SKKN Một số giải pháp hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Một số giải pháp hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như hiện nay thì đô thị hóa là quá trình tất yếu của tất các các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

 Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mạng lại thì những ảnh hưởng mà quá trình đô thị hóa gây ra cũng không phải là nhỏ; đặc biệt là sự thay đổi trong hệ giá trị, trong lối sống của người dân vùng đô thị hóa, nhất là vùng nông thôn và miền núi.

Huyện miền núi Ngọc lặc của tôi hiện tại cũng là một vùng đang được đô thị hóa. Cuối năm 2016, huyện có quyết định lên đô thị loại IV. Khỏi phải nói người dân khắp nơi vui mừng khôn xiết vì từ đây huyện sẽ được đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều công trình mới sẽ được mọc lên như trung tâm thương mại, các khu đô thị mới Cũng chính vì thế người nông dân bị mất đất rất nhiều, cộng thêm đời sống ngày càng cao nên người nông dân dần từ bỏ ruộng nương, đất đồi để đi làm ăn xa là tất yếu vì thực tế quỹ đất làm ruộng đã giảm, chỉ dựa vào đồng ruộng không đủ để trang trải chi phí. Hầu hết những người đi làm ăn xa là những người có độ tuổi từ 18- 40. Với những người có gia đình thường để lại con cho ông bà hoặc họ hàng nuôi, thậm chí để con ở nhà một mình khi các em từ 14-15 tuổi. Và hệ lụy từ đó gây ra là những đứa trẻ lớn lên như ‘ cây rừng, cỏ dại”, không có sự bảo ban, dạy dỗ, dìu dắt của bố mẹ, các em tự làm mọi việc từ ăn uống, giặt giũ, đến tự do quyết định việc đi học, đi chơi hay đi làm bất kì điều gì mình muốn và cũng tự do nhiễm những thói hư, tật xấu. Nhất là khi các em bước vào cấp 3, đến một môi trường học tập môi trường sống hoàn toàn khác biệt, trước sự cám dỗ của cuộc sống nơi đô thị phố núi, lại không có sự định hướng thì những quan điểm sống lệch lạc rất dễ nảy sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như sự phát triển về đạo đức, nhân cách của các em sau này.

 Năm 2017, tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 10A9. Lớp tôi có 47 em nhưng có đến 39 là học sinh miền núi, vùng sâu, vùng 135 hầu hết có hoàn cảnh như vậy. Và không chỉ trong lớp tôi mà nhiều lớp trong trường cũng xuất hiện tình trạng này.

 Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh trong giai đoạn tuổi dậy thì, nhất là với đối tượng học sinh dân tộc trong giai đoạn hiện nay, tôi xin đề xuất sáng kiến: “Một số giải pháp hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc”.

 

docx 13 trang thuychi01 4920
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
 I
MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2.Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
 II
1. Cơ sở lí luận
3
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3. Các giải pháp đã sử dụng
6
4. Hiệu quả cúa sáng kiến kinh nghiệm
10
 III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
11
1. Kết luận
11
2. Kiến nghị
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
I. Mở đầu:
1. Lí do chọn đề tài:
Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách nhanh chóng như hiện nay thì đô thị hóa là quá trình tất yếu của tất các các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra càng nhanh. Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. 
	Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mạng lại thì những ảnh hưởng mà quá trình đô thị hóa gây ra cũng không phải là nhỏ; đặc biệt là sự thay đổi trong hệ giá trị, trong lối sống của người dân vùng đô thị hóa, nhất là vùng nông thôn và miền núi. 
