SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh

Hội nghị lần thứ 8- Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 04.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu đó, Bộ giáo dục đã có những đổi mới tích cực, trong đó yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá được đặc biệt chú trọng. Một trong những biểu hiện của sự đổi mới theo hướng tích cực trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn những năm gần đây là đề thi được ra theo hướng đề mở. Trong đó dạng đề nghị luận so sánh đã tạo được nhiều hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Dạng đề này xuất hiện khá nhiều trong các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi Đại học- Cao đẳng trước năm 2014, trong đề minh họa kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2015. Khi mới xuất hiện đã được báo chí và dư luận đánh giá cao là bởi nó không chỉ đơn thuần yêu cầu tái hiện lại kiến thức đã học một cách máy móc, mà còn góp phần phát triển tư duy khái quát, năng lực cảm thụ tốt ở học sinh. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ Văn THPT, dạng bài này chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng, cũng không có nhiều tài liệu, bài viết liên quan để tham khảo, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn, cũng như bài học, bài làm của học sinh.

 Trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và thể nghiệm, tôi xin đề xuất: Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh.

 

doc 22 trang thuychi01 6835
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12 – THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ VIẾT TẠO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 12 – THPT NÂNG CAO HIỆU QUẢ LÀM VĂN 
NGHỊ LUẬN SO SÁNH
Người thực hiện: Trương Thị Hồng
Chức vụ : Giáo viên- TTCM
SKKN thuộc lĩnh vực(môn) : Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2017
Tháng 10 năm 2016
MỤC LỤC 
 Trang
I. Mở đầu	
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng 
cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh”
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2. 2. Thực trạng vấn đề
3
2. 3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu
 quả làm văn nghị luận so sánh
4
2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về văn 
nghị luận so sánh
4
2.3.2. Nhóm hệ thống tác phẩm có cùng đề tài, cảm hứng
5
2.3.3. Xây dựng, sưu tầm ngân hàng đề
6
2.3.4. Tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết bài
6
2.3.5. Hướng dẫn thực hành bằng các dạng đề thường gặp
8
2.3.6. Thực hành viết đoạn văn, bài văn nghị luận so sánh
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm trong thực nghiệm dạy học hướng dẫn học sinh lớp 12- THPT làm văn nghị luận so sánh
17
III.Kết luận, kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị
18
I.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Hội nghị lần thứ 8- Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 04.11.2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu đó, Bộ giáo dục đã có những đổi mới tích cực, trong đó yêu cầu về đổi mới kiểm tra đánh giá được đặc biệt chú trọng. Một trong những biểu hiện của sự đổi mới theo hướng tích cực trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn những năm gần đây là đề thi được ra theo hướng đề mở. Trong đó dạng đề nghị luận so sánh đã tạo được nhiều hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Dạng đề này xuất hiện khá nhiều trong các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, thi Đại học- Cao đẳng trước năm 2014, trong đề minh họa kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn từ năm 2015. Khi mới xuất hiện đã được báo chí và dư luận đánh giá cao là bởi nó không chỉ đơn thuần yêu cầu tái hiện lại kiến thức đã học một cách máy móc, mà còn góp phần phát triển tư duy khái quát, năng lực cảm thụ tốt ở học sinh. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ Văn THPT, dạng bài này chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng, cũng không có nhiều tài liệu, bài viết liên quan để tham khảo, do đó ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn, cũng như bài học, bài làm của học sinh.
	 Trước thực trạng trên, bằng kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi và thể nghiệm, tôi xin đề xuất: Một vài giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng về nội dung và phương pháp làm kiểu bài nghị luận so sánh.Từ đó trao đổi kinh nghiệm giúp giáo viên bộ môn định hướng, tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy, ôn tập, luyện thi đại học, thi học sinh giỏi các cấp. Đồng thời giúp học sinh khối 12 phát triển tư duy, nâng cao năng lực cảm thụ, năng lực khái quát tổng hợp nhằm vận dụng có hiệu quả trong việc giải quyết các đề bài nghị luận so sánh thường gặp.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Đề tài tập trung nghiên cứu về một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả làm văn về kiểu bài nghị luận so sánh.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 
 - Phương pháp so sánh, phân loại, phân tích, chứng minh, tổng hợp
	- Phương pháp thực nghiệm
II. Nội dung “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh”
 Cơ sở lí luận.
