SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm

Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản khác. Trong những năm gần đây, môn Mĩ thuật đã áp dụng Dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật do chính phủ Đan Mạch tài trợ. Điều đó, thực sự đã mang lại một luồng gió mới trong giáo dục bậc Tiểu học.

Dạy học Mĩ thuật trong trường Tiểu học giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng cơ bản về vẽ hình, vẽ màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh học cách sáng tạo, biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp và đánh giá được sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Qua đó, học sinh tích lũy được những kinh nghiệm và những kiến thức cơ bản về tạo hình. Đồng thời cũng giới thiệu để học sinh làm quen với những vật liệu, công cụ và cách thức tạo hình khác nhau phù hợp với nội dung chủ đề, ý nghĩa và cách phát triển ngôn ngữ mĩ thuật của học sinh.

Các quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy, sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện để từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi: Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân. Hiểu, cảm nhận và phản ánh được nội dung của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Cùng với sự phát triển các năng lực nói trên, học sinh cũng phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học và tự đánh giá dựa trên những năng lực, trí thông minh sở trường của cá nhân mỗi học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 11945
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh tiểu học phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG TH ĐỊNH TƯỜNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN TỐT NĂNG LỰC HỢP TÁC NHÓM
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Định Tường
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Mĩ thuật
YÊN ĐỊNH NĂM HỌC 2017 – 2018
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH 
TRƯỜNG TH ĐỊNH TƯỜNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC
PHÁT TRIỂN TỐT NĂNG LỰC HỢP TÁC NHÓM
Người thực hiện: Lê Thị Thu Hà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Định Tường
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Mĩ thuật
MỤC LỤC
 NỘI DUNG
Trang
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2
2
2
2. NỘI DUNG SKKN
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
2.3.2. Cách tổ chức thực hiện giải pháp
 2.4. Hiệu quả của SKKN
3-4
4-6
7
7
7-13
13-14
 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
* Tài liệu tham khảo: 
- Sách dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (Nguyễn Thị Nhung - chủ biên).
- Sách học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (Nguyễn Thị Nhung - chủ biên)
15
15-16
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản khác. Trong những năm gần đây, môn Mĩ thuật đã áp dụng Dự án hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật do chính phủ Đan Mạch tài trợ. Điều đó, thực sự đã mang lại một luồng gió mới trong giáo dục bậc Tiểu học.
Dạy học Mĩ thuật trong trường Tiểu học giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng cơ bản về vẽ hình, vẽ màu, tạo hình, điêu khắc và nghệ thuật không gian. Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh học cách sáng tạo, biểu đạt bản thân, có những hiểu biết cơ bản, cảm nhận được vẻ đẹp và đánh giá được sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Qua đó, học sinh tích lũy được những kinh nghiệm và những kiến thức cơ bản về tạo hình. Đồng thời cũng giới thiệu để học sinh làm quen với những vật liệu, công cụ và cách thức tạo hình khác nhau phù hợp với nội dung chủ đề, ý nghĩa và cách phát triển ngôn ngữ mĩ thuật của học sinh. 
Các quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật Tiểu học đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy, sáng tạo và phát triển nhận thức, phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện để từ đó các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi: Sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân. Hiểu, cảm nhận và phản ánh được nội dung của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật. Cùng với sự phát triển các năng lực nói trên, học sinh cũng phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm cá nhân và khả năng giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự học và tự đánh giá dựa trên những năng lực, trí thông minh sở trường của cá nhân mỗi học sinh.
Giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch được xem là phương pháp dạy học mở. Phương pháp này giúp tăng cường dạy học hợp tác, tương tác nhóm nhưng vẫn coi trọng phát triển tư duy sáng tạo của từng cá nhân. Mặc dù phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng thí điểm ở ba năm học trước và áp dụng đại trà ở năm học (2017 - 2018) này. Song vẫn còn khá nhiều điều giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả? Qua các đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ chức của phương pháp mới này còn quá khó khăn đối với đại đa số giáo viên chuyên trách. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc. 
