SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục những khó khăn, sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng
Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo cho trẻ phát triển năng lực nhận thức, tạo tiền đề cơ bản để nâng cao trí nhớ và trẻ trở thành người công dân mang trong mình những phẩm chất tốt. Muốn phát triển được phẩm chất trên thì phải thông qua các môn học bắt buộc ở Tiểu học đặc biệt là môn Toán. Môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng, nó chiếm thời lượng lớn trong chương trình học. Qua việc học Toán sẽ rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Toán sẽ bồi dưỡng cho trẻ tính chính xác, đức tính trung thực, cẩn thận và hăng say lao động, .Từ đó giúp các em phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Môn toán có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề. Việc giúp học sinh hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng về môn toán có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác. Môn Toán ở Tiểu học gồm 4 mạch nội dung (Số học; Yếu tố đại số; Đo lường; yếu tố hình học; Giải toán có lời văn) các kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm mở rộng” từ đơn giản đến phức tạp hơn, trừu tượng, khái quát hơn. ở từng lớp học sinh được tích lũy, mở rộng kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, phù hợp với kinh nghiệm sống của các em. Điều này được thể hiện rõ ở nội dung học về “Đại lượng và đo đại lượng” trong toán 4, nội dung dạy học này gắn rất nhiều với thực tế cuộc sống của các em, và nó có mối quan hệ mật thiết với các kĩ năng học toán khác. Song trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là phần kiến thức khó dạy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn và dễ mắc sai lầm khi học nội dung này. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn sai lầm đó. Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục những khó khăn, sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng”
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 KHẮC PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN, SAI LẦM KHI HỌC VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I SKKN thuộc lĩnh vực: Toán THANH HOÁ NĂM 2016 1. MỞ ĐẦU 1.1.Lí do chọn đề tài Tiểu học là cấp học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, tạo cho trẻ phát triển năng lực nhận thức, tạo tiền đề cơ bản để nâng cao trí nhớ và trẻ trở thành người công dân mang trong mình những phẩm chất tốt. Muốn phát triển được phẩm chất trên thì phải thông qua các môn học bắt buộc ở Tiểu học đặc biệt là môn Toán. Môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng, nó chiếm thời lượng lớn trong chương trình học. Qua việc học Toán sẽ rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề. Toán sẽ bồi dưỡng cho trẻ tính chính xác, đức tính trung thực, cẩn thận và hăng say lao động, ...Từ đó giúp các em phát triển toàn diện nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Môn toán có vai trò rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề... Việc giúp học sinh hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng về môn toán có tầm quan trọng đáng kể vì điều đó giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền việc học tập với cuộc sống xung quanh và hỗ trợ học sinh học tập tốt các môn học khác. Môn Toán ở Tiểu học gồm 4 mạch nội dung (Số học; Yếu tố đại số; Đo lường; yếu tố hình học; Giải toán có lời văn) các kiến thức và kĩ năng được sắp xếp theo kiểu “đồng tâm mở rộng” từ đơn giản đến phức tạp hơn, trừu tượng, khái quát hơn. ở từng lớp học sinh được tích lũy, mở rộng kiến thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, phù hợp với kinh nghiệm sống của các em. Điều này được thể hiện rõ ở nội dung học về “Đại lượng và đo đại lượng” trong toán 4, nội dung dạy học này gắn rất nhiều với thực tế cuộc sống của các em, và nó có mối quan hệ mật thiết với các kĩ năng học toán khác. Song trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là phần kiến thức khó dạy, học sinh gặp rất nhiều khó khăn và dễ mắc sai lầm khi học nội dung này. Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn sai lầm đó. Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày “ Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 khắc phục những khó khăn, sai lầm khi học về đại lượng và đo đại lượng” 1.2.Mục đích nghiên cứu: Đề tài này được thực hiện ở học sinh lớp 4C – Trường tiểu học Điện Biên I. Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn Toán cho các em học sinh lớp 4. 1.3.Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu áp dụng các giải pháp vào công tác giảng dạy nội dung học về “ Đại lượng và đo đại lượng” 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận: Đảng và Nhà nước ta luôn xem "Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, và đặc biệt coi trọng công tác giáo dục thế hệ trẻ. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.. Lí thuyết kiến tạo là một trong những phương pháp dạy học mang tính tích cực, phù hợp với quá trình học tập của người học, làm cho người học chủ động, tích cực hơn trong việc hình thành, chiếm lĩnh tri thức. Chương trình môn Toán ở Tiểu học về cơ bản được xây dựng trên cơ sở hoạt động của người học và người dạy. Điều này thể hiện quan điểm kiến tạo. Mỗi kiến thức toán trong chương trình được thiết kế dưới dạng cung cấp thông tin và chỉ dẫn các hoạt động học tập, nhằm làm cho người học bằng họat động của mình, dưới sự điều khiển của giáo viên, tự xây dựng nên kiến thức cho bản thân. Các kiến thức, kĩ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin đó làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Từ cơ sở đó giáo viên vận dụng những phương pháp dạy học mới (lấy học sinh làm trung tâm) trong quá trình giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học. 2.2.Thực trạng: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành những công việc, như: + Tham khảo đồng nghiệp. + Dự giờ một số đồng chí giáo viên khối 4. + Khảo sát chất lượng. Các công việc trên đều tập trung vào nội dung dạy – học Đại lượng và đo đại lượng. Qua điều tra tôi đã nắm bắt được thực trạng việc dạy - học nội dung này, cụ thể: * Về phía giáo viên: - Khi giới thiệu về “đại lượng và đo đại lượng” giáo viên chưa khắc sâu vào các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng. - Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của mạch kiến thức này và chưa khai thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học. * Về phía học sinh: - Học sinh còn lẫn lộn về mối quan hệ giữa các loại đơn vị đo. - Khả năng vận dụng hiểu biết thực tế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh còn hạn chế, dẫn đến khả năng ước lượng đơn vị đo chưa tốt. - Đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. * Khảo sát chất lượng: Để đánh giá chất lượng dạy-học nội dung: “đại lượng và đo đại lượng” tôi ra đề kiểm tra Môn: Toán – Lớp 4. Thời gian: 30 phút. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3 phút = .giây. 15 tấn = .tạ. m =.....cm. 4 tạ 5 kg =.kg. Bài 2: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào dài nhất? a) 600 giây; b) 20 phút; c) giờ; Bài 3: Một xe ô tô chuyến đầu chở được 5 tấn gạo, chuyến sau chở được ít hơn chuyến đầu 5 tạ gạo. Hỏi cả hai chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ gạo? Qua khảo sát cho thấy học sinh hoàn thành bài kiểm tra chưa cao, vẫn có học sinh chưa hoàn thành bài. Cụ thể: - Học sinh hoàn thành tốt nội dung bài kiểm tra: 15 em - Học sinh hoàn thành bài kiểm tra: 20 em - Học sinh chưa hoàn thành bài kiểm tra: 9 em * Các lỗi cơ bản học sinh mắc phải: - Các em nắm chưa vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo, nhầm lẫn các đơn vị đứng liền nhau trong bảng đơn vị đo. - Khi đổi số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị các em còn lúng túng thực hiện tính. - Các em còn lúng túng không hiểu thế nào là, m , giờ Kết quả điều tra cho thấy chất lượng dạy học nội dung Đại lượng và số đo đại lượng chưa cao. * Nguyên nhân: Qua trực tiếp giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, khảo sát chất lượng, tôi nhận thấy học sinh gặp phải những khó khăn hoặc sai lầm sau: 1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo. 2. Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo trong cùng một đại lương. 3. Không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng. 4. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số. 5. Sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại lượng. 6. Kĩ năng ước lượng không tốt. 7. Nhầm lẫn mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và diện tích. 2.3 Giải pháp thực hiện: Giải pháp1: Giáo viên nắm vững mạch kiến thức” Đại lượng và đo đại lượng” Trong chương trình toán học ở Tiểu học, các kiến thức về phép đo đai lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ ghi số (hệ thập phân). Ngược lại, việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số; đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán Tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được của đại lượng cộng được, đo được. Như vậy dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán Tiểu học nói chung và toán 4 nói riêng rất quan trọng bởi: - Nội dung dạy học đại lương và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học với thực tế đời sống. Thông qua việc giải các bài toán HS không chỉ rèn luyện các kỹ năng môn toán mà còn được cung cấp thêm nhiều tri thức bổ ích. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học. Nhận thức về đại lượng, thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học sẽ góp phần phát triển trí tượng tượng không gian, khả năng phân tích - tổng hợp, khái quát hoá - trừu tượng hoá, tác phong làm việc khoa học, Để dạy tốt lí thuyết mạch kiến thức này giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình. Dạy học “Đại lượng và đo đại lượng” trong Toán 4 bao gồm các nội dung: Dạy học về đơn vị độ dài: Tiếp tục củng cố và rèn luyện kĩ năng về: + Đọc, viết số đo độ dài (có 1 hoặc 2 tên đơn vị đo). + Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. + Làm tính và giải toán liên quan đến các số đo độ dài. + Thực hành đo và ước lượng số đo độ dài trong các trường hợp đơn giản. 2.Dạy học về đơn vị khối lượng - Giới thiệu tên gọi, kí hiệu, độ lớn của các đơn vị đo khối lượng: tấn, tạ, yến, hg, dag. -Hệ thống hoá các đơn vị đo khối lượng thường dùng thành bảng đơn vị đo khối lượng. + Chuyển đổi số đo khối lượng. + Làm tính và giải toán với các số đo theo đơn vị: tấn, tạ, yến, kg và g. + Thực hành cân các đồ vật thông dụng hằng ngày. Tập ước lượng “cân nặng” trong một số trường hợp đơn giản. 3.Dạy học về đơn vị đo thời gian: + Giới thiệu các đơn vị đo thời gian: Giây; thế kỉ và quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. + Tập chuyển đổi số đo thời gian. + Củng cố và rèn luyện kĩ năng: thực hành đo thời gian với các đơn vị đo thường gặp là: giờ, phút, giây, tháng, năm; thực hành xem lịch, xem đồng hồ. + Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian. 4. Dạy học về đơn vị đo diện tích: + Giới thiệu các đơn vị đo diện tích: dm2; m2; km2. + Nhận biết quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích thường gặp. + Chuyển đổi số đo diện tích. + Làm tính và giải toán liên quan tới các số đo diện tích, trong đó có các bài toán về tính diện tích của hình chữ nhật; hình vuông; hình bình hành; hình thoi. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn nghiên cứu tài liệu, mạnh dạn áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy vào từng hoạt động cụ thể của tiết học. Kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu với mục đích khắc phục những khó khăn hoặc sai lầm mà các em gặp phải trong quá trình học về Đại lượng và số đo đại lượng. Cụ thể: - Đọc các tài liệu có liên quan đến dạy học về Đại lượng và số đo đại lượng. - Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của việc đổi mới phương pháp trong quá trình hướng dẫn học sinh học về Đại lượng và số đo đại lượng. - Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy - học. Giải pháp2: Tổ chức tốt việc dạy lí thuyết (trên các tiết học) Như chúng ta đã biết dạy học đo