SKKN Một số giải pháp giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3

SKKN Một số giải pháp giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3

Luật Phổ cập giáo dục khẳng định “Giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước”;

“Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Để đạt được những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần trước tiên làm tốt công tác phổ cập giáo dục và đặc biệt là Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT). Đặc thù của công tác PCGDTHĐĐT là nâng cao chất lượng, chú trọng điều kiện phục vụ dạy học và đội ngũ giáo viên, đảm bảo vững chắc cho chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, công tác này là nhiệm vụ hàng đầu, then chốt, xuyên suốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Thực tế ở địa phương và trường Tiểu học nơi tôi công tác nói chung việc làm công tác PCGDTHĐĐT còn có những khó khăn riêng, đó là điều kiện dân số trong độ tuổi phổ cập không ổn định. Nhiều hộ dân rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để phát triển kinh tế gia đình đã thành phong trào. Vì thế nên hàng năm số lượng học sinh chuyển đi, chuyển về thường xuyên. Hơn thế nữa điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn, là một vùng quê thuần nông, chuyên canh phát triển cây lúa, cây ngô. Các dịch vụ, và kinh doanh hàng hóa phát triển chậm, một vùng quê nghèo nên việc chăm lo cho sự học hành của con em chưa được chu đáo.

Chúng ta cần xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính vì vậy phổ cập được coi là một việc làm thường xuyên, liên tục, không được chủ quan, lơ là và cần tìm ra những giải pháp thích hợp để từng bước tháo gỡ những khó khăn và dần hoàn thành công tác này mang tính ổn định, bền vững, tạo tiền đề tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu, xu thế mới của xã hội.

 

doc 20 trang thuychi01 7431
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1
1. Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu. 
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
1.5
Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
3
2
Nội dung
4
2.1
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
4
2.2
 Thực trạng công tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi
4
2.2.1
Công tác điều tra, cập nhật số liệu
4
2.2.2
Công tác huy động trẻ ra lớp, duy trì sĩ số và chất lượng học tập của học sinh.
5
2.2.3
Công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường.
5
2.2.4
Công tác xây dựng Cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
5
2.2.5
Hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ công tác PCGDTHĐĐT.
6
2.3
Các giải pháp thực hiện
6
2.3.1
Giải pháp 1:Làm tốt công tác điều tra và huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1
6
2.3.2
Giải pháp 2: Công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục.
7
2.3.3
Giải pháp 3: Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
9
2.3.4
Giải pháp 4: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.
10
2.3.5
Giải pháp5: Công tác phối hợp các nguồn lực ngoài nhà trường
10
2.3.6
Giải pháp 6: Thiết lập hệ thống hồ sơ, sổ sách Phổ cập GDTHĐĐT
11
2.3.7
Giải pháp 7: Tổng hợp các báo cáo, phương hướng công tác của năm, giai đoạn.
16
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến.
16
3
Kết luận và kiến nghị
17
3.1
Kết luận.
17
3.2
Kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo
Chữ viết tắt:
- PCGDTH: Phổ cập Giáo dục Tiểu học.
- PCGDTH ĐĐT: Phổ cập Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi.
- PCGD-XMC: Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ
- CSVC: Cơ sở vật chất
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Luật Phổ cập giáo dục khẳng định “Giáo dục Tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước”; 
“Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” 
Để đạt được những vấn đề nêu trên đòi hỏi mỗi chúng ta - những người làm công tác giáo dục cần trước tiên làm tốt công tác phổ cập giáo dục và đặc biệt là Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT). Đặc thù của công tác PCGDTHĐĐT là nâng cao chất lượng, chú trọng điều kiện phục vụ dạy học và đội ngũ giáo viên, đảm bảo vững chắc cho chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy, công tác này là nhiệm vụ hàng đầu, then chốt, xuyên suốt trong quá trình thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 
Thực tế ở địa phương và trường Tiểu học nơi tôi công tác nói chung việc làm công tác PCGDTHĐĐT còn có những khó khăn riêng, đó là điều kiện dân số trong độ tuổi phổ cập không ổn định. Nhiều hộ dân rời khỏi địa phương đi làm ăn xa để phát triển kinh tế gia đình đã thành phong trào. Vì thế nên hàng năm số lượng học sinh chuyển đi, chuyển về thường xuyên. Hơn thế nữa điều kiện kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn, là một vùng quê thuần nông, chuyên canh phát triển cây lúa, cây ngô. Các dịch vụ, và kinh doanh hàng hóa phát triển chậm, một vùng quê nghèo nên việc chăm lo cho sự học hành của con em chưa được chu đáo. 
