SKKN Một số giải pháp huấn luyện hiệu quả đội tuyển bóng đá học sinh THCS ở trường TH & THCS
Hoạt động TDTT nói chung và công tác giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học 1993 đến nay. Các nhiệm vụ cụ thể là “ Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”.
Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì sẽ đặt ra một vấn đề rất cần quan tâm. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội có tính phổ biến, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn chứa trong một con người đó.
Ngày nay bóng đá là môn thể thao “vua” được đông đảo quần chúng mến mộ và tập luyện. Trong đó đối tượng thanh niên học sinh tham gia rất đông. Đặc biệt thời gian gần đây sau nhiều thành công của bóng đá Việt Nam như huy chương bạc U23 Châu Á , huy chương vàng AFF cúp Đông Nam Á 2018 và vào bán kết giải vô địch Châu Á. Phong trào tập luyện bóng đá trong trường học cũng như ở tất cả các địa phương không ngừng được tăng lên cả về chất lượng và số lượng, hàng năm ở các kỳ thi học sinh giỏi môn thể dục cũng như hội khỏe phù đổng thường kỳ cho học sinh, trong đó nội dung bóng đá thực sự đã thu hút khán giả. Vì vậy, bóng đá đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và phát triển toàn diện đối với lứa tuổi học sinh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CẨM THỦY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUẤN LUYỆN HIỆU QUẢ ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ HỌC SINH THCS Ở TRƯỜNG TH&THCS CẨM TÂM Người thực hiện: Vũ Bá Thọ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH & THCS Cẩm Tâm SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 1. Phần mở đầu 1 2 1.1. Lý do chọn đề tài 1 3 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 7 2.1. Cơ sở lý luận 3 8 2.2. Thực trạng của vấn đề: 3 9 2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề 4 10 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 15 11 3. Kết luận, kiến nghị 16 CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT TRONG SKKN STT Từ, cụm từ Ký hiệu viết tắt 1 Thể dục thể thao TDTT 2 Bộ giáo dục và đào tạo Bộ GD-ĐT 3 Trung học cơ sở THCS 4 Tiểu học và trung học cơ sở TH&THCS 5 Xã hội chủ nghĩa XHCN 1. MỞ ĐẦU Hoạt động TDTT nói chung và công tác giáo dục thể chất đối với lứa tuổi học sinh trong trường học là yếu tố cấp thiết nhất, nó đã được đặt ra trong các nghị quyết về giáo dục thể chất của Bộ GD-ĐT đó là kế hoạch phát triển giáo dục thể chất trong trường học các cấp từ năm học 1993 đến nay. Các nhiệm vụ cụ thể là “ Công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, sẵn sàng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như ý thức học tập và rèn luyện của học sinh trong thời đại mới”. Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào, sức khỏe là vốn quý. Vẻ đẹp hình thể của con người, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong muốn của con người. Khi xã hội ngày càng phát triển thì sẽ đặt ra một vấn đề rất cần quan tâm. Giáo dục thể chất là một vấn đề của xã hội có tính phổ biến, phục vụ cho nhu cầu phát triển và hoàn thiện của con người. Bởi vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức rõ sức khỏe của con người là tài sản quốc gia, nhà nước có trách nhiệm quản lý và phát triển nguồn tài sản ấn chứa trong một con người đó. Ngày nay bóng đá là môn thể thao “vua” được đông đảo quần chúng mến mộ và tập luyện. Trong đó đối tượng thanh niên học sinh tham gia rất đông. Đặc biệt thời gian gần đây sau nhiều