức chú ý đều dồn vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát ra thành âm, nghĩa của vấn đề đọc thì học sinh chưa đủ thời giờ và sức lực để nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Điều này chính là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc cho học sinh lớp 4. II . Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 1. Thực trạng Trong thực tế ở trường Tiểu học, qua việc dạy đọc trên lớp, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp tôi thấy còn nhiều hạn chế. 1.1. Về học sinh: Khả năng đọc hiểu và nhận diện ngôn ngữ trong bài tập đọc còn nhiều hạn chế. Các em chưa biết cách đọc lướt để nắm bắt được đề tài và những từ ngữ cần tìm nghĩa để từ đó hiểu nội dung của bài tập đọc. Các em chưa biết phát hiện nghĩa hàm ẩn trong bài và phân tích suy diễn để tìm ra nghĩa hàm ẩn đó. Các câu trả lời của học sinh còn phụ thuộc nhiều vào nội dung câu văn trong bài mà chưa biết cách chọn ý trả lời, hoặc chưa biết biến câu của tác giả thành câu nói của mình. Chỉ biết dừng lại ở việc trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc câu hỏi cô giáo nêu mà chưa biết tự rút ra bài học về nhận thức, về tình cảm, hành vi sau khi đọc. Hiệu quả đọc hiểu bài đọc của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự hướng dẫn, gợi mở của người thầy. 1.2. Về giáo viên: Nhiều giáo viên ít quan tâp đến việc đọc mẫu bài tập đọc, còn xem nhẹ việc đọc mẫu vì thế chọn học sinh đọc mẫu chưa đảm bảo. Một bộ phận giáo viên đôi khi còn phát âm tiếng địa phương, đọc sai dấu thanh. Nhiều giáo viên có những cách hiểu và giải thích sai về nội dung các bài tập đọc: như có giáo viên giải nghĩa từ sai, giải nghĩa từ một cách cô lập mà không gắn vào văn cảnh, chưa làm rõ nội dung của văn bản và ý đồ của người viết đến người đọc. Khả năng giúp học sinh đưa những kiến thức được học qua bài đọc vào thực tế cuộc sống còn nhiều hạn chế. Giáo viên khi lên lớp dạy đọc hiểu theo đường mòn, ít thay đổi hình thức tổ chức. Việc tiếp thu và vận dụng các phương pháp dạy học mới chưa triệt. Trong tiết dạy Tập đọc đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc, thực hiện theo các bước lên lớp, đúng quy trình mà chưa đi sâu vào phần tìm hiểu nội dung, khai thác ý đồ nghệ thuật của tác giả (mặc dù chỉ là đơn giản). Một số giáo viên lại giảng quá kĩ các từ khó, xem nhẹ phần luyện đọc. Việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của một số giáo viên còn ít, có giáo viên còn ngại dạy thiết kế bài dạy và dạy trên máy chiếu. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Để nắm được chất lượng về kĩ năng đọc hiểu của học sinh lớp 4, ngay từ đầu năm khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát trên 30 học sinh lớp 4A. Kết quả thu được như sau: Tổng số Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành Chưa hoàn thành 30 học sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 3 10 26 86,7 1 3,3 Từ kết quả bài làm của học sinh, Tôi thấy chất lượng đọc hiểu của học sinh lớp 4 như sau: Khả năng hiểu nội dung bài đọc của các em còn nhiều hạn chế. Các em chưa có thói quen suy nghĩ tìm hiểu nội dung bài đã đưa kết quả. Từ thực trạng trên để công việc đạt hiệu quả hơn bản thân đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc. III . Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc Giải pháp 3. Hệ thống các dạng bài tập trong dạy đọc hiểu. Giải pháp 4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 1. Giải pháp 1. Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh 1.1. Đọc đúng bài tập đọc Hiểu được nội dung bài tập đọc trước hết học sinh phải đọc đúng, để làm được điều này tôi luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc. Và đặc biệt chú ý đến sửa lỗi địa phương mà học sinh thường hay mắc phải như lỗi về âm đầu học sinh hay lẫn lộn (l với n); lỗi về vần (an lẫn với ang)...Đọc đúng bài tập đọc không chỉ là hướng dẫn học sinh đọc không thừa, không sót tiếng, không thêm tiếng, không lạc dòng, không mắc lỗi phát âm mà còn phải hướng dẫn học sinh đọc lưu loát, trôi chảy, ngắt giọng đúng quan hệ ngữ nghĩa- ngữ pháp, đọc đúng tốc độ, cường độ, cao độ. Để làm được điều này tôi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bắng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định, (Đến giữa kì I tốc độ đọc khoảng 75 tiếng/phút, cuối kì I là 80 tiếng/ phút, giữa kì II 85 tiếng/phút, cuối kì II là 90 tiếng/ phút) hướng dẫn đọc câu dài... Có như thế học sinh mới cảm nhận được những gì người viết muốn gửi gắm trong bài đọc. Khi học sinh đọc đúng bài tập đọc học sinh sẽ tìm hiểu bài tốt hơn. Trong quá trình đọc để học sinh hiểu văn bản một cách tốt nhất thì đọc thấm có nhiều lợi thế. 1. 