	- Tại sao phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
	- Tổ chức hình thức học tập theo nhóm như thế nào cho hiệu quả?
	- Ở hoạt động nào thì cần phải tổ chức hình thức học tập theo nhóm?
	- Khi học tập theo nhóm thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo 
đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?
	Trên đây là một số câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn có được câu trả lời xác đáng. Với những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả môn Mĩ thuật do tôi giáng dạy. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở thực tế, tìm hiểu và phân tích những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thức học tập theo nhóm cho học sinh bậc Tiểu học.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Chủ thể: Những bài học trong chương trình Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch.
- Khách thể: Học sinh trường Tiểu học Định Tường.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp điều tra nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp đúc kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SKKN
Như đã nêu ở trên, các hoạt động giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học theo phương pháp mới hầu hết là tiến hành theo nhóm, để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu trước hết chúng ta cần tìm hiểu:	
- Thế nào là hình thức học tập theo nhóm?
	Trước tiên cần phải hiểu rằng hoạt động nhóm không phải là phương pháp giảng dạy mà là cách thức tổ chức lớp học. Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm, thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết vấn đề,... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung của cả nhóm. 
- Mục đích, vai trò của hình thức học tập nhóm trong dạy học ở Tiểu học.
	Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”. Trong những năm gần đây, giáo viên Tiểu học nói chung đã được tập huấn, được triển khai rất nhiều các phương pháp, biện pháp tổ chức lớp học. Có thể nói hiệu quả của việc đổi mới chưa thật sự đạt được như mục tiêu đề ra nhưng bước đầu đã khằng định một hướng đi đúng của ngành giáo dục. Qua quá trình đổi mới, giáo viên có nhiều sự lựa chọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. 
	So với trước đây, giáo viên chỉ tổ chức duy nhất một hình thức học tập được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài, ở tất cả các môn đó là: Cô giảng - trò nghe, cô hỏi - trò đáp. Giáo viên tốn quá nhiều công sức cho việc truyền tải kiến thức cho học sinh mà kết quả vẫn không đạt được như mong muốn. Từ khi thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi mô hình tổ chức lớp thì hình thức học tập nhóm được nâng lên hàng đầu. Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, tạo được một môi trường thuận lợi để trẻ hình thành tính cách và phát triển kĩ năng sống của mình. Hình thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau. Bên cạnh đó, học tập theo nhóm còn giúp học sinh phát triển năng lực xã hội, phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ...Giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến của mình, từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể. Học sinh có cơ hội phát 
huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh, biết giải quyết các
vấn để và tình huống trong học tập một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo. Từ những vấn đề, tình huống đó học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài: 
Thực tế giảng dạy môn Mĩ thuật cho học sinh trường tôi có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của giáo viên chủ nhiệm lớp. 
+ Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm chính quy, được tham gia bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên tổ chức, có đủ điều kiện đáp ứng cho việc dạy học ở trường Tiểu học.
+ Trường có phòng chức năng riêng, có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học.
+ Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em, học sinh ngoan, yêu thích môn học. Có sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.
+ Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện đề tài.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì vẫn còn một số khó khăn gặp phải: 	
+ Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông nên điều kiện đầu tư cho con em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
+ Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này, cho rằng là môn học phụ nên chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan tâm mua sắm đồ dùng học tập. 
+ Tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường chưa phong phú, chưa phù hợp với các chủ đề. Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và kết quả giảng dạy của giáo viên và học sinh. 
