SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy

Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Do đó dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác Giáo dục và đào tạo. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.[1]

Chính vì vậy nó có nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.

 

doc 25 trang thuychi01 10692
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ở lứa tuổi mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt nó tạo điều kiện về thể chất cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, không những trong hiện tại mà còn ảnh hưởng đến tương lai trẻ sau này. Để đảm bảo có một sức khỏe tốt, cường tráng, dẻo dai cần chú ý đến các chất dinh dưỡng, vì dinh dưỡng sức khỏe ngày nay đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người, mọi nhà. Do đó dinh dưỡng hợp lí đã và đang nâng cao chất lượng cho cuộc sống con người nói chung và trẻ em nói riêng. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác Giáo dục và đào tạo. Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, toàn nước”. Đồng thời giáo giáo dục mầm non cũng là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ, vì trẻ là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của đất nước. Vì lứa tuổi này vốn có một tiềm lực phát triển mạnh mẽ, nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt các cháu sớm được phát triển về thể chất, trí tuệ và tình cảm một cách đúng hướng. Đó là giai đoạn cực kì quan trọng trong sự nghiệp hình thành nhân cách.[1]
Chính vì vậy nó có nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề nóng bỏng là mối quan tâm của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, đã có nhiều vụ xảy ra ngộ độc thực phẩm ở các địa phương các bếp ăn tập thể trong cả nước ngày càng cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Song song với việc chăm sóc là việc nuôi dưỡng trẻ mà ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc hết sức gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và trường mầm non. Trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được những món ăn gần gũi quen thuộc, nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở trường mầm non. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một việc hết sức quan trọng.
Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Nga Thủy” để nghiên cứu đưa vào thực tiễn.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Thủy đạt kết quả cao và phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp trẻ nhận biết và làm quen 4 nhóm thực phẩm, lợi ích, nguồn gốc của các loại thực phẩm, và thức ăn đối với sức khỏe con người.
Biết được lợi ích của việc ăn uống đúng cách, ăn nhiều bữa, phối hợp nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo đủ chất.
Giáo dục cho trẻ hiểu cách ăn khác nhau của từng loại thực phẩm.
Dạy trẻ biết phải sử dụng nguồn thực phẩm sạch sẽ, vệ sinh tay chân trước khi ăn và trẻ ăn nhiều loại thức ăn với số lượng phù hợp và đầy đủ các nhóm thực phẩm.
Đây là trách nhiệm của mỗi gia đình cũng như nhà trường cần làm tốt việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non .[2]
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Lớp Hoa Hồng) ở trường Mầm non xã Nga Thủy - Huyện Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp tuyên truyền.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội, mọi trẻ em đều có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng và được học tập một cách bình đẳng không phụ thuộc hoàn cảnh riêng về gia đình, dân tộc, địa phương. Đó không những là mục tiêu của cách mạng mà còn là ước mơ tha thiết của những người làm cha làm mẹ, vì trẻ em là niềm hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của mọi dân tộc.Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:[3]
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
“Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của đất nước”
Chính vì lẽ đó mà ở lứa tuổi mầm non việc giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết được đặt lên hàng đầu. Nếu sức khỏe trẻ phát triển tốt thì trẻ sẽ tích cực tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực (Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ). Cụ thể là trẻ phải được chăm sóc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đủ lượng, đảm bảo hợp vệ sinh, đúng lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ. Giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể lực, hình thành cho trẻ một số thói quen nề nếp, kỹ năng sống, một cách tích cực, biết ăn đúng ăn đủ hợp vệ sinh văn minh.
Hơn nữa, trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ. Trẻ còn non nớt chưa chủ động, chưa ý thức đầy đủ về giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy ngành học mầm non đã đưa nội dung “Giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm” vào chương trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Đặc biệt trong những năm qua bậc học mầm non đã tổ chức tập huấn rất nhiều lớp chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Việc đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khoẻ vào dạy cho trẻ mầm non là việc làm rất cân thiết. Có như vậy mới tạo ra sự liên thông về kiến thức giáo dục dinh dưỡng từ độ tuổi nhà trẻ đến lứa tuổi học đường. Tiến hành giáo dục dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển chiến lược con người tạo ra những lớp con người mới có đủ trình độ hiểu biết về tri thức khoa học hiện đại, tiên tiến vững bước trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế đất nước hiện nay.
Như “Sức khỏe là vốn quý nhất của con người”
Con người sống tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn dinh dưỡng, do vậy giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người, làm thay đổi nhận thức thái độ và hành động để đi đến tự giác chăm lo đến vấn đề ăn uống và sức khỏe cá nhân, tập thể, cộng đồng.
