SKKN Một số Giải pháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số

SKKN Một số Giải pháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số

Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới.

Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sáng tạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

 Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làm toán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là dễ. Bởi vì: Dạng toán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác mà nó có điểm khó đó. Điểm khó là: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó. Hơn thế, cũng cần tìm hiểu xem tất cả học sinh trong lớp có hiểu bài, có vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã học vào quá trình làm bài tập hay không.

 

doc 21 trang thuychi01 49783
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số Giải pháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lí luận 
4
2.2. Thực trạng của vấn đề 
4
2.3. Các Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu về toán so sánh các số có hai chữ số và các dạng bài só sánh các số có hai chữ số ở lớp Một.
Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi so sánh các số có hai chữ số. 
Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ số 
Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau: 
Giải pháp 5. Rút ra quy tắc và các bước thực hiện khi làm toán.
Giải pháp 6. Sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học:
5
6
7
4
15
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
3.  KẾT LUẬN,KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị 
17
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ở bậc Tiểu học, môn Toán được coi là môn học có thời lượng khá nhiều trong chương trình. Toán cùng với các môn học khác, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Điều đặc biệt, trong đời sống khoa học kĩ thuật hiện đại, môn Toán góp phần đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học công nghiệp 4.0, trong xã hội thời kì đổi mới. 
Với môn Toán, kiến thức về so sánh các số có hai chữ số, cũng có tác dụng to lớn trong việc phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoat, sáng tạo, đức tính trung thực, thật thà ở mỗi học sinh. Hơn nữa nó còn là kiến thức giúp các em biết so sánh, lựa chọn những điều tốt (xấu), những điều bổ ích, tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. 
 Học Toán về so sánh có nhiều thiết thực như vậy, nhưng để học và làm toán so sánh các số có hai chữ số được tốt thì không phải là dễ. Bởi vì: Dạng toán về so sánh số có hai chữ số, được học trong chương trình lớp Một - là dạng toán khó. Tuy nhiên, nó không cầu kì trong cách diễn đạt ở bài làm, cách trình bày bài như các dạng toán khác mà nó có điểm khó đó. Điểm khó là: Muốn so sánh phải nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số, bài tập lại có nhiều dạng bài khác nhau. Có bài để tìm được kết quả phải sử dụng đến kiến thức cộng, trừ. Có dạng bài tập, còn sử dụng cả kiến thức về tính chất của phép tính để làm. Hơn thế nữa, cách so sánh các số có hai chữ số học ở lớp Một nhưng lại là nền tảng của kiến thức về so sánh các số có 3, 4 chữ số được học ở các lớp trên. Do vậy, khi dạy học sinh học về so sánh các số có hai chữ số, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách so sánh các số đó. Hơn thế, cũng cần tìm hiểu xem tất cả học sinh trong lớp có hiểu bài, có vận dụng linh hoạt được cách so sánh đã học vào quá trình làm bài tập hay không. 
Lớp Một là lớp học nền móng của bậc Tiểu học, việc học Toán ở lớp 1 cũng chính là việc đặt những viên gạch đầu tiên cho mái nhà tri thức Toán học. Một trong những viên gạch vững chắc đó chính là mảng kiến thức về so sánh số
tự nhiên. Để giúp các em, vận dụng được kiến thức so sánh số có hai chữ số vào thực tế làm bài tập, làm tốt các dạng bài so sánh khác nhau. Tôi nghĩ, rất cần có sự động viên, giúp đỡ, kèm cặp của thầy cô. Muốn kèm cặp, giúp đỡ các em cần phải có những Giải pháp phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng so sánh các số có hai chữ số, mới thành công. Vì thế, tôi đã lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm với tiêu đề “ Một số Giải pháp giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số”
Qua đề tài này,với mong muốn giúp học sinh học tốt, có kĩ năng so sánh các số có hai chữ số. Tạo tiền đề vững chắc, khi học về toán so sánh các số ở lớp trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Sáng kiến kinh nghiệm nhằm tìm ra các Giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy góp phần nâng cao kỹ năng so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp 1.
- Việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm nhằm đúc rút ra một số kinh nghiêm giúp giáo viên hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện so sánh các số có hai chữ số.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu chương trình Toán 1.
- Các giải pháp để giúp học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Nga Phú so sánh các số có hai chữ số
- Học sinh lớp 1D trường Tiểu học Nga Phú - Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài.
+ Tìm hiểu sách hướng dẫn học Toán lớp 1, sách giáo viên, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra khảo sát thực tế:
+ Tìm hiểu thực tế dạy và học cuả  GV và HS, của bạn bè đồng nghiệp.