Chúng ta cần xác định rõ phổ cập giáo dục là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chính vì vậy phổ cập được coi là một việc làm thường xuyên, liên tục, không được chủ quan, lơ là và cần tìm ra những giải pháp thích hợp để từng bước tháo gỡ những khó khăn và dần hoàn thành công tác này mang tính ổn định, bền vững, tạo tiền đề tốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm đáp ứng được những nhu cầu, xu thế mới của xã hội. 
Bản thân công tác trong ngành đã được 23 năm tôi nhận thấy rằng “Muốn phát triển bền vững ngay từ bậc học nền tảng thì nhất quyết phải thực hiện bằng được mục tiêu PCGDTHĐĐT, cần phải tìm mọi giải pháp để nâng cao chất lượng cũng như bảo đảm sự chăm chỉ, chuyên cần của học sinh”. 
Công tác phổ cập của địa phương trong nhiều năm qua cũng đã có những chuyển biến tích cực, có nhiều đồng chí Cán bộ quản lí, Giáo viên chuyên trách trên địa bàn đã trăn trở, tìm giải pháp để thực hiện tốt công tác này. Hơn nữa, để giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 được quy định tại Điều 11 Nghị định 20/2014/NĐ-CP về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, việc hoàn thành các chỉ số theo tiêu chuẩn qui định còn có những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Khi được phân công làm công tác này bản thân nhận thấy đây là công việc hết sức khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là khâu điều tra, hoàn thành các văn bản, hồ sơ theo qui định một cách khoa học, chính xác về nội dung và các thông số. Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, mày mò, tìm hiểu và điều tra thực tế, bản thân tôi đã có những suy nghĩ, trăn trở và mạnh dạn, tìm biện pháp làm thế nào để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành tốt nhiệm vụ phổ cập mà nhà trường tin tưởng giao phó. Chính vì thế mà tôi mạnh dạn xây dựng đề tài “Một số giải pháp giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3” với mong muốn được giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ PCGDTHĐĐT.
 Trong phạm vi của đề tài là tìm những giải pháp tích cực để làm tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3. Những giải pháp này tập trung vào những vấn đề: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học? Công tác điều tra và huy động trẻ ra lớp? Xây dựng một môi trường học tập tích cực, thân thiện nhằm hạn chế tối đa trẻ bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học đồng thời làm thế nào đó để hệ thống hồ sơ, bảng biểu được xây dựng sắp xếp một cách khoa học, có tính chính xác cao?” Trả lời đầy đủ, rõ ràng những câu hỏi này là đã tìm ra lời giải và đáp số cho “Bài toán khó” Phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Cái đích cuối cùng là làm sao cho mọi trẻ em trong độ tuổi được ra lớp, được học tập trong một môi trường thân thiện, được lĩnh hội, phát huy những tri thức nhân loại và có khả năng phát triển trí tuệ, tâm hồn, có kĩ năng sống tốt và thực thụ là những chủ nhân tương lai của đất nước. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về công tác PCGDTH, PCGDTH ĐĐT trên địa bàn xã từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót để tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng công tác PCGDTH ĐĐT ngày một tốt hơn.