Trước kia có người từng quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” theo quan niệm này thì việc đứa trẻ sinh ra và lớn lên theo một cách tự nhiên theo năm tháng miễn là cho trẻ ăn để nó lớn, còn ăn như thế nào? có phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể hay không? có đảm bảo thành phần dinh dưỡng của các chất và cân đối hợp lý khẩu phần ăn hay không thì không cần biết. Nhưng ngày nay điều kiện kinh tế, xã hội, khoa học ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao. Vấn đề dinh dưỡng đối với con người là hết sức cần thiết. Dinh dưỡng đối với con người là cả một công trình khoa học đã được nhiều nhà dinh dưỡng học trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Đặc biệt là đối với trẻ lứa tuổi mầm non, không phải chỉ cho trẻ ăn no là đủ mà phải cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng, cân đối, hợp vệ sinh có như vậy thì trẻ mới có đủ sức khoẻ tốt, cơ thể mới phát triển hài hoà, cân đối là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Đây là trách nhiệm và cũng là nhiệm vụ của mỗi chúng ta cần làm tốt việc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở lứa tuổi mầm non.
2.2. THỰC TRẠNG.
* Thuận lợi:
Trường mầm non Nga Thủy có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động, yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ hiểu biết của mình về công tác nuôi dạy trẻ nói chung “Nội dung chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục dinh dưỡng” nói riêng.
Thường xuyên nghiên cứu tiếp thu những kiến thức về nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ qua chuyên đề, chương trình hội thi, hội thảo, qua dự giờ thăm lớp, qua thông tin đại chúng, ti vi, sách báo tạp chí,.
Có được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ chuyên viên PGD Huyện Nga Sơn và ban giám hiệu nhà trường.
Nhà trường có quy mô rộng rãi thoáng mát, môi trường xanh - sạch - đẹp, đã có bếp ăn một chiều, có hệ thống nước sạch...
Với sự ủng hộ nhiệt tình của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đoàn thể, phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng, quan tâm chăm lo tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm đáng tiếc xảy ra ở trường lớp, địa phương mình. Đồng thời nâng cao chất lượng về giáo dục sức khỏe trẻ được tốt.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường không khỏi không có những khó khăn bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới đó là: kinh phí chi đầu tư cho cơ sở vật chất như bếp hiện đại hơn, khu vệ sinh, lát sân đảm bảo vệ sinh môi trường khỏi bụi bặm, có đủ nguồn nước tại chỗ tiện cho vệ sinh cá nhân trẻ và một số điều kiện khác.
Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp, đi công ty và nghề buôn bán bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc con cái, một số trẻ chưa có ý thức về giữ gìn vệ sinh chung, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn, chất lượng bữa ăn còn phụ thuộc vào mức thu nhập của cha mẹ, thiếu kiến thức, hiểu biết, cũng như kinh nghiệm về nuôi dưỡng, chăm sóc con theo khoa học nên dẫn đến tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn cao so với kế hoạch.
Một số bậc cha mẹ chưa thực sự quan tâm sức khỏe của trẻ, để trẻ ăn, ngủ, vệ sinh tùy thích, mất vệ sinh, dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng và mắc các bệnh như: ngoài da, đau mắt, tiêu chảy, hô hấp...
Hơn nữa các loại thực phẩm có nguy cơ bị làm giả, làm nhái, và còn bị tẩm ướp các hóa chất độc hại luôn ẩn chứa những nguy cơ nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, làm giảm chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm non.
* Kết quả thực trạng
Đầu năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi với tổng số trẻ là 37 cháu. Theo hướng dẫn chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Nga Sơn về công tác chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng nhà trường có kế hoạch phối hợp với trạm y tế xã về khám sức khỏe, cân đo theo dõi trên biểu đồ phát triển của trẻ vào đầu năm học.
* Kêt quả khảo sát đầu năm học: (Tháng 9/2018)
Nội dung khảo sát
Số trẻ được khảo sát đầu năm học
Tỷ lệ %
1. Chất lượng chăm sóc
Tổng số trẻ đến trường / trẻ điều tra của lớp 
37/37
100
Tổng số trẻ ăn bán trú
28
75
Trẻ khám sức khỏe định kỳ
37
100
Trẻ mắc các bệnh
6
16
Trẻ có thói quen nề nếp vệ sinh cá nhân
25
67
2. Chất lượng nuôi dưỡng
Trẻ cân nặng bình thường
32
86,5
Trẻ Suy dinh dưỡng
5
13,5
Trẻ chiều cao bình thường
31
83,8
Trẻ thấp còi
6
16,2
Trước tình hình thực tế trên, để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở lớp. Ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức biện pháp giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm được ban giám hiệu nhà trường duyệt và nhất trí về việc thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình cam kết của tôi - từ đó tôi đã chủ động tích cực sáng tạo nhiệt tình trong việc thực hiện giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ:
- Tôi hiểu rõ ý nghĩa tầm quan trọng của dinh dưỡng có liên quan đến sức khỏe và bệnh tật của trẻ. Từ đó tôi xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ
- Nắm bắt được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi như thế nào là đầy đủ hợp lí.
- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thông thường có sẵn ở địa phương.
- Biết nguyên tắc xây dựng thực đơn khẩu phần ăn, nguyên tắc thay thế các loại thực phẩm để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối.
- Biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ kém ăn, quan tâm đến trẻ yếu, động viên để
trẻ ăn hết xuất.
- Nắm vững một số quy định cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm. Biết cách chọn mua thực phẩm đảm bảo để chế biến hợp khẩu vị cho trẻ. Thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ trên biểu đồ tăng trưởng . Đồng thời cô phải hiểu được ý nghĩa, mục đích phối kết hợp với trạm y tế xã, nhà trường để khám sức khỏe cho từng trẻ theo từng giai đoạn để biết được sức khỏe, bệnh tật, phối hợp với gia đình cùng có kế hoạch chăm sóc tốt hơn.
- Hiểu các nội dung giáo dục dinh dưỡng đối với trẻ.
- Cô cho trẻ khám phá một số thực phẩm thông thường, cách chế biến các loại thực phẩm trẻ được ăn, một số món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm đó, dạy cho trẻ biết con người cần được chăm sóc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn hết suất, không kén chọn thức ăn. Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ tôi đã sử dụng các giải pháp khác nhau như sau:
2.3. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
2.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với trường Mầm non việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường thì cơ sở vật chất, trang thiết bị là những đồ dùng, vật dụng không thể thiếu được vì đây chính là điều kiện cần thiết để trường có thể tổ chức cho trẻ được ăn bán trú
Trang thiết bị,dụng cụ dùng để chế biến, chứa đựng thực phẩm: Phải có đủ trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng, bảo quản, chế biến riêng biệt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín. Phải có đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người tham gia trực tiếp vào các quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là găng tay, khẩu trang.
Chính vì vậy bản thân là một giáo viên tôi tự nhận thấy mình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường đưa ra những giải pháp để bàn về vấn đề đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị để phục vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ như: Mua xoong, nồi, ấm nhôm, xô chậu, bát, thìa, cốc Inox, khăn mặt đảm bảo đầy đủ đồ dùng cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, chính vì vậy chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, mang lại niềm tin yêu cho các bậc phụ huynh khi gửi con em vào trường.
Hình ảnh: Đồ dùng trang thiết bị nấu ăn trong trường mầm non Nga Thủy
* Kết quả:
Qua cuộc họp phụ huynh đầu năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất phục cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ như: Đã mua nồi cơm điện, lắp toàn bộ hệ thống bếp ga công nghiệp, mua thêm xoong nồi, bát thìa, cốc, khăn mặt, đặc biệt mua nồi cơm nấu bằng gaMua các loại tranh ảnh, lô tô về các nhóm thực phẩm đầy đủ phục vụ cho việc nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục 100% trẻ trên toàn trường.
2.3.2. Tổ chức tốt bữa ăn cho trẻ ở tại nhóm lớp.
Bữa ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, những năm đầu đời của trẻ mầm non là vô cùng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện trước mắt cũng như lâu dài là rất rõ ràng.
Trẻ em thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến mức độ phát triển và kết quả học tập hiện tại cũng như sau này.
Vì vậy, việc tổ chức tốt hoạt động nuôi dưỡng cho trẻ tại trường mầm non sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực cũng như trí tuệ, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các trường mầm non.
Dinh dưỡng cho bé mỗi ngày khi đến trường luôn là một trong những vấn đề quan trọng được Trường Mầm non đặc biệt quan tâm với trách nhiệm của người giáo viên tôi luôn mong muốn mang đến những bữa ăn thực sự có chất lượng cho các bé. Mỗi bữa ăn tại trường trẻ được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm mà ngay từ đầu năm học các giáo viên trực tiếp đứng lớp như chúng tôi đã tham mưu, đóng góp ý kiến cho Ban giám hiệu chỉ đạo cô nuôi cần thay đổi các món ăn để trẻ khỏi nhàm chán, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng bữa ăn và phải thực hiện đúng giờ, đúng qui định vệ sinh và được ban giám hiệu nhất trí đưa vào kế hoạch để chỉ đạo.
Hàng ngày Ban giám hiệu đi kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức cho trẻ ăn. Có những bữa ăn Ban chấp hành hội phụ huynh học sinh đột xuất đến kiểm tra giám sát bữa ăn của các cháu. Khi phụ huynh trực tiếp thấy con em mình được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học như thế các Phụ huynh hoàn toàn tin tưởng, yên tâm vào nhà trường ngày một gửi trẻ đông hơn. Có thể nói, việc chăm sóc những bữa ăn giàu dinh dưỡng tại Trường Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé phát triển thể chất khỏe mạnh mỗi ngày khi đến trường.