Huyện miền núi Ngọc lặc của tôi hiện tại cũng là một vùng đang được đô thị hóa. Cuối năm 2016, huyện có quyết định lên đô thị loại IV. Khỏi phải nói người dân khắp nơi vui mừng khôn xiết vì từ đây huyện sẽ được đầu tư thêm nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều công trình mới sẽ được mọc lên như trung tâm thương mại, các khu đô thị mớiCũng chính vì thế người nông dân bị mất đất rất nhiều, cộng thêm đời sống ngày càng cao nên người nông dân dần từ bỏ ruộng nương, đất đồi để đi làm ăn xa là tất yếu vì thực tế quỹ đất làm ruộng đã giảm, chỉ dựa vào đồng ruộng không đủ để trang trải chi phí. Hầu hết những người đi làm ăn xa là những người có độ tuổi từ 18- 40. Với những người có gia đình thường để lại con cho ông bà hoặc họ hàng nuôi, thậm chí để con ở nhà một mình khi các em từ 14-15 tuổi. Và hệ lụy từ đó gây ra là những đứa trẻ lớn lên như ‘ cây rừng, cỏ dại”, không có sự bảo ban, dạy dỗ, dìu dắt của bố mẹ, các em tự làm mọi việc từ ăn uống, giặt giũ, đến tự do quyết định việc đi học, đi chơi hay đi làm bất kì điều gì mình muốn và cũng tự do nhiễm những thói hư, tật xấu. Nhất là khi các em bước vào cấp 3, đến một môi trường học tập môi trường sống hoàn toàn khác biệt, trước sự cám dỗ của cuộc sống nơi đô thị phố núi, lại không có sự định hướng thì những quan điểm sống lệch lạc rất dễ nảy sinh ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như sự phát triển về đạo đức, nhân cách của các em sau này.
	Năm 2017, tôi được nhà trường giao cho chủ nhiệm lớp 10A9. Lớp tôi có 47 em nhưng có đến 39 là học sinh miền núi, vùng sâu, vùng 135 hầu hết có hoàn cảnh như vậy. Và không chỉ trong lớp tôi mà nhiều lớp trong trường cũng xuất hiện tình trạng này.
	Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh trong giai đoạn tuổi dậy thì, nhất là với đối tượng học sinh dân tộc trong giai đoạn hiện nay, tôi xin đề xuất sáng kiến: “Một số giải pháp hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Từ những vấn đề thực tế đang tôi tại, tôi muốn đề xuất một số giải pháp giúp hỗ trợ giáo dục đối với học sinh dân tộc trong xu thế chung của đô thị hóa hiện nay, giúp các em đi đúng hướng, góp phần tạo tiền đề cho một tương lai, một cuộc sống tốt hơn cho các em sau này. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh dân tộc miền núi trong xu thế phát triển hiện nay tại lớp 10A9 trường THPT Ngọc Lặc.
4. Nhóm các phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phương pháp thu thập nguồn tài liệu lí luận.
- Phương pháp phân tích tổng quan các nguồn tài liệu đã thu thập được.
b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Quan sát học sinh thông qua cá hoạt động học và hoạt động tập thể
- Phương pháp điều tra: Xem học bạ, lí lịch, trò chuyện, trao đổi bộ môn, với cha mẹ các em , với thầy cô giáo cũ hoặc qua trao đổi trực tiếp với học sinh, sử dụng hình thức trắc nghiệm để hiểu rõ đặc điểm của từng em.
- Phương pháp thử nghiệm: Đưa ra một số giải pháp giáo dục và áp dụng vào thực tế tại lớp 10a9- trường THPT Ngọc Lặc.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
Cơ sở lí luận:
1.1.Vai trò của giáo dục đối với trẻ em tuổi vị thành niên.
 Giáo dục ở mỗi cấp học, mỗi lứa tuổi đều có những khó khăn riêng. Đặc biệt, đối với cấp trung học phổ thông, khi các em bắt đầu lứa tuổi “ tập làm người lớn” thì việc giáo dục lại càng khó khăn và phức tạp. Ở lứa tuổi này, cùng với sự phát triển về thể chất , đời sống tinh thần, tâm lí, tình cảm cũng trải qua nhiều biến đổi sâu sắc. Đồng thời với sự biến đổi như vậy thì khi lên cấp 3, các em còn chuyển sang một môi trường mới, thầy cô, bạn bè, môi trường sinh hoạt mới. Mặc dù giai đoạn dậy thì có tầm quan trọng như vậy nhưng ít người có hiểu bíết về kiến thức, thái độ và hành vi liên quan đến sức khỏe cùng nhu cầu hỗ trợ xã hội của lứa tuổi này. Nói chung tuổi dậy thì là một thời kì phức tạp. Bản thân các em và người lớn cũng chưa thật sự hiểu rõ ràng. Các hậu quả của sự thiếu hiểu cần thiết không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bản thân các em mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến nguồn lực xã hội, tới sự phát triển kinh tế - xã hội và tương lai của đất nước. Chính vì vậy gia đình, nhà trường và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm có vài trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh , giúp các em nhận thức được những điều đúng đắn, có những suy nghĩ tích cực, xác định được mục tiêu của cuộc sống, là tiền đề cho sự phát triển ở tương lai.