 - Có những đề xuất, kiến nghị với các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện PCGDTH, PCGDTH ĐĐT trong thời gian tới. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Thực trạng thực hiện công tác PCGDTH, PCGDTH ĐĐT của xã; nâng cao chất lượng giáo dục, giáo dục đúng độ tuổi tại địa bàn công tác.
 - Một số giải pháp, kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGD ĐĐT
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu văn bản.
 - Phương pháp thu thập xử lí thông tin.
 - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
 - Phương pháp lập kế hoạch.
 - Phương pháp phân tích.
 - Phương pháp tổng hợp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
 Đề xuất được các giải pháp có tính hệ thống để chỉ đạo thực hiện tốt công tác PCGDTHĐĐT mức độ 3, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã. Trên cơ sở thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐCP, ngày 24 tháng 3 năm 2014 và thông tư số 07/2016/TT-BGD ĐT, ngày 22 tháng 3 năm 2016 quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, qui trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để xây dựng và phát triển đất nước, theo quan điểm chỉ đạo của Đảng thì phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020. Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Bậc Tiểu học có vị trí nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường Tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh được phát triển toàn diện, là cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ em tiếp tục học bậc cao hơn, Ở trường Tiểu học mọi trẻ em trong độ tuổi đi học của bậc học đều có quyền được học tập, giao tiếp trong môi trường thân thiện, yêu thương; được gia đình và toàn xã hội chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để các em thực hiện nhiệm vụ học tập và nhất là đội ngũ làm công tác giáo dục trong các trường Tiểu học đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo Luật giáo dục đã đề ra. Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý giáo dục luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác quản lý, duy trì kết quả PCGDTH, nâng cao chất lượng PCGDTH ĐĐT mà trước hết là nâng cao chất lượng giáo dục hằng năm. Phổ cập giáo dục Tiểu học là công việc khó khăn, phức tạp, là việc làm thường xuyên, liên tục. Công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đã đem lại cho mỗi trẻ em những tri thức, khả năng và giá trị cần cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương có đặc thù riêng, trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh có sự khác nhau nhưng yêu cầu cơ bản của phổ cập giáo dục Tiểu học là đảm bảo cho mọi trẻ em có trình độ học vấn tối thiểu, thống nhất trong cả nước. Học vấn đó bởi mục tiêu, nội dung đào tạo (Bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ đến phương thức và tiêu chí đánh giá).
 Theo quy định kiểm tra, công nhận phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi ban hành kèm theo Nghị định số 20/2014/NĐCP ngày 24 tháng 3 năm 2014 và thông tư số 07/2016/TT-BGD ĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, qui trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
2.2. Thực trạng công tác Phổ cập giáo dục đúng độ tuổi:
2.2.1. Công tác điều tra, cập nhật số liệu:
Hàng năm, các tổ điều tra đã tiến hành điều tra, thống kê số liệu theo phiếu và chuyển về Bộ phận chỉ đạo công tác phổ cập của nhà trường. Tuy nhiên, số hộ nhà dân nằm rải rác và ở xa địa bàn rất nhiều, hơn nữa những hộ đi làm kinh tế ở xa để con cái lại cho ông bà nuôi dưỡng chiếm một phần không nhỏ nên việc thu thập thông tin nhiều khi thiếu chính xác. Thực tế số liệu và các diễn giải trong phiếu có nhiều nội dung thiếu chính xác, các thông tin giữa hồ sơ học sinh ở nhà trường và sổ hộ khẩu của gia đình, sổ quản lý hộ tịch hộ khẩu của Công an xã của một số học sinh không khớp nhau nên rất khó khăn cho việc làm hồ sơ. Ngoài ra còn tồn tại những trường hợp như một số em có tên trong cả hai phiếu điều tra ở hai hộ khác nhau, thậm chí hai thôn khác nhau ( Do ông nội làm chủ hộ sau đó tách hộ thì con trai làm chủ hộ ở một hộ khẩu khác), hoặc có nhiều em tên trong phiếu điều tra và tên trong hồ sơ nhà trường khác nhau  
 Kinh nghiệm của cán bộ làm công tác điều tra còn hạn chế, thậm chí có một số tổ điều tra thiếu tình thần trách nhiệm. Họ không tận tình đến tận hộ gia đình để điều tra mà chỉ điều tra qua hệ thống hồ sơ nhân khẩu được lưu trữ ở tại các thôn hay thống kê trình độ văn hóa của đối tượng trẻ bằng cách tịnh tiến số tuổi, số lớp theo năm học cho nên không cập nhật được những số liệu mới và có những thông tin thiếu chính xác. 