đại lượng nhằm làm cho học sinh nắm được phép đo đại lượng, đó là biểu tượng giá trị của đại lượng bằng số. Từ đó học sinh phân biệt được độ đo (giá trị của đại lượng) và số đo. Tuy nhiên, học sinh tiểu học còn có những hạn chế trong việc nhận thức : tri giác còn gắn với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các hình khi chúng thay đổi vị trí trong không gian hay thay đổi kích thước, khó phân biệt những đối tượng giống nhau, chú ý của học sinh tiểu học chủ yếu là chú ý không có chủ định, nên học sinh tiểu học hay chú ý tới cái mới lạ, hấp dẫn, cái đập vào trước mắt hơn là cái cần quan sát, đối với học sinh tiểu học trí nhớ trực quan hình tượng phát triển mạnh hơn trí nhớ câu chữ trừu tượng, trí tưởng tượng phụ thuộc hình mẫu có thực, tư duy cụ thể là chủ yếu, còn tư duy trừu tượng dần dần hình thành.Vì vậy việc dạy lí thuyết trong mạch kiến thức này là rất quan trọng, giáo viên phải làm sao để học sinh ghi nhớ chính xác, tránh nhầm lẫn giữa các đại lượng với nhau. Để học sinh nắm được bản chất của đại lượng và đo đại lượng, giáo viên phải tổ chức tốt việc dạy các dạng bài lí thuyết. Cụ thể: Dạng 1: Dạng bài giới thiệu đơn vị và hình thành khái niệm đơn vị đo đại lượng Để giới thiệu một đơn vị đo đại lượng, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu các biÓu tîng vÒ ®¹i lîng ®îc h×nh thµnh b»ng c¸ch m« t¶, thao t¸c trªn vËt, trªn c¬ së ®ã t×m ra c¸i chung nhÊt, ®Æc trng cho ®¹i lîng. Ch¼ng h¹n ®Æc tÝnh “ nÆng - nhÑ” cña c¸c vËt biÓu thÞ cho khèi lîng cña vËt, ®Æc tÝnh “dµi - ng¾n” cña c¸c vËt biÓu thÞ cho ®é dµi cña vËt. Trªn c¬ së ®ã giíi thiÖu ®¬n vÞ ®o ®¹i lîng nh»m ®o ®¹c, so s¸nh, tÝnh to¸n gi¸ trÞ cña ®¹i lîng.Tùy vào từng đơn vị đo được hình thành mà chúng ta lựa chọn cách tiến hành cho phù hợp. Ví dụ: Khi dạy về Đề - xi - mét vuông: Giáo viên treo hình vuông có diện tích 1dm2 lên bảng và giới thiệu: Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là Đề - xi - mét vuông. Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm2. + Giáo viên yêu cầu học sinh đo cạnh của hình vuông (Cạnh hình vuông bằng 1dm). Vậy 1dm2 là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dm. + Dựa vào cách viết kí hiệu cm2 , học sinh nêu cách kí hiệu dm2: là kí hiệu của đề - xi - mét viết thêm chữ số 2 vào phía trên bên phải (dm2) + Học sinh viết và đọc các số đo diện tích vừa học T¬ng tù khi d¹y bµi “mÐt vu«ng”, gi¸o viªn treo b¶ng 1 mÐt vu«ng lªn b¶ng lín, giíi thiÖu vµ ®Æt c©u hái gîi ý ®Ó häc sinh hiÓu ®îc mÐt vu«ng lµ diÖn tÝch h×nh vu«ng cã c¹nh 1 mÐt. Tõ ®ã häc sinh liªn hÖ, h×nh dung tíi diÖn tÝch cña h×nh vu«ng do 25 viªn g¹ch men h×nh vu«ng ghÐp l¹i thµnh 1m2 vµ cã thÓ thÊy ®îc h×nh vu«ng 1m2 ®îc lÊp ®Çy bëi 100 h×nh vu«ng cã diÖn tÝch 1dm2 qua ®ã thÊy ®îc 1m= 100dm2. Cho häc sinh xem tranh (¶nh) chôp c¶nh mét c¸nh ®ång hay mét khu rõng, biÓn vµ giíi thiÖu: §Ó ®o diÖn tÝch cña biÓn, rõng, c¸nh ®ång ... ngêi ta dïng ®¬n vÞ ®o diÖn tÝch lín h¬n lµ km2. Dạng 2: Dạy hệ thống đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo + Nhắc lại các đơn vị đo đã học (khối lượng, độ dài, diện tích, thời gian) + Viết các đơn vị đo theo thứ tự xác định + Thực hành đổi: Từ lớn ra bé hoặc ngược lại: Từ 2 đơn vị về 1 đơn vị hoặc ngược lại. Biện pháp: Trước hết tôi giúp học sinh nắm chắc kiến thức ban đầu về Đại lượng và số đo đại lượng: - Nắm vững từng bảng đơn vị đo. Thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn đến nhỏ. - Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau. - Xác định yêu cầu bài tập loại bài tập đổi từ lớn ra bé hay từ bé ra lớn - Thực hành chuyển đổi đơn vị đo. * Ví dụ: Khi thực hiện đổi đơn vị đo khối lượng, tôi yêu cầu học sinh: + Nắm chắc các đơn vị trong bảng đơn vị đo khối lượng, giúp học sinh nhận xét được “Hai đơn vị đo khối lượng liên tiếp gấp (hoặc kém) nhau 10 lần”. Nhận biết mối quan hệ thường gặp như: 1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 kg = 1000g; 1 hg = 100 g Cho học sinh liên hệ giữa bảng đơn vị đo khối lượng với bảng đơn vị đo độ dài. Giúp học sinh củng cố nhận thức về