thành công của bóng đá Việt Nam như huy chương bạc U23 Châu Á , huy chương vàng AFF cúp Đông Nam Á 2018 và vào bán kết giải vô địch Châu Á. Phong trào tập luyện bóng đá trong trường học cũng như ở tất cả các địa phương không ngừng được tăng lên cả về chất lượng và số lượng, hàng năm ở các kỳ thi học sinh giỏi môn thể dục cũng như hội khỏe phù đổng thường kỳ cho học sinh, trong đó nội dung bóng đá thực sự đã thu hút khán giả. Vì vậy, bóng đá đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục và phát triển toàn diện đối với lứa tuổi học sinh. 1.1. Lý do chọn đề tài Bộ môn TDTT có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc THCS nói riêng. Nó là một trong năm mặt giáo dục hiện nay: Đức - Trí - Thể - Mĩ - Lao động. TDTT đã góp phần tích cực để giáo dục rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, minh mẫn, có thể chất cường tráng. Trong TDTT nói chung thì chương trình giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục XHCN, chỉ thị của ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ “đất nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề khôi phục tăng cường sức khỏe cho nhân dân nhằm góp phần xây dựng cho con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN”. Để đi đến thành công trong mọi lĩnh vực, yêu cầu đầu tiên là chúng ta phải có thể chất cường tráng, có sức khỏe dồi dào vì sức khỏe là vốn quý, lịch sử phát triển khoa học đã thừa nhận rằng: Chỉ có tập luyện bằng động tác, các bài tập có định hướng thì mới có khả năng đáp ứng được những mong muốn của con người. Chương trình giáo dục thể chất trong trường học là tổ hợp gồm rất nhiều các bài tập được xây dựng trên cơ sở các môn điền kinh và thể thao. Trong đó, việc đưa nội dung bóng đá vào giảng dạy có tác dụng rất lớn để giáo dục và nâng cao thể lực cho học sinh, chơi bóng đá là một hình thức vận động mà thanh thiếu niên rất ưa thích, đặc điểm và sức hấp dẫn của bóng đá có thể thu hút rất nhiều người hâm mộ, bóng đá còn mang lại rất nhiều hữu ích đối với tâm hồn, thân thể, tâm lý, công việc và đời sống của con người. Chơi bóng đá sẽ nâng cao thể chất một cách toàn diện, có người đã so sánh thế này về cầu thủ bóng đá: Có tốc độ của một vận động viên chạy ngắn, có sức bền của một vận động viên chạy maratông, có sức mạnh và khả năng bứt phá của một vận động viên cử tạ, có sự mềm dẻo của vận động viên thể dục. Ngoài ra, bóng đá còn có tác dụng bồi dưỡng rất nhiều tính cách của con người như dũng cảm, ngoan cường, kiên nhẫn kiềm chế, thắng không kiêu, bại không nản. Nhiều tình huống đòi hỏi người chơi phải dũng khí và can đảm để thực hiện động tác kỹ thuật, trong quá trình học và vận dụng những động tác kỹ thuật đó chính là quá trình giáo dục bồi dưỡng dần dần tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài đó là “Một số giải pháp huấn luyện hiệu quả đội tuyển bóng đá học sinh THCS ở trường TH&THCS ” với mục đích hoàn thiện các kỹ năng cơ bản mà các em đã có và trang bị cho các em một số chiến thuật thi đấu cơ bản phục vụ cho học tập và thi đấu đạt hiệu quả cao. 1.2. Mục đích nghiên cứu Trong nhiều thập kỷ qua bóng đá đã được đông đảo các tầng lớp trong xã hội yêu và hâm mộ không kể tầng lớp giàu nghèo, nông đân hay trí thức...chi phí cho hoạt động không cao, chỉ cần khoảng đất rộng 30x20m, một quả bóng như vậy đã thu hút được một số lượng người cùng chơi. Lứa tuổi học sinh THCS đang phát triển về ngoại hình lẫn tâm sinh lý, các em ước mình giống như những ngôi sao hàng đầu thế giới với những pha đi bóng lắt léo, những pha ghi bàn vào lưới đối phương và những tràng pháo tay không ngừng của khán giả vì vậy bóng đá luôn là môn thể thao được các em yêu mến nhất trong các môn thể thao. 