SKKN Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017
Trong năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thay đổi hình thức các môn thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, theo đó thí sinh là Giáo dục THPT phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và một bài thi tự chọn: Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân), trong đó tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn).
Như vậy, môn Địa lí không còn thi theo hình thức tự luận với thời gian 180 phút nữa mà thay vào đó là thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 50 phút (40 câu), mỗi câu hỏi chỉ có thời gian trung bình là 1 phút 25 giây. Sự thay đổi này đã làm cho nhiều học sinh bỡ ngỡ trong cách học, cách ôn tập, nhất là đối với các câu hỏi phần thực hành có liên quan đến công thức.
Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 3 lựa chọn bài thi Khoa học xã hội, đây là những học sinh theo ban cơ bản hoặc ban cơ bản C với học lực các môn tự nhiên chủ yếu là trung bình và yếu. Vì vậy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong xử lí số liệu, nhớ các công thức tính trong phần câu hỏi thực hành còn rất hạn chế. Đặc biệt với mỗi câu chỉ có thời gian là 1 phút 25 giây nên rất nhiều học sinh không đủ thời gian để tính hoặc tính không chính xác, dẫn đến kết quả bài thi của các em chưa cao.
Qua kết quả điều tra, khảo sát ở các lớp 12, tôi nhận thấy rất nhiều em kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong phần xử lí số liệu đối với các câu hỏi phần thực hành là rất yếu, thời gian để các em hoàn thành các câu hỏi phần này là rất nhiều, thường trên 2 phút, điều này dẫn đến các em không còn thời gian để làm các câu hỏi khác.
Trong khi đó, đây là năm đầu tiên môn Địa lí chuyển sang thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm nên cũng chưa có tài liệu hay sáng kiến kinh nghiệm nào viết về vấn đề này.
Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn “Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Trong năm học 2016 - 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thay đổi hình thức các môn thi Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, theo đó thí sinh là Giáo dục THPT phải thi 3 môn bắt buộc (Toán, Văn, Ngoại ngữ) và một bài thi tự chọn: Khoa học tự nhiên (Lí, Hóa, Sinh) hoặc Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân), trong đó tất cả các môn đều thi theo hình thức trắc nghiệm (trừ môn Ngữ văn). Như vậy, môn Địa lí không còn thi theo hình thức tự luận với thời gian 180 phút nữa mà thay vào đó là thi theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 50 phút (40 câu), mỗi câu hỏi chỉ có thời gian trung bình là 1 phút 25 giây. Sự thay đổi này đã làm cho nhiều học sinh bỡ ngỡ trong cách học, cách ôn tập, nhất là đối với các câu hỏi phần thực hành có liên quan đến công thức. Hiện nay, phần lớn học sinh lớp 12 trường THPT Triệu Sơn 3 lựa chọn bài thi Khoa học xã hội, đây là những học sinh theo ban cơ bản hoặc ban cơ bản C với học lực các môn tự nhiên chủ yếu là trung bình và yếu. Vì vậy, kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong xử lí số liệu, nhớ các công thức tính trong phần câu hỏi thực hành còn rất hạn chế. Đặc biệt với mỗi câu chỉ có thời gian là 1 phút 25 giây nên rất nhiều học sinh không đủ thời gian để tính hoặc tính không chính xác, dẫn đến kết quả bài thi của các em chưa cao. Qua kết quả điều tra, khảo sát ở các lớp 12, tôi nhận thấy rất nhiều em kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong phần xử lí số liệu đối với các câu hỏi phần thực hành là rất yếu, thời gian để các em hoàn thành các câu hỏi phần này là rất nhiều, thường trên 2 phút, điều này dẫn đến các em không còn thời gian để làm các câu hỏi khác. Trong khi đó, đây là năm đầu tiên môn Địa lí chuyển sang thi THPT Quốc gia bằng hình thức thi trắc nghiệm nên cũng chưa có tài liệu hay sáng kiến kinh nghiệm nào viết về vấn đề này. Từ thực tế trên, tôi đã quyết định lựa chọn “Một số giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia. - Nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh. - Tạo được hứng thú học tập môn Địa lí nói chung và phần câu hỏi thực hành liên quan đến công thức nói riêng cho học sinh. - Nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh. Đặc biệt là trong kì thi THPT Quốc gia năm 2017. