SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học bậc THCS, thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được triển khai thực hiện trên cả nước. Để thực hiện thành công Nghị quyết, thành phố Thanh Hoá đã triển khai nhiều nội dung công việc để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có việc ban hành đề án "Đổi mới Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”.
Để thực hiện đề án của thành phố nói riêng và thực hiện thành công việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, không thể không nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông. Chất lượng học tập của học sinh là một vấn đề lớn mà người làm công tác quản lý giáo dục không thể nào không đề cập đến. Người cán bộ quản lý trong nhà trường có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cần quan tâm, nhưng đích cuối cùng của các công việc ấy là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh;
Như vậy, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, mỗi bậc học nói riêng, mỗi cán bộ quản lý vấn đề: làm gì, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học trong nhà trường, chất lượng học tập của học sinh.
Trong những năm qua giáo dục thành phố Thanh Hoá nói chung và bậc học THCS đã có những thành tựu góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển thành phố và giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, Giáo dục và Đào tạo thành phố còn có những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội nhưng chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm để đạt hiệu quả như: tình trạng dạy thêm, học thêm; bạo lực học đường; việc đào tạo nghề, giáo dục kỹ năng sống, thể chất, đạo đức, ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức chuyên cần, chăm chỉ học tập và lao động. cho học sinh. Kết quả học tập của học sinh chưa thực sự cao, học sinh giỏi cấp tỉnh chưa đạt được vị trí dẫn đầu; Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh còn ít. Công tác quản lý của ban Giám Hiệu tại một số trường chưa tìm được giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác giáo dục còn khiêm tốn.
Với phương châm và mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục thành phố phát triển mạnh và bền vững hơn nữa, xứng tầm với vị thế của thành phố và xuất phát từ nhiện vụ của bản thân, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học bậc THCS, thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu.
Mục lục I - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về "Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã được triển khai thực hiện trên cả nước. Để thực hiện thành công Nghị quyết, thành phố Thanh Hoá đã triển khai nhiều nội dung công việc để phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có việc ban hành đề án "Đổi mới Giáo dục và Đào tạo thành phố Thanh Hoá giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”. Để thực hiện đề án của thành phố nói riêng và thực hiện thành công việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, không thể không nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông. Chất lượng học tập của học sinh là một vấn đề lớn mà người làm công tác quản lý giáo dục không thể nào không đề cập đến. Người cán bộ quản lý trong nhà trường có rất nhiều lĩnh vực khác nhau cần quan tâm, nhưng đích cuối cùng của các công việc ấy là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh; Như vậy, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới đã đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung, mỗi bậc học nói riêng, mỗi cán bộ quản lý vấn đề: làm gì, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học trong nhà trường, chất lượng học tập của học sinh. Trong những năm qua giáo dục thành phố Thanh Hoá nói chung và bậc học THCS đã có những thành tựu góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển thành phố và giáo dục tỉnh Thanh Hoá trong sự phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, Giáo dục và Đào tạo thành phố còn có những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội nhưng chưa có giải pháp giải quyết dứt điểm để đạt hiệu quả như: tình trạng dạy thêm, học thêm; bạo lực học đường; việc đào tạo nghề, giáo dục kỹ năng sống, thể chất, đạo đức, ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức chuyên cần, chăm chỉ học tập và lao động... cho học sinh. Kết quả học tập của học sinh chưa thực sự cao, học sinh giỏi cấp tỉnh chưa đạt được vị trí dẫn đầu; Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh còn ít. Công tác quản lý của ban Giám Hiệu tại một số trường chưa tìm được giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, huy động các nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác giáo dục còn khiêm tốn. Với phương châm và mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, để giáo dục thành phố phát triển mạnh và bền vững hơn nữa, xứng tầm với vị thế của thành phố và xuất phát từ nhiện vụ của bản thân, tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học bậc THCS, thành phố Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay" để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài để tìm một số biện pháp quản lý phù hợp, nhằm đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao dần chất lượng học tập của học sinh bậc THCS thuộc thành phố Thanh Hóa trong những năm học tới. