SKKN Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn

SKKN Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn

 Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo của bậc tiểu học, môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học,chính xác. Nó còn kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học. Trong dạy toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, giải toán (có lời văn) là một trong những nội dung dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh.

Qua nghiên cứu chương trình và trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở lớp 1, bản thân tôi nhận thấy "Nội dụng dạy học giải toán có lời văn" là một nội dung mà trong quá trình học tập còn bộc lộ nhiều hạn chế về phương pháp giải toán cũng như khả năng diễn đạt khi giải toán. Muốn khắc phục những khó khăn và hạn chế đó người giáo viên cần nắm vững nội dung cũng như lựa chọn vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1. Vì vậy trong phạm vi hẹp của đề tài này tôi xin được mạnh dạn trình bày kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn. "

 

doc 17 trang thuychi01 5806
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài:
 Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo của bậc tiểu học, môn học này góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Bên cạnh đó khả năng giáo dục của môn toán rất phong phú còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận, trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học,chính xác. Nó còn kích thích óc tò mò, tự khám phá và rèn luyện cách làm việc khoa học. Trong dạy toán ở tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng, giải toán (có lời văn) là một trong những nội dung dạy học quan trọng bậc nhất vì nó được coi là hoạt động nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất giải toán có lời văn giúp học sinh củng cố vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kĩ sảo đã được hình thành. Thứ hai, giải toán có lời văn giúp phát triển tư duy cho học sinh.
Qua nghiên cứu chương trình và trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở lớp 1, bản thân tôi nhận thấy "Nội dụng dạy học giải toán có lời văn" là một nội dung mà trong quá trình học tập còn bộc lộ nhiều hạn chế về phương pháp giải toán cũng như khả năng diễn đạt khi giải toán. Muốn khắc phục những khó khăn và hạn chế đó người giáo viên cần nắm vững nội dung cũng như lựa chọn vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1. Vì vậy trong phạm vi hẹp của đề tài này tôi xin được mạnh dạn trình bày kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một học tốt dạng toán giải có lời văn. "
II.  Mục đích nghiên cứu:
 1. Nghiên cứu SGK để nắm được nội dung chương trình, trên cơ sở lí luận thực tiễn, phân tích những ưu điểm, tồn tại để tìm ra những biện pháp, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy giải toán có lời văn.
 2. Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến những sai lầm của học sinh khi giải toán có lời văn.
 3. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt dạng toán giải toán có lời văn.
III.  Đối tượng nghiên cứu:
	Một số dạng toán giải có lời văn lớp 1
	IV. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích đề ra của sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 1. Phương pháp chính.
 - Nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp khảo sát
     - Phương pháp thống kê
     - Phương pháp phân tích, tổng hợp 
 - Phương pháp thực nghiệm.
 - Tổng kết và trao đổi kinh nghiệm
2. Phương pháp bổ trợ:
 - Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 
 - Phương pháp trò truyện          
Néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
I. C¬ së lÝ luËn cña s¸ng kiÕn kinh nghiÖm:
Môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng. Nội dung cơ bản môn toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính: Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Hình học, Thống kê mô tả, giải toán có lời văn. Trong đó tuyến kiến thức giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương trình môn Toán ở Tiểu học, Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình toán ở trường phổ thông được thể hiện rõ ở 4 chức năng: Giáo dục toàn diện – Phát triển tư duy trí tuệ - Kiểm tra đánh giá – Dạy học. Dạy học giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp HS củng cố lý thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống. Rèn các kĩ năng; Phát triển tư duy như tư duy độc lập, sáng tạo, lôgic, suy luận, phán đoán; Rèn cho HS thái độ học tập như tính đam mê, cẩn thận, chính xác, tự giác, tích cực, sáng tạo, tự tin, trong học tập.
 Trong chương trình toán hiện hành, học sinh được làm quen toán có lời văn ngay từ lớp 1 và các lớp khác của bậc tiểu học. Hầu hết ở các bài học dạng bài hình thành kiến thức mới hay luyện tập thực hành bao giờ cũng có ít nhất là một bài toán giải. Các bài toán giải có lời văn được rải đều tất cả các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Từ giải toán đơn (1 phép tính) ở lớp 1 đến giải toán hợp (2 phép tính trở lên) và các bài toán điển hình ở lớp 2, 3, 4, 5. Toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế. Nội dung bài toán được ghi bằng lời văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn là phải lược bỏ những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất của bài toán, hay nói cách khác là chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa trong bài toán và nêu ra phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số bài toán.
