SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Định Hưng

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Định Hưng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nói chung đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục mũi nhọn nói riêng hiện đang là vấn đề thi đua, vấn đề cấp bách của các nhà trường. Bởi khi nhìn nhận đánh giá về công tác giáo dục của một địa phương hay một nhà trường nào đó bao giờ ta cũng nhìn nhận và đánh giá về chất lượng học sinh giỏi của địa phương đó, của nhà trường đó. Quả thật là như vậy, chất lượng học sinh giỏi bây giờ đó là tiếng nói của mỗi huyện, là “thương hiệu” của mỗi trường, của mỗi giáo viên. Để tạo được thương hiệu cho mình không phải giáo viên nào, trường nào cũng có thể đạt được một cách dễ dàng mà muốn có được điều đó mỗi giáo viên, mỗi nhà trường cần phải có sự nổ lực phấn đấu không ngừng, phải có chiến lược, có giải pháp, có cách thức tổ chức sắp xếp cụ thể khoa học phù hợp với xu thế, với điều kiện thực tế của đơn vị mình.

Hưởng ứng phong trào đổi mới trong công tác quản lí giáo dục do ngành giáo dục huyện nhà phát động “Mỗi trường thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học”. Nhìn lại kết quả học sinh giỏi của nhà trường trong những năm gần đây đặc biệt là năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 chất lượng mũi nhọn của nhà trường xếp thứ 21/29 và thứ 22/29 trong huyện. Bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở và đặt ra nhiều câu hỏi, lựa chọn nhiều giải pháp, phương án trả lời, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, rút kinh nghiệm thực tế và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch cho năm học 2017-2018 và thảo luận đi đến thống nhất lựa chọn nội dung đổi mới trong năm học của nhà trường là “Nâng cao chất lượng mũi nhọn”. Nung nấu và ấp ủ, lấy chính nội dung đổi mới của nhà trường trong năm học làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Vì vậy mà bản thân tôi quyết định chọn nội dung “Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Định Hưng” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2017-2018.

 

doc 17 trang thuychi01 52455
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Định Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục nói chung đặc biệt là nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục mũi nhọn nói riêng hiện đang là vấn đề thi đua, vấn đề cấp bách của các nhà trường. Bởi khi nhìn nhận đánh giá về công tác giáo dục của một địa phương hay một nhà trường nào đó bao giờ ta cũng nhìn nhận và đánh giá về chất lượng học sinh giỏi của địa phương đó, của nhà trường đó. Quả thật là như vậy, chất lượng học sinh giỏi bây giờ đó là tiếng nói của mỗi huyện, là “thương hiệu” của mỗi trường, của mỗi giáo viên. Để tạo được thương hiệu cho mình không phải giáo viên nào, trường nào cũng có thể đạt được một cách dễ dàng mà muốn có được điều đó mỗi giáo viên, mỗi nhà trường cần phải có sự nổ lực phấn đấu không ngừng, phải có chiến lược, có giải pháp, có cách thức tổ chức sắp xếp cụ thể khoa học phù hợp với xu thế, với điều kiện thực tế của đơn vị mình.
Hưởng ứng phong trào đổi mới trong công tác quản lí giáo dục do ngành giáo dục huyện nhà phát động “Mỗi trường thực hiện một nội dung đổi mới làm điểm nhấn trong năm học”. Nhìn lại kết quả học sinh giỏi của nhà trường trong những năm gần đây đặc biệt là năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 chất lượng mũi nhọn của nhà trường xếp thứ 21/29 và thứ 22/29 trong huyện. Bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở và đặt ra nhiều câu hỏi, lựa chọn nhiều giải pháp, phương án trả lời, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, rút kinh nghiệm thực tế và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường để xây dựng kế hoạch cho năm học 2017-2018 và thảo luận đi đến thống nhất lựa chọn nội dung đổi mới trong năm học của nhà trường là “Nâng cao chất lượng mũi nhọn”. Nung nấu và ấp ủ, lấy chính nội dung đổi mới của nhà trường trong năm học làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. Vì vậy mà bản thân tôi quyết định chọn nội dung “Một số giải pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn ở trường THCS Định Hưng” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2017-2018.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Năm học 2015-2016 và 2016-2017 nhà trường đang được sữa chữa và làm mới một số công trình để đảm bảo đủ điều kiện được công nhận trường chuẩn Quốc gia và cũng là thời điểm huyện tổ chức sắp xếp lại đội ngũ CBGV NV do đó phần nào ảnh hưởng đến tâm lí của giáo viên, học sinh và kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Mặt khác kế hoạch và các giải pháp quản lí bồi dưỡng học sinh giỏi các năm học trước không còn phù hợp với tình hình bây giờ. 