Môn Ngữ văn (bao gồm ba phân môn: Đọc văn, Làm văn và Tiếng Việt) là môn học công cụ, có vị trí quan trọng trong nhà trường, góp phần tạo nên trình độ văn hóa cơ bản cho học sinh. Trong chương trình Ngữ văn THPT, cùng với việc rèn kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng thực hành sử dụng Tiếng Việt thì phần Làm văn cũng rất được coi trọng vì đây là phần thể hiện rõ kĩ năng thực hành, sáng tạo của học sinh. Làm văn gồm hai dạng: Nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Để làm tốt hai dạng bài này, học sinh cần được trang bị hệ thống kiến thức phong phú với những kĩ năng thuần thục. Trong chương trình Ngữ văn 12 học sinh được học những kiểu bài nghị luận văn học như: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi; Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học tuy nhiên, trong xu thế ra đề những năm gần đây trong các kì thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng kiểu bài nghị luận so sánh đã thấy xuất hiện rất nhiều trong các đề thi. 
Trong cuộc sống, khi ta tư duy, ta thường dùng rất nhiều thao tác trong đó có thao tác so sánh, bởi so sánh là một thao tác tư duy rất cơ bản. Văn học cũng là một lĩnh vực của tư duy, của nhận thức, mang tính đặc thù, cho nên việc sử dụng thao tác so sánh trong sáng tác và nghiên cứu văn học là một điều hết sức tự nhiên.  
Nghị luận so sánh là kiểu bài tổng hợp yêu cầu người viết đối chiếu hai hay nhiều vấn đề văn học trên cơ sở sự vận hiểu biết tổng hợp và các thao tác lập luận để nhìn nhận, đánh giá một hiện tượng văn học nào đó. Tuy nhiên, kiểu bài nghị luận này lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập, chưa xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa và thực tế tài liệu tham khảo cũng rất ít. Vì vậy, từ việc xác lập khái niệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài này thực sự rất cần thiết song lại gặp không ít khó khăn đối với giáo viên cũng như học sinh. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
2.2.1. Thực trạng ra đề thi
Trong những năm gần đây, kiểu bài nghị luận so sánh văn học đã xuất hiện tương đối nhiều trong các kì thi tuyển sinh, trong các kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo, thậm chí trong các nhà trường kiểu bài này cũng được các thầy cô sử dụng cho các bài kiểm tra định kì. Ví dụ:
Đề thi Đại học, Cao đẳng của Bộ giáo dục
+ Đề thi tuyển sinh Đại học khối D (câu 3b) năm 2010
Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “bát cháo hành” mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời Thừa – Nam Cao).
+  Đề thi Tuyển sinh đại học khối D năm 2012
  Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh:
         Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua
                  (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155) Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:
         Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới
                      (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32)
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.
Đề trong sách giáo khoa Ngữ Văn 12
 +Bài: Ôn tập phần văn học lớp 12 học kì I , Sách giáo khoa có đưa ra hệ thống các vấn đề và câu hỏi ôn tập, trong đó có 3câu hỏi với kiểu bài so sánh
Câu 8: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến”  của Quang Dũng, so sánh với hình tượng người lính trongbài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu  
Câu 9: Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm)
Câu12: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn11, tập một) với Người lái đò Sông Đà,nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945).
2.2.2. Thực trạng dạy và học làm văn kiểu bài nghị luận so sánh trong các nhà trường THPT hiện nay
*Về phía giáo viên
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, giáo viên gặp phải không ít những khó khăn, thử thách:
- Trong phân phối chương trình, kiểu bài nghị luận so sánh văn học không hề được đưa vào nên chưa bao giờ nó được xuất hiện trong tiết Làm văn như một bài học độc lập tương đương như những dạng bài khác hoặc được giới thiệu qua các tài liệu tự chọn của Bộ Giáo dục.