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Vấn đề được nghiên cứu, tổng kết là: Hiệu quả của việc áp dụng các giải pháp giúp học sinh giải nhanh, chính xác các câu hỏi thực hành liên quan đến công thức kết hợp với kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay trong thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 đối với học sinh tại trường THPT Triệu Sơn 3. Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài vào thực tế dạy học, tôi đã chọn 4 lớp nguyên vẹn trong năm học 2016 – 2017 của Trường THPT Triệu Sơn 3. - Lớp đối chứng: 12B2, 12B6. - Lớp thực nghiệm: 12B1, 12B3. Các lớp được chọn tham gia nghiên cứu cho đề tài có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, độ tuổi, trình độ nhận thức, đặc biệt là về ý thức và năng lực học tập môn Địa lí. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Tôi đã nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn, các tài liệu... có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thực trạng học sinh làm các câu hỏi thực hành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia; thực trạng về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thực trạng học sinh làm các câu hỏi thực hành liên quan đến các công thức môn Địa lí thi THPT Quốc gia; thực trạng về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay của học sinh; đánh giá về hiệu quả của việc áp dụng đề tài. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận. 2.1.1. Trắc nghiệm khách quan. a. Khái niệm: “Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan” [2]. b. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan. + Trắc nghiệm Đúng, Sai: “Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), học sinh đưa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai” [2]. + Trắc nghiệm nhiều lựa chọn: Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thường có hai phần: Phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi. Phần sau là các phương án để chọn thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D. Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu còn gọi là câu mồi. Khi soạn thảo loại trắc nghiệm này thường người soạn cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “hợp lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng [2]. + Trắc nghiệm điền khuyết hoặc trả lời ngắn: “Đây là dạng trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tương đối tự do. Thường chúng ta nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học sinh nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống, thường là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc một vài từ” [2]. + Trắc nghiệm ghép đôi: Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sao cho hợp lý [2]. c. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan. - “Phần dẫn của câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt rõ ràng chỉ có một vấn đề muốn nói đến. Phần dẫn của câu trắc nghiệm nên dùng dạng câu bỏ lửng (chưa hoàn chỉnh), hạn chế dùng câu hỏi” [1]. - “Phần lựa chọn gồm 4 câu trả lời (A, B, C, D) trong đó chỉ duy nhất 1 câu trả lời đúng. Những câu còn lại là câu nhiễu. Đặc biệt lưu ý loại bỏ câu trắc nghiệm có 2 câu trả lời đúng như nhau trở lên hoặc không có câu trả lời nào đúng. Câu lựa chọn đúng và các câu nhiễu cần đồng nhất, có độ khó ngang nhau” [1]. - “Các câu lựa chọn kể cả câu nhiễu đều phải thích hợp với vấn đề đã nêu và hấp dẫn như nhau. Tránh những câu lựa chọn sai hiển nhiên dễ nhận biết” [1]. - “Nếu phần dẫn của câu trắc nghiệm là câu bỏ lửng thì các lựa chọn phải nối tiếp với câu bỏ lửng thành những câu đúng ngữ pháp và hoàn chỉnh về nội dung. Câu lựa chọn đúng không nên dài hơn hoặc ngắn hơn hẳn các câu lựa chọn khác” [1]. - Tránh tình trạng câu lựa chọn đúng được viết dưới những ý tưởng đầy đủ, chính xác; ngược lại các câu nhiễu được được diễn đạt cẩu thả với những ý tưởng tầm thường. Hạn chế dùng các cụm từ “Tất cả đều đúng” hay “Tất cả đều sai” làm câu lựa chọn. Tránh dùng dạng phủ định (không) và không dùng 2 lần phủ định liên tiếp trong một câu trắc nghiệm. Tránh những nội dung trình bày khác nhau trong các bộ sách giáo khoa. Tránh những câu hỏi định lượng làm thí sinh phải mất quá nhiều thời gian giải bài. Câu hỏi định lượng phải thống nhất cấp độ chính xác của các số liệu [1]. - “Trong câu trắc nghiệm phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, không nên đặt những vấn đề không thể xảy ra trong thực tế” [1]. - “Trong câu trắc nghiệm cần phải diễn đạt ngắn gọn. Từ ngữ được dùng phải phổ biến đối với các đối tượng thí sinh. Nên bỏ bớt những câu chữ, chi tiết không cần thiết. Không đặt câu lựa chọn đúng ở một vị trí cố định” [1]. 