+ Trao đổi, dự giờ, kiến tập, thảo luận, toạ đàm với đồng nghiệp.
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 1D trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn – Thanh Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở Bài tập Toán 5: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên của GVTH.
 - Phương pháp thông kê, thu thập số liệu: Điều tra bằng phiếu học tập để đánh giá kết quả thu được sâu khi áp dụng SKKN.
                                         2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Trong tất cả các môn học ở trong trường tiểu học hiện nay, mỗi môn đều chiếm một vị trí quan trọng, nó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Cũng như các môn học khác môn toán chiếm không nhỏ một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ. Thông qua môn học học sinh được làm quen, được trang bị những hiểu biết ban đầu về toán học. Cụ thể là các kiến thức về số học và các phép tính trên chúng, bên cạnh nó học sinh cũng được làm quen, nhận biết và thực hành các yếu tố đại lượng, hình học, đại đa số và giải các bài toán có lời văn. Các kiến thức ban đầu ấy có nhiều ứng dụng trong học tập và lao động sản xuất. Môn toán còn giúp các em nhận biết được những mối quan hệ và số lượng, đại lượng và hình dạng trong không gian của thế giới khách quan, giúp trẻ hoạt động và ứng dụng trong cuộc sống. Những kiến thức này vừa có ý nghĩa tập cho các em làm quen đồng thời tập cho các em làm quen đồng thời chuẩn bị cho việc học toán ở trên.
Như chúng ta đã biết: Toán so sánh, không đơn thuần chỉ giúp học sinh nhận biết được cái này nhiều hơn cái kia, số này lớn hơn số kia mà còn giúp các em biết lựa chọn cho mình những điều bổ ích, đích thực cần phải hướng tới đang diễn ra xung quanh các em.
	Để học sinh lớp Một nắm vững được cách so sánh các số có hai chữ số là vấn đề rất khó. Bởi vì, tư duy của các em còn non nớt, đọc chưa thông viết chưa thạo, kĩ năng tư duy suy luận về toán chưa nhiều. Các em không thể ngày một ngày hai làm tốt được, cần phải có thời gian và sự rèn luyện nhiều thì các em mới có kỹ năng làm các bài tập so sánh ở các dạng bài khác nhau một cách thành thạo.
Chính vì thế, mỗi giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ngoài việc nắm vững kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cần tự tìm cho mình phương pháp giảng dạy riêng. Để khi dạy học, các em lớp cảm thấy dễ hiểu, dễ vận dụng vào việc so sánh các số có hai chữ số.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Thực trạng chung
Nhìn chung, khi học về toán so sánh các số có hai chữ số cho học sinh lớp
 Một. Phần đa là các em làm bài tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số em còn nhiều lúng túng khi so sánh hai trực tiếp hai số hoặc ở các dạng bài so sánh khác nhau.
 Chẳng hạn: Còn quên cách so sánh các số có hai chữ số. Hay khi thực hiện phép so sánh, có một hoặc cả hai vế đang là phép tính. Khi làm dạng bài tập này, cần phải tính kết quả của các vế đó trước rồi mới so sánh nhưng các em không tính để vậy so sánh dẫn đến kết quả sai. Hay với dạng bài tập, viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé, các em còn chưa rõ từ lớn đến bé là viết như thế nào.v.v 
2.2.2. Thực trạng về học sinh trong lớp:
	Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1D. Trong lớp có 32 em học sinh chủ yếu là khu Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát. Nhà của các em xã trường (có em cách 3,5km đường đất). Một số em phát âm nhỏ, đọc còn chậm, viết chưa thành thạo, khả năng làm toán chưa nhanh. Phần lớn gia đình phụ huynh chưa quan tâm tới việc học tập của các em do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế phải lo làm ăn xa. Họ phải gửi con ở với ông bà, không trực tiếp giúp đỡ con học tập hằng ngày được. Điều này, phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em nhất là học toán. Qua giảng dạy, tôi nhận thấy nguyên nhân học sinh làm toán so sánh chưa tốt là:
Học sinh nhầm lẫn khi sử dụng kí hiệu “lớn hơn” >, “bé hơn” <.
Khi so sánh các số có hai chữ số với nhau, các em còn quên thứ tự các
 hàng khi so sánh ( tức là cần phải so sánh chữ số hàng chục trước)
	- Còn quên cách so sánh các số có hai chữ số.
- Toán so sánh có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau nên khi thực hiện các em còn lúng túng nhiều.