- Do phân phối chương trình và thời gian trên lớp hạn chế, nên hầu hết giáo viên chỉ chú ý đi sâu, đào kĩ vào các vấn đề trung tâm của tác phẩm, không có điều kiện so sánh, đối chiếu với tác phẩm khác, nếu có cũng chỉ mang tính chất liên hệ, mở rộng chứ không có thời gian để đối chiếu ở từng phương diện cụ thể.
- Tư liệu dạy học về kiểu bài này còn hạn chế.
- Thói quen ngại đầu tư, không chịu đổi mới của một bộ phận giáo viên.
*Về phía học sinh
- Phần lớn học sinh tỏ ra lúng túng, ngại làm đề nghị luận so sánh do chưa có kĩ năng đối sánh văn bản. Vì thế học sinh chỉ biết đơn thuần cảm thụ lần lượt hai đối tượng chứ không biết chỉ ra điểm giống và khác nhau, đặc biệt rất hiếm trường hợp học sinh biết lí giải nguyên nhân giống nhau và khác nhau.
- Do tâm lí thi khối C được ít trường tuyển sinh, ra trường khó xin việc làm, nên học sinh chưa quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến bộ môn. 
- Tư tưởng ngại học, ngại tư duy, ngại tìm hiểu và thu thập kiến thức. Khi kiểm tra học sinh làm mang tính chiếu lệ, hình thức. Vì thế kết quả bài làm của học sinh thường không cao. Với kiểu bài so sánh thì lại càng khó khăn, khi vấp phải phần lớn các em thường “ bó tay”.
	Đầu năm học, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng làm văn kiểu bài so sánh văn học ở các lớp trực tiếp giảng dạy, kết quả thu được không khả quan, phần lớn các em phân tích rời rạc, chưa biết nhìn nhận vấn đề trong thế đối sánh. Kết quả cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 1-2
12C
42
0
5- 11,9%
15- 35,7%
22-53,4%
0
12D
45
0
6- 13,3%
17- 37,7%
20-45,6%
2- 4,4%
12E
38
0
 3- 7,8%
11- 28,9%
22-39%
2- 5,3%
Tổng %
125
0
14- 12,2%
43-34,4%
64-50,2%
4-3,2%
Xuất phát từ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn trên đây, bằng kinh nghiệm của bản thân qua những năm dạy đội tuyển học sinh giỏi, dạy ôn thi Tốt nghiệp cũng như thi Đại học kết hợp với sự trao đổi, tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn áp dụng ý tưởng của mình, đưa ra một số giải pháp nhằm giúp học sinh nâng cao hiệu quả làm văn đối với kiểu bài nghị luận so sánh.
2.3. Một số giải pháp giúp học sinh lớp 12- THPT nâng cao hiệu quả làm văn nghị luận so sánh 
2.3.1. Cung cấp hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về văn nghị luận so sánh
* Khái niệm: 
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì “so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém”.
Theo Từ điển Tu từ – phong cách học – thi pháp học của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì “so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe”.
Như vậy, so sánh là phương pháp nhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnh một hay nhiều sự vật khác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàn diện, kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Trong thực tế, so sánh trở thành một thao tác phổ biến, thông dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá của con người trong nhiều lĩnh vực và hoàn cảnh.
Với phân môn làm văn trong nhà trường phổ thông, khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khác nhau. Thứ nhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câu thơ, câu văn”.Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận bên cạnh các thao tác lập luận như phân tích, bác bỏ, bình luận.. đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11. Thứ ba, nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận”, tức là như một dạng bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; nghị luận về một ý kiến bàn về văn học ở sách giáo khoa Ngữ văn 12. 
* Các dạng bài nghị luận so sánh thường gặp: 
So sánh các tác phẩm
So sánh các đoạn tác phẩm (hai đoạn thơ hoặc đoạn văn xuôi)
So sánh các nhân vật văn học.
So sánh các tình huống truyện.
So sánh các chi tiết nghệ thuật.
So sánh nghệ thuật trần thuật,..
Như trên có thể thấy đối tượng so sánh khá đa dạng: trong cùng một văn bản hay nhiều văn bản của một tác giả, hoặc nhiều tác giả, trên nhiều bình diện như nhân vật, cảm hứng, đề tài, tình huống, phong cách... Mục đích cuối cùng của kiểu bài nghị luận so sánh là yêu cầu học sinh chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy được những mặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng trong phong cách tác giả. Đồng thời kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng văn học.