1.2.Đặc điểm của học sinh dân tộc, miền núi trong xu thế đô thị hóa:
Trong bối cảnh sự phát triển kinh tế của đất nước, sự đô thị hóa ngày càng được mở rộng, cuộc sống với rất nhiều cảm dỗ thì việc giáo dục trẻ em tuổi vị thành niên lại càng phức tạp. Đặc biệt là trẻ em miền núi khi lần đầu tiên “ lên phố” mà tôi gọi là những học sinh dân tộc trong xu thế đô thị hóa. Vậy những học sinh dân tộc, miền núi hiện nay có gì khác biệt? Đó không còn là những chàng trai, cô gái dân tộc“thuần túy” giản dị, ngây ngô với trang phục đặc trưng, với chiếc xe đạp cọc cạch trên con đường đồi dốc ngoằn ngoèo hằng ngày đến trường; thay vào đó là những chiếc xe xe đạp điện , xe máy phân khối nhỏ, có điện thoại để sử dụng, biết diện nhiều quần áo đẹp, có tiền để tiêu vặt hằng ngày và ít chịu sự quản lí của gia đình do hầu hết cha mẹ các em đã đi làm ăn xa, lại được tiếp xúc với nhiều cái mới mẻ của phố xá. Trong khi đó, trước đây khi còn học cấp 2, các em vốn đã quen với tập quán sinh hoạt từ nhà, sống rất vô tư, đơn giản, ngại suy nghĩ. Cũng chính những nguyên nhân ấy là hệ lụy cho nhiều những suy nghĩ, những hành động sai lầm, những cám dỗ mà có thể các em sẽ mắc phải. Vậy làm thế nào để các em có thể phát triển tích cực về nhân cách, cần phải có một biện pháp giáo dục hợp lí thì mới nâng cao được hiệu quả.
Thực trạng vấn đề:
 Trường THPT Ngọc lặc nằm ở trung tâm của huyện Ngọc lặc, một huyện có phần lớn là người dân tộc thiểu số( chủ yếu là người dân tộc Mường )sinh sống. Tuy là một huyện miền núi nhưng những năm gần đây huyện đã có những sự chuyển biến không ngừng về kinh tế. Nhất là vào năm 2016, huyện đã được nhà nước quyết định lên đô thị loại IV. Đó là một quyết định hết sức quan trọng giúp cho sự phất triến cơ sở hạ tầng của toàn huyện. Song đi cùng với biến đổi đó là những sự biến đổi tất yếu khách quan về nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố con người. Đó là sự thay đổi về quan điểm sống, về cách nhìn nhận cũng như về đạo đức của đa phần học sinh ở lứa tuổi cấp 3.
Theo thống kê của nhà trường, mấy năm gần đây, từ giữ học kì 1 đến cuối năm lớp 10, số học sinh bỏ học, vi phạm nội quy tăng lên rất nhiều. Trong số đó hơn một nửa là học sinh dân tộc ở các xã vùng sâu. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Năm 2016, tôi được Ban giám hiệu nhà trường giao chủ nhiệm lớp 10A9 lớp có tổng số 47 học sinh, chỉ có 3 học sinh là người kinh ở gần trường, còn lại là các em người dân tộc thiểu số, nhà cách trường từ 10km trở lên và có đến 30 em nữ đều là dân tộc. Hầu hết các em sống với ông bà, họ hàng, thậm chí ở nhà một mình, một vài em ở trọ do nhà quá xa, đường khóNói chung ở lớp tôi có rất nhiều vần đề phức tạp, việc giáo dục kiến thức cho các em là quan trọng nhưng với đặc thù của lớp học như vậy thì việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh là điều quan trọng hơn, nhất là với học sinh nữ ở vùng dân tộc trong giai đoạn phát triển đặc biệt này. 