Mặt khác, cán bộ chính quyền địa phương và các đoàn thể mặc dù đã có nhiều quan tâm chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục của địa phương, song cũng mới chỉ tập trung quan tâm về xây dựng cơ sở vật chất. Kinh nghiệm chỉ đạo, lãnh đạo về giáo dục tại địa phương còn hạn chế nhất định như công tác điều tra, vận động, phối hợp với gia đình để giáo dục học sinh ... Tất cả vấn đề nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả giáo dục và việc hoàn thành các mục tiêu PCGDTH đúng độ tuổi của nhà trường.
2.2.2. Công tác huy động trẻ ra lớp, duy trì sĩ số và chất lượng học tập của học sinh:
	Những năm trước 2003 công tác huy động trẻ ra lớp tại đơn vị gặp rất nhiều khó khăn như một số trẻ không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh khai không khớp với sổ hộ khẩu gia đình, sổ quản lý hộ tịch hộ khẩu của Công an xã. Số trẻ 6 tuổi chưa ra lớp vẫn còn do thiếu sự quan tâm của gia đình .
	Việc duy trì sĩ số cũng rất vất vả. Một số gia đình nghèo, khó khăn, con cái đông thường buộc trẻ thôi học ở nhà phụ giúp bố mẹ hay cho con nghỉ vào thời vụ do đó ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyên cần của các cháu. Thậm chí có gia đình còn phó mặc hoàn toàn công tác giáo dục cho nhà trường. Tất cả những yếu tố đó dẫn đến chất lượng học tập của các em chưa cao, tỉ lệ lưu ban còn nhiều, bỏ học giữa chừng vẫn còn tồn tại.
2.2.3. Công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường:
Hàng năm nhà trường đã có kế hoạch xây dựng các chỉ tiêu và vận động, tạo 
mọi điều kiện có thể để giáo viên học tập nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, xây dựng các chuyên đề dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. 
 Tuy nhiên trình độ lý luận, tin học và nhận thức về giáo dục nói chung của đội ngũ vẫn còn hạn chế. Điều kiện của đội ngũ cán bộ giáo viên vẫn còn nhiều khó khăn. Trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, việc tiếp cận phương pháp dạy học mới của giáo viên chưa nhanh nhạy, linh hoạt dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Khả năng lập kế hoạch hoạt động hoàn thành các mục tiêu phổ cập giáo dục 
của đội ngũ còn nhiều bất cập do chưa thực sự nắm vững yêu cầu và các tiêu chí cũng như tự đề ra các giải pháp thích hợp cho công tác này.
2.2.4. Công tác xây dựng Cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị:
 Những năm gần đây nhà trường đã được đầu tư xây dựng khá nhiều, cơ bản 
đã đáp ứng được nhu cầu học tập tối thiểu cho học sinh. Trường học được xây dựng khá khang trang, có tường rào và hệ thống cây xanh được sắp xếp hợp lí, có sân chơi, bãi tập tương đối rộng rãi, thoáng mát. Đã có khu vệ sinh dành cho học sinh, có nguồn nước sạch phục vụ cho các sinh hoạt cơ bản. Có phòng y tế, phòng thư viện và thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả sử dụng của các phòng này còn nhiều hạn chế do công tác quản lý, điều hành chưa khoa học, năng lực của nhân viên còn yếu. 
