SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng anh trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng anh trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020

Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đã trở nên hết sức quan trọng và cần thiết cho tất cả lao động Việt Nam ở mọi lĩnh vực và mọi trình độ trong thời kì hiện nay khi mà nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Lao động Việt Nam ngáy càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với lao động nước ngoài, đặc biệt hiện nay khu vực ASEAN đã chính thức trở thành cộng đồng chung. Trong khi đó điểm yếu nhất của lao động Việt Nam chính là ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Vì vậy nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường THPT nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung là việc làm có ý nghĩa quyết định tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển triển đất nước trong thời kì hội nhập.

Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”, “Người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục”. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 nêu rõ “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Do đó, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trở thành một công việc cấp thiết.

 

doc 21 trang thuychi01 6970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng anh trường trung học phổ thông Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN NGUYÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 NGUYỄN XUÂN NGUYÊN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG,
 TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện	 : Nguyễn Văn Ngọc
Chức vụ	: Hiệu trưởng 
SKKN thuộc lĩnh vực	: Quản lý giáo dục
 Thanh Hóa, tháng 5 năm 2016
I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng đã trở nên hết sức quan trọng và cần thiết cho tất cả lao động Việt Nam ở mọi lĩnh vực và mọi trình độ trong thời kì hiện nay khi mà nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Lao động Việt Nam ngáy càng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với lao động nước ngoài, đặc biệt hiện nay khu vực ASEAN đã chính thức trở thành cộng đồng chung. Trong khi đó điểm yếu nhất của lao động Việt Nam chính là ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh. Vì vậy nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các trường THPT nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung là việc làm có ý nghĩa quyết định tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển triển đất nước trong thời kì hội nhập.
Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: “Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học”, “Người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục”. Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 nêu rõ “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Do đó, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trở thành một công việc cấp thiết. 
Trường THPT Nguyễn Xuân trong những năm gần đây đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đã có những chuyển biến mạnh mẽ, hiện tại nằm trong tốp những trường có chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa, 4 năm liên tục từ 2012 đến 2015 nhà trường luôn có học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa và khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, chất lượng dạy và học ngoại ngữ vẫn là một điểm yếu, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ là nhu cầu bức thiết của nhà trường.
Vì vậy, sau nhiều năm làm quản lý, với mong muốn đưa chất lượng dạy và học ngoại ngữ vào thực chất, học sinh học ngoại ngữ phải sử dụng được trong đời sống và trong công việc. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa” làm sáng kiến kinh nghiệm, với mong muốn chất lượng dạy và học Tiếng Anh của nhà trường được nâng cao, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, theo kịp với xu thế phát triển của thời đại, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên phấn đấu đến năm 2020 trở thành nhà trường có môi trường học tập Tiếng Anh hiện đại và là một trong những trường có chất lượng dạy học ngoại ngữ tốt; năng lực giảng dạy ngoại ngữ giáo viên đạt ở trình độ chuẩn; phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT giao tiếp cơ bản bằng Tiếng Anh với người nước ngoài.
3. Đối tượng
Chất lượng dạy và học Tiếng Anh tại trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
	- Phương pháp thống kê.
5. Khách thể, phạm vi nghiên cứu.
	- Giáo viên dạy Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
	- Thời điểm thực hiện sáng kiến là học kì 2 năm học 2015- 2016.
	II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm về chất lượng 
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. 
Theo Từ điển tiếng Việt, “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc”.
Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia đưa ra như sau:
"Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - Giáo sư người Mỹ).
"Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo sư Crosby.
1.1.2. Khái niệm về chất lượng dạy học.
Có rấtt nhiều quan điểm về chất lượng dạy học, tác giả đưa ra 2 khái niềm thường được sử dụng hiện nay:
a) Chất lượng dạy học được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”: 
Quan điểm này về CLDH cho rằng một trường học có tác động tích cực tới học sinh khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân của học sinh. “ Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được: là “giá trị gia tăng” mà trường học đã đem lại cho học sinh và được đánh giá là CLDH. 
