SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn

Từ xưa tới nay trong việc giáo dục con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Văn chương có tầm quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội “ văn học là nhân học”. Nó không chỉ giáo dục, hình thành nhân cách, lối ứng xử của con người trong xã hội; mà còn cung cấp vốn tri thức phong phú về văn hóa, đời sống xã hội.

Cùng với phân môn Văn học và tiếng Việt, làm văn là bộ phận thực hành quan trọng trong quá trình học tập bộ môn. Việc dạy học làm văn trong nhà trường THPT nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, năng lực cảm thụ, nhận xét, đánh giá, phân tích và bình luận những áng văn hay; khả năng tự mình đi vào “thẩm thấu” thế giới văn chương nghệ thuật. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, cách đặt câu, cách dùng từ cho đúng, trúng, có thần, có sức gợi; kĩ năng dựng đoạn, hành văn trong sáng, mạch lạc để từ đó viết được những bài nghị luận có giá trị. Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn vì thế là một mắt xích tưởng chừng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng vô cùng thiết yếu trong việc lĩnh hội, sáng tạo văn bản của học sinh.

Tuy nhiên, thực tế học văn và viết văn hiện nay của các em học sinh cấp THPT, đặc biệt với học sinh lớp 12 chuẩn bị đối diện với kì thi cuối cấp THPT quốc gia còn nhiều điều đáng suy nghĩ. Hiện tượng học sinh “dị ứng” với môn văn, không thích học văn hoặc chỉ học vì bị bắt buộc, làm các bài tập cô giáo cho về nhà chỉ chiếu lệ, qua loa, đối phó vẫn còn phổ biến. Hiện tượng học sinh không biết tìm hiểu đề để xác định trọng tâm; bố cục bài văn lủng củng, lộn xộn; đặt câu dùng từ sai, viết những câu văn “bất thành cú”; lập luận trong đoạn văn còn thiếu khoa học, phi lôgíc, thậm chí xa rời thực tế khách quan, chưa biết triển khai luận điểm, luận cứ, chưa biết cách dùng lĩ lẽ phân tích và thẩm định dẫn chứng đưa ra. vẫn còn tồn tại.

 

doc 24 trang thuychi01 6544
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 – THPT SỬA LỖI LẬP LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN THÔNG QUA GIỜ TRẢ BÀI LÀM VĂN
Người thực hiện: Trương Thị Hồng
Chức vụ : Giáo viên- TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực(môn) : Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2019
MỤC LỤC 
I. Mở đầu	
 1
1.1. Lý do chọn đề tài
 1
1.2. Mục đích nghiên cứu
 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 2
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn”
 2
2. 1. Cơ sở lí luận
2
2. 2. Thực trạng vấn đề
 4
2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn. 
 7
2.3.1. Rèn kĩ năng sửa lỗi dựng đoạn qua các bài tập tình huống 
7
2.3.2. Tổ chức thảo luận nhóm nhằm phát huy vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong việc rèn kĩ năng sửa lỗi dựng đoạn 
8
2.3.3. Phân tích mẫu 
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn 
11
III. Kết luận, kiến nghị
 19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
I. MỞ ĐÂU
	1.1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa tới nay trong việc giáo dục con người, văn chương vẫn được sử dụng như một công cụ đắc hiệu. Văn chương có tầm quan trọng trong việc xây dựng và giữ gìn đạo đức xã hội “ văn học là nhân học”. Nó không chỉ giáo dục, hình thành nhân cách, lối ứng xử của con người trong xã hội; mà còn cung cấp vốn tri thức phong phú về văn hóa, đời sống xã hội. 
Cùng với phân môn Văn học và tiếng Việt, làm văn là bộ phận thực hành quan trọng trong quá trình học tập bộ môn. Việc dạy học làm văn trong nhà trường THPT nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy, năng lực cảm thụ, nhận xét, đánh giá, phân tích và bình luận những áng văn hay; khả năng tự mình đi vào “thẩm thấu” thế giới văn chương nghệ thuật. Đồng thời, rèn luyện kĩ năng diễn đạt, cách đặt câu, cách dùng từ cho đúng, trúng, có thần, có sức gợi; kĩ năng dựng đoạn, hành văn trong sáng, mạch lạc để từ đó viết được những bài nghị luận có giá trị. Việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn vì thế là một mắt xích tưởng chừng đơn giản, nhỏ nhặt nhưng vô cùng thiết yếu trong việc lĩnh hội, sáng tạo văn bản của học sinh. 