2.2.5. Hệ thống hồ sơ sổ sách phục vụ công tác PCGDTHĐĐT:
	Nhìn chung, hệ thống hồ sơ lưu trữ về công tác phổ cập của nhà trường của những năm trước có nhưng thực sự chưa đủ về số lượng, yếu về chất lượng và các số liệu thông tin như đã nói ở trên còn nhiều bất cập, thiếu độ tin cậy do chưa có những biện pháp thực hiện phù hợp và khoa học. Các nội dung trong hồ sơ phổ cập và hồ sơ nhà trường có nhiều điểm không đồng nhất như tên học sinh; năm sinh; nơi ở; số lượng học trong trường và học ngoài trường với số lượng có trong thực tế. Ngoài ra khi lập các biểu mẫu thống kê thường lúng túng không hiểu rõ ý đồ của bảng biểu nên dễ dẫn đến làm sai. Bởi vậy, khi thực hiện việc hệ thống hồ sơ sổ sách, lập các bảng biểu hầu hết mọi người có cảm giác “sợ” và thường dễ lẫn lộn, bị rối và chắc chắn điều này ảnh hưởng không tốt đối với việc hoàn thành công tác PCGDTHĐĐT.
	2.3. Giải pháp thực hiện:
	Muốn thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có hiệu quả, bắt buộc người thực hiện công tác này phải hiểu rõ các mục tiêu của phổ cập giáo dục, nắm rõ các tiêu chuẩn PCGDTHĐĐT, các văn bản ban hành và các hướng dẫn thực hiện của ngành, của địa phương về công tác PCGDTHĐĐT. Nắm rõ thực tế công tác phổ cập giáo dục tại địa bàn quản lí đồng thời trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu kĩ, tìm tòi thêm và ghi chép lại những kinh nghiệm trong thực tế. Qua nhiều năm thực sự trăn trở với công việc này, bản thân tôi đúc kết được một số giải pháp phục vụ cho việc quản lý công tác PCGDTH và PCGDTHĐĐT như sau:
Giải pháp 1: Làm tốt công tác điều tra và huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1. 
Để đảm bảo dữ liệu phổ cập của địa phương nói chung và trường tiểu học nói riêng trên hệ thống phần mềm PCGD-XMC được cập nhật đầy đủ, chính xác số hộ, số dân trong các độ tuổi, trình độ văn hóa của các thành viên trong hộ gia đình cũng như chuẩn bị tốt cho kế hoạch tuyển sinh lớp 1. Hàng năm, vào đầu tháng 6 tôi hướng dẫn các tổ điều tra tiến hành công việc điều tra, nhập phiếu. Bộ phiếu điều tra phổ cập giáo dục - xóa mù chữ triết xuất trên hệ thống PCGD-XMC được Bộ Giáo dục & Đào tạo triểm khai thực hiện từ năm học 2013- 2014 phải được bảo quản, ghi chép, cập nhật cẩn thận, hàng năm bắt buộc phải điều tra trình độ văn hóa bổ sung, bảo đảm không bỏ sót hộ nào hoặc thành viên nào trong hộ. Muốn vậy, các nhóm điều tra phải kết hợp chặt chẽ với công an xã, thôn, xóm bảo đảm việc thay đổi nhân, hộ khẩu nào cũng được cập nhật, đặc biệt là trình độ văn hóa của các thành viên. Sau đó, việc ghi chép vào phiếu phải tỉ mỉ, cẩn thận, tránh bôi xóa, ghi chép tên chủ hộ, các thành viên từ lớn tuổi đến nhỏ tuổi, ghi chú các cột nữ, dân 
tộc, các cột trình độ văn hóa, đánh số từng thôn. 