Để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường nói chung mà đặc biệt là giáo dục mũi nhọn nói riêng cần xây dựng lại kế hoạch và các giải pháp mới phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của nhà trường nhằm đáp ứng được yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch mà Đảng ủy và chính quyền địa phương, ngành giáo dục huyện nhà giao cho cũng như sự tin tưởng gửi gắm của các bậc phụ huynh.
1.3.Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp để nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường và áp dụng đề tài này vào công tác chỉ đạo chuyên môn từ năm học 2017-2018 tại trường THCS Định Hưng.
Nghiên cứu xây dựng kế hoạch và các giải pháp về công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng HSG của lãnh đạo nhà trường và của giáo viên phù hợp với tình tình hình thực tế của nhà trường.
Đề tài được đưa vào kế hoạch năm học và chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện áp dụng cho tất cả các khối lớp và đã được tất cả giáo viên đồng tình ủng hộ, học sinh hăng hái thi đua thực hiện.
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
Lãnh đạo nhà trường căn cứ vào kết quả HSG các năm học trước phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và dự thảo kế hoạch, các giải pháp đưa ra bàn bạc trong cán bộ chủ chốt nhà trường để thống nhất kế hoạch, chọn giải pháp ưu việt nhất sau đó triển khai đến các tổ để tổ triển khai đến giáo viên thực hiện.
2.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận-các căn cứ để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng mũi nhọn.
2.1.1.Căn cứ vào kế hoạch năm học của phòng giáo dục và đào tạo huyện.
Ngay từ đầu năm học phòng giáo dục và đào tạo đã xây dựng kế hoạch rất chi tiết cụ thể, khoa học và triển khai đến các nhà trường để các nhà trường làm căn cứ xây dựng kế hoạch hoạt động cho trường mình. Trong kế hoạch năm học phòng GD&ĐT đặc biệt nêu rõ chỉ tiêu đạt được, mốc thời gian để thực hiện từng nội dung hàng tháng trong đó có thời gian tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi của huyện, tỉnh.
1.2.Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
Để giáo viên thuận lợi trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi, tôi đã lắng nghe, tìm hiểu và rút kinh nghiệm các kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường bạn, các năm học trước đồng thời căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên hiện tại để có kế hoạch và giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường mà đem lại hiệu quả tốt nhất.
2.1.2.1.Mục đích-yêu cầu.
- Bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi của trường, phát huy tinh thần sáng tạo và tự học, tự rèn luyện của các em học sinh.
- Đẩy mạnh hoạt động dạy, tăng tỷ lệ học sinh giỏi của trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra.
- Việc bồi dưỡng HSG là trách nhiệm của mỗi một giáo viên khi tham gia giảng dạy. 
-Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng học sinh để các em có cơ hội phát huy hết khả năng của mình.
- Các thầy cô giảng dạy nhiệt tình có trách nhiệm; học sinh nghiêm túc học tập, cố gắng phấn đấu để nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi của bộ môn, của nhà trường.
- Giáo viên được phân bồi dưỡng phải có kế hoạch giảng dạy, bài soạn, sách tham khảo, đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường cần phải mang tính lâu dài, tính kế thừa để đạt kết quả cao.
- Giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng mỗi đội tuyển dạy ít nhất 25 buổi mỗi buổi học 3 tiết thực hiện theo đúng thời khóa biểu  chuyên môn đã phân.