Tuy nhiên, thực tế học văn và viết văn hiện nay của các em học sinh cấp THPT, đặc biệt với học sinh lớp 12 chuẩn bị đối diện với kì thi cuối cấp THPT quốc gia còn nhiều điều đáng suy nghĩ. Hiện tượng học sinh “dị ứng” với môn văn, không thích học văn hoặc chỉ học vì bị bắt buộc, làm các bài tập cô giáo cho về nhà chỉ chiếu lệ, qua loa, đối phó vẫn còn phổ biến. Hiện tượng học sinh không biết tìm hiểu đề để xác định trọng tâm; bố cục bài văn lủng củng, lộn xộn; đặt câu dùng từ sai, viết những câu văn “bất thành cú”; lập luận trong đoạn văn còn thiếu khoa học, phi lôgíc, thậm chí xa rời thực tế khách quan, chưa biết triển khai luận điểm, luận cứ, chưa biết cách dùng lĩ lẽ phân tích và thẩm định dẫn chứng đưa ra... vẫn còn tồn tại. 
Trong khi đó, có không ít giáo viên chưa thực sự coi trọng “giờ trả bài”. Chỉ dạy qua loa chiếu lệ, có trả thì chỉ trả với mục đích để học sinh xem điểm. Chính vì vậy học sinh không nhận thức được những lỗi sai trong bài văn để tìm biện pháp khắc phục. Điều đó dẫn đến hiệu quả của giờ học không cao, chưa thực sự có ý nghĩa đối với việc rèn luyện toàn diện cho học sinh. 
Làm thế nào để học sinh phổ thông có những bài văn nghị luận với những đoạn văn trôi chảy, logíc, mạch lạc? Đó là vấn đề nan giải mà rất nhiều giáo viên đang giảng dạy bộ môn ngữ văn đang đặt ra và muốn tìm hướng giải quyết. 
Xuất phát từ những lí do trên, bằng kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, sau thời gian nghiên cứu, tìm tòi, thể nghiệm, tôi xin đề xuất: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số giải pháp mang tính thực nghiệm trong dạy học hướng dẫn học sinh cấp THPT nói chung, học sinh lớp 12 nói riêng sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn. Từ đó trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp trong việc định hướng, kĩ năng rèn luyện tư duy, kĩ năng thực hành cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh khối 12 phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ, kĩ năng thực hành có hiệu quả việc sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn. 
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu về một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả thực hành làm văn từ việc sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài. 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
 - Phương pháp so sánh, phân loại, phân tích, chứng minh, tổng hợp
	- Phương pháp thực nghiệm
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn ”
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1 . Lập luận trong đoạn văn nghị luận
- Khái niệm lập luận
Bàn về lập luận, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra nhiều khái niệm mang tính khoa học và thuyết phục cao. Nhìn chung, các định nghĩa đều thống nhất ở mặt nội dung về bản chất của lập luận: Lập luận là quá trình đi từ luận cứ đến kết luận. Lập luận là quá trình tổ chức lí lẽ, dẫn chứng để nêu ra luận điểm, là quá trình đào sâu, mở rộng luận điểm chính.
- Cấu tạo của lập luận
+ Luận điểm
Luận điểm là ý kiến xác định của người viết về vấn đề được đặt ra, một đoạn văn có thể trình bày một luận điểm hoặc nhiều đoạn văn cùng nhau soi sáng một luận điểm. Muốn chứng minh và làm sáng tỏ luận điểm thì phải đưa ra hệ thống luận cứ chính xác cùng với các luận chứng cụ thể, đúng đắn để phân tích và chứng minh cho luận điểm ấy.
Luận điểm là một mắt xích quan trọng trong quá trình lập luận, vì vậy chỉ cần một luận điểm không ăn khớp là cả chuỗi lập luận sẽ bị lỏng lẻo, cả bài văn sẽ mất tính liên kết.