2. Nâng cao kĩ năng đọc thầm. Đọc thầm là đọc có nhiều lợi thế để hiểu văn bản. Đọc thầm bắt đầu xuất hiện trong giờ tập đọc lớp 4 ngay từ đầu tiết học. Vì vậy, để giúp học sinh biết cách đọc thầm tôi hướng dẫn học sinh cách đọc ngay từ những bài tập đọc ban đầu. Đọc thầm là đọc không phát ra thành âm thanh mà chuyển trực tiếp từ kí tự sang nghĩa để hiểu nội dung. Vì vậy, khi nói đến dạy đọc hiểu cần phải nói đến việc tổ chức dạy đọc thầm. Mục đích của đọc thầm là để hiểu. Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung bài đọc. Kết quả của đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là toàn bộ những gì đọc được. Để dạy đọc thầm có hiệu quả tôi hướng dẫn học sinh cũng như khi ngồi đọc thành tiếng tư thế ngồi đọc thầm phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách 30- 35 cm. Kĩ năng đọc thầm phải được chuyển dần từ ngoài vào trong, từ đọc to - đọc nhỏ - đọc mấp máy môi (không thành tiếng)- đọc hoàn toàn bằng mắt, không mấp máy môi (đọc thầm). Giai đoạn cuối lại gồm hai bước: di chuyển mắt theo que trỏ hoặc ngón tay rồi đến chỉ có mắt di chuyển. Tôi đã tổ chức quá trình này từ ngoài vào trong và kiếm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong thì báo cho giáo viên biết (bằng cách giơ tay), từ đó tôi nắm được và điều chỉnh tốc độ đọc thầm cho học sinh. 2. Giải pháp 2. Giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài tập đọc 2.1. Tìm hiểu nội dung bài qua tên bài tập đọc Bài tập đọc bao giờ cũng có một cái tên. Tên bài không phải là một cái gì được gán vào văn bản một cách ngẫu nhiên mà có lí do. Vì vậy, tên bài thường ngắn nhưng nói với chúng ta được nhiều điều. Nó giúp chúng ta xác định được đề tài bài tập đọc và phần nào đoán được nội dung của bài. Vì vậy, khi tìm hiểu bài tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh cần chú ý khai thác tên bài. Đầu tiên tôi hướng dẫn học sinh chú ý bám sát vào câu chữ của tên gọi để hiểu được nhiều điều về nội dung một cách nhanh chóng hơn. Phần lớn tên bài được đặt theo đề tài nên đọc tên bài có thể biết được bài văn viết về cái gì. Ví dụ: như bài“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”,"Một người chính trực”(Tiếng Việt 4- Tập1) Hay bài "Tiếng cười là liều thuốc bổ" (Tiếng Việt 4- Tập2).Đối với các bài này tôi cho vài học sinh đọc tên bài đọc và hỏi khi đọc tên bài các em có hiểu được nội dung gì không? Học sinh sẽ trả lời được ngay nội dung là Dế Mèn rất dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu; nói về một người ngay thẳng; ích lợi của tiếng cười. Vậy để khẳng định một lần nữa nội dung bài tôi giúp học sinh tìm hiểu nội dung qua phần tìm hiểu bài... 2.2. Tìm hiểu nội dung bài qua việc tìm hiểu từ ngữ trong bài tập đọc 2.2.1. Phát hiện ra từ mới và từ ngữ quan trọng và làm rõ nghĩa các từ đó trong bài tập đọc Có thể nói việc hiểu nội dung bài bắt đầu từ việc hiểu từ. Trước tiên, học sinh phải có kĩ năng nhận ra từ nào cần tìm hiểu. Từ mới là những yếu tố của thông tin mới trong bài tập đọc. Nhận ra được từ mới tức là người đọc đã chú ý đến những thông tin mới trong bài tập đọc. Vì vậy xác định từ mới trong bài để tìm nghĩa của chúng là kĩ năng đầu tiên tôi cần dạy cho học sinh. Để tìm từ mới, trong giờ học, tôi thường đặt vấn đề “ Hãy tìm ra những từ em chưa hiểu nghĩa trong bài”. Câu trả lời- cũng chính là việc chọn từ nào để giải thích- phụ thuộc vào đối tượng học sinh. Để giúp học sinh hiểu nghĩa các từ trong bài tôi phải có những hiểu biết về từ địa phương cũng như vốn từ của tiếng mẹ đẻ vùng mình dạy học để chọn từ thích hợp. Đồng thời, tôi cũng phải chuẩn bị các từ khó hiểu trong bài để có phương án giải đáp cho học sinh về bất cứ từ nào trong bài mà các em cần. Tuy nhiên không phải tất cả các từ mới, không phải tất cả các từ trong bài tập đọc đều có vai trò quan trọng như nhau. Trong các từ của bài tập đọc có một số từ quan trọng mà nếu không hiểu chúng thì học sinh khó lòng mà hiểu đúng nội dung bài. Xác định nghĩa của từ là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt để hiểu bài đọc. Hiểu rõ nghĩa từ học sinh mới có cơ sở để nắm nghĩa của câu văn và từ đó nắm được nội dung chính của bài. Ví dụ: Trong bài "Chị em tôi" (Tiếng Việt 4- Tập 1)có đọan viết " Nó cười giả bộ ngây thơ: - Ủa , chị cũng ở đó sao? Hồi này chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo: - Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người." Để hiểu được nội dung của đoạn này tôi cho học sinh đọc thầm đoạn văn hướng dẫn để học sinh hiểu nghĩa từ "cuồng phong". Từ "cuồng phong" ở đây không thể hiểu là "gió to, bão" mà nghĩa trong bài là "cơn giận". Những lời nói, cử chỉ của cô em đã làm cho chị nhận ra thói xấu của mình. Còn ba thì không tức giận chửi mắng cô chị mà chỉ buồn rầu và khuyên hai chị em làm cho cô chị tỉnh ngộ. Vậy nếu như không hiểu được nghĩa của từ trong đoạn văn t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_tim_hieu_bai_trong.doc