Về thuận lợi: Hầu hết các em nữ đều các em có sức khỏe tốt, thật thà, lễ phép. Nhiều em có phương tiện đi lại như xe đạp điện nên ít phải lo lắng về quãng đường đi của các em như trước đây. Đa số bố mẹ các em đều có điện thoại nên việc trao đổi về viêc học tập và rèn luyện của các em cũng dễ dàng hơn.
Về khó khăn:
 Thứ nhất :Đa số các em là người dân tộc thiểu số trình độ nhận thức còn gặp nhiều hạn chế. Mặt khác, lần đầu tiên các em xa nhà, tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới, thấy nhiều bạn nữ ở phố mặc quần áo đẹp,” môi son má phấn”, thậm chí có “người yêu” nên cũng rất dễ nảy sinh tử tưởng “học đòi” . Vào tháng thứ 2 sau khi tôi nhận lớp thì đã xuất hiện 4-5 em từ chỗ ăn mặc giản dị, giờ đã bắt đầu biết diện quần áo đẹp, tô son đỏ chót ( L.Anh, Dung, H.Quỳnh, Nguyệt), hỏi lấy tiền ở đâu mua son, các em chỉ cười bẽn lẽn; có vài em thường nghỉ học không có lí do, tôi điện đến thì phụ huynh bảo rằng em không đi học vì không có xe đạp điện, “giờ các bạn đều đi xe đạp điện hoặc xe máy, mình con đi xe đạp xâu hổ lắm!”. Trong lớp còn xuất hiện cả tình trạng 1 bạn Nữ ( em G) móc nối với em học sinh nữ lớp khác để lấy trộm xe đạp của bạn cùng lớp,giấu đi để bán lấy tiền mua điện thoại, đi chơi nhưng chưa kịp bán xe thì bị phát giác.
Thứ hai: Vì cha mẹ đi làm xa, chủ yếu làm công nhân nên thường cho con tiền tiêu vặt, sắm điện thoại cho con mục đích để dễ liên lạc và quản lí. Chính vì vậy, việc sử dụng điện thoại của các em là không thể kiểm soát. Cộng với sự phát triển của công nghệ thông tin – sóng wifi, 3G, 4G có ở khắp nơi, dễ dàng truy cập mạng internet nên tình trạng các em lên mạng, thu thập những thông tin sai lệch và từ đó có những cái nhìn lệch lạc là rất dễ dàng. Theo tìm hiểu và trao đổi trực tiếp, trong lớp có đến 32 bạn có điện thoại thông minh, nhiều bạn thường xuyên lên facebook đăng startut về tình yêu, thất tình, buồn phiền hoặc vào những trang web “ không chính thống”. trong các giờ học trên lớp, thi thoảng lại có vài em sử dụng điện thoại để nhắn tin, vào facebook; các em chỉ dừng lại khi bị thầy cô phát hiện.
Thứ ba: Nhiều em ở nhà một mình hoặc ở trọ, lại có xe đạp điện nên việc đi học, đi chơi rất tự do, không có người quản lí. Nhiều hôm nhà trường nghỉ học buổi chiều, hoặc những buổi đi lao động về sớm, các em thường tụ tập, đi chơi rồi về nói dối bố mẹ,ông bà. 
Thứ tư: Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là do nhận thức của cha mẹ,ông bà của các em còn hạn chế, chỉ quan tâm đến cái ăn, cái mặc của con mà ít quan tâm đến đời sống tình cảm, hoặc quá chiều con, thật thà, “ dễ bị con lừa” nên thường cho con tiền nhuộm tóc, mua quần áo đẹp, mua điện thoại, mua xe đạp điện, xe máycho con nếu con đòi ví sợ con bỏ học, hay sợ con không “bằng bạn bằng bè ở phố”.