+ Luận cứ 
Luận cứ của lập luận là căn cứ để rút ra kết luận. Luận cứ bao gồm hai loại: Luận cứ thực tế và luận cứ lí lẽ. Luận cứ thực tế là những dẫn chứng được rút ra từ thức tiễn của đời sống xã hội hoặc trong các tác phẩm văn học. Luận cứ lí lẽ bao gồm các nguyên lí, chân lí, các ý kiến đã được công nhận được sử dụng nhằm mục đích minh hoạ cho luận điểm. Trong nội bộ luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng có quan hệ mật thiết với nhau, qui định và soi sáng lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể của luận cứ. Lí lẽ làm cho dẫn chứng có khả năng thuyết minh cho luận điểm, còn dẫn chứng làm cho lĩ lẽ có nội dung và có sức thuyết phục
Nói chung các luận cứ phải có hiệu lực lập luận để phục vụ cho kết luận của đoạn văn, tiến tới phục vụ cho kết luận của văn bản.
+ Kết luận
Kết luận là cái đích mà lập luận hướng tới, kết luận có thể là một phán đoán khái quát nhằm khẳng định hay phủ định một vấn đề nào đó. Kết luận phải tương hợp với các luận cứ được nêu ra, kết luận phải là hệ quả tất yếu được suy ra từ các luận cứ, được trình bày phù hợp với lôgíc cuả lập luận, phù hợp với lôgíc của đời sống. Kết luận cũng phải được lựa chọn cho phù hợp với mục đích của lập luận, phù hợp với mục đích thuyết phục của người nói, người viết.
Một kết luận có giá trị là kết luận có nội dung đảm bảo tính chân thực, sáng rõ, mạch lạc, thể hiện đầy đủ quan niệm tư tưởng sâu sắc của chủ thể lập luận. Kết luận có thể được trình bày một cách tường minh, có thể do người đọc tự rút ra từ các luận cứ và nội dung ngữ cảnh (kết luận hàm ẩn).
- Phương pháp lập luận
Phương pháp lập luận là sự phối hợp, tổ chức liên kết các luận cứ theo những cách thức suy luận nào đấy để dẫn đến kết luận và làm nổi bật kết luận. 
 2.1.2. Những lí luận cơ bản về đoạn văn
- Đoạn văn là sự thống nhất về mặt nội dung và hình thức:
+ Về mặt nội dung: Đoạn văn có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh, sự không hoàn chỉnh này nằm trong ý đồ của người viết chứ không phải là được tạo ra một cách tuỳ tiện hay vô thức. Khi đoạn văn hoàn chỉnh về nội dung được gọi là đoạn ý (đoạn tự nghĩa), khi đoạn văn không hoàn chỉnh về nội dung gọi là đoạn lời, đoạn diễn đạt (đoạn hợp nghĩa)
+ Về mặt hình thức: Đoạn văn luôn luôn hoàn chỉnh thể hiện qua dấu hiệu, mở đầu đoạn là sau dấu chấm, viết hoa và lùi vào đầu dòng, cuối đoạn là một dấu chấm kết thúc.
- GS-TS Lê A nêu khái niệm đoạn văn: “Đoạn văn là một bộ phận của văn bản gồm một chuỗi câu không hạn định, được xây dựng theo một cấu trúc và theo một nội dung thống nhất (đầy đủ hoặc không đầy đủ) được tách rõ ràng về mặt hình thức. Ở dạng nói, nó có những kiểu ngữ điệu nhất định và kết thúc bằng chỗ ngắt hơi dài. Ở dạng viết, nó bắt đầu bằng dấu mở đoạn (lùi đầu dòng và viết hoa) và kết thúc bằng dấu hiệu dứt đoạn (dấu ngắt phát ngôn và xuống dòng)”.
2.1.3. Lí luận về dạy học giờ trả bài trong nhà trường THPT
Giờ trả bài mang tính thực hành, là giờ học luyện tập củng cố và hình thành kĩ năng, kĩ xảo tạo lập văn bản cho HS. Giờ trả bài nếu được tổ chức giảng dạy tốt sẽ tạo được nhiều hứng thú học tập cho các em bởi đó là giờ học mang tính khái quát tổng hợp cao:
Kiến thức của giờ trả bài làm văn mang tính tích hợp của hai bộ môn tiếng Việt và Văn học được giảng dạy trong nhà trường.
Giờ trả bài nhằm củng cố, nâng cao các kĩ năng làm văn. 
Giờ trả bài vừa nâng cao năng lực tư duy, vừa nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, bồi dưỡng năng lực diễn đạt trong làm văn cho HS. Giờ trả bài còn rèn luyện nhiều kĩ năng khác trong đời sống: Năng lực nhận biết cái đúng, cái sai, cái hay, cái đẹp; năng lực đánh giá, phê phán, rút kinh nghiệm 
Giờ trả bài còn mang ý nghĩa giáo dục về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo lí, tình cảm, thái độ để từ đó các em HS lựa chọn thái độ và tình cảm sống đúng đắn. 