2.1.2. Ma trận đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm 2017 [1]. Chủ đề Tổng số Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao I. Địa lí tự nhiên 7 3 2 2 0 II. Địa lí dân cư 3 1 1 1 0 III. Địa lí các ngành kinh tế 10 3 3 3 1 IV. Địa lí vùng kinh tế 10 3 2 3 2 V. Thực hành 10 4 2 3 1 - Atlat địa lí Việt Nam - Bảng số liệu - Biểu đồ 5 2 3 4 1 1 1 2 1 Tổng cộng 40 60% 40% 35% 25% 30% 10% Số câu 40 14 10 12 4 2.1.3. Một số loại máy tính cầm tay thông dụng. Hiện nay, học sinh sử dụng một số loại máy tính cầm tay thông dụng như sau: Casio fx 570 ES, Casio fx 570 ES FLUS, Casio fx 570 VN FLUS, VINACAL 570 MS, VINACAL 570 ES PLUS II ... 2.2. Thực trạng vấn đề. Trong năm học 2016 - 2017, môn Địa lí thi THPT Quốc gia chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt tập huấn về kĩ năng xây dựng ma trận, biên soạn câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia. Tại các trường THPT trong đó có trường THPT Triệu Sơn 3, đã triển khai và áp dụng hình thức thi trắc nghiệm môn Địa lí vào kiểm tra định kì, khảo sát chất lượng thi THPT Quốc gia. Qua khảo sát thực trạng, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh không làm hết được các câu hỏi do không còn đủ thời gian hoặc các câu hỏi còn lại (chủ yếu là các câu hỏi phần thực hành) học sinh không nhớ được công thức tính nên lựa chọn kết quả theo cảm tính. Một số câu hỏi liên quan đến máy tính thì các em không nắm vững được kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay nên mất nhiều thời gian. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng trên, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát về một số nội dung ở 2 lớp đối chứng là 12B2, 12B6 và có kết quả như sau: (Các phiếu điều tra xem ở phần I phụ lục). Bảng 1: Kết quả điều tra về mức độ nhớ một số công thức trong phần câu hỏi thực hành môn Địa lí thi THPT Quốc gia. Lớp Sĩ số Yêu cầu công thức tính Mức độ Nhớ Không nhớ SL % SL % 12B2 48 Mật độ dân số 18 37,5 30 62,5 Bình quân lương thực theo đầu người 17 35,4 31 64,6 Năng suất lúa 16 33,3 32 66,7 Thu nhập bình quân theo đầu người 14 29,2 34 70,8 Tổng 65 33,8 127 66,2 12B6 37 Mật độ dân số 13 35,1 24 64,9 Bình quân lương thực theo đầu người 11 29,7 26 70,1 Năng suất lúa 12 32,4 25 67,4 Thu nhập bình quân theo đầu người 13 35,1 24 64,9 Tổng 49 33,1 99 66,9 Tổng 114 33,5 226 66,5 (Ghi chú: SL: Số lượng). Bảng 2: Kết quả điều tra nguyên nhân chủ yếu học sinh không nhớ các công thức Địa lí. Lớp Sĩ số Các nguyên nhân Nhiều công thức, các công thức khó nhớ. Các câu hỏi liên quan đến công thức ít nên không quan tâm. Ít được làm bài tập đối với các công thức. Nguyên nhân khác SL % SL % SL % SL % 12B2 48 38 68,8 10 20,8 4 8,3 1 2,1 12B6 37 31 73,0 7 18,9 2 5,4 1 2,7 Tổng 85 60 70,6 17 20,0 6 7,1 2 2,3 Bảng 3: Kết quả điều tra thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành liên quan đến công thức. Lớp Sĩ số Thời gian hoàn thành kết quả tính 1 câu hỏi Dưới 1 phút Từ 1 phút đến 1 phút 25’ Trên 1 phút 25’ SL % SL % SL % 12B2 48 2 4,2 14 29,2 32 66,6 12B6 37 1 2,7 10 27,0 26 70,3 Tổng 85 3 3,5 24 28,2 58 68,3 Qua bảng số 1, bảng số 2 và bảng số 3 cho thấy: Số học sinh nhớ được các công thức tính là rất thấp (chỉ chiếm 33,5% trong tổng số học sinh được điều tra) trong khi đó số học sinh không nhớ các công thức tính còn rất lớn (chiếm tới 66,5% trong tổng số học sinh được điều tra). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nhiều công thức, các công thức khó nhớ (chiếm tới 70,6% tổng số học sinh được điều tra). Do đó, thời gian hoàn thành 1 câu hỏi thực hành có liên quan đến công thức của học sinh thường rất nhiều trên 1 phút 25’ (chiếm 68,3% trong tổng số học sinh được điều tra). Bảng 4: Kết quả điều tra học sinh về kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay. Lớp Sĩ số Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay Biết qui đổi nhanh Biết, nhưng chậm Không biết SL % SL % SL % 12B2 48 2 4,2 11 22,9 35 72,9 12B6 37 2 5,4 9 24,3 26 70,3 Tổng 85 4 4,7 20 23,5 61 71,8 Ở bảng số 4: Qua kết quả điều tra cho thấy số học sinh biết cách qui đổi nhanh ra các đơn vị tính theo yêu cầu là rất khiêm tốn (chiếm 4,7% tổng số học sinh được điều tra), biết qui đổi nhưng chậm (chiếm 23,5% tổng số học sinh được điều tra), còn phần lớn là học sinh không biết qui đổi (chiếm tới 71,8% tổng số học sinh được điều tra). Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để học sinh giải nhanh, chính xác đạt điểm tuyệt đối ở các câu hỏi thực hành có liên quan đến công thức và nâng cao kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cho học sinh trong kì thi THPT Quốc gia. 2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Giải pháp giải nhanh, chính xác một số câu hỏi thực hành liên quan đến công thức và cách qui đổi nhanh ra đúng đơn vị yêu cầu. a. Dạng câu hỏi tính mật độ dân số (đơn vị: người/km2). Ví dụ 1: Cho bảng số liệu. Diện tích và dân số theo các vùng ở nước ta năm 2014. Vùng Diện tích (km2) Dân số (nghìn người) Cả nước 330.966 90.728,9 Trung du và miền núi Bắc Bộ 101.368 12.866,9 Đồng bằng sông Hồng 14.958 19.505,8 Bắc Trung Bộ 51.454 10.405,2 Duyên hải Nam Trung Bộ 44.378 9.117,5 Tây Nguyên 54.641 5.525,8 Đông Nam Bộ 23.590 15.790,3 Đồng bằng sông Cửu Long 40.576 17.517,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016) Dựa vào bảng số liệu trên, mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2014 là. A. 0,274 người/km2. B. 274 người/km2. C. 224 người/km2. D. 250 người/km2. Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh - Bước 1: Học sinh phải nhớ công thức, thường ở bước này học sinh mất rất nhiều thời gian và có nhiều học sinh không nhớ công thức dẫn đến tính sai hoặc không tính được. - Bước 2: Học sinh nhớ được công thức, nhưng khi tính: + Áp dụng công thức quá máy móc, nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong trường hợp này học sinh sẽ bấm máy tính là: 90.728,9 ÷ 330.966 = 0,27413... × 1000 = 274 người/km2. + Có trường hợp học sinh tính ra kết quả nhưng không qui đổi ra được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên cũng không chọn được kết quả đúng. - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đơn vị của đề bài là: người/km2 để suy nhanh ra công thức, theo đó người là đơn vị thể hiện của dân số, còn km2 là đơn vị của diện tích, suy ra công thức tính mật độ dân số là: Dân số Diện tích - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: người/km2 + Học sinh bấm máy tính: 90.728,9 ÷ 330.966 = 0,27413...do hai đơn vị chênh lệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kết quả: 274 người/km2. + Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của diện tích là km2 còn đơn vị của dân số là triệu người thì sau khi tính ra kết quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 6 chữ số là ra kết quả: người/km2. b. Dạng câu hỏi tính bình quân lương thực theo đầu người (đơn vị: kg/người). Ví dụ 2: Cho bảng số liệu. Dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015. Năm 2005 2010 2013 2015 Dân số (nghìn người) 82.392,1 86.947,4 89.759,5 91.714,3 Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 40.005,6 44.237,8 45.215,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016) Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân lương thực theo đầu người của nước ta năm 2015 là. A. 493,0 kg/người. B. 0,493 kg/người. C. 2,028 kg/người. D. 2028,4 kg/người. Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh - Bước 1: Học sinh phải nhớ công thức, thường ở bước này học sinh mất rất nhiều thời gian và có nhiều học sinh không nhớ công thức dẫn đến tính sai hoặc không tính được. - Bước 2: Học sinh nhớ được công thức, nhưng khi tính: + Áp dụng công thức quá máy móc, nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong trường hợp này học sinh sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷ 91.714,3 = 0,49300... × 1000 = 493,0 kg/người. + Có trường hợp học sinh tính ra kết quả nhưng không qui đổi ra được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên cũng không chọn được kết quả đúng - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đơn vị đề bài là: kg/người để suy nhanh ra công thức, theo đó kg là đơn vị thể hiện của sản lượng, còn người là đơn vị của dân số, suy ra công thức tính bình quân lương thực là: Sản lượng Dân số - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: kg/người. + Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷ 91.714,3 = 0,49300... do hai đơn vị chênh lệch nhau 1000 nên học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kết quả: 493,0 kg/người. + Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của dân số là nghìn người còn đơn vị của sản lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 6 chữ số là ra kết quả: kg/người. c. Dạng câu hỏi tính năng suất (đơn vị: tạ/ha). Ví dụ 3: Cho bảng số liệu. Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005-2015. Năm 2005 2010 2013 2015 Diện tích (nghìn ha) 7.329,2 7.489,4 7.761,2 7.834,9 Sản lượng (nghìn tấn) 35.832,9 40.005,6 43.737,8 45.215,6 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016) Dựa vào bảng số liệu trên, năng suất lúa của nước ta năm 2015 là. A. 5,77 tạ/ha B. 1,73 tạ/ha C. 173,3 tạ/ha. D. 57,7 tạ/ha. Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh - Bước 1: Học sinh phải nhớ công thức, thường ở bước này học sinh mất rất nhiều thời gian và có nhiều học sinh không nhớ công thức dẫn đến tính sai hoặc không tính được. - Bước 2: Học sinh nhớ được công thức, nhưng khi tính: + Áp dụng công thức quá máy móc, nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong trường hợp này học sinh sẽ bấm máy tính là: 45.215,6 ÷ 7.834,9 = 5,771... × 10 = 57,7 tạ/ha. + Có trường hợp học sinh tính ra kết quả nhưng không qui đổi ra được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên cũng không chọn được kết quả đúng - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đơn vị đề bài là: tạ/ha để suy nhanh ra công thức, theo đó tạ là đơn vị thể hiện của sản lượng, còn ha là đơn vị của diện tích, suy nhanh ra công thức tính năng suất lúa là: Sản lượng Diện tích - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: tạ/ha. + Học sinh bấm máy tính: 45.215,6 ÷ 7.834,9 = 5,771... do hai đơn vị chênh lệch nhau 10 nên học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 1 chữ số là ra kết quả: 57,7 tạ/ha. + Tương tự, nếu đề bài cho đơn vị của diện tích là nghìn ha còn đơn vị của sản lượng là triệu tấn thì sau khi tính ra kết quả học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 3 chữ số là ra kết quả: tạ/ha. d. Dạng câu hỏi tính bình quân thu nhập theo đầu người (đơn vị: USD/người hoặc triệu đồng/người). Ví dụ 4: Cho bảng số liệu. Dân số và tổng sản phẩm trong nước của nước ta giai đoạn 2008-2015. Năm 2008 2010 2013 2015 Dân số (nghìn người) 85.118,7 86.947,4 89.759,5 91.714,3 Tổng GDP (tỉ USD) 97,5 110,6 171,2 419,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê 2016) Dựa vào bảng số liệu trên, bình quân thu nhập theo đầu người của nước ta năm 2015 là. A. 4.5 USD/người. B. 4.571,8 USD/người. C. 5.471,8 USD/người. D. 5.471,8 USD/người. Phương pháp giải truyền thống Phương pháp giải nhanh - Bước 1: Học sinh phải nhớ công thức, thường ở bước này học sinh mất rất nhiều thời gian và có nhiều học sinh không nhớ công thức dẫn đến tính sai hoặc không tính được. - Bước 2: Học sinh nhớ được công thức, nhưng khi tính: + Áp dụng công thức quá máy móc, nên mất nhiều thời gian: Ví dụ trong trường hợp này học sinh sẽ bấm máy tính là: 419,3 ÷ 91.714,3 = 0,00457180... × 1000000 = 4.571,8 USD/người. + Có trường hợp học sinh tính ra kết quả nhưng không qui đổi ra được đúng đơn vị hoặc qui đổi sai nên cũng không chọn được kết quả đúng - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào đơn vị của đề bài là: USD/người để suy nhanh ra công thức, theo đó USD là đơn vị thể hiện của tổng GDP, còn người là đơn vị của dân số, suy nhanh ra công thức tính bình quân thu nhập là: Tổng GDP Dân số - Bước 2: Qui đổi nhanh ra đơn vị: USD/người. + Học sinh bấm máy tính: 419,3 ÷ 91.714,3 = 0,00457180...do hai đơn vị tính của đề chênh nhau 1.000.000 nên học sinh chỉ cần lùi dấu phẩy về bên phải 6 chữ số là ra kết quả: 4.571,8 USD/người. Qua 4 ví dụ trên cho thấy: So với phương pháp giải truyền thống, phương pháp giải nhanh đã giúp học sinh suy luận và nhớ các công thức rất nhanh, chính xác. Kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay cũng được nâng lên, điều đó được thể hiện qua cách qui đổi nhanh và chính xác ra đúng đơn vị tính. 2.3.2. Giải pháp về kĩ năng sử
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_giai_nhanh_chinh_xac_cac.doc
- Danh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia - Copy.doc
- M2-Bia.doc
- Muc luc.doc
- Phu luc.doc
- Tai lieu tham khao.doc