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Một số giải pháp huấn luyện hiệu quả đội tuyển bóng đá học sinh THCS ở trường TH&THCS Xã Cẩm Tâm, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa. + Là một số bài tập động tác tăng cường về thể lực như: Chạy tăng tốc độ. Các động tác về kỹ thuật như đỡ bóng, chuyền bóng, sút bóng, bắt bóng, chiến thuật thi đấu khối THCS. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp tổng hợp, so sánh kết quả. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lý luận Hàng năm phòng GD&ĐT có tổ chức thi học sinh giỏi thể dục trong đó có môn bóng đá nam. Trong quá trình thi đấu tôi nhận thấy các em thi đấu rất nhiệt tình, hăng say nhưng chưa biết xử lý các pha bóng, còn ham rê bóng, kỹ thuật sút bóng chưa chuẩn, không chính xác. Trong phân phối chương trình không có môn bóng đá chính khóa mà chỉ có ở phần tự chọn( 10 tiết). Quả thật đây là khoảng thời gian quá ngắn để cung cấp cho các em hết về các kỹ thuật và chiến thuật thi đấu. Xuất phát từ vấn đề trên, qua nhiều năm bản thân tôi làm công tác giảng dạy ở trường THCS. Tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và cụ thể hóa bằng đề tài “Một số giải pháp huấn luyện hiệu quả đội tuyển bóng đá học sinh THCS ở trường TH&THC Cẩm Tâm, Huyện Cẩm Thủy. Tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Thực trạng của việc học tập môn bóng đá ở trường TH&THCS A trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm. Địa phương nơi bản thân tôi công tác là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cẩm Thủy, với diện tích không rộng, dân số ít nên năm 2016 nhà trường đã được sát nhập lại giữa 2 cấp học đó là Tiểu học và Trung học cơ cở. Mặc dù học sinh ở khối THCS trong nhà trường không đông nhưng trong công tác giáo dục thể chất nói chung và đặc biệt là học bộ môn bóng đá nói riêng các em đều rất hứng thú và tham gia học tập đầy đủ, nhiệt tình. Tuy môn bóng đá được đông đảo các em học sinh ưa thích và tham gia tập luyện nhưng nhìn chung các em có tố chất và say mê về bóng đá thì rất ít. Thời gian tập bóng và chơi bóng của các em chưa nhiều,vì lịch học thêm, học phụ đạo trong trường chiếm hết thời gian luyện tập của các em, mặc dù đã được nhà trường và địa phương quan tâm nhưng điều kiện về sân bãi chật hẹp, cơ sở vật chất còn hạn chế, điều đó cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tập luyện của các em. Qua khảo sát thực tế đầu năm số học sinh ở các khối lớp cho thấy. Cụ thể : Lớp Học sinh nam Đã tập bóng Chưa tập bóng 6A 14 06 8 7A 18 10 8 8A 18 09 9 9A 15 11 4 Như vậy kết quả khảo sát ban đầu cho thấy số lượng các em hiểu biết về bóng đá còn rất thấp, chưa đáp ứng được với yêu cầu môn học. Chính vì vậy mà tôi đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch tập luyện cho học sinh trong nhà trường thông qua nhiều biện pháp và giải pháp. 2. 