Trên đây là những cơ sở lí luận cơ bản mà đề tài lấy làm căn cứ để tiến hành nghiên cứu.
2.2. Thực trạng vấn đề 
2.2.1. Thực trạng ra đề thi
Thực tế trong các đề thi hiện nay bao giờ cũng có phần làm văn nghị luận. Đặc biệt với học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia, với cấu trúc đề qui định của Bộ giáo dục, bên cạnh phần đọc hiểu chiếm tỉ lệ 30% , thì phần tạo lập văn bản- làm văn chiếm tỉ lệ 70% đều là văn nghị luận. Trong đó gồm có 2 câu: câu 1: Nghị luận xã hội với yêu cầu viết một đoạn văn( khoảng 200 chữ); câu 2: Nghị luận văn học yêu cầu viết một văn bản. Như vậy trang bị kiến thức và kĩ năng về làm văn nghị luận cho học sinh, nhất là học sinh 12 là thực sự rất cần thiết. Có như thế mới đáp ứng được yêu cầu dạy học cơ bản, và cập nhật thực tế ra đề hiện nay.
2.2.2. Thực trạng dạy và học thực hành làm văn nghị luận trong các nhà trường THPT hiện nay
a- Về phía giáo viên
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, giáo viên gặp phải không ít những khó khăn:
* Phân phối chương trình cho các tiết làm văn không nhiều, thường chỉ có một tiết cho mỗi bài học, giáo viên “chạy” được lí thuyết, thì đã gần hết thời gian thực hành. Hoặc có thêm bài học thực hành làm văn thì cũng chỉ là 1 tiết. Như vậy, thời gian dành cho việc thực hành là rất hạn chế. Thực tế đó cản trở cả người dạy và người học.
* Sự thiếu kiên nhẫn, ngại đầu tư, qua loa chiếu lệ của một bộ phận giáo viên.
b- Về phía học sinh
* Kiến thức mơ hồ, tư tưởng ngại học, ngại tư duy, ngại viết bài. Khi kiểm tra, học sinh làm mang tính chiếu lệ, hình thức, dẫn đến kết quả bài làm của học sinh thường không cao. Khi đến giờ trả bài, nhiều học sinh chưa thật sự chú tâm tiếp thu, rút kinh nghiệm cho bài làm, chỉ chờ xem cô giáo trả bài được bao nhiêu điểm...
* Thực tế trong bài làm văn nghị luận, khi viết đoạn văn nghị luận học sinh thường gặp các lỗi lập luận sau:
- Lỗi về nội dung đoạn văn
+ Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
 Luận điểm trùng lặp, không rõ ràng: Là hiện tượng thường gặp, các em hay bị lặp lại luận điểm hoặc luận điểm không rõ ràng.
 Luận điểm không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
 Luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân thực: Người viết thường đưa ra những suy diễn không hợp lí, các lí lẽ và dẫn chứng đưa ra không đúng với quy luật lôgíc và quy luật khách quan của cuộc sống nên không đủ sức thuyết phục để hướng tới kết luận. Nhìn chung suy diễn trong đoạn văn là thiếu căn cứ.
Luận cứ mơ hồ không làm sáng rõ luận điểm, đoạn văn có quá nhiều luận cứ lạc xa với luận điểm được nêu trong câu chủ đề, mở ra quá nhiều ý phụ. Sự lấn át về mặt số lượng của các luận cứ phụ khiến nội dung của đoạn văn bị vỡ ra, dàn trải và phân tán gây nên hiện tượng luận cứ mơ hồ, khó hiểu.
Luận cứ không phù hợp với kết luận: luận cứ đưa ra không ăn khớp, không phù hợp với cái đích của lập luận, luận cứ không đồng hướng với kết luận hoặc không liên quan gì đến kết luận. Luận cứ và kết luận mâu thuẫn với nhau làm rối loạn ý, diễn đạt không thoát ý.
 Luận cứ tương phản, mâu thuẫn: Là trường hợp các ý trong đoạn văn có nội dung tương phản, trái ngược nhau, không ăn khớp với nhau; phủ nhận lẫn nhau hoặc không phù hợp với luận điểm chính của đoạn. Luận cứ tương phản gây sự luẩn quẩn, khó hiểu, khó nắm bắt chủ đề đoạn văn.