Nếu theo quan điểm này về CLDH, một loạt vấn đề phương pháp luận nan giải sẽ nảy sinh: khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó.
b) Chất lượng dạy học là sự phù hợp với mục đích: 
Cách tiếp cận khái niệm chất lượng được đa số các nhà hoạch định chính sách và quản lý giáo dục sử dụng là tính phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích đề ra trước đó. Những người ủng hộ cách tiếp cận này cho rằng chất lượng không có ý nghĩa gì nếu không gắn với mục đích của sản phẩm hay dịch vụ đó. Chất lượng được đánh giá bởi mức độ mà sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng được mục đích đã tuyên bố. 
Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định các tiêu chí mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có. Nó là một khái niệm động, phát triển theo thời gian, tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tuỳ thuộc vào đặc thù của từng loại trường và có thể sử dụng để phân tích chất lượng giáo dục ở các cấp độ khác nhau. Nhược điểm của cách tiếp cận này là rất khó xác định mục tiêu của giáo dục trong từng thơì kỳ và cụ thể hoá nó cho từng trường, từng khóa học cụ thể. 
c) Chất lượng dạy học với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục tiêu: 
Đây là một phiên bản của cách tiếp cận trên. Theo cách hiểu này, một trường học có chất lượng cao là trường tuyên bố rõ ràng sứ mạng (mục tiêu của mình và đạt được mục đích đó một cách hiệu quả và hiệu suất nhất. Cách tiếp cận này cho phép các trường tự quyết định các tiêu chuẩn chất lượng và mục tiêu đào tạo của trường mình. Thông qua kiểm tra, thanh tra chất lượng các tổ chức hữu quan sẽ xem xét, đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đó có khả năng giúp nhà trường hoàn thành sứ mạng một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất không? Mô hình này đặc biệt quan trọng đối với các trường có nguồn lực hạn chế, giúp các nhà quản lý có được cơ chế sử dụng hợp lý, an toàn những nguồn lực của mình để đạt tới mục tiêu đã định từ trước một cách hiệu quả nhất.
Kết luận:
Trên cơ sở xem xét về các khái niệm chất lượng, chất lượng dạy học. Tác giả lựa chọn khái niệm “Chất lượng dạy học với tư cách là hiệu quả của việc đạt mục tiêu” là phù hợp nhất đối với đặc trưng bộ môn Tiếng Anh của nhà trường hiện nay để đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện đề tài.
1.1.3. Khái niệm về dạy và học
Theo quan điểm xem xét dạy học như quá trình thì dạy học gồm hai quá trình: quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò.
- Học là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh khoa học của học sinh, biến nó từ kho tàng văn hóa xã hội thành học vấn riêng của bản thân. Học sinh sẽ hình thành cho mình một thái độ mới trong việc đánh giá các giá trị tinh thần, vật chất của thế giới khách quan, một phẩm chất đạo đức mới dưới sự điều khiển của giáo viên. Đó là quá trình tự điều khiển tối ưu chiếm lĩnh khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển tâm lý toàn diện.
- Dạy là sự tổ chức điều khiển, quá trình học sinh chiếm lĩnh tri thức hình thành và phát triển nhân cách. Quá trình dạy có vai trò chủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kĩ năng thái độ. Dạy có chức năng kép là truyền đạt thông tin dạy và điều khiển hoạt động học.
Vì vậy hoạt động dạy và học trong nhà trường làm cho học sinh nắm tri thức khoa học một cách có hệ thống, cung cấp kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập, lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy, hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh, hình thành ở học sinh thế giứo quan khoa học, lòng yêu Tổ quốc.
1.1.4. Khái niệm về dạy và học tiếng Anh
Dạy Tiếng Anh là sự tổ chức điều khiển, quá trình học sinh chiếm lĩnh ngôn ngữ Tiếng Anh hình thành 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đồng thời qua Tiếng Anh am hiểu về văn hóa Anh cũng như các nước nói Tiếng Anh và phát triển nhân cách. Quá trình dạy Tiếng Anh có vai trò chủ đạo được thể hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh, giúp học sinh nắm kiến thức, hình thành kĩ năng thái độ. 