+ Các em chưa ý thức được việc học theo nhóm. Việc chia các nhóm nhỏ đôi khi lại là cơ hội để các em trò chuyện tán gẫu, lãng phí thời gian. Giáo viên không thể đến từng nhóm theo dõi sát sao học sinh làm việc. Cũng không tránh khỏi tình trạng các em chỉ thảo luận một cách đối phó. Lúc này nhìn bề ngoài có vẻ học tích cực chủ động. Nhưng trong tư duy các em thì chưa chắc. Vậy làm thế nào để các em thật sự hành động trong tư duy? Làm sao kiểm soát được tư duy của các em? Đó là câu hỏi đặt ra vẫn chưa có lời giải. Vì vậy hầu hết quá trình học tập theo nhóm còn mang tính chất hình thức, chưa thật sự hiệu quả. 
+ Do hoạt động nhóm có nhiều học sinh tham gia để hoàn thành sản phẩm nên một số học sinh có tâm lý ỷ lại, không tích cực tham gia nhiệm vụ của nhóm, lơ là, nói chuyện hoặc làm việc riêng.
+ Học sinh có nhiệm vụ phải tự phân công trách nhiệm trong nhóm nên đôi khi để xảy ra tình trạng phân công không hợp lý, các em giỏi không muốn phân công các bạn yếu hơn làm vì sợ sản phẩm không đẹp. 
+ Số học sinh khá, giỏi thường muốn quyết định quy trình, hình thức, nội dung 
làm việc của nhóm, chưa thật sự đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của ý kiến từng thành viên trong nhóm. Chính vì vậy gây tâm lý bất hợp tác, chán nản cho các thành viên còn lại, dẫn đến sản phẩm mĩ thuật thì hoàn thành nhưng mục tiêu giáo dục của bài học thì chỉ là con số không.
+ Một khó khăn lớn phải kể đến đó là đánh giá học sinh. Làm thế nào để đảm bảo tính công bằng, chính xác, đúng năng lực của từng học sinh trong quá trình học tập nhóm? Thực tế cho thấy, cách đánh giá của giáo viên còn quá sơ sài, chỉ dựa trên một số sản phẩm nhóm trong đó có các em tham gia mà hoàn toàn không chú ý gì đến tinh thần, thái độ của các em trong suốt quá trình học tập.
2.2.2. Khảo sát thực trạng:
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu kinh nghiệm " Một số giải pháp giúp học sinh Tiểu học phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm " tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc học nhóm của học sinh ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát đầu năm tôi thống kê như sau:
KHỐI
Tổng số
học sinh
Chất lượng hoạt động nhóm của HS đầu năm
Số học sinh yêu thích, tích cực hoạt động nhóm 
Số học sinh còn thụ động trong hoạt động nhóm 
Số học sinh còn nghịch, nói chuyện trong hoạt động nhóm 
SL
%
SL
%
SL
%
1
125
35
28
30
24
60
48
2
118
30
25,5
25
21,2
63
53,3
3
112
40
35,8
20
17,8
52
46,4
4
85
45
53
15
17,7
25
29,3
5
93
50
54
13
14
30
32
Cộng
533
200
37,5
103
19,4
230
43,1
2.2.3. Nguyên nhân của việc hoạt động nhóm chưa hiệu quả.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi được gần gũi, tiếp xúc, trao đổi với học sinh, với các đồng nghiệp trường bạn và đi đến kết luận. Tình trạng hoạt động nhóm chưa hiệu quả của học sinh là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học cũng như tầm quan trọng của việc hợp tác nhóm.
- Một bộ phận học sinh học Mĩ thuật chưa có hứng thú, chưa thực sự thoải mái. Các em còn hạn chế ở khả năng giao tiếp và diễn đạt ngôn ngữ nên ngại tham gia hoạt động nhóm. Trong khi đó, cũng còn không ít học sinh tham gia vào nhóm chỉ để nói chuyện, nghịch và có tư tưởng ỷ lại.
MÔ HÌNH HỌC TẬP THEO PHƯƠNG PHÁP MỚI
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp: 
Tổ chức hình thức học tập theo nhóm đã và đang được áp dụng thường xuyên trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học. Có thể nói hiệu quả của việc áp dụng hình thức học tập này đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tácVậy khi áp dụng vào giảng dạy môn Mĩ thuật ở Tiểu học (theo phương pháp mới) thì hình thức học tập theo nhóm được thực hiện như thế nào? 