3. Các giải pháp giải quyết vấn đề: Phần 1 . Kỹ thuật nhập môn bóng đá. Nếu muốn nhanh chóng học được động tác kỹ thuật trong bóng đá thì phải nhanh chóng nắm vững các đặc điểm và yếu lĩnh kỹ thuật của bóng đá. Mặc dù, có rất nhiều phương pháp đá bóng khác nhau như: Đá bóng bằng lòng bàn chân, đá bóng bằng má trong bàn chân, đá bóng bằng mu chính diện bàn chân, đá bóng bằng má ngoài bàn chân, đá bằng mũi bàn chân và gót bàn chân. Nhưng các phương pháp đó đều có những điểm chung, chỉ cần nắm vững đặc điểm chung của phương pháp đá bóng thì có thể nắm được cách học đá bóng, cũng như học được động tác kỹ thuật đá bóng ở những vị trí khác nhau. Đặc điểm chung của các phương pháp đá bóng là các kỹ thuật đều được thực hiện thông qua 4 giai đoạn: Chạy đà, vị trí đặt chân trụ, vị trí tiếp xúc của chân lăng với bóng và động tác tiến lên phía trước sau khi đá bóng đi. Trong đó vị trí chân tiếp xúc với bóng là quan trọng nhất, bởi vì nó quyết định việc dùng kỹ thuật nào để đá bóng và đá bóng như thế nào cùng với các khâu quan trọng như đá có chuẩn không. Ảnh: Giới thiệu các yêu cầu kỹ thuật trong Bóng đá cho các em học sinh a. Chạy đà. Chạy như thế nào và tác dụng của chạy đà? Khi đá bóng, chạy đà có tác dụng điều tiết khoảng cách giữa người và bóng, tạo ra tốc độ nhất định, làm tăng sức đá bóng. Chạy đà trong đá bóng được chia làm 2 loại là chạy đà đường thẳng và chạy đà đường chéo. Tùy từng kỹ thuật cụ thể mà có các phương pháp chạy đà thích hợp. Nếu hướng chạy đà và hướng đá bóng đi trùng nhau thì gọi là chạy đà đường thẳng, còn hướng chạy đà và hướng đá bóng đi cắt nhau gọi là chạy đà đướng chéo. b. Vị trí đặt chân trụ: Đặt chân trụ như thế nào? Khi đá bóng, một chân phải đứng chắc chắn trên mặt đất, đỡ trọng lượng của toàn thân, chân này được gọi là chân trụ. Khi đá bóng chân trụ đặt ở vị trí có đúng hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động tác kỹ thuật đá bóng và hiệu quả đá bóng. Thực hiện kỹ thuật bóng đá khác nhau thì yêu cầu vị trí đặt của chân trụ cũng không giống nhau. Do vậy, khi đá bóng phải căn cứ vào phương pháp vận dụng kỹ thuật đá bóng để chọn vị trí đặt chân trụ sao cho chính xác, mới có thể đá bóng tốt, đá chuẩn vào bóng. Vị trí đứng của chân trụ chủ yếu là chỉ khoảng cách và phương hướng giữa chân trụ và bóng bởi vì trong thực hiện có kỹ thuật đá bóng bắt buộc chân trụ để ở phía trước bóng, cách bóng khoảng 10-15cm. Có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải để phía sau, cách bóng khoảng 20-25cm. Có kỹ thuật đá bóng thì chân trụ phải để ngang với bóng c. Chân tiếp xúc với bóng. Chân tiếp xúc khi đá bóng gồm có 2 nội dung: Một là phần nào của chân tiếp xúc với bóng? Đây là tiêu chuẩn để phán đoán nên dùng động tác kỹ thuật nào để đá bóng, ví như dùng phần mũi của bàn chân tiếp xúc với bóng thì chính động tác kỹ thuật đá bóng bằng mũi bàn chân. Thứ hai, là vị trí tiếp xúc với bóng, hay nói cách khác là chân đá vào vị trí nào của quả bóng? Điều này quyết định quả bóng được đá đi sẽ lăn tròn trên mặt đất, bay lên cao hay là xoáy. Do vậy, chân tiếp xúc với bóng là khâu quan trọng trong việc học tập động tác kỹ thuật trong bóng đá. d. Động tác tiến lên phía trước sau khi đá bóng Sau khi đá bóng, do quán tính vận động, cơ thể cũng tự nhiên sẽ chuyển về phía trước, điều này không chỉ có lợi cho tính chính xác khi đá bóng, mà còn có thể bảo vệ cho cơ thể người học. Nắm vững được năm khâu này thì có thể học được tất cả các động tác kỹ thuật của bóng đá, chính vì thế mà trong quá trình huấn luyện giáo viên cần phải truyền đạt cho học sinh tất cả những nguyên lý cơ bản của kỹ thuật đá bóng, dựa vào khả năng của học sinh và vốn kỹ thuật đã có để huấn luyện nâng cao. Phần 2 . Nhóm bài tập chuyên môn: a. Bài tập thể lực : Mặc dù một trận thi đấu bóng đá ở lứa tuổi học sinh THCS ( bóng đá mi ni ) không nhiều, khoảng 20 phút/1 hiệp. Nhưng việc để có được thể lực cho các em duy trì tốt trong