	Để xác lập cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng nhằm đánh giá khả năng làm bài của các em.
 Đề bài: , = ?
 2530 17..60 30...29
 14 21 25 52 47 72
 Kết quả đạt được như sau:
Sĩ số
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
32
9
28.1
6
18.8
9
28.1
8
25
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Giải pháp 1: Tìm hiểu nội dung, mục tiêu về toán so sánh các số có hai chữ số và các dạng bài só sánh các số có hai chữ số ở lớp Một.
Trong chương trình toán lớp 1 sang đến tuần thứ ba học sinh bắt đầu tiếp cận với khái niệm so sánh các số trong phạm vi 10 và điền dấu >, <, = vào chỗ chấm khi so sánh hai số đã cho. Mặc dù vậy thì ngay ở những tuần đầu tiên khi học về nhiều hơn, ít hơn, các số 1, 2, 3 đã phải ngầm giới thiệu cho học sinh về thứ tự và giá trị của mỗi số đã học. 
Ở các tuần học tiếp theo hầu hết các bài đều có liên quan đến mảng kiến thức này, kể cả khi dạy các bài cộng, trừ trong phạm vi 10 hay 100 thì các bài điền số vào chỗ chấm cũng rất cần mảng kiến thức này.
Tuần 26 có bài “So sánh các số có hai chữ số” là bài duy nhất dạy về so
sánh các số có hai chữ số trong chương trình Toán lớp 1. Tuy vậy trong các bài
học tiếp theo luôn đan xen luyện tập dạng bài này và một số bài toán cũng cần
sử dụng đến mảng kiến thức này như: Điền số?
	Sau khi, học xong toán so sánh các số có hai chữ số ở lớp1. Học sinh cần phải biết: 
Biết sử dụng các dấu > ,<, = khi so sánh hai số.
Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ
 số, để so sánh các số có hai chữ số.
Nhận ra các số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm các số.
Biết viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoạc từ lớn đến bé.
Toán so sánh ở lớp Một thường học về các dạng bài cơ bản là:
So sánh trực tiếp 2 số với nhau.
Dạng bài khoanh vào số lớn nhât( bé nhât);Viết các số theo thứ tụ lớn 
dần, bé dần; Điến dấu >, <, = vào ô trống ...
Giải pháp 2: Giúp học sinh nhớ các kí hiệu dấu lớn, dấu bé khi so sánh các số có hai chữ số. 
Nhận biết đúng tên dấu bé 
Mặc dù kiến thức về dấu lớn, dấu bé đã học ở những bài học đầu lớp một
nhưng khi sử dụng nhiều em vẫn còn nhầm lẫn. Để khắc phục nhược điểm này ngay từ khi học bài về dấu lớn (>), dấu bé (<), tôi đã cố gắng hướng dẫn học sinh nắm vững tên gọi, kí hiệu của chúng.
 Tôi hướng dẫn như sau:
Cho học sinh quan sát lại kí hiệu dấu lớn (>), dấu bé (<)
Dấu bé đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay trái (< )
Dấu lớn đầu nhọn chỉ về phía tay nào? Tay phải (> )
 Khi viết vào giữa hai số thì đầu nhọn bao giờ cũng chỉ về số bé.
Một lỗi mà học sinh còn mắc phải khi sử dụng dấu là: 
Ví dụ: So sánh 15 với số 18
	Khi so sánh, các em biết được 15 bé hơn 18 nhưng còn lúng túng không biết chọn dấu nào đặt cho phù hợp, có em chọn dấu bé là kết quả đúng, nhưng có em chọn dấu lớn đó là kết quả sai.
	 Để khắc phục điểm nhầm lẫn trên, ngay từ khi hướng dẫn các em so sánh trực tiếp hai số. Tôi quy ước với học sinh như sau:
	Khi so sánh hai số với nhau, số bên trái được hiểu là số sẽ đi so sánh với số còn lại, còn số bên phải được hiểu là số bị so sánh.
Tên gọi dấu lớn ( hoặc dấu bé ) bao giờ cũng được gọi theo số đi so sánh. ( Tức là số ở bên trái)
 Nếu số bên trái là số lớn, ta chọn dấu lớn. Nếu là số bé thì ta chọn dấu bé.
 Trở lại ví dụ: So sánh 15 với số 18 
Ta so sánh biết được 15 bé hơn 18, ta chọn dấu bé. ( 15 <18)
Ví dụ: So sánh 35 với số 30. 