2.3.2 Cách tổ chức thực hiện giải pháp
 	Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn, để giúp học sinh phát triển tốt năng lực hợp tác nhóm, trong quá trình giảng dạy cần chú ý những điều cơ bản sau: 
Thứ nhất là: Phân chia nhóm học sinh một cách khoa học, đảm bảo thành phần nhóm gồm những học sinh có năng lực, khả năng nhận thức khác nhau.
Việc phân chia nhóm học sinh một cách khoa học, đảm bảo thành phần nhóm gồm những học sinh có năng lực, khả năng nhận thức khác nhau giúp học sinh các nhóm có cơ hội ngang bằng nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ nhóm. Thúc đẩy tinh thần thi đua của học sinh giữa các nhóm với nhau.
Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu của tiết học mà ta có nhiều cách chia nhóm, nhiều mô hình nhóm khác nhau. Có khi là nhóm hai, nhóm bốn (ở hoạt động tìm hiểu chủ đề Vẽ cùng nhau); nhóm sáu, nhóm bảy hoặc nhóm tám (ở hoạt động Vẽ theo nhạc, Xây dựng cốt truyện). Mỗi bàn có hai học sinh ngồi nên giáo viên không chia thành nhóm ba vì về mặt thẩm mĩ lớp học nhìn sẽ rất lộn xộn, giữa các nhóm không có “ranh giới” dẫn đến tình trạng nhóm này làm ảnh hưởng nhóm kia khi cùng làm việc. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc, năng lực cá nhân và mối quan hệ giữa các thành viên. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi vì:
- Nếu một nhóm có nhiều học sinh giỏi, các em có khả năng suy đoán, tưởng tượng, diễn đạt và sáng tạo thì khi hoạt động nhóm các em sẽ mau chóng hoàn thành tốt công việc được giao. Ngược lại, nhóm có nhiều học sinh chậm tiếp thu không chỉ khó hoàn thành nhiệm vụ mà còn bị tâm lý chán nản, mặc cảm do không bằng nhóm bạn.
	- Đối với những nhóm nhỏ, giáo viên phải chú ý mối quan hệ giữa các thành viên. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi ở bậc Tiểu học, các em chỉ thích làm, thích học cùng với những người bạn mà các em muốn. Nếu trong nhóm có một đối tượng mà các em không thích là đối tượng đó sẽ bị “tẩy chay” ngay. Thay vì các em cùng hăng hái học tập thì đổi lại là thái độ dè chừng, mất đoàn kết. Không nên ép buộc các em phải hoàn toàn theo chủ ý sắp đặt của giáo viên vì như thế các em sẽ mất đi sự thoải mái, nhịp nhàng trong các hoạt động của nhóm.
	Nhưng làm thế nào để chia nhóm được như yêu cầu trên? Có một số biện pháp sau:
	+ Nếu là nhóm hai, nhóm bốn: Giáo viên có thể sắp xếp, phân chia nhóm theo vị trí các em đang ngồi để không mất thời gian di chuyển. Vấn đề nhiều học sinh yếu hay nhiều học sinh giỏi trong cùng một nhóm sẽ ít khi xảy ra. Vì đại đa số giáo viên chủ nhiệm đều sắp xếp học sinh có học lực khác nhau ngồi xen kẽ (theo hình thức Đôi bạn cùng tiến, các em tự chọn bạn) để các em hỗ trợ, giúp đỡ nhau. 