2.1.2.2.Chỉ tiêu:
-HSG cấp cụm phấn đấu xếp thứ Nhất-Nhì.
-HSG Vòng 1 đội tuyển tỉnh ít nhất mỗi môn 1 em đạt.(năm học 2016-2017 đạt 17 em).
-HSG các môn văn hóa khối 9 phấn đấu xếp trong tốp 5 trường đứng đầu trong huyện.
-HSG môn TDTT, phấn đấu duy trì xếp trong tốp 3 trường đứng đầu huyện.
-HSG cấp tỉnh có từ 3 đến 5 em đạt giải VH và từ 2-4 em đạt giải TDTT
2.1.2.3.Thời gian thực hiện:
Đổi tuyển HSG TDTT thực hiện bồi dưỡng vào các buổi chiều trong tuần, nếu buổi chiều nào học sinh học thêm các môn văn hóa thì giáo viên bồi dưỡng sau các buổi học từ 6/9/2017 đến khi phòng GD&ĐT tổ chức thi HSG cấp huyện.
Đội tuyển HSG các môn văn hóa khối 9 gồm các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, GDCD, Tiếng anh. Thực hiện bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 3 và chiều thứ 5 hàng tuần bắt đầu từ 11/9/2017 đến khi phòng GD&ĐT tổ chức thi HSG các môn văn hóa khối 9 cấp huyện (khoảng tháng 01/2018).
Đội tuyển HSG các môn văn hóa khối 6,7 gồm các môn: Toán, Văn và Tiếng anh, Khối 8 gồm các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lí, GDCD, Tiếng anh. Thực hiện bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 3, thứ 5 và chiều thứ 7 bắt đầu từ 02/1/2018 đến khi Phòng GD&ĐT tổ chức thi chọn đội tuyển vòng 1 và thi học sinh giỏi cấp trường -Theo Cụm trường (khoảng 20/4/2018).
	2.1.2.4.Danh sách phân công giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển HSG:
TT
Họ và tên giáo viên 
Môn BD
Khối
Ghi chú
1
Lê Văn Bách
Toán
8
2
Lưu Việt Thu
Toán
9
3
Lưu Thị Xuân
Toán
7
4
Bùi Thị Nga
Toán
6
5
Trịnh Thị Hường
Văn-Lịch sử
8 và 9
Bồi dưỡng 2 đội tuyển
6
Trịnh Thị Nga
Văn
7
7
Phạm Thị Cúc
Văn
6
8
Lưu Thị Ngà
Văn -Sử
9 và 8
Bồi dưỡng 2 đội tuyển
9
Lê Văn Niên
Hóa học
8 và 9
GV dạy liên trường
10
Lê Thị Dung
Sinh học
8 và 9
Bồi dưỡng 2 đội tuyển
11
Trịnh Thị Tình
Vật lí
8 và 9
Bồi dưỡng 2 đội tuyển
12
Nguyễn Thị Duyên
Địa lí
8 và 9
Bồi dưỡng 2 đội tuyển
13
Trịnh Thị Hà
GDCD
8 và 9
GV dạy liên trường, bồi dưỡng 4 đội tuyển
14
Trịnh Thị Thủy
Tiếng anh
6,8 và 9
Bồi dưỡng 3 đội tuyển
15
Đỗ Ngọc Loan
Tiếng anh
7
GV dạy liên trường,bồi dưỡng 3 đội tuyển
	2.1.2.5.Kinh phí.
Nhà trường thực hiện khoán chất lượng các đội tuyển HSG cho mỗi giáo viên phụ trách các đội tuyển đồng thời đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua và giáo viên bồi dưỡng các đội tuyển HSG phải xác định bồi dưỡng HSG là thương hiệu, là trách nhiệm, là công tác thi đua của mình trong năm học và lấy phần thưởng kết quả học sinh đạt giải, xếp thứ của đội tuyển theo chỉ tiêu được giao khoán và đăng ký làm kinh phí bồi dưỡng, mặt khác nhà trường cũng sẽ hỗ trợ kinh phí theo quy chế chi tiêu nội bộ và vận động kêu gọi thêm các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm nhằm động viên giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.1.2.6.Tổ chức thực hiện..