+ Lỗi kết luận
 Lập luận có kết luận không rõ ràng: Nội dung của kết luận không rành mạch, cụ thể, không tóm tắt được những luận điểm, luận cứ đã nêu trong đoạn mà thường lan man, dài dòng, không nêu được ý kiến, nhận định, đánh giá về vấn đề được đặt ra. Kết luận không rõ ràng thì dù vấn đề đưa ra có mới mẻ đến đâu cũng không thuyết phục được người đọc.
 Lập luận thiếu kết luận: Kết luận chính là cái đích mà lập luận hướng tới, thiếu kết luận thì bài viết dù có dài, luận cứ có xác đáng thì lập luận cũng trở nên vô nghĩa. Thiếu đích lập luận thì đoạn văn không có giá trị và không đạt được hiệu quả giao tiếp.
- Lỗi về hình thức đoạn văn:
+ Lỗi về từ
+ Lỗi về ngữ pháp
+ Lỗi tách đoạn
Đoạn có dung lượng quá lớn : Học sinh rất hay mắc loại lỗi này vì thường là các em không có ý thức viết đoạn văn và triển khai luận điểm, luận cứ thành từng đoạn văn ngắn. Mặt khác, rất nhiều em học sinh còn nghĩ trong bài văn chỉ cần có ba lần xuống dòng, đó là sau mở bài, thân bài và kết luận. 
 Đoạn có dung lượng nhỏ, ngắt đoạn chưa hợp lí, chưa đảm bảo yêu cầu về dung lượng của đoạn văn.
Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng làm văn bằng việc viết một đoạn văn nghị luận văn học ở các lớp trực tiếp giảng dạy, kết quả thu được không mấy khả quan. Mặc dù đã là học sinh cuối cấp nhưng nhiều em còn chưa biết cách triển khai đoạn văn, chưa biết cách trình bày hình thức một đoạn văn... Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
12C
42
0
5- 11,9%
15- 35,7%
22-53,4%
0
12D
45
0
6- 13,3%
17- 37,7%
20-45,6%
2- 4,4%
12E
38
0
 3- 7,8%
11- 28,9%
22-39%
2- 5,3%
Tổng %
125
0
14- 12,2%
43-34,4%
64-50,2%
4-3,2%
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên đây, bằng kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy kết hợp với sự trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài.
2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT sửa lỗi lập luận trong đoạn văn nghị luận thông qua giờ trả bài làm văn. 
2.3.1. Rèn kĩ năng sửa lỗi dựng đoạn qua các bài tập tình huống 
 Để áp dụng biện pháp này, tôi đưa ra các bài tập tình huống là các đoạn văn mắc lỗi, cho HS thảo luận, nhận diện, nhằm tạo tình huống học tập. Từ đó, HS thảo luận, đánh giá các loại lỗi và xây dựng lại đoạn văn đúng để hình thành phương pháp viết đoạn văn đạt chuẩn.
Ví dụ:
+ GV cho bài tập tình huống để rèn kĩ năng sửa lỗi dựng đoạn cho HS
GV phát phiếu học tập, trong đó ghi những đoạn văn mắc lỗi cho HS thảo luận, nhận diện, chỉ ra các lỗi và sửa lại cho đúng.
Đoạn văn: “(1) Sông Hương chính là dòng sông của thời gian ngân vang sử thi. (2) Vì thế nó mang vẻ đẹp của một thiếu nữ di gan dịu dàng phóng khoáng và man dại, vẻ đẹp của một người con gái dịu dàng của thành phố Huế. (3) Đây chính là vẻ đẹp khác thường nhưng rất giản dị của dòng sông Hương. (4) Vẻ đẹp của một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng, vẻ đẹp trí tuệ như một người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở.”
+ HS nhận xét: Đoạn văn gồm 4 câu văn, lập luận rõ ràng, mạch lạc. Luận điểm chính là tính sử thi của dòng sông Hương nhưng các luận cứ đều không tập trung làm sáng tỏ luận điểm chính mà triển khai rất lan man, lạc hướng.
+ HS thảo luận để sửa lỗi đoạn văn: Cần sửa lại luận điểm chính ở câu 1 cho phù hợp với nội dung các luận cứ trong đoạn, các câu còn lại cũng phải chỉnh sửa cho hợp lí hơn để đảm bảo đoạn văn thống nhất về đề tài: Vẻ đẹp sử thi và vẻ đẹp giản dị đời thường của dòng sông Hương.