Tổ chức bữa ăn cho trẻ chúng tôi cùng nhóm lớp đã phân công sắp xếp công việc giữa các giáo viên một cách hợp lý, cần tạo cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, chuẩn bị trước bữa ăn quét dọn phòng ăn sạch sẽ, bàn ghế sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lau sạch bàn chia thức ăn, bát, thìa, đĩa tráng nước sôi, đồ dùng ăn uống sạch sẽ, khô ráo, bầy xếp đẹp mắt, sẽ gây được phản xạ kích thích trẻ thèm ăn, hứng thú ăn ngon miệng, ăn hết xuất, sắp xếp chỗ ngồi ăn của trẻ phải thoải mái, tránh ngồi quá chặt trẻ bị gò bó, ăn mất ngon hoặc gây vướng sẽ bị đổ cơm, bố trí cho trẻ có chỗ ra vào, cô chia ăn phải rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang, đi gang tay, mặc tạp dề chia thức ăn, chia cơm xong cho trẻ ăn ngay, trước khi ăn trẻ phải rửa tay bằng xà phòng mới vào bàn ăn.
Khi ăn trẻ được tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức bữa ăn: trẻ tự sắp xếp bàn ăn, chuẩn bị các đồ dùng, khăn ướt, đĩa đựng khăn, ca cốc, bát thìa cô đã chuẩn bị, đĩa đựng cơm rơi ở mỗi bàn, trẻ cũng học cách trưng bày các món ăn làm sao cho đẹp mắt và tham gia chọn thức ăn một cách hào hứng. Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng như giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn mà còn có ý nghĩa tích cực rất lớn trong việc giáo dục và hình thành các kỹ năng, lịch sự trong văn hóa ẩm thực (không vừa ăn vừa nói, biết lấy thức ăn vừa đủ, không bỏ thừa đồ ăn; đi lại nhẹ nhàng, không tranh giành, la hét...) và hình thành sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm, các món ăn mà trẻ yêu thích, tạo không khí thoải mái hào hứng - hứng thú, đầm ấm như gia đình giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất.
Để đảm bảo vệ sinh trong ăn uống thì điều đầu tiên tôi phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi chia cơm và thức ăn cho các cháu. Trong khi chờ đợi chia cơm, tôi cho trẻ hát bài “Mời bạn ăn” của nhạc sỹ Trần Ngọc
Mời bạn ăn, ăn cho chóng lớn Mình cùng ăn, chúng mình sẽ lớn nhanh
Mời bạn uống, uống nước mịn da Mình cùng ăn nhất định sẽ lớn nhanh Thịt và rau, trứng đậu cá tôm Được đi thi bé khỏe, bé ngoan
Từ đó để hình thành thói quen vệ sinh hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ. Thói quen tự phục vụ, lao động vừa sức để giúp cô giáo rèn cho trẻ thói quen trước khi ăn trẻ biết chào mời cô giáo, bạn bè, khách đến thăm.
Hình ảnh: Trẻ ăn bữa trưa trong trường mầm non
Trong khi ăn tôi luôn hỏi trẻ về các món ăn: hôm nay các con ăn những món ăn gì?, các món ăn này cung cấp chất gì?, ăn đủ chất giúp cho cơ thể chúng ta sẽ như thế nào? Trong khi ăn rèn cho trẻ biết ăn từ tốn, nhai kỹ không nói chuyện riêng ăn không nhai nhồm nhoàm, phải ăn hết suất của mình, không làm cơm rơi vãi, không xúc cơm đổ vào bát của bạn, không kén chọn thức ăn, không thò tay bốc thức ăn, không cười đùa chạy lung tung. Hơn nữa tôi còn giáo dục trẻ trong khi ăn nếu có hắt hơi thì phải lấy tay che miệng hay quay mặt ra ngoài bàn ăn, nếu không sẽ bẳn cơm vào bàn ăn, bát ăn của bạn và các bạnnhư thế sẽ mất vệ sinh Ngoài ra tôi còn động viên khuyến khích những trẻ nhác ăn, tôi đề ra tiêu chí thi đua để khích lệ các cháu ăn thi với nhau, ăn tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh chóng lớn da dẻ hồng hào, học giỏi, được mọi người quý mến. Lười ăn thì người gầy yếu mệt mỏi, da dẻ xanh xao, chậm lớn, sẽ gây bệnh tật, học kém, bố mẹ cô giáo không vui lòng. Tuy nhiên không phải tất cả các cháu đều có sở thích ăn uống giống nhau,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cham_soc_giao_duc.doc