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học ở các lớp đầu cấp của bậc tiểu học gắn với các hình ảnh trực quan. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học ở giai đoạn đầu này mang tính trực quan cụ thể, tư duy trừu tượng chưa phát triển. Do đó để hỗ trợ cho việc dạy học giải toán người ta thường sử dụng các phương tiện trực quan đó là hình ảnh thực (có thể là vật thật, tranh ảnh mô hình ở dạng hình vẽ hay sơ đồ). Như vậy, các hình ảnh trực quan làm một bộ phận của hoạt động nhận thức , hoạt động tư duy của học sinh khi học toán nói chung, học giải toán nói riêng. 
 Trong nội dung chương trình môn toán lớp 1, trước khi "chính thức" học giải toán có lời văn (sẽ học ở học kỳ 2) học sinh có giai đọan "chuẩn bị" cho học giải toán có lời văn (học kỳ I) . Trong giai đoạn "chuẩn bị" này học sinh được làm quen với các "tình huống" qua tranh vẽ từ đó nêu thành "bài toán có lời văn" (nêu miệng bài toán và bước đầu có hướng "giải quyết bài toán" (ở mức độ nêu phép tính thích hợp) trong sách giáo khao toán 1 có rất nhiều dạng bài này. Sang học kỳ II học sinh "chính thức" được giải toán có lời văn thông qua các bài học mang tính chất "làm quen" đó là: "bài toán có lời văn" với giải toán có lời văn thì bước đầu hình thành ở học sinh kỹ năng giải các bài toán đơn về thêm (bớt) một số đơn vị.
 Như vậy, năng lực tư duy của học sinh được nâng dần thông qua việc học giải toán với mức độ khó khăn tăng dần theo từng giai đoạn, từng lớp. 
Việc dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 còn có một số hạn chế sau đây: 
 	 - Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em ngay từ khi dạy dạng toán nhìn hĩnh vẽ viết phép tính thích hợp. Đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
	- Về phía học sinh: Học sinh lớp 1 còn rất ngây thơ, hồn nhiên, ham chơi,các em mới chuyển từ chữ to sang chữ nhỏ, vốn kiến thức ngôn ngữ nói, viết còn hạn chế vì vậy các em ngại giải toán, làm bài chậm, làm đại cho xong, đặt lời giải sai, viết phép tính sáo trộn, viết đơn vị đi kèm sai, nhầm lẫn từ dạng này sang dạng kia. Nhiều khi các em ghi được phép tính nhưng không nêu được câu lời giải. Trình bày bài làm chưa logic, khoa học theo trình tự dẫn đến kết quả chưa cao 
* Để kiểm tra sự hiểu biết của các em về "giải toán có lời văn" tôi đã khảo sát học sinh lớp 1B làm bài tập.
Sĩ số học sinh lớp 1B
Giải bài toán có lời văn về thêm, bớt một số đơn vị
Hoàn thành tốt
 Hoàn
thành
Chưa hoàn thành
(điểm: 9-10)
(điểm: 7-8)
(điểm: 5-6)
(điểm dưới 5)
38
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
26,3%
15
39,5%
10
26,3%
3
7,9%
 Kết quả trên cho thấy mong muốn của giáo viên đối với việc giúp học sinh giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1 chưa đạt được và đó cũng là động cơ khiến tôi tìm tòi nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm để giúp học sinh giải toán có lời văn tốt hơn.
 Giải pháp để giải quyết vấn đề: 
1. Các giải pháp thực hiện
- Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới 
- Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở tiểu học, vận dụng vào việc "dạy giải toán có lời văn lớp 1"
- Nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1 để đưa ra phương pháp giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.Các biện pháp tổ chức thực hiện : 
 Để dạy "Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1" đạt hiệu quả cao, trước hết thầy cô giáo phải nắm vững phương pháp dạy học môn toán theo hướng đổi mới, khái quát và cụ thể nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh. Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 đóng một vai trò quan trọng trong dạy toán ở tiểu học. Bởi vậy trong giảng dạy, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp sau đây.
2.1.Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới 
 Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiện nay đó là việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.
* Phương pháp dạy học tích cực trong dạy học toán ở tiểu học:
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp tác động liên tục của giáo viên nhằm kích thích tư duy của học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều tham gia tích cực vào qúa trình dạy học, học sinh được tiếp cận kiến thức bằng hoạt động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, trao đổi hợp tác với bạn, với thầy.
* Trong phương pháp dạy học tích cực:
Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học sinh. Vì vậy giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Đòi hỏi giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức vượt ngoài lĩnh vực hạn chế của bộ môn mình dạy để có thể làm chủ nội dung và nghệ thuật dạy: Cách dạy như thế giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân .
 Học sinh là chủ thể nhận thức, phải chủ động, độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực và biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dưới sự theo dõi hướng dẫn của giáo viên. Cách học này tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động không dập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn, đặc biệt là tạo niềm vui, niềm tin trong học tập.
 Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học nghĩa là học sinh phải hoạt động nhiều, hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo viên trở thành người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cùng một nhiệm vụ theo cách thức hình thức khác nhau.
 Ngoài việc quan tâm tới vai trò của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy học tích cực còn quan tâm đến cả yếu tố môi trường (bao gồm cơ sở vật chất, tâm tư, tình cảm, tính cách...). Bởi môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học của học sinh và phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có sự tác động tương hỗ.
2.2. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở tiểu học để vận dụng vào việc "dạy giải toán có lời văn lớp 1"
 Trong cuốn "giải toán như thế nào" G.Polya đã tổng kết quá trình giải toánvà nêu ra sơ đồ 4 bước sau:
- Tìm hiểu nội dung bài toán
- Tìm cách giải bài toán
- Thực hiện cách giải toán
- Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.
 Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của sơ đồ 4 bước giải toán nói trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 để hình thành thói quen và kĩ năng áp dụng sơ đồ 4 bước đó cần giúp học sinh nắm vững và hiểu rõ mục đích, ý nghĩa đối với giải toán có lời văn.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán 
 Quá trình tìm hiểu nội dung bài toán (đề toán) thường thông qua việc đọc bài toán. Học sinh cần đọc kỹ, hiểu rõ đề toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Khi đọc bài toán phải hiểu rõ những từ, những thuật ngữ quan trong mà người ta thường gọi là các từ "chìa khoá". Chẳng hạn như "thêm", "bớt", "bay đi" , "bán đi", "lấy ra", " nhiều hơn"... Do vậy, trong dạy học giải toán có lời văn ở tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng, cần chú ý với việc kết hợp giảng giải từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được nội dung bài toán để kiểm tra việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế nào ? Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán không phải bằng hình thức đọc thuộc lòng mà bằng cách diễn đạt của mình. Sau khi đọc bài toán học sinh cần xác định được 3 yếu tố cơ bản của bài toán:
- Những dữ kiện của bài toán: Đó là những cái đã cho và những cái đã biết của bài toán
- Những ẩn số: Là cái chưa biết, cái cần tìm là bài toán yêu cầu 
- Những điều kiện của bài toán đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các ẩn số.
Bước 2: Tìm cách giải toán: Hoạt động tìm tòi cách giải của bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện, ẩn số và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối qua hệ giữa chúng . Từ đó lựa chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau:
Minh hoạ bài toán thông qua tóm tắt đề toán
Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực hiện các phép tính số học
Về tóm tắt đề toán:
Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Một số cách tóm tắt đề toán:
Cách tóm tắt bằng chữ, (bằng lời)
Cách tóm tắt bằng chữ và dấu 
Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
Cách tóm tắt bằng hình tượng trưng
Cách hình tượng trưng có thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, dấu gạch chéo.
Cách tóm tắt bằng lưu đồ
Trong dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1 thường thấy các cách tóm tắt bằng lời và bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Có hai hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp tìm cách giải cho một bài toán.
Thứ nhất: Phép phân tích đi lên
Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dự kiện của bài toán. Tức là phải tập chung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều kiện cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như thế nào? Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện của bài toán . Đây là phương pháp tìm cách giải thông dụng nhất.
Thứ hai: Phép tổng hợp.
Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán đến câu hỏi của bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải toán. Tuy nhiên, cách này không phổ biến vì với mỗi phép tính thực hiện, học sinh chưa hiểu được mục đích của việc làm đó và vì sao phải làm như vậy. Thông thường người ta chỉ sử dụng phép này để trình bày cách giải của bài toán.
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán.
Khi đã hoàn thành bước 2, ta thực hiện cách giải theo cách đã nêu ra ở bước 2
 Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải
 Cách trình bày bài giải:
+ Phải ghi lời giải tương ứng với mỗi phép tính trong bài giải, trong đó cần lưu ý:
 Các phép tính giải được ghi với hư số và ghi kèm với đơn vị sau mỗi kết quả của phép tính vào trong ngoặc đơn.
 Câu lời giải cần phải ghi ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng định 
+ Cần có đáp số cuối lời giải (bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu đáp số, chỉ ghi đáp số)
+ Nếu bài toán có nhiều cách giải thì chỉ ghi đáp số sau cách giải cuối cùng.