Học Tiếng Anh là quá trình tự giác tích cực, tự lực chiếm lĩnh ngôn ngữ Tiếng Anh của học sinh, giúp học sinh sử dụng được Tiếng Anh trong giao tiếp và công việc. Học sinh năm được giá trị văn hóa thế giáo đặc biệt là các nước nói Tiếng Anh thông qua học Tiếng Anh. 
 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế".
Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020" quy định Đề án thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng.
Công văn 781/UBND-VX ngày 11/09/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về: Thực hiện nội dung chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 5042/BGDĐT-VP ngày 16/9/2014 về báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn, toàn diện giáo dục và đào tạo
1.3. Cơ sở thực tiễn
Trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên thành lập ngày 20 tháng 8 năm 2001. Năm 2010, trường được chuyển sang mô hình trường công lập và đổi tên thành trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
Trong những năm gần đây đặc biệt là khi chuyển thành mô hình trường công lập trường có chất lượng giáo dục đào tạo ngày một phát triển. Hiện nay nhaà trường đang tăng cường xây dựng CSVC, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tiến tới việc xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia vào năm 2020. 
Đội ngũ giáo viên Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên tuy đủ về số lượng và có trình độ đào tạo đạt chuẩn, nhưng chất lượng chuyên môn còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là kĩ năng nghe và nói Tiếng Anh rất yếu. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Bối cảnh chung nhà trường.
- Quy mô lớp học 25 lớp với 1049 học sinh trong đó: Khối 12 có 8 lớp, khối 11 có 8 lớp, khối 10 có 9 lớp.
- Cán bộ giáo viên: 72 cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn có 14 người có trình độ thạc sĩ. 
- Trong những năm gần đây trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên là trường có chất lượng giáo dục nằm trong tốp các trường dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa, 4 năm liên tục nhà trường có học sinh giỏi Quốc gia (3 giải nhì, 1 giải ba), 1 giải Quốc gia VIFOTEX. 
- Cơ sở vật chất: Trường có 25 phòng học, 1 phòng thư viên đọc, 1 phòng thư viện điện tử, 1 phòng thực hành tin, 1 phòng học nghe nói Tiếng Anh, 1 khu hiệu bộ, 1 phòng hội trường, sân trường, sân tập thể thao, cổng trường, tường rào, nhà xe, nhà bảo vệ,
- Tài chính: Nhà nước giáo theo dự toán hàng năm.
Thuận lợi:
+ Trong những năm qua, nhà trường đã có những bước phát triển mạnh về chất lượng dạy học và xây dựng cơ sở vật chất. Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, tâm huyến, có tinh thần đổi mới trong mọi hoạt động giáo dục.
+ Cơ sở vật chất nhà trường tuy chưa thực sự đầy đủ, hiện đại và khang trang, nhưng bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học nói chung và dạy và học Tiếng Anh nới riêng.
Khó khăn
+ Chất lượng giáo viên ngoại ngữ trong biên chế của nhà trường không đáp ứng được việc dạy ngoại ngữ theo yêu cầu của đề tài.
+ Chất lượng học sinh đầu vào không cao. Nhận thức về sự quan trọng của Tiếng Anh trong đời sống của đại bộ phận phụ huynh và học sinh còn hạn chế dẫn đến ý thức học tập đặc biệt là học Tiếng Anh còn chưa cao. 
+ Nguồn lực tài chính còn hạn chế, kinh tế địa phương còn nghèo nên công tác xã hội hóa gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thực trạng chất lượng giáo viên, học sinh môn Tiếng Anh.
2.2.1. Thực trạng chất lượng giáo viên Tiếng Anh.
Bộ môn Tiếng Anh nhà trường hiện tại có 8 giáo viên trong đó có 6 giáo viên biên chế 2 giáo viên hợp đồng.