* Những yêu cầu cơ bản khi so sánh:
– So sánh phải dựa trên cùng một tiêu chí, cùng một bình diện
– So sánh trên nhiều cấp độ: nhỏ nhất là giữa các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh; lớn hơn là các nhân vật, sự kiện, tác phẩm, tác giả và phong cách
– So sánh thường đi đôi với phân tích, tổng hợp, khái quát thì so sánh đó mới trở nên sâu sắc, giàu sức thuyết phục.
2.3.2. Nhóm hệ thống các tác phẩm có cùng chung đề tài, cảm hứng.
GV có thể hướng dẫn HS tập hợp các tác phẩm đã học thành những nhóm có cùng chung đề tài, cảm hứng:
 + Quê hương - đất nước
+ Khuynh hướng sử thi- cảm hứng lãng mạn
+ Chủ nghĩa nhân đạo- số phận con người
 + Tình yêu đôi lứa
+ Hình tượng người lính
+ Hình tượng người phụ nữ
Có thể nhóm một số tác phẩm theo các chủ đề sau:
+ Cảm hứng về nhân dân, đất nước: Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên); Đất nước (Nguyễn Đình Thi); Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm); Việt Bắc (Tố Hữu)
+ Cảm hứng nhân đạo- số phận con người: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chí Phèo (Nam Cao); Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân)
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Tây tiến (Quang Dũng); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
+ Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt (Kim Lân); Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Một người Hà Nội( Nguyễn Khải).vv
2.3.3. Xây dựng, sưu tầm ngân hàng đề
* Sau khi nhóm các tác phẩm theo chủ đề, cảm hứng, GV nên yêu cầu học sinh tự xây dựng các đề văn cảm thụ trong thế đối sánh. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách thiết lập các đề theo dạng: cùng viết về .nhưng mỗi tác phẩm, tác giả.lại có những cách khám phá, thể hiện mới mẻ đặc sắcchứ không đơn thuần nêu cảm nhận của anh/chị  về 2 nhân vật, 2 đoạn văn, đoạn thơ, 2 chi tiết.
- Khi xây dựng đề GV cần lưu ý học sinh trong việc đặt đối tượng để so sánh- cần xác định được điểm chung, tiêu chí và mục đích của sự đối sánh trước khi ra đề, tránh sự khập khiễng, gượng ép khi đặt các đối tượng cảm thụ quá khác xa nhau trong một đề văn.
* Ngoài ra GV có thể cùng học sinh sưu tầm một số đề theo hướng so sánh, giúp các em tiếp cận, tìm hiểu đề, xây dựng đáp án, viết bài.
2.3.4. Tìm hiểu đề và lập dàn ý trước khi viết bài
2.3.4.1. Tìm hiểu đề 
Tìm hiểu đề là một trong những khâu đầu tiên, quan trọng quyết định chất lượng bài văn. Để là tốt khâu này, giáo viên cần trang bị cho học sinh những kĩ năng cụ thể như:
* Nhận diện, phân biệt đề
*Xác định yêu cầu của đề:
- Trước một đề văn bao giờ giáo viên cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu các yêu cầu đặt ra trong đề bài, giải quyết các câu hỏi: 
                                      + Vấn đề cần nghị luận là gì? 
 + Cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
 + Phạm vi dẫn chứng
- Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những ý trên thì có lẽ chưa đủ với cách tìm hiểu đề của dạng đề so sánh này. Bởi thực tế cho thấy nhiều em học sinh chỉ cần đọc qua đề, xác định đó đúng là dạng đề so sánh văn học là bắt tay vào viết. Thực ra thì hoàn toàn không phải là thế. Mỗi đề văn, nhất là đề văn hay, người ra đề ngoài những yêu cầu bình thường còn lồng trong đó những yêu cầu sâu xa mà học sinh chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể đáp ứng được. Vì vậy, ở bước tìm hiểu để, giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, gạch chân những từ ngữ then chốt để xác định đề cho đúng, nghĩa là tìm cho đúng trọng tâm yêu cầu đề. Nếu học sinh xác định không đúng trọng tâm yêu cầu đề thi bài viết sẽ lạc hướng và ngược lại nếu xác định đúng thì bài viết sẽ bám sát yêu cầu của đề đề và sẽ đạt kết quả cao hơn.