	-Đối với giáo viên:
+Cùng với GVCN rà soát, lựa chọn học sinh tham gia đội tuyển, lập danh sách những học sinh được chọn theo yêu cầu về số lượng mỗi đội tuyển báo cáo chuyên môn nhà trường
	+Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung chuyên đề theo môn được phân công, nội dung dạy, kế hoạch kiểm tra, chọn lọc đội tuyển sau mỗi lần khảo sát; chịu trách nhiệm về chất lượng, kết quả học tập bộ môn của học sinh trực tiếp tham gia bồi dưỡng. Đề xuất với tổ chuyên môn những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn phụ trách.
	+Thực hiện giảng dạy nghiêm túc, có hiệu quả theo nội dung chương trình kế hoạch, thời khóa biểu đã đăng kí đảm bảo đạt hiệu quả cao. Có trách nhiệm phát hiện học sinh giỏi bộ môn và đề nghị tham gia đội tuyển. Phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong việc phát hiện, theo dõi nền nếp, động viên kịp thời trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
	+Giáo viên bồi dưỡng phải có trách nhiệm, nhiệt tình, có phương pháp dạy học phù hợp để học sinh có kết quả cao trong các kỳ thi.
	+Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp với giáo viên bồi dưỡng để theo dõi học sinh lớp mình tham gia bồi dưỡng để động viên, nhắc nhở học sinh tham gia đầy đủ, hiệu quả.
-Đối với tổ trưởng chuyên môn:
+Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tiến độ ôn tập của giáo viên.
+Duyệt chương trình, giáo án bồi dưỡng HSG.
	+Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của các tổ. Đặc biệt chú trọng nội dung, chương trình chuyên sâu, kế hoạch phải chi tiết, rõ ràng, sát với điều kiện, tình hình học sinh của nhà trường, chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện tốt kế hoạch.
	+Báo cáo kịp thời với lãnh đạo nhà trường quá trình thực hiện kế hoạch.
-Đối với BGH:
+Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
+Chỉ đạo các TCM, các giáo viên bồi dưỡng đội tuyển thực hiện kế hoạch.
+Kiểm tra công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
+Tổ chức cho học sinh tham gia các kỳ thi HSG các cấp.
+Lãnh đạo nhà trường đề nghị các tổ trưởng chuyên môn; giáo viên được phân công; giáo viên chủ nhiệm và học sinh thực hiện nghiêm túc kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc đề xuất liên hệ với lãnh đạo nhà trường để được xem xét, giải quyết kịp thời.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Những năm trước đây khi chưa sắp xếp lại đội ngũ cán bộ giáo viên của huyện, tổng số CBGV NV nhà trường là 43 đồng chí. Đến tháng 8 năm 2016 UBND huyện thực hiện sắp xếp lại đội ngũ CBGV NV thì số CBGV NV nhà trường hiện tại chỉ còn 18 đồng chí do vậy việc bố trí sắp xếp chuyên môn cũng phải xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp, mặt khác căn cứ vào kế hoạch tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi của ngành để nhà trường xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không thể bố trí mỗi giáo viên 1 đội tuyển như trước đây được nữa mà phải sắp xếp chuyên môn cho phù hợp để có thể giáo viên có thể bồi dưỡng từ 1 đến 4 đội tuyển (như số giáo viên liên trường dạy các môn GDCD, Tiếng anh, Vật lí, Hóa học) và thời gian bồi dưỡng cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
VD: Một số môn giáo viên phải bồi dưỡng từ 2 đến 4 đội tuyển học sinh giỏi.