Bảng 1: Cơ cấu về độ tuổi, giới tính.
tt
Độ tuổi
Số lượng
Biên chế
Hợp đồng
Nam
Nữ
1
Trên 50 tuổi
0
2
Từ 40 tuổi đến 50 tuổi
2
2
0
0
2
3
Từ 30 tuổi đến dưới 40 tuổi
3
3
0
0
3
4
Dưới 30 tuổi
2
0
2
0
2
Bảng 2: Kết quả chuyên môn giáo viên khảo sắt tháng 8 năm 2015.
STT
Phân theo dạng hợp đồng
Số lượng
Đại học chính quy
Đại học tại chức
khảo sát theo đề án NNQG năm 2012
Kết quả bồi dưỡng
Kĩ năng nghe nói
1
Giáo viên trong B.chế
6
1
5
B2: 1, B1: 1
A2: 2, A1: 1
C1: 1, B2: 2
B1: 2, A2: 1 
Yếu
2
Giáo viên hợp đồng
2
2
0
C1: 1, B2: 1 
Tốt
Bảng 3: Kết quả đánh giá giáo viên THPT theo từng tiêu chuẩn năm 2015.
Tiêu chuẩn
Loại xuất sắc
Loại khá
Loại trung bình
Loại kém
Tự ĐG
HTĐG
 Tự ĐG
HTĐG
TựĐG
HTĐG
TựĐG
HTĐG
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
100%
87.5%
0
12.5%
0
0
0
0
Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
75%
12.5%
25%
37.5%
0
25%
0
25%
Năng lực dạy học
25%
12.5%
75%
25%
0
25%
0
37.5%
Năng lực giáo dục
25%
25%
75%
25%
0
37.5%
0
12.5%
Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
25%
12.5%
75%
37.5%
25%
0
25%
Năng lực phát triển nghề nghiệp
37.5%
25%
62.5%
25%%
0
37.5%
0
12.5%
2.2.2. Thực trạng chất lượng học sinh.
Toàn trường có 1049 học sinh, trong đó: khối 12 có 333 học sinh, khối 11 có 331 học sinh, khối 10 có 385 học sinh.
 Bảng 4: Kết quả xếp loại học lực ba năm học từ 2012- 2013 đến 2014- 2015.
Năm học
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2012-2013
1215
46
3.8%
538
44.3%
587
48.3%
40
3.3%
4
0.3%
2013-2014
1099
53
4.8%
546
49.7%
487
44.3%
10
0.9%
3
0.3%
2014-2015
1008
61
6.1%
411
40.7%
513
50.9%
23
2.3%
0
0%
	Bảng 5: Kếta quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015.
Stt
Năm học
Tổng số HS
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
1
2012 - 2013
1215
772
63.5%
313
25,8%
114
9.4%
16
1.3%
2
2013 - 2014
1099
743
67.6%
255
23.2%
95
8.6%
6
0.6%
3
2014 – 2015
1008
677
67.2%
252
25.0%
67
6.6%
12
1.2%
Bảng 6: Kết quả xếp loại học lực 3 năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015.
Năm học
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2012-2013
1215
50
4.1%
283
23.3%
645
53.1%
227
18.7%
10
0.8%
2013-2014
1099
74
6.7%
279
25.3%
609
55.4%
136
12.4%
1
0.1%
2014–2015
1008
77
7.6%
182
18.1%
400
39.7%
329
32.7%
20
19.9%
Bảng 7: Kết quả môn Tiếng Anh khối 10 và khối 11 học kì I năm học 2015-2016 (trước khi thực hiện sáng kiến).
Khối
Tổng số
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8 ≤ Điểm ≤ 10
6.5≤ Điểm < 8
5≤ Điểm< 6.5
3.5≤Điểm< 5
0≤Điểm< 3.5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
386
31
8.03%
70
18.13%
141
36.53%
139
36.01%
5
1.30%
11
331
17
5.14%
55
16.62%
143
43.20%
115
34.74%
1
0.30%
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo viên Tiếng Anh và chất lượng học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên.