Ta so sánh biết được 35 lớn hơn 30, ta chọn dấu lớn. 35 > 30
 Với cách hướng dẫn này giúp học sinh nhớ kí hiệu dấu ; các em dễ dàng lựa chọn được dấu phù hợp. 
 Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhớ cách so sánh các số có hai chữ số 
	Muốn làm tốt bài tập, học sinh phải nhớ được cách so sánh số có hai chữ số. Vì vậy, tôi đã giúp học sinh nhớ được cách so sánh hai số, trong từng trường hợp cụ thể sau:
 Trường hợp 1: So sánh hai số có chữ số hàng chục giống nhau:
Để nhớ được cách so sánh ở trường hợp này tôi đã hướng dẫn học sinh
 tìm hiểu, củng cố cách so sánh như sau: 
Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số chục của hai số đó như thế nào? 
Hai số có số chục giống nhau cần phải làm thế nào?
Nêu cách so sánh khi cả hai số có số chục giống nhau?
 Ví dụ: So sánh số 75 với số 72
 Cho nhọc sinh nhận xét:
Số 75 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 5 đơn vị)
Số 72 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 7 chục và 2 đơn vị)
Hai số này có chữ số hàng chục như thế nào? ( Đều bằng 7)
Hai số có số chục giống nhau ta phải làm thế nào? (Ta so sánh hai chữ số của hàng đơn vị)
Hướng dẫn đến đây tôi dừng lai. Các em làm bài, nêu kết quả, bạn nhận xét, giáo viên nhận xét và hỏi.
Nêu cách so sánh hai số có số chục giống nhau? 
(Vì 5 > 2 nên 75 > 72 hoặc 72 < 75)
- Khi so sánh 2 số mà có chữ số hàng chục giống nhau thì ta phải làm thế nào? ( Ta phải so sánh tiếp 2 chữ số hàng đơn vị, số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn)
	Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. 
 Chẳng hạn: So sánh: 58 ....59; 75 .... 72 ( HS làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con. Nếu em nào làm chưa đúng tôi phân tích bằng lời, bằng ví dụ cụ thể để học sinh hiểu rồi mới chuyển sang phần khác.
 Trường hợp 2. So sánh hai số có chữ số hàng chục không giống nhau :
Ở trường hợp này tôi cũng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, củng cố cách so
 sánh như sau: 
Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số chục của hai số đó như thế nào? 
Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? 
Ví dụ: So sánh số 83 với số 68
 Cho nhọc sinh nhận xét:
Số 83 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 8 chục và 3 đơn vị)
Số 68 gồm mấy chục và mấy đơn vị? ( 6 chục và 8 đơn vị)
Chữ số chục của hai sô trên như thế nào?
Định hướng cho các em đến đây, tôi dừng lại. Các em làm bài, nêu kết 
quả, bạn nhận xét, tôi kết luận kết quả đúng. Hỏi HS tiếp:
Nêu cách so sánh hai số có số chục khác nhau ? (Vì 6 chục lớn hơn 5
 chục nên 63 > 58)
Vậy: Khi so sánh hai số mà có chữ số hàng chục khác nhau thì ta làm như thế nào ? (Số nào có hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn)
Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên. Sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. 
 Ví dụ: So sánh: 85 ....90 ; 65 .... 42
 ( Học sinh làm nhanh 2 ví dụ trên vào bảng con. Em nào làm chưa đúng tôi hướng dẫn bằng ví dụ cụ thể. Hướng dẫn đến khi các em hiểu mới chuyển sang phần khác.)
 Trường hợp 3. So sánh hai số có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau
Với trường hợp thứ 3 này tôi cũng hướng dẫn như sau:
Hai số cần so sánh mỗi số gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Cả hai số đều có số chục và số đơn vị như thế nào?
Em đã so sánh hai số trên như thế nào ?
Ví dụ: So sánh số 24 và 24
Học sinh nhận xét:
Số 24 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Số 24 cũng gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Các em làm bài, nêu kết quả bạn nhận xét, tôi kết luận và hỏi tiếp:
Em so sánh số trên như thế nào? (Hai số trên có số chục và số đơn vị 
bằng nhau nên: 24 = 24). 
Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số có chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó sẽ như thế nào? (Hai số đó bằng nhau) 
Tôi gọi nhiều em nhắc lại ý trên sau đó đưa ra một số ví dụ để học sinh trực tiếp so sánh. 
 So sánh: 88 ....88 ; 66 .... 44 
 ( Các em làm nhanh 2 ví dụ vào bảng con. Khi làm vào bảng, tôi sẽ phát hiện được em nào làm chưa đúng, tôi cũng giải thích bằng lời, bằng ví dụ cụ thể đến khi các em hiểu mới chuyển sang phần khác.)