TT
Họ và tên
Số đội tuyển BD
Môn,khối bồi dưỡng
Ghi chú
1
Trịnh Thị Hà
4
GDCD, khối 8,9
Dạy liên trường Định Hưng và Định Hải
2
Lê Xuân Niên
4
Hóa học khối 8,9
Dạy liên trường Định Hưng và Định Hải
3
Lê Thị Dung
2
Sinh học khối 8,9
2 đội tuyển
4
Đỗ Ngọc Loan
3
Tiếng anh khối 8,9
Dạy liên trường Định Hưng và Định Tân
5
Nguyễn Thị Duyên
2
Địa lí khối 8,9
2 đội tuyển
6
Lưu Thị Ngà
2
Văn 9, Lịch sử 8
2 đội tuyển
7
Trịnh Thị Hường
2
Sử 9 và Văn khối 8
2 đội tuyển
2.2.1.Cách bố trí các đội tuyển:
 Các năm học trước đây số giáo viên nhiều bố trí được mỗi giáo viên 1 đội tuyển nên các đội tuyển từ khối 6 đến khối 9 bắt đầu bồi dưỡng từ tháng 9 nên công tác quản lí sắp xếp không được chặt chẽ, chưa thật khoa học. Mặt khác thời gian khối 6,7,8 thi là cuối tháng 4 nên thời gian các em học bồi dưỡng quá dài, giáo viên và học sinh đều uể oải có phần chán ngán không tập trung.
Từ năm học 2017-2018 lịch bồi dưỡng các đội tuyển được sắp xếp lại: Khối 9 bồi dưỡng từ tháng 9/2017 đến tháng 1/2018 các em thi. Còn khối 6,7 và 8 sẽ bồi dưỡng từ bắt đầu học kỳ 2 (tháng 1/2018) đến tháng 4 các em thi như vậy thời gian bồi dưỡng cũng vừa phải và bố trí giáo viên cũng không bị chồng chéo và có thời gian tập trung cho đội tuyển của mình hơn, học sinh không chán nản vì thời gian bồi dưỡng không kéo dài.
2.2.2.Cách bố trí chuyên môn:
Những giáo viên bồi dưỡng 2 đội tuyển trở lên được bố trí so le đội tuyển môn, khối. 
V D: Cô Ngà giáo viên Văn-Sử: Bồi dưỡng Văn 9 và Sử 8.
	Cô Hường giáo viên Văn-Sử: Bồi dưỡng Sử 9 và Văn 8
Công tác sắp xếp chuyên môn phù hợp được giáo viên đồng tình ủng hộ và hăng hái tham gia bồi dưỡng các đội tuyển (có 1 số giáo viên đã tự chủ động bồi dưỡng thêm ngoài lịch của nhà trường).
Học sinh đội tuyển khối 9 được học bồi dưỡng tập trung trong khoảng 4 tháng trước khi thi thời gian bồi dưỡng của các em không quá dài, vữa đủ để các em thi nên các em không chán và các em được thi và biết kết quả trước tết nên cả thầy và trò đều thấy thoải mái hơn, không quá áp lực vì kéo dài thời gian. 
Kết quả học sinh giỏi khối 9 xếp thứ 22/29 năm học 2016-2017 đến năm học 2017-2018 học sinh giỏi khối 9 xếp thứ Nhất toàn huyện giáo viên phấn khởi học sinh và phụ huynh vui mừng, thương hiệu của nhà trường được khẳng định.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
	Trong năm học 2017-2018 tôi đã mạnh dạn sử dụng một số giải pháp cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường như sau:
2.3.1.Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
-Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của phòng GD&ĐT Yên Định để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho trường THCS Định Hưng.
- Căn cứ vào tình hình đội ngũ, số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của mỗi giáo viên trong các tổ năm học 2017-2018.
- Căn cứ vào năng lực và thành tích mà giáo viên đã thực hiện bồi dưỡng các đội tuyển các năm học trước.
-Căn cứ vào ý kiến tham mưu của các tổ trưởng và quá trình giảng dạy của các giáo viên bộ môn năm học trước để bố trí giáo viên bồi dưỡng theo lớp và theo học sinh.