Thứ năm: Học lực của đa số các em là yếu hoặc trung bình. Khi tuyển sinh vào lớp 10, do số lượng không đủ nên điểm trúng tuyển vào lớp 10 rất thấp có năm khoảng 9-10 điểm đã đậu vào trường, miễn là các em không bị liệt môn nào là đã được vào. Do đó chất lượng đầu vào yếu, học sinh có lực học rất yếu. Đồng thời khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các đối tượng là con em dân tộc thiểu số thì hầu như không có hiệu quả bởi đặc điểm của học sinh vùng khó ngại giao tiếp, e dè, thậm chí tiếng Kinh các em nói còn ngọng ngịu khiến các em học không tiếp thu được bài học. Và có lẽ cũng do chương trình sách giáo khoa chưa phù hợp đối với học sinh vùng khó, vùng đặc biệt khó khăn nên các em cảm thấy áp lực trong việc học tập. Cộng thêm không có bố mẹ ở bên đôn đốc, nhắc nhở nên hầu như việc học cũ ở nhà rất ít, lại do không tiếp thu được bài nên tình trạng không ghi bài hoặc ghi bài đối phó, ngủ trong lớp hay sử dụng điện thoại trong lớp cung diễn ra.
Thứ sáu: Những năm gần đây, các anh chị sinh viên mà các em quan biết ra trường thất nghiệp nhiều, phải đi làm ăn xa, về quê buôn bán hoặc đi làm công nhân; mà “làm công nhân rất nhanh có tiền, lại mua được điện thoại nhanh hơn, lương còn cao hơn cả cô giáo ấy chứ!”- nhiều em đã phát biểu như vậy. Chính vì thế các em chỉ xác định đi học cấp 3 “cho vui”, rồi may mắn thì “lấy cái bằng” về đi làm. Khổ nỗi, lại chả bao giờ chịu học bài.
Thứ bảy: Một vài em nữ đã biết yêu nên biết làm dáng, thậm chí thi thoảng còn trốn học đi chơi như em Phạm Thị Giang, em Phạm Thị Hằng
 	Trên đây là những thực trạng còn tồn tại trong lớp. Tất nhiên không phải tất cả các em đều có biểu hiện tiêu cực như vậy, hiện tại vẫn có nhiều em giản dị, chăm chỉ học bài, chấp hành tốt nội quy lớp học. Đây không phải là lần đầu tôi nhận một lớp toàn học sinh vùng dân tộc nhưng là lần đầu tiên tôi tiếp nhận đối tượng học sinh dân tộc hoàn toàn khác xa với những em tôi đã từng chủ nhiệm. Học trò dân tộc những năm trước các em chỉ chậm tiến bộ, học lực yếu còn nhừng điều tồn tại như hiện nay là hoàn toàn rất ít phổ biến. 
	 Vài tuần đầu nhận lớp mọi việc không có gì đáng lo vì phần lớn các em nữ đều tương đối thuần. Tôi chỉ chú ý nhiều đến một số em nam nghịch ngợm. Tuy nhiên, sau khi gặp gỡ, quan sát thường xuyên, tôi nhận thấy các em nữ cũng thật sự “không ổn” . Suy nghĩ rất nhiều, tôi thấy rằng song song với việc giáo dục cho toàn thể học sinh nam việc giúp đỡ, hỗ trợ, giáo dục tâm lí, tình thần riêng cho các em nữ là vô cùng cần thiết, vì “con gái vốn rất phức tạp và rắc rối”. Huống hồ những em nữ bước ra từ nơi rừng núi, chỉ quen với những phong tực tập quán sinh hoạt đơn giản vốn có của người dân tộc, chỉ biết lớn lên cùng với núi rừng ,sống đơn giản như cái cây, ngọn cỏ, nay thay đổi một môi trường hoàn toàn mới, sống giữa đô thị phồn hoachắc chắn không khỏi “ choáng ngợp”. Khổng Tử nói “ nhân chi sơ, tính bản thiện” – Con người sinh ra vốn lương thiện nhưng nếu con người chỉ lớn lên như cỏ dại, không có sự giáo dục thì rất khó “ thành người”. Người Việt Nam lại có câu: “ uốn cây từ thủa còn non”; những em học sinh ấy giống như cái cây, tuy không “còn non” những vẫn có thể uốn được. Giữ cuộc sống kinh tế thị trường với quá trình đô thị hóa, có nhiều ưu điểm nhưng cũng rất nhiều cạm bẫy, các em, nhất là những em nữ ở thôn quê rất dễ bị cám dỗ, bị lợi dụng. Vì vậy, hướng cho các em có những suy nghĩ tích cực, những hành động đúng đắn, giúp các em dần trưởng thành không chỉ là trách nhiệm của gia đình, mà còn là trách nhiệm vô cùng quan trọng, lớn lao của nhà trường, của thầy cô giáo mà trước hết là giáo viên chủ nhiệm, người trực tiếp gần gũi, giáo dục các em.