 Sau đó, tôi tổng hợp lại cách so sánh cả ba trường hợp trên để học sinh nhớ :
 - Khi so sánh các số có hai chữ số các em cần nhớ: 
	Ta cần so sánh chữ số hàng chục trước. Nếu chữ số hàng chục của hai số bằng nhau thì ta so sánh tiếp đến hai chữ số của hàng đơn vị. Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé hơn).
 Nêu hàng chục của hai số khác nhau thì số nào có chữ số hàng chục
 lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.
Nếu cả hai số có chữ số hàng chục và đơn vị giống nhau thì hai số đó
 bằng nhau.
Nhiều học sinh nhắc lại cách so sánh trên. 
Với sự hướng dẫn trên, đã giúp các em nhớ được cách so sánh các số có hai chữ số một cách cụ thể, dễ dàng.
 Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh làm được các dạng bài tập so sánh khác nhau: 
	Tôi tiến hành giúp học sinh làm một số dạng bài tập so sánh cơ bản sau:
 Dạng 1. Dạng bài điền dầu >, <, = vào ô trống 
a. So sánh hai số trực tiếp
Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:
Bài tập yêu cầu gì?
Muốn điền được dấu cần phải làm gì?
Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:
Vì sao em điền dấu này?
 Ví dụ: Bài tập 3: Trang 144- SGK Toán 1
>
<
=
?
34 ....50 47.....45
78 .....69 81 ...82
72 .. .. 81 95 .....90
 62 ....62 61......63
Bài tập yêu cầu ta làm gì? ( Điền dấu >, < , = vào chỗ chấm)
Muốn điền được dấu ta cần phải làm gì? ( Phải so sánh 2 số với nhau)
Hướng dẫn đến đây, tôi dừng lại. Để học sinh làm bài
 Các em nêu kết quả và cùng nhận xét
Kết quả: 34 45
 78 > 69 81 < 82
 72 90
 = 62 63 = 63
Tôi nhận xét kết quả và chốt bài.
 Khi chốt bài tập trên,cần hỏi riêng từng trường hợp để củng cố cách so sánh đồng thời giúp các em biết so sánh số có hai chữ số được thành thạo hơn.
	Trường hợp: Hai số có chữ số chục không giống nhau: 
 Tôi chỉ vào cặp số: 34 < 50 và hỏi:
Vì sao em điền dấu < vào giữa hai số trên? ( Vì 3 chục bé hơn 5 chục
 nên 34 < 50).
Khi so sánh các số có hai chữ số, số có chữ số hàng chục bé hơn thì số 
đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ bé hơn)
 Học sinh trả lời xong, tôi hỏi ngược lại: Số có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào? ( Số đó sẽ lớn hơn).
 Trường hợp: Hai số có chữ số chục giống nhau: 
 Tôi chỉ vào cặp số: 47 > 45 và hỏi:
Em đã so sánh hai số trên như thế nào? ( Hai số trên có số chục giống
 nhau, em so sánh chữ số hàng đơn vị. Vì 7 > 5 nên 47 > 45)
Vậy: Khi so sánh số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục giống nhau, ta so sánh đến chữ số hàng nào? ( So sánh hai chữ số của hàng đơn vị)
Số có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Lớn hơn)
Số có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó sẽ như thế nào?( Bé hơn)
Trường hợp: Hai số có chữ số chục và chữ số đơn vị giống nhau
 Tôi chỉ vào cặp số: 62 = 62 và hỏi:
 - Vì sao em điền dấu = vào giữa hai số này? (Vì: Hai số này có chữ số chục là 6 và chữ số đơn vị là 2 nên chúng bằng nhau.)
Vậy: Khi so sánh các số có hai chữ số, cả hai số đều có chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị giống nhau thì hai số đó như thế nào? (Hai số bằng nhau)
Bằng sự hướng dẫn trên, các em đã nắm được yêu cầu của bài, định hướng 
được cách làm bài, củng cố cách so sánh các số có hai chữ số.
b. Phép so sánh có một vế là phép tính.
Trước khi học sinh làm bài tôi hỏi:
	- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
 - Với bài tập này, ta có thực hiện luôn việc so sánh không? ( Không) 
Vì sao? 
Sau khi làm bài xong, tôi củng cố cách làm bằng câu hỏi:
	- Vì sao em chọn dầu này vào chỗ trống?	
 - (Hoặc) Còn cách làm nào khác không?
Ví 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_o_truong_tieu_hoc.doc