trận đấu là một vấn đề vô cùng cần thiết. Bởi vậy , không chỉ hướng dẫn các em có kỹ thuật về chuyên môn mà còn phải hướng dẫn các em các bài tập về thể lực, để các em không chỉ có sự dẻo dai, sức chịu đựng, mà còn phải có sức bền về tốc độ. Cụ thể các bài tập thường tập cho các em là : Chạy nhanh 20 mét, kỹ thuật chạy đảo hướng vượt qua chướng ngại vật. Bài tập bổ trợ rèn luyện thể lực: chạy nhanh 20m và chạy đảo hướng rèn luyện sức bền cho học sinh b.Tập đá biên: Đây là phần bài tập không kém phần quan trọng vì khi trong thi đấu mà thực hiện quả đá biên không tốt sẽ ảnh hưởng đến trận đấu. Khi thực hiện đá biên trong luật bóng đá mini thì bóng phải nằm phía ngoài đường biên dọc, nếu đá vào cầu môn mà bóng không chạm cầu thủ nào thì sẽ không được tính bàn thắng. Đá biên tốt sẽ tạo cơ hội cho tình huống tấn công tiếp theo của đội nhà. Ngoài ra, cần hướng dẫn mở rộng cho học sinh kỹ thuật ném biên trong bóng đá, để sau này các em có thể áp dụng thành thạo. Tại chỗ ném biên: đứng chân trước chân sau hoặc đứng hai chân song song, hai tay cầm bóng thẳng trên đầu và gập thân ném bóng đi nhưng hai chân phải chạm đất. Chạy đà ném biên: đây là kỹ thuật tương đối khó, trong quá trình tập tôi cho các em ném ở cự ly gần và luôn nhắc nhở các em thực hiện lê chân khi ném. Ảnh: Kỹ thuật đá biên Ảnh: Kỹ thuật ném biên c. Bài tập dẫn bóng luồn qua cọc: (Hình 1) bài tập này giúp các em luyện tập tính khéo léo và linh hoạt trong dẫn bóng. Cách thực hiện: Các em sử dụng các kỹ thuật để dẫn bóng qua cọc sao cho bóng không chạm vào cọc và hoàn thành với thời gian ngắn nhất. Ảnh: Tập luyện kỹ thuật dẫn bóng trong bóng đá d. Phối hợp nhóm 2 người: Các em tập hợp thành 2 hàng dọc đứng cách nhau 5 - 6m, đạp bóng bằng lòng má trong hoặc má ngoài một chạm cho đến đích cách vạch xuất phát 10m - 15m. ( Hình 2) Hình 2 e. Bài tập phối hợp nhóm 3 người: Bài tập này hỗ trợ rất tốt trong tấn công, cũng như phòng ngự trong không gian hẹp. Cách thực hiện: Chia đội làm 3 nhóm mỗi nhóm cách nhau 2m - 3m. (Hình 3) 1. lần 1 1 lần 2 1 2 2 2 2 3 3 3 3 Hình 3 g. Bài tập sút cầu môn: Bài tập này nhằm giúp cho các em có thể kỹ năng dứt điểm mang tính hiệu quả, khả năng xử lý bóng trong khu vực tấn công đối phương. Cách thực hiện: Chuyền bóng 1 chạm cho đồng đội rồi chạy xuống dứt điểm bằng mu chính diện bàn chân ( hoặc bằng má trong; má ngoài bàn chân) tùy tình huống bóng được trả lại. Ảnh: Hướng dẫn kỹ thuật sút bóng vào cầu môn Phần 3. Chiến thuật cơ bản trong bóng đá Trận đấu bóng đá được tiến hành trên mặt sân rộng với 2 đội, mỗi đội có 5 cầu thủ. Trong một đội bóng, các cá nhân cầu thủ rất quan trọng; một đội bóng thi đấu hay, không thể thiếu các cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên không có bất cứ một cầu thủ nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn với sự cản phá quyết liệt của đối phương để ghi bàn thắng. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của đội bóng được thể hiện trước hết ở tính tập thể. Điều này đòi hỏi các cầu thủ phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong tấn công cũng như trong phòng thủ vì mục đích chung của toàn đội là dành chiến thắng. Chiến thuật trong bóng đá được chia làm hai loại: * Chiến thuật tấn công - Chiến thuật cá nhân - Chiến thuật nhóm - Chiến thuật đồng đội * Chiến thuật phòng thủ - Chiến thuật cá nhân - Chiến thuật nhóm - Chiến thuật đồng đội a. Chiến thuật tấn công: Là các biện pháp, phương pháp và hình thức tổ chức thi đấu để tấn công