-Xây dựng kế hoạch về thời gian bắt đầu bồi dưỡng mỗi đội tuyển:
Các môn 
Thời gian bắt đầu bồi dưỡng
Thời gian kết thúc bồi dưỡng
Số buổi bồi dưỡng mỗi môn
Thời gian thi
Khối 9
9/2017
01/2018
25
10/01/2018
Khối 6,7,8
01/2018
20/4/2018
22
Cuối tháng 4/2018
*Yêu cầu đối với giáo viên bồi dưỡng: Trong tháng 9 mỗi tuần bồi dưỡng 1 buổi, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 mỗi tuần bồi dưỡng 2 buổi, 1 tuần trước khi thi bồi dưỡng ít nhất 3 buổi trong quá trình bồi dưỡng giáo viên cho học sinh làm 3 ít nhất bài kiểm tra khảo sát mũi nhọn và báo cáo kết quả về nhà trường. Sau mỗi lần kiểm tra nhà trường tổ chức gặp mặt các đội tuyển thông báo kết quả và động viên các em cố gắng hơn nữa đồng thời có phần thưởng nóng khích lệ những em có kết quả cao nhằm tạo động lực và hứng thú để nhiều em cố gắng vươn lên.
2.3.2.Về vai trò trách nhiệm của các tổ trưởng:
-Khuyến khích giáo viên trong tổ phát hiện học sinh và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 6 đối với các môn Văn, Toán và Tiếng anh, chọn giáo viên có kinh nghiệm dạy bồi dưỡng, các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Sinh học, Hóa học, Vật lí chọn nguồn vào đầu năm lớp 8 để các em tham gia ôn thi chọn đội tuyển vòng 1 làm nguồn cho học sinh giỏi khối 9. Bởi nguồn học sinh giỏi khối 8 được vào vòng 1 đội tuyển học sinh giỏi là quyết định cho chất lượng đội tuyển khối 9 năm học tiếp theo. Nhà trường khoán chỉ tiêu cho giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi khối 8 ít nhất mỗi môn phải có 1 học sinh đậu vòng 1 đội tuyển học sinh giỏi tỉnh.
*Lưu ý: 
-Các môn Lịch sử, Đia lí, Giáo dục công dân, phụ huynh ít định hướng cho con học và học sinh cũng không thật sự hứng thú nên khi chọn đội tuyển ưu tiên mỗi môn được chọn 1 em theo nguyện vọng của học sinh và lựa chọn của giáo viên, số em còn lại cho học sinh và giáo viên tùy ý lựa chọn miễn đảm bảo các đội tuyển đủ số lượng tối thiểu theo quy định.
-Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia
- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định (theo môn,theo lớp và theo học sinh) để phát huy kinh nghiệm và trách nhiệm của giáo viên.
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Động viên, khuyến khích và đề xuất khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.3.3.Về vai trò trách nhiệm của giáo viên dạy bồi dưỡng:
Rút kinh nghiệm những năm đã thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này giáo viên cần thực hiện tốt những công việc sau đây:
- Muốn có trò giỏi phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu
- Trong công tác BDHSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học sinh khâu này rất quan trọng. (như phần trên đã đề cập).
- Sau khi lựa chọn được học sinh, ta cần lập kế hoạch cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp hữu hiệu nhất trong quá trình bồi dưỡng.
- Cần nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao, thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
- Sau mỗi chủ đề để nắm chắc khả năng tiếp thu, vận dụng của các em từ đó các em rút ra được những sai sót mà sửa chữa, việc kiểm tra kiến thức và khả năng tiếp thu của học sinh sau mỗi chủ đề, mỗi buổi bồi dưỡng là rất quan trọng, để giáo viên có kế hoạch bù đắp những lỗ hổng (nếu có).
2.3.4.Về chương trình bồi dưỡng:
Để học sinh tiếp thu bài giảng một cách chủ động, có hiệu quả giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em học sinh bắt nhịp dần.
2.3.5.Về tài liệu bồi dưỡng:
- Giáo viên cần tích lũy, sưu tầm các bộ đề thi các cấp  trong tỉnh nhà và các tỉnh khác thông qua công nghệ thông tin, qua mạng Internet, trong thư viện nhà trường, tham khảo tài liệu bồi dưỡng của các đồng nghiệp... nhằm giúp các em  tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay định hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng các tài liệu, sách vở, phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_mui_nhon_o_truong.doc