Nhiệm vụ của giáo viên điều tra là nắm kĩ đối tượng trẻ 6 tuổi ở địa bàn điều tra, lập danh sách ghi cụ thể thông tin của từng trẻ ( bảng thống kê theo ví dụ ở dưới) đồng thời các thành viên trong tổ điều tra cần tuyên truyền công tác giáo dục đến từng hộ gia đình, làm cho gia đình hiểu được quyền và nghĩa vụ được học tập 
của trẻ. Huy động trẻ ra lớp đúng thời gian tuyển sinh.
Ví dụ: DANH SÁCH TRẺ 6 TUỔI VÀO LỚP 1
Nhóm điều tra :  Thôn : 
TT
Họ và tên
Năm sinh
Con ông bà
( Người đỡ đầu)
Hoàn cảnh gia đình
1
 Lê Văn A
2012
Lê Văn B
Hộ nghèo
2
Nguyễn Văn B
2012
Nguyễn Văn C
 Bố mẹ đi làm kinh tế ở Miền nam. Em B ở với ông bà ngoại.
3
Trần Viết C
2012
Trần Viết D
 Ở xa trường
4
Trịnh Đình D
2012
Trịnh Thị E
 Bố mẹ ly hôn.Em D ở với ông bà nội
.....
 Ngày.......tháng .....năm......	 Người lập biểu
* Công tác tuyển sinh của nhà trường : Nhà trường phối hợp với Trường Mầm non; Ban văn hóa thông tin xã làm công tác tuyên truyền vận động qua hệ thống loa phát thanh. Quá trình tuyển sinh cần nắm rõ các thông tin của đối tượng tuyển sinh, đối chiếu với giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non để lập sổ tuyển sinh thật chính xác. Khi kết sổ tuyển sinh cần đối chiếu lại với danh sách trẻ 6 tuổi của các tổ điều tra xem huy động đã tối đa chưa. Nếu còn trẻ chưa ra lớp yêu cầu các tổ điều tra bằng mọi biện pháp đến nhà động viên trẻ nhập học.
	Trong thực tế vẫn còn tồn tại một số đối tượng đến hết thời điểm tuyển sinh 
vẫn chưa ra lớp với một số nguyên nhân cơ bản sau: trẻ nhập học nơi khác; trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn Tùy từng lí do mà các tổ điều tra có các giải pháp phù hợp như gia đình trẻ khó khăn nhà trường kêu gọi Hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường hỗ trợ để cho trẻ an tâm học; với trẻ đã tuyển sinh nơi khác cần điều tra cập nhật nơi nhập học của trẻ để theo dõi,
	Giải pháp2: Công tác duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục.
	a, Duy trì sĩ số: 
 Thực hiện cam kết duy trì sĩ số đến từng giáo viên chủ nhiệm ngay từ đầu năm học. Nếu có hiện tượng bỏ học, trốn học, giáo viên chủ nhiệm cần đến ngay gia đình để tìm hiểu nguyên nhân, cùng gia đình tìm ra giải pháp giúp các em tiếp tục đến trường. Bên cạnh những tác động của gia đình, xã hội thì chính phương pháp dạy học của giáo viên và môi trường học tập có tác động rất lớn đến khả năng chuyên cần của trẻ. Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa vui tươi, bổ ích để thu hút trẻ đến trường như : Sân chơi trí tuệ, Rèn luyện kĩ năng sống, trò chơi dân gian, tìm hiểu thế giới xung quanh em, Thi tiếng hát dân ca Ngoài ra chú trọng xây dựng khuôn viên nhà trường xanh-sạch- đẹp, thoáng mát, xây dựng các mối quan hệ thân thiện, cởi mở giúp trẻ thực sự thoải mái và cảm nhận được niềm vui khi đến trường.
b, Nâng cao chất lượng giáo dục:
	+ Giáo viên:
	Từng bước tham mưu với Phòng Giáo dục bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng để dạy đủ các môn theo chương trình giáo dục tiểu học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên được tham gia các lớp nâng chuẩn đáp ứng yêu c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giu_vung_tieu_chuan_pho_cap_giao_duc_t.doc