hệ đếm thập phân và đặc điểm của tập hợp số tự nhiên: “Cứ mười đơn vị ở một hàng lại tập hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó”. + Khi chuyển đổi các đơn vị đo Thời gian cần giúp cho các em thấy được quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian không chuyển đổi theo hệ đếm cơ số 10, các đơn vị tiếp liền nhau không hơn kém nhau cùng một số lần. Giáo viên hệ thống hoá, giúp các em nắm chắc các mối quan hệ cơ bản: * Đối với đơn vị đo khối lượng và đo độ dài thì hai đơn vị đo liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. Khi viết mỗi số đo độ dài hay đo khối lượng, mỗi hàng tương ứng với một chữ số. * Đối với đơn vị đo diện tích thì hai đơn vị đo liền kề nhau gấp (kém) nhau 100 lần: 1dm2 = 100cm2; 1 m2 = 100 dm2 nên “Khi viết mỗi số đo diện tích, mỗi hàng tương ứng với hai chữ số”. * Đối với đơn vị đo thời gian thì: 1 ngày =24 giờ; 1 giờ = 60 phút; 1 phút = 60 giây; 1 năm = 12 tháng; 1 tuần lễ = 7 ngày; 1 thế kỉ = 100 năm. + Xây dựng đơn vị đo diện tích thông qua biểu tượng, liên hệ với thực tế để học sinh biết ước lượng. Giúp học sinh nắm chắc mối quan hệ các đơn vị đo diện tích. Giải pháp3: Hướng dẫn học sinh thực hành tốt các bài tập trên lớp Sau khi học sinh đã nắm vững lí thuyết các dạng bài về đại lượng và đo đại lượng, giáo viên củng cố kiến thức thông qua thực hành làm bài tập để củng cố. Tuy nhiên cần tổ chức các tiết học sao cho mọi đối tượng học sinh đều hoạt động một cách chủ động để đạt kết quả cao nhất như: lựa chọn bài tập phù hợp. Đối với học sinh chậm cần giúp đỡ riêng để các em đạt yêu cầu, đối với học sinh tiếp thu nhanh, học sinh năng khiếu cần khai thác phát triển các bài tập nâng cao để các em có điều kiện bộc lộ và phát triền năng lực của mình. Để làm tốt điều đó, tôi đã tiến hành dạy theo các bước sau: 1. Trước khi thực hành làm bài tập cần kiểm tra lí thuyết giúp các em nhớ lại kiến thức đã học: - Nêu các đơn vị vừa được học - Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau. - Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo bất kì (Dành cho học sinh năng khiếu) - Nêu yêu cần của đề bài: Đổi từ đơn vị nào ra đơn vị nào? 2. Học sinh làm bài: Tùy theo từng yêu cầu của mỗi loại bài giáo viên có thể cho học sinh làm bài cá nhân hoặc làm theo nhóm hay tổ chức trò chơi. 3. Chữa bài: - Giáo viên có thể tổ chức chữa chung cả lớp: Yêu cầu học sinh đọc bài - Giải thích cách làm - Nêu cách làm khác (nếu có) - Giáo viên có thể chữa riêng (đối với học sinh tiếp thu chậm) để giúp các em nắm vững kiến thức. Ví dụ khi dạy về đơn vị đo khối lượng: Bài: Yến, tạ, tấn: Học sinh cần hoàn thành bài 1, 2, 3 (chọn 2 phép tính) Bài 1 (trang 23 - Toán 4): Củng cố khả năng ước lượng của học sinh Con bò 2 tạ; Con gà 2kg; Con voi 2 tấn Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng ước lượng đúng. Vẫn còn em ước lượng con bò 2 tấn, con voi 2 tạ Bài 2 (trang 23 -Toán 4) Thực hành chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng: - Giáo viên yêu cầu cả lớp làm bài. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày kết quả - Giải thích cách làm: Vì sao 5 yến = 50kg (Vì 1 yến = 10kg nên 5 yến = 10kg x 5 = 50 kg ) hay: Em thực hiện thế nào để tìm được 2 tấn 85kg = ..kg (Vì 1 tấn = 1000kg nên 2 tấn 85kg = 1000 x 2 + 85 = 2085kg). Tuy nhiên trong trường hợp này cũng có học sinh nhầm lẫn đổi 2 tấn 85kg = 285kg Bài 3: (trang 23 - Toán 4) Thực hành tính với các số đo đại lượng Cho học sinh vận dụng giải một số bài toán có lời văn, làm bài tập trong sách giáo khoa với mức độ nâng dần. Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh còn mắc sai lầm khi chuyển đổi đơn vị đo. Đó là: + Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo. + Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng. + Không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng. + không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số. + Mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại lượng. + Kĩ năng ước lượng của họ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_khac_phuc_nhung_kh.doc