Giáo viên dạy môn Tiếng Anh trường THPT Nguyễn Xuân Nguyên 100% là nữ, phân bố độ tuổi tương đối hợp lý. Chất lượng giáo viên trong biên chế yếu, không đáp ứng được nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ. Giao viên hợp đồng có khả năng đáp ứng được việc nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh nhưng lại có số lượng ít.
100% giáo viên bộ môn Tiếng Anh có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, trình độ tin học của giáo viên Tiếng Anh 100% đạt trình độ A. Năng lực sư phạm còn rất nhiều hạn chế.
Việc tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT chưa sát với thực tế năng lực của bản thân, nên có sự chênh lệch quá lớn giữa kết quả tự đánh giá và kết quả đánh giá của Hiệu trưởng. 
Chất lượng giáo dục toàn diện giữ ổn định, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinh yếu có giảm. Đạo đức học sinh có tỉ lệ tốt khá cao, chiếm tới trên 90%. Tuy nhiên, môn Tiếng Anh thì biến động ngược và phân hóa ngày càng rõ nét, tỉ lệ học sinh giỏi tăng trong khi tỉ lệ học sinh yếu, kém cũng tăng.
- Nguyên nhân đạt được kết quả: Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng được nâng cao, đặc biệt là kết quả mũi nhọn có những bước phát triển vượt trội. Cơ sở vật chất trường cơ bản đảm bảo cho nhu cầu dạy học. Những kết quả đó đạt được do những nguyên nhân chủ yếu sau: 
+ Nhà trường đã tập trung đầu tư cho công tác chuyên môn, có nhiều giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy và học. Tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết, tận tụy với công việc, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học.
+ Cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư để phục vụ dạy và học.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Bên cạch kết quả đạt được, chất lượng giáo môn Tiếng Anh của nhà trường còn có nhiều hạn chế, chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan sau: 
+ Chất lượng giáo viên Tiếng Anh yếu, không đáp ứng nhu cầu giảng dạy chủ yếu do chất lượng đào tạo, trong 8 giáo viên Tiếng Anh có tới 5 giáo viên được đạo tạo tại chức.
+ Chất lượng đầu vào học sinh yếu và phân hóa mạnh, động cơ thái độ học tập của học sinh đối với môn Tiếng Anh còn chưa cao.
+ Một vài giáo viên chưa thực sự tận tâm trong giảng dạy học sinh. Hạn chế về năng lực chuyên môn tạo nên hạn chế trong việc đổi mới phương pháp dạy học, cũng như không tạo ra sự thu hút đối với học sinh trong quá trình dạy học.
2.4. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
Trong những năm qua Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy học nói chung trong nhà trường và dạy học Tiếng Anh nói riêng như: 
- Ngoài tổ chức xếp loại, đánh giá giáo viên theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức các hình thức đánh giá chuyên môn riêng để thúc đẩy quá trình tự bồi dững nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên.
- Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học sinh độc lập, khách quan với quá trình dạy học thông qua bộ phận khảo thí (tổ chức kiểm tra đánh giá độc lập).
- Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức dạy thêm cho học sinh có nhu cầu.
- Tổ chức các hình thức giám sát học sinh tự học ở nhà như: thông qua quản lý của giáo viên chủ nhiệm, chấm vở bài tập của học sinh, đưa vào xếp loại thi đua.
- Tổ chức cho giáo viên bồi dững chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn.
Tuy nhiên do chất lượng ban đầu giáo viên quá thấp nên hiệu quả đào tạo bồi dưỡng không cao. Cần có những giải pháp mạnh và quyết liệt hơn.
3. Các giải pháp đã thực hiện.
3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của Tiếng Anh.
Trong bối cảnh chất lượng dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng còn nhiều hạn chế, trình độ giáo viên đa số chưa đáp ứng nhu cầu, cơ sở vật chất thiếu và không đồng bộ, ý thức học tập bộ môn của học sinh k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_tieng_a.doc