- Thông thường, có hai dạng đề 
+ Dạng đề có định hướng : Luận điểm đã cho sẵn trong đề bài 
 Ví dụ : Phân tích số phận khổ đau và phẩm chất tốt đẹp của người lao động miền núi qua hai nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài? 
+ Dạng đề không có định hướng: Luận điểm không có trong đề mà mà học sinh phải tự tìm.
Ví dụ : Hình tượng đất nước trong tác phẩm “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) và “ Đất Nước”(Nguyễn Đình Thi). 
*Xác định thao tác nghị luận cơ bản:
- Một bài văn có thể phối hợp rất nhiều thao tác nghị luận, song cần xác định đâu là thao tác chính, đâu là thao tác bổ trợ. Kiểu bài cảm thụ trong thế đối sánh thì thao tác cơ bản là cảm thụ (phân tích) và đối sánh (so sánh). Có nhiều học sinh chỉ nặng về đối sánh mà quên mất cảm thụ, có học sinh thì ngược lại. Xác định được thao tác chính học sinh sẽ có cơ sở để xây dựng hệ thống luận điểm hợp lí và khoa học cho bài viết.
2.3.4.2. Thực hành tìm ý và lập dàn ý.
Thực hành tìm ý và lập dàn ý sẽ định hướng cho nội dung bài viết một cách đầy đủ, logic, khoa học, giúp người viết làm chủ nội dung và thời gian.
Đối với mỗi dạng, mỗi đề bài có một cách tiến hành tìm ý và lập dàn ý khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi dạng đề để xây dựng dàn ý khái quát cho phù hợp. 
Tuy nhiên khi xây dựng dàn ý cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Bố cục của một bài làm văn nghị luận so sánh bao giờ cũng phải đảm bảo cấu trúc ba phần như một bài văn nghị luận thông thường, song chức năng cụ thể của từng phần có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận thông thường. Vì vậy trong quá trình thực hành cần hướng dẫn học sinh cách triển khai các phần trong bài như sau:
* Cách viết phần mở bài 
- Đây là phần tuy điểm số không cao nhưng lại có vai trò quan trọng trong bài làm văn nghị luận. Thông thường, học sinh hay lúng túng , mất nhiều thời gian cho phần mở bài, học sinh càng lúng túng hơn đối với mở bài ở dạng đề nghị luận so sánh, vì liên quan tới hai đối tượng so sánh. Qua thực tế chấm bài, nhiều học sinh mở bài chưa đạt. Các em thường mắc phải lỗi giới thiệu lần lượt hai tác giả, hai tác phẩm , hai nhân vật, hoặc hai đoạn thơ, hai chi tiết một cách rời rạc khiến người chấm có cảm giác như có hai mở bài. Vì vậy khi dạy dạng đề này, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách làm như sau: 
+ Dẫn dắt vấn đề từ những điểm chung có liên quan đến hai đối tượng so sánh (thời đại, đề tài, các nhận định liên quan...). 
+ Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh. 
- Yêu cầu đối với phần mở bài : Ngắn gọn, đầy đủ (nêu được vấn đề cần nghị luận), hấp dẫn, tự nhiên, gây được sự chú ý của người đọc.
*Cách viết phần thân bài
Đây là phần quan trọng nhất trong một bài văn nghị luận vì nó chiếm số lượng điểm nhiều nhất của toàn bài. Chính vì vậy mà phần này giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, kiến thức sâu, rộng về tác phẩm mà phải hướng dẫn cho các em các kĩ năng viết bài: lập dàn ý, cách bám sát yêu cầu của đề cũng như là cách hành văn.
   Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lập dàn ý khái quát phần thân bài theo hai cách cơ bản: nối tiếp và song song. Cụ thể:
Cách 1 – Cách nối tiếp: 
+ Lần lượt phân tích, cảm thụ từng đối tượng (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập nhưng chủ yếu là thap tác lập luận phân tích).
+ So sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_12_thpt_nang_cao_hie.doc