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý các hoạt động dạy và học tại các trường THCS thành phố Thanh Hóa. - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh trường ở trường THCS. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề quản lý nâng cao chất lượng giáo dục bậc THCS trên địa bàn thành phố Thanh Hoá - Khảo sát thực trạng vấn đề chất lượng học tập và quản lý nâng cao chất lượng học tập của học sinh THCS thành phố Thanh Hóa năm học 2016 - 2017. - Đề xuất một số biện pháp, thử nghiệm để có biện pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong các năm học tiếp theo. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các biện pháp nâng chất lượng dạy- học tại một số trường THCS. - Nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trường THCS. - Tham khảo 84 ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên THCS. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác nâng cao chất lượng học tập của học sinh. - Đọc các tài liệu tham khảo. - Phân tích tổng hợp các vấn đề để rút ra quan điểm, biện pháp thích hợp cho công tác chuyên môn nghiệp vụ. II - NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1. 1. Quản lý, quản lý giáo dục: Thông qua hoạt động quản lý của nhà trường để nắm vững những điều người giáo viên cần truyền đạt tới người học và người học thu nhận kiến thức và luyện rèn, giải quyết các bài tập. Dạy và học - về bản chất là hoạt động nhận thức của người học được thực hiện dưới sự tổ chức điều khiển của nhà sư phạm (gọi chung là thầy giáo). Dạy - Học là một trong những loại hình nhận thức, là một hoạt động nhận thức độc đáo, nó có sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người thầy. Quá trình nhận thức không diễn ra theo con đường mò mẫm, mà diễn ra theo con đường đã được khám phá được những nhà xây dựng nội dung dạy - học và người thầy giáo gia công vào quá trình nhận thức, không phải tìm ra cái mới mà là tái tạo những tri thức của nhân loại đã tạo ra, nhận thức cái mới chỉ đối với bản thân rút ra từ kho tàng tri thức chung của loài người. 1. 2. Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý hoạt động dạy học là tổng hợp các quá trình hoặc hệ thống hoạt động trong giáo dục nhằm hiện thực hóa chức năng đào tạo của giáo dục, hướng đến các mục đích phát triển con người. Theo nghĩa này, dạy học là con đường, công cụ cơ bản, tất yếu để đào tạo và giáo dục. Dạy học diễn biến dưới dạng vật chất và thực hiện các chức năng. Hoạt động dạy học (HĐDH) là hoạt động cơ bản, hoạt động đặc trưng cho hoạt động nhà trường. Dạy học giúp cho người học với tư cách là chủ thể nhận thức có thể lĩnh hội một hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, chuyển thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Như vậy, kết quả mà người học đạt được trong quá trình dạy học là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động dạy học và quản lý giáo dục. Trong thực tiễn hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục là yêu cầu rất cần thiết và cấp bách đặt ra đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Giáo dục và Đào tạo cần cung cấp cho xã hội những công dân đảm bảo yêu cầu về đức, trí, thể mỹ và các kĩ năng lao động - hoạt động xã hội. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng dạy - học là yêu cầu cần thiết và quan trọng đối với ngành Giáo dục và Đào tạo hiện nay. Có chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục từng mặt, tuỳ theo góc độ đánh giá. Chất lượng giáo dục có tính lịch sử, cụ thể và luôn luôn tuỳ thuộc vào các điều kiện xã hội nhất định, vào các thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia giáo dục. Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện được đánh giá bằng những điểm số các môn thi, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình và xã hội. Quản lý chất lượng hoạt động dạy học là thành quả hoạt động nhận thức của người học thể hiện đáp ứng theo yêu cầu mục tiêu của quá trình dạy học. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Khải quát chung về tình hình thành phố và giáo dục thành phố Thanh Hóa. Thành phố Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa. Hiện tại, thành phố có diện tích tự nhiên 146,77km2 với 20 phường và 17 xã, dân số 406 nghìn người (102 nghìn hộ). Năm 2014, thành phố Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cùng với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố luôn chủ động trong việc đổi mới cơ chế, tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Tính đến tháng 4 năm 2017 trên địa bàn thành phố có 145 trường, cụ thể: mầm non có 54 trường, tiểu học có 43 trường, trung học cơ sở có 36 trường, có 2 trường liên cấp học, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 9 trường Trung học phổ thông. Hệ thống các trường nghề, cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh thành phố. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Toàn Ngành giáo dục hiện có 3353 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ chuẩn. Trình độ đào tạo đối với ngành học mầm non đạt trên chuẩn là 72,8%, bậc tiểu học đạt trên chuẩn là 85,5%, bậc THCS đạt trên chuẩn là 73,4% (trong đó có 23 cán bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ thạc sỹ). Số học sinh các cấp học, ngành học hàng năm luôn duy trì ở mức trên 70 nghìn em. 2. 2. Những kết quả đạt được Chất lượng giáo dục đại trà luôn được giữ vững, chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên. Hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đạt trên 62%; 100% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình tiểu học và vào học lớp 6 trung học cơ sở; trên 86% học sinh trúng tuyển vào trung học phổ thông, trong đó học sinh trúng tuyển vào trường Trung học phổ thông Lam Sơn đạt trên 72% tổng số học sinh được tuyển; số học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt trên 82%. Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS bước đầu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm học 2015-2016 đạt 14,09%. Thành phố Thanh Hoá luôn là tốp đầu toàn tỉnh về chất lượng tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Với quy mô trường lớp và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện có, giáo dục thành phố luôn tự hào nằm trong tốp đầu của Tỉnh về chất lượng giáo dục, đào tạo, từng bước tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. 2.3. Những hạn chế, yếu kém - Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn còn ít; giáo dục thể chất, tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức chuyên cần, yêu lao động, tự thân, tự lập, cho học sinh đã được đưa vào chương trình giáo dục nhưng hiệu quả chưa cao và còn lúng túng trong triển khai dạy và học. Việc thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy” trong các nhà trường chưa được chú trọng, do đó vận dụng vào thực tế còn hạn chế. - Cơ sở vật chất trường lớp học chưa đồng bộ, còn nhiều chênh lệch giữa các phường, xã. Công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa huy động được các tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. - Việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS còn nhiều khó khăn. Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề của các trường nghề còn nhiều hạn chế. 2. 4. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém 2. 4.1. Nguyên nhân khách quan Mặt trái cơ chế thị trường ảnh hưởng đến Giáo dục và Đào tạo. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện để nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Nội dung chương trình sách giáo khoa thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp và cũng chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh. Nội dung dạy chủ yếu là kiến thức, chưa quan tâm đến giáo dục tình cảm và hành động cho học sinh. 2. 4. 2. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của xã hội, gia đình, cá nhân về nội dung Nghị quyết 29-NQ/TW cũng như về công tác đào tạo nghề, giáo dục đạo đức, ứng xử, ý thức pháp luật, kỹ năng sống chưa được đầy đủ, thậm chí chưa được quan tâm. Mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội còn lỏng lẻo. Hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động đặt ra, còn nặng về lý thuyết, xem nhẹ thực hành. - Công tác tham mưu, tổ chức chỉ đạo, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục trên một số lĩnh vực, chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên còn nhiều hạn chế, bất cập. 2. 5. Bảng thống kê kết quả giáo dục bậc THCS năm học 2015 - 2016 (3 phụ lục kèm theo) 3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học bậc THCS thành phố Thanh Hóa. 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu Điều 27: Mục tiêu của giáo dục phổ thông (Luật Giáo Dục năm 2005) Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Như vậy, khi học xong chương trình ở trường trung học cơ sở học sinh phải đạt được các yêu cầu giáo dục: * Yêu nước, hiểu biết và có niềm tin vào lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự hào về truyền và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, quan tâm đến những vấn đề ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thông qua các hoạt động học tập, lao động, công ích xã hội. Có lối sống văn hóa lành mạnh, cần kiệm, trung thực, có lòng nhân ái, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm ở gia đình, nhà trường, cộng đồng và xã hội, tôn trọng và có ý thức đúng đắn đối với lao động, tuân thủ nội quy của nhà trường, các quy định nơi công cộng nói riêng và pháp luật nói chung. * Có kiến thức phổ thông cơ bản, thiết thực, làm nền tảng để từ đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác nhau của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ. Nắm được những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Bước đầu hình thành và phát triển kỹ năng, phương pháp học tập của các bộ môn. Cuối cấp học, có thể có những hiểu biết sâu hơn về một lĩnh vực tri thức nào đó so với yêu cầu chung của chương trình, tùy khả năng và nguyện vọng, để tiếp tục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống . * Có kỹ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thu được của bản thân. Biết quan sát, thu thập, xử lý và thông báo thông tin thông qua nội dung được học. Biết vận dụng và trong một số trường hợp có thể vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bản thân và cộng đồng. Có kỹ năng lao động kỹ thuật đơn giản. Biết thưởng thức và ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật. Biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khỏe. Biết sử dụng hợp lí thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể lực, giữa lao động và nghỉ ngơi. Biết tự định hướng con đường học tập và lao động tiếp theo. 3. 1. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn * Trên nền tảng những kiến thức và kỹ năng nói trên, hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Năng lực hành động có hiệu quả mà một trong những thành phần quan trọng là năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Mạnh dạn trong suy nghĩ, hành động trên cơ sở phân biệt được đúng, sai. - Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để có thể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống cũng như hòa nhập với môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội. - Năng lực giao tiếp, ứng xử với lòng nhân ái, có văn hóa và thể hiện tinh thần trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội. - Năng lực tự khẳng định, biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động, không ngừng rèn luyện bản thân, có khả năng tự đánh giá và phê phán trong phạm vi môi trường hoạt động và trải nghiệm của bản thân. 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống Phương pháp giáo dục Trung học cơ sở phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Các biện pháp chỉ đạo: Một là: Tập trung xây dựng, cũng cố, giữ vững và phát triển nề nếp kỷ cương trong các hoạt động của nhà trường: Chỉ đạo hoạt động chuyên môn, chỉ đạo nghiên cứu chương trình và xây dựng kế hoạch dạy học năm học. Thực hiện chương trình đủ, đúng thời gian. Hướng dẫn sinh hoạt, hỗ trợ nhau về chuyên môn, tư liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy. Hai là: Phát động phong trào thi đua "Hai tốt" dạy tốt - học tốt một cách nghiêm túc, không chạy theo thành tích: Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng năng lực giáo viên bằng các hình thức khác nhau như bồi dưỡng chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn, thao giảng Chỉ đạo nghiên cứu các văn bản về quy chế chuyên môn của ngành ban hành, xây dựng và thống nhất thực hiện nội quy qui chế, việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, thực hiện các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn Ba là: Chỉ đạo nâng cao hiệu quả các tiết dạy trên lớp: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: tổ chức bồi dưỡng giáo viên phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh, phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Thực hiện phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm: phát huy sự tìm tòi, độc lập sáng tạo; rèn luyện phương pháp tự học, tự khám phá và giải quyết vấn đề, người học chủ động tham gia; giáo viên là người tổ chức điều khiển; giáo án cấu trúc phân nhánh, phân chia linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển năng lực cá nhân. Bốn là: Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất, đảm bảo công bằng và tính đoàn kết nội bộ. 3. 2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học bậc THCS thành phố Thanh Hóa. 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, CBGV và học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH. Mục đích: Giúp cho CBQL, giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường là để đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Đổi mới quản lý HĐDH chính là thể hiện tầm nhìn chiến lược, là thực hiện sứ mạng của mỗi nhà trường. Từ việc hiểu đúng, mọi người sẽ có hành động phù hợp đúng chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường trở thành “nhà trường chất lượng”, “nhà trường hiệu quả”. Giúp CBQL, giáo viên nắm được những quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển giáo dục. Đối với học sinh các em cần hiểu bản thân nằm trong tổ chức lớp, của trường, của chi đội và liên đội nên phải chấp hành sự quản lý của cán bộ lớp, của thầy cô, của nhà trường. Từ việc hiểu và chấp hành kỷ luật đó, dần dần biến thành ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ học tập, chấp hành nội quy học tập của lớp, của trường, có động cơ ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. Nội dung: Tổ chức phổ biến kịp thời các chế định giáo dục cho cán bộ giáo viên, nhân viên vào đầu mỗi năm học và mỗi khi có văn bản mới để thống nhất cách hiểu và cách thực hiện. Thông qua chiến lược phát triển nhà trường, chia sẻ với giáo viên về tầm nhìn, sứ mạng, những mục tiêu và cam kết chất lượng của nhà trường để mọi người hiểu và cộng đồng trách nhiệm thực hiện. Nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đổi mới quản lý HĐDH trong nhà trường. Hình thành ý thức tự giác chấp hành các quy định, điều lệ, quy chế, nội quy về hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học tập của HS. Thông qua việc chỉ đạo, kiểm tra của ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_bac_thc.doc