	+ Nếu là nhóm sáu, nhóm bảy, nhóm tám: Giáo viên có thể tạo nhóm bằng hình thức ngẫu nhiên, ghép hai nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn. Cũng nên thay đổi thành phần nhóm, cách ghép nhóm theo từng chủ đề, chứ không theo từng tiết, vì theo phương pháp mới mỗi tiết tiếp theo trong cùng một chủ đề là một phần gắn liền với hoạt động của tiết trước. Cần lưu ý rằng sự thay đổi giữa các hình thức thành lập nhóm là hết sức cần thiết để tránh sự nhàm chán trong học tập. Cách thực hiện như sau: 
	Cách 1: Cứ hai nhóm mang số chẵn hoặc hai nhóm mang số lẻ theo thứ tự từ bé đến lớn ghép lại với nhau ( nhóm 1+3, nhóm 2+4,); 
Cách 2: Hai nhóm có thứ tự liên tiếp ghép lại (nhóm 1+2, nhóm 2+3,).
 Ngoài ra giáo viên cũng có thể cho các em được tự thỏa thuận và chọn nhóm khác ghép cùng với nhóm mìnhCho dù là cách nào thì giáo viên cũng phải tạo nề nếp, thói quen ngay từ đầu năm học và duy trì thường xuyên, để khi có yêu cầu là học sinh biết thực hiện ngay, không làm mất thời gian và gây mất trật tự lớp học.
	Để hoạt động nhóm có hiệu quả, thì một việc không thể thiếu đó là bầu nhóm trưởng. Giáo viên có thể để các em tự bầu nhóm trưởng cho mình, nhưng cần lưu ý các em chọn những bạn nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm, có khả năng trình bày lưu loát vấn đề mà giáo viên đề ra.
 	Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho giáo viên có thể theo dõi, đánh giá hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi học sinh. Về lý thuyết, một nhóm lý tưởng nhất gồm từ 4 đến 6 thành viên, vì quá nhiều nhóm nhỏ thì giáo viên sẽ không kiểm tra hết được, nhóm quá đông thì sẽ nhiều vấn đề nảy sinh. Trong thực tế, tùy theo từng hoạt động và quy mô lớp học giáo viên có thể thay đổi linh hoạt sắp nhóm cho phù hợp. Ở đầu năm học, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên do giáo viên chưa nắm được năng lực của học sinh. Tuy nhiên, sau đó giáo viên cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng năng lực học tập giữa học sinh các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ trong học tập giữa các thành viên trong nhóm. 
	Ngoài ra, giáo viên cũng cần sắp xếp vị trí các nhóm sao cho phù hợp với từng hoạt động để các em thuận lợi trong quá trình làm việc. Ví dụ: Đối với hoạt động Vẽ cùng nhau thì chỉ cần sắp xếp bàn theo thứ tự như ở lớp là được vì các em chỉ cần quay lại với nhau thành một nhóm 4. Ở hoạt động Vẽ theo nhạc, giáo viên cần sắp xếp khoảng cách giữa các nhóm sao cho các em có thể di chuyển dễ dàng xung quanh bàn học của nhóm mình, tạo khoảng trống giữa lớp để các em có thể cắt, dán tranh thuận lợi. 
Thứ hai là: Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm hiệu quả.
	Trong giảng dạy Mĩ thuật theo phương pháp mới, các hoạt động yêu cầu phải tổ chức hình thức hoạt động nhóm đó là:
	- Vẽ cùng nhau.
	- Tạo hình hai chiều, ba chiều (2D, 3D) - tiếp cận chủ đề.
	- Xây dựng cốt truyện.
	Để hoạt động nhóm có hiệu quả, trước tiên giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng hợp tác nhóm bao gồm: kỹ năng hiểu được nhu cầu của người khác, kỹ năng biểu đạt một quan điểm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ quan điểm, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn  Cần nói rõ cho học sinh rằng đánh giá kết quả theo nhóm nhưng cũng dựa vào sự phối kết hợp của từng cá nhân. Học sinh cần nhận thấy mọi thành viên cần phải có trách nhiệm đóng góp, mọi thành viên đều phải hoàn thành công việc, mọi thành viên đều phải được lĩnh hội kiến thức. Thành công của nhóm chính là thành công của mỗi cá nhân.
	Yêu cầu học sinh khi làm việc nhóm phải th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_tieu_hoc_phat_trien_tot.doc