+ Đoạn văn đã sửa lại : “(1) Sông Hương chính là dòng sông của thời gian ngân vang sử thi và cũng mang vẻ đẹp của cuộc sống dung dị đời thường. (2) Vì thế khi nghe lời gọi của đất nước, nó biết cách tự hiến đời mình để làm nên những chiến công chói lọi, oai hùng trong lịch sử để rồi lại trở về với cuộc sống đời thường làm một người con gái dịu dàng của thành phố Huế. (3) Sông Hương mang vẻ đẹp của một thiếu nữ di gan dịu dàng và man dại, vẻ đẹp trí tuệ như một người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở. (4) Sông Hương quả thực mang vẻ đẹp của màu sắc sử thi nhưng cũng rất giản dị đời thường.”
2.3.2. Tổ chức thảo luận nhóm nhằm phát huy vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong việc rèn kĩ năng sửa lỗi dựng đoạn 
Bước 1: GV chia lớp thành nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn .
- Chia nhóm nhỏ: GV có thể chia lớp thành 4 đến 6 nhóm. Mỗi nhóm 6 HS theo bàn ngồi học ở lớp hay chia theo trình độ HS và cử một nhóm trưởng : Nhóm trưởng phải là HS khá giỏi, có tinh thần trách nhiệm và có năng lực tổ chức, điều khiển các bạn và bao quát được buổi thảo luận.
- GV cũng có thể để cả lớp thảo luận, đó là nhóm lớn
Bước 2: GV phát phiếu học tập ghi các đoạn văn mắc lỗi, mỗi nhóm chịu trách nhiệm một đoạn văn mắc lỗi
Bước 3: HS thảo luận, nhận diện, đánh giá, phân tích các lỗi sai, tự tìm cách sửa. Sau đó, cả nhóm sửa lại những lỗi sai và viết lại đoạn văn đúng
Ví dụ: GV cho HS sửa lỗi đoạn văn sau :
“(1) Hai chị em Chiến và Việt đã thu xếp mọi việc gia đình rất chu đáo: Cho em út sang ở với chú Năm, còn cái nhà này ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học, giưòng ván cũng cho xã mượn, ruộng nương thì chia cho người làng mướn. (2) Lo toan việc nhà ổn thoả, hai chị em ra chiến trường chiến đấu. (3)Việc đó đủ để thấy hai chị em Việt và Chiến có một tấm lòng nhân hậu, vị tha, biết thương người.”
 Nhóm trưởng hướng dẫn cả nhóm phân tích lỗi: Người viết có đưa ra kết luận ở câu 3 nhưng kết luận không phù hợp với nội dung các luận cứ trong đoạn. Vì vậy lập luận còn thiếu kết luận cần phải được bổ sung kết luận phù hợp cho nội dung đoạn văn rõ ràng hơn.
Đề xuất cách sửa: Viết thêm kết luận cho phù hợp với nội dung các luận cứ của đoạn văn
Bước 4: Nhóm trưởng các nhóm lần lượt trình bày những đánh giá của nhóm về đoạn văn mắc lỗi, đưa ra phương hướng sửa lỗi cho các đoạn văn đó và trình bày lại đoạn văn đúng mà nhóm mình đã sửa. Dựa trên phần chuẩn bị, các em có thể trình chiếu bằng máy chiếu phần phân tích lỗi sai và phương hướng sửa lỗi của đoạn văn của mỗi nhóm.
Bước 5: Giáo viên kết luận, đánh giá, nhận xét chung về cách sửa lỗi đoạn văn của các em. Thống nhất cách sửa lỗi để có đoạn văn đạt chuẩn theo yêu cầu, dựng mô hình đoạn văn đúng và chuẩn xác .
Đoạn văn trên được sửa như sau : “(1) Hai chị em Chiến và Việt đã thu xếp mọi việc gia đình rất chu đáo: Cho em út sang ở với chú Năm, còn cái nhà này, ba má làm ra đó thì cho các anh ở xã mượn mở trường học, giưòng ván cũng cho xã mượn, ruộng nương thì chia cho người làng mướn. (2) Lo toan việc nhà ổn thoả, hai chị em ra chiến trường chiến đấu. (3)Việc đó cho thấy hai chị em Việt và Chiến đã sắp xếp việc nhà rất cẩn thận và chu đáo trước khi ra chiến trường, dấn thân vào hiểm nguy để chiến đấu tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_thpt_sua_loi_lap.doc