	Với cái tâm của một người giáo viên, bằng những tình cảm dành cho học trò của mình mặc dù kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi cũng xin đề xuất một vài biện pháp giáo dục mà tôi đã áp dụng tại lớp mình để hỗ trợ giáo dục học sinh dân tộc ở lớp trong xu thế đô thị hóa hiện nay. 
3. Giải pháp:
3.1.Giải pháp thứ nhất: Thiết lấp mối quan hệ. 
Theo tôi, muốn giaó dục được học sinh, muốn trở thành người tư vấn, hướng các em theo mục đích giáo dục của mình được hiệu quả thì trước hết phải tạo được niềm tin, sự thân thiện và hợp tác của học sinh.
	Tôi thường tranh thủ các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giờ sinh hoạt để nói chuyện, hỏi han, hay nói vài câu chuyện cười. Vì cũng là người dân tộc nên tôi chủ động giáo tiếp với các em bằng tiếng dân tộc. Ngoài ra các giờ lao động, tôi chủ động “ nói chuyện phiếm”, chuyện cười, kể chuyện hài hước cho các em nghe. Trong giờ học thể dục, những giờ bóng chuyền hay đá cầu, tôi thường xin phép giáo viên để chơi cùng với các em, nếu không biêt tôi chủ động nhờ các em hướng dẫn vì những em ở các làng, xã thường chơi bóng chuyền rất giỏi. Từ những câu chuyện đơn giản, để các em cảm thấy gần gũi , có thể rút ngăn khoảng cách cô- tṛ, các em sẽ cảm thấy tin tưởng và có thể gửi gắm những tâm sự thầm kín của mình vì trên thực tế học sinh dân tộc về bản chất vẫn còn rất rụt dè, nhút nhát, ngại bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình.
	Ngoài ra, tôi cũng chủ động cùng với các em trong ban cán sự lớp tranh thủ thời gian đến thăm nhà học sinh. Trước hết là những em ở xa trường nhất, những em có hoàn cảnh khó khăn vì tôi hiểu rõ ở vùng đồng bào dân tộc, khi được cô giáo đến chơi nhà, đồng bào rất quý và trân trọng.
3.2 Giải pháp thứ hai:
	Sâu sát, tìm hiểu đối từng tượng học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp. Tôi dựa trên nguyên tắc : Muốn giáo dục một con người phải hiểu rõ con người đó. 
	Có rất nhiều cách để tìm hiểu các em. Trước hết bằng sự quan sát của cá nhân; vì là giáo viên chủ nhiệm nên tôi có nhiều thời gian để tiếp cận với các em. Mặc dù một tuần chỉ có 2 tiết trên lớp nhưng những thòi gian rảnh dỗi tôi thường đi kiểm tra xem ý thức học của các em trong các giờ học khác thế nào, có em nào có biểu hiện khác thường hay không. Ngoài ra thông qua học bạ, qua các thầy cô giáo bộ môn, hay gặp gỡ, trao đổi trực tiếp, gọi điện thoại với bố mẹ, ông bà, với người giám hộ các em, những bạn bè thân thiết hay thông qua cán bộ lớp để hiểu rõ hơn về tính cách, tâm lí của học sinh.