+ Yêu cầu các phép tính hàng ngang, không viết theo hàng dọc.
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.
- Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải, phép tính và kết quả là đúng hay sai, có các hình thức thực hiện sau:
+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số đã tìm được trong quá trình giải với các số đã cho.
+ Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó
+ Giải bài toán bằng cách khác rồi so sánh đáp số.
+ Xét tính hợp lý của đáp số.
 Việc kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là yêu cầu không thể thiếu khi giải toán
 Thực tế quan sát học sinh tiểu học khi giải toán chúng tôi nhận thấy rằng: Các em thường coi bài toán đã được giải song khi có đáp số. Nhưng khi giáo viên hỏi: "Em có chắc chắn đó là kết quả đúng không?" thì đa số các em đã lúng túng và chưa trả lời được ngay.
 Kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là kiểm tra về:
+ Cách sử dụng dữ kiện
+ Lựa chọn và thực hiện phép tính 
+ Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn , thứ tự thực hiện)
+ Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải toán.
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình giải toán ở tiểu học, điều đó giúp các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát triển ở các em năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động và đọc lập gải toán. Đối với học sinh giỏi việc tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau cho cùng một bài toán đó là biện pháp tốt nhất để tìm ra cách giải và đáp số của bài toán đó. Hơn thế nữa, nó tạo điều kiện cho sự phát triển tư duy linh hoạt, năng động sáng tạo của học sinh. Ngược lại, việc giúp học sinh biết cách đánh giá cách giải là một động lực thúc đẩy sự cố gắng tìm ra cách giải khác nhau để giải bài toán.
 2.3.Nghiên cứu nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1 để đưa ra phương pháp giải nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
* Nội dung dạy học giải toán có lời văn cụ thể ở lớp 1
Nội dung dạy học
Dạng bài tập
Ví dụ
Bài - Trang
Làm quen với "bài toán có lời văn"
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán 
Bài toán: Có....con thỏ. Có thêm...con thỏ đang chạy tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu con thỏ?
2 - 115
- Viết tiếp câu hỏi để có bài toán
Bài toán: Có 1 gà mẹ và 7 gà con. Hỏi............................................?
3 - 116
- Nhìn tranh vẽ để viết tiếp về chỗ chấm để có bài toán.
Bài toán: Có... con chim đâu trên cành có thêm...con chim bay đến. Hỏi..............................................?
4 - 116
Giải bài toán có lời văn về thêm, bớt một số đơn vị
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm
An có 4 qua bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Tóm tắt: 
An có ...quả bóng
Bình có...quả bóng
Cả 2 bạn có ...quả bóng?
Bài giải:
 Cả hai bạn có:
 .....................=.......(quả bóng)
 Đáp số:......quả bóng
1 - 117
Viết số thích hợp vào tóm tắt và giải bài toán 
Đàn vịt có 5 con dưới ao và 4 con ở trên bờ. Đàn vịt có tất cả mấy con?
Tóm tắt:
Dưới ao:...con vịt
Trên bờ:...con vịt
Có tất cả: ......con vịt?
Bài giải:
 .................................................
 ..................................................
 ..................................................
3 - 118
Giải bài toán theo tóm tắt
Tóm tắt:
Có : 2 gà trống 
Có 5 gà mái
Có tất cả:...con gà?
3 - 122
Bài toán có liên quan đến số đo độ dài
Đoạn thẳng AB dài 3cm và đoạn thẳng BC dài 6 cm. Hỏi đoạn thẳng AC dài mấy xăng ti mét?
4 - 125
Bài toán về "thêm" một số đơn vị
An có 30 cái kẹo, chị cho An thêm 10 cái nữa. Hỏi An có bao nhiêu cái kẹo?
3 - 131
Bài toán về "bớt" một số đơn vị
Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2 cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?
3 - 151
 	Có thể coi dạy học giải toán là "hòn đá thử vàng" của dạy học toán. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh biết cách giải bài toán theo đúng phương pháp và yêu cầu. Qua đó các em được rèn luyện về phương pháp suy luận, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, đòi hỏi các em phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp phải biết phát hiện dữ kiện, những điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy nghĩ năng động, sáng tạo để tìm ra cách giải và kết quả đúng mà bài toán yêu cầu.
Phương pháp dạy học giải toán có lời văn chính là cách thức giúp học sinh hình thành được các thao tác để giải được một bài toán theo đúng yêu cầu với những dạng khác. Nói cách khác trong dạy học giải toán phải giải quyết 2 vấn đề then chốt là.
- Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kỹ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo.
- Làm cho học sinh nắm được và có khả năng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_mot_hoc_tot_dang_t.doc