cầu môn đối phương. Trong tấn công phải nắm được các nguyên tắc cơ bản: * Tạo ưu thế về số lượng trong tấn công, khi có bóng mỗi cầu thủ phải triển khai tấn công và chiếm lĩnh các vị trí có lợi. * Tấn công nhanh và bất ngờ là yếu tố rất quan trọng, điều này làm cho đối phương không kịp tổ chức phòng ngự hoặc phòng ngự không chặt chẽ. * Mở rộng diện tấn công, tấn công trên nhiều hướng khác nhau làm cho hàng phòng ngự phải dàn mỏng và phòng thủ thiếu chiều sâu. * Lôi kéo người, tạo khoảng trống. Trong tấn công phải liên tục di chuyển nhằm lôi kéo đối phương để đồng đội hành động. * Tổ chức tấn công có nhiều lớp, nhiều tuyến, phối hợp nhịp nhàng giữa tấn công nhanh. * Tận dụng các tình huống cố định để tổ chức tấn công như đá những quả phạt gần vòng cấm địa, phạt góc. a.1. Chiến thuật tấn công cá nhân Chiến thuật tấn công cá nhân là hành động của cầu thủ với bóng hoặc không bóng nhằm tấn công cầu môn đối phương phù hợp với nhiệm vụ, vị trí của mình và tình huống trên sân. Chiến thuật tấn công cá nhân là cơ sở của chiến thuật nhóm và chiến thuật tập thể. Trong thi đấu các cầu thủ vận dụng tốt chiến thuật cá nhân sẽ tạo điều kiện hoàn thành một cách sáng tạo chiến thuật nhóm và chiến thuật của toàn đội. Trong thi đấu, hành động chiến thuật cá nhân rất đa dạng. Trong quá trình huấn luyện cần trang bị cho học sinh cách thức chạy chỗ, dẫn bóng, qua người, sút bóng và đánh đầu vào cầu môn, tấn công thủ môn - Chạy chỗ là sự di chuyển không bóng trong thời gian thi đấu trong bóng đá chạy chỗ chiếm một vị trí rất quan trọng. Mục đích của chạy chỗ chiếm một vị trí thuận lợi để nhận bóng, để phối hợp với đồng đội, để tạo ưu thế về số lượng, để tạo tình huống uy hiếp cầu môn đối phương hoặc lôi kéo đối phương tạo khoảng trống cho đồng đội hoạt động. Trong thi đấu cầu thủ tiếp xúc bóng với thời gian ít vào khoảng 3 đến 4 phút thời gian còn lại là hoạt động không bóng, điều này cho thấy chạy chỗ là rất quan trọng. Có các cách chạy chỗ sau: Chiếm lĩnh vị trí: là di chuyển đến vị trí có lợi nhất để tham gia tấn công. Thoát khỏi sự kèm người: Biết thoát khỏi sự kiểm soát của đối phương là vũ khí chiến thuật lợi hại của các cầu thủ tiền đạo, trong thi đấu các cầu thủ phải biết cách di chuyển liên tục, tăng tốc bất ngờ, sử dụng động tác giả để loại bỏ sự kèm cặp của đối phương. Dẫn bóng và dẫn bóng qua người là hành động chiến thuật rất quan trọng của cầu thủ bởi vì không phải lúc nào cũng cần chuyền bóng và có thể chuyền bóng. Dẫn bóng có tác dụng đưa bóng đến gần sân đối phương hơn tạo áp lực lên đối phương, dẫn bóng để đồng đội có thời gian di chuyển chiếm lĩnh vị trí, dẫn bóng nhằm lôi kéo buộc đối phương phải ra cản phá làm cho hàng phòng ngự phải bố trí lại. Dẫn bóng qua người là phá vỡ được một phần sự phòng thủ của đối phương, làm cho đội hình phòng thủ của đối phương bị rối loạn. + Sút bóng và đánh đầu vào cầu môn là khâu cuối cùng của đợt tấn công, phải tận dụng mọi cơ hội để sút và đánh đầu vào cầu môn. Khi sút hoặc đánh đầu vào cầu môn hành động phải dứt khoát, phải quan sát thủ môn để xác định góc đá. + Tấn công cầu môn là hành động áp sát cầu môn khi đồng đội sút bóng hoặc đánh đầu. Bóng có thể nảy ra từ thủ môn hay khung thành do đó áp sát cầu môn sẽ có điều kiện ghi bàn. a.2. Chiến thuật tÊn c«ng nhóm. Chiến thuật nhóm là sự phối hợp tấn công của 2 hay nhiều cầu thủ, được sử dụng một cách rộng rãi trong khi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_huan_luyen_hieu_qua_doi_tuyen_bong_da.doc