	Một cách tìm hiếu phổ biến mà tôi hay sử dụng đó là dành thời gian cho các em làm một bài trắc nghiệm . Ở đây tôi chủ yếu sử dụng câu dạng câu hỏi vì “ cuộc sống không chỉ phụ thuộc vào câu trả lời ta nhận được mà còn phụ thuộc vào những câu hỏi chúng ta đặt ra”.
+) Đầu năm, mỗi em sẽ phải điền vào một tờ “Sơ yếu lí lịch”. Trong bản này ngoài cá thông tin cá nhân cần thiết , tôi cho các em ghi thêm các thông tin như: Hiện nay ở với ai?( vì có nhiều em không ở cùng với cha mẹ); môn học khá nhất của em? Môn học em yêu thích nhất ? sở thích ? ước mơ của em sau này?...Vì các em khá thật thà nên hầu hết các em đều ghi đúng sở thích, ước mơ của mình .Từ đó hiểu rằng, ai cũng đều có hoài bão, có ước mơ, dù là ước mơ thực tế hay xa vời.
+) Vào tiết sinh hoạt 15 phút cuối tháng 9, tôi dành thời gian cho các em làm một bài trắc nghiệm nho nhỏ gồm 5 câu, yêu cầu các em trả lời trung thực ( không yêu cầu các em ghi tên cụ thể và có thể chọn nhiều đáp án phù hợp với các em)
Câu 1: Em đã làm quen được với môi trường mới hay chưa?
Chưa thể quen, cần một thời gian nữa.
Hơi quen.
Rất quen.
 Cảm thấy rất khó khăn.
Câu 2: Thời gian rảnh dỗi em thường làm gì:
Lướt web, lên facebook.
Làm việc giúp bố mẹ.
Chơi game, đi chơi với bạn bè.
Đọc sách.
Câu 3: Khi truy cập vào mạng, em thường tìm hiểu về vấn đề gì:
Tìm hiểu những trào lưu mới của giới trẻ.
Tìm hiểu về tình yêu.
Nhắn tin với bạn bè.
Tìm hiểu về một số môn học.
Câu 4: Hiện nay em thích học nhất môn nào? ..Sợ nhất môn nào?	.( ghi cụ thể môn học em thích, không thích). Lí do..
Câu 5:Hiện tại mục tiêu hoặc điều em mong muốn là gì:
Được sống cùng bố mẹ.
Được đi chơi thoái mái, làm điều mình thích.
Cố gắng học thật tốt.
Làm việc có ý nghĩa như làm từ thiện
+) Trong tiết sinh hoạt cuối tuần của tháng đầu tiên của năm học và ở cuối Học kì I, mỗi em sẽ về nhà viết vào một tờ giấy : 10 điều em càm thấy hài lòng về cồ, 10 điều chưa hài lòng. Những gì các em viết ra sẽ được bí mật. 
 	Từ những cách thức như trên tôi có thể hiểu rõ cuộc sống, suy nghĩ, những việc làm của các em, hiểu được điều các em mong muốn. Từ đó điều chỉnh bản thân và có phương pháp giáo dục phù hợp.
3.3. Giải pháp thứ ba: Tạo ra những diễn đàn chung, hướng các em vào sinh hoạt tập thể, giúp các em có những kĩ năng nhất định, phát huy được năng lực ,tự tin về bản thân, xác định được đúng định hướng- mục tiêu của cuộc sống. 
	Học sinh dân tộc tuy khá thật thà nhưng lại rất bảo thủ và khó tiến bộ, để làm thay đổi nếp sinh hoạt, nếp nghĩ hay tư tưởng là một việc khá khó khăn và cần có nhiều thời gian. Chính vì vậy, cứ hai tuần một lần vào tiết sinh hoạt hoặc có thể vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tôi tổ chức giáo dục về các vấn đề tình yêu, tình bạn ở lưá tuổi học trò, lối sống hiện nay của giới trẻ, các kĩ năng sống cơ bản, giáo dục giới tính và sức 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_ho_tro_giao_duc_hoc_sinh_dan_toc_trong.docx