SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định: “Vì chưa đạt đến mặt trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời. Các bậc cha mẹ là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng giáo dục con cái của chính mình”. “Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là phải tôn trọng và bảo vệ trẻ em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và trẻ em gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ”.

 Với những vấn đề then chốt ấy thì nền giáo dục hiện nay cũng đã đặt ra là ta cần giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử như thế nào để giải quyết các vấn đề xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị sống.

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống và trong các công trình nghiên cứu thì kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm quan trọng nhất gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết.

Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình, các em sẽ có nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Mục đích của Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN có mục tiêu đề ra là:“ Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.”“ Trẻ hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân.”. “ Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh”. Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần có giải pháp giáo dục thật hữu ích giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm. Trẻ cần được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ cần được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Trong thực tế của xã hội ngày nay tình trạng trẻ em bị thụ động không biết cách tự bảo vệ bản thân, gặp những tình huống nguy cấp không biết tìm kiếm sự giúp đỡ, nạn bạo hành trẻ em đang ngày càng nhức nhối, để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ. Từ những trăn trở về những hậu quả đáng tiếc đối với trẻ thì việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết nhất là trẻ 5-6 tuổi các con còn rất bé, mọi kỹ năng tự bảo vệ

bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại những xâm hại cơ thể

về mọi mặt. Nhưng ở lứa tuổi này, nếu các con được rèn luyện thường xuyên để

tự đối phó với các tình huống có thể xảy ra thì các con hoàn toàn có thể tiếp thu

được. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là cung cấp cho các con những kiến thức cơ bản nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các con, giúp các con dễ nhớ, ấn tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận dụng những kiến thức được học để tự bảo vệ bản thân. Đây cũng là phương pháp mà người lớn có thể bảo vệ cho trẻ một cách tốt nhất khi các con gặp phải nguy hiểm mà không có cha, mẹ, anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh. Các con cần được dạy và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ trong nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và không gian khác nhau, đồng thời có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp .Để nâng cao những hiểu biết nhất định của các con về các sự việc, hiện tượng xung quanh

Đây cũng là lý do để tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”

 

doc 17 trang thuychi01 27793
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em khẳng định: “Vì chưa đạt đến mặt trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời. Các bậc cha mẹ là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng giáo dục con cái của chính mình”. “Không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là phải tôn trọng và bảo vệ trẻ em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và trẻ em gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ”.
 Với những vấn đề then chốt ấy thì nền giáo dục hiện nay cũng đã đặt ra là ta cần giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử như thế nào để giải quyết các vấn đề xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị sống.
Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng sống và trong các công trình nghiên cứu thì kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm quan trọng nhất gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết.
Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình, các em sẽ có nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động của xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Mục đích của Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN có mục tiêu đề ra là:“ Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành và phát triển ở trẻ những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một: hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.”“ Trẻ hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân.”. “ Biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh”. Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 5- 6 tuổi là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần có giải pháp giáo dục thật hữu ích giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm. Trẻ cần được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ cần được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Trong thực tế của xã hội ngày nay tình trạng trẻ em bị thụ động không biết cách tự bảo vệ bản thân, gặp những tình huống nguy cấp không biết tìm kiếm sự giúp đỡ, nạn bạo hành trẻ em đang ngày càng nhức nhối, để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ. Từ những trăn trở về những hậu quả đáng tiếc đối với trẻ thì việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết nhất là trẻ 5-6 tuổi các con còn rất bé, mọi kỹ năng tự bảo vệ
bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại những xâm hại cơ thể
về mọi mặt. Nhưng ở lứa tuổi này, nếu các con được rèn luyện thường xuyên để
tự đối phó với các tình huống có thể xảy ra thì các con hoàn toàn có thể tiếp thu
được. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là cung cấp cho các con những kiến thức cơ bản nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các con, giúp các con dễ nhớ, ấn tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận dụng những kiến thức được học để tự bảo vệ bản thân. Đây cũng là phương pháp mà người lớn có thể bảo vệ cho trẻ một cách tốt nhất khi các con gặp phải nguy hiểm mà không có cha, mẹ, anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh. Các con cần được dạy và rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ trong nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều hoàn cảnh và không gian khác nhau, đồng thời có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp.Để nâng cao những hiểu biết nhất định của các con về các sự việc, hiện tượng xung quanh
Đây cũng là lý do để tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Đông Hải biết tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm.
- Giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi một số kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng nhận thức, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
- Giúp cho tất cả các giáo viên trong trường mầm non Đông Hải xác định được mục đích của việc giáo dục trẻ kỹ năng tự báo vệ
- Giúp ban giám hiệu nhà trường có hướng quản lí, chỉ đạo sát sao trong việc giáo viên tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi biết tự bảo vệ mình
Mục đích chính của đề tài này đó là làm thế nào để đưa ra những “Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
1.3. Đối tượng nghiên cứu
+ Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế 
+ Phương pháp thu thập thông tin
+ Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
Xuất phát từ mục tiêu năm học 2017-2018 của trường mầm non Đông Hải đó là đưa ra nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục phải dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triển tính chủ động, sáng tạo và khả năng tư duy phản biện của trẻ.
Xuất phát từ việc cần thiết phải giáo dục kỹ năng cho trẻ 5-6 tuổi biết cách tự bảo vệ.
Xuất phát từ việc nhà trường, gia đình và xã hội có thể giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển tốt các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ và giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân.
Xuất phát từ chương trình giáo dục mầm non và sự thay đổi phát triển với tốc độ nhanh của xã hội đòi hỏi cần trang bị những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ 5-6 tuổi đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ mình
2.2. Thực trạng của vấn đề 
* Đặc điểm tình hình của nhà trường 
Trường Mầm non Đông Hải được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 1993. Nằm rải rác 6 thôn trong toàn xã, lớp học chủ yếu mượn tạm nhà văn hóa thôn. Năm 2009 trường được sự hỗ trợ từ trái phiếu chính phủ và một số nguồn khác, tập trung xây dựng thành khu trung tâm tại thôn Đồng Lễ - Xã Đông Hải, với diện tích là 4.500m2.
Trong đó diện tích phòng học là 728m2 diện tích sân chơi là 2.000m2. Trường nằm tại điểm trung tâm thuận lợi về giao thông, có khuôn viên thoáng mát.
Quá trình xây dựng và phát triển, nhà trường đó có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương. Nhiều năm liên tục đạt trường tiên tiến. Từ năm 2008 đến nay trường được công nhận danh hiệu “Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Được nhận: “ Bằng khen của UBND Tỉnh Thanh Hoá” “Giấy khen của SGD & ĐT Tỉnh Thanh Hóa”. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đạt vững mạnh, Chi bộ liên tục đạt “Trong sạch vững mạnh”. Trường được công nhận chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Tæng sè c¸n bé gi¸o viªn, nh©n viªn: 31 ng­êi, 100% ®¹t tr×nh ®é chuÈn, trong ®ã trªn chuÈn lµ 23/31 ®¹t 74% 
* Thuận lợi:
- Nhà trường có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ
- Tập thể CBGVNV 100% ®¹t tr×nh ®é chuÈn, trong ®ã trªn chuÈn lµ 23/31 ®¹t 74% 
- Đa số giáo viên tuổi đời còn trẻ được tiếp cận nguồn tri thức mới, phương pháp mới, đáp ứng được yêu cầu. Nhiệt tình trong công tác rất tâm huyết với nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
* Khó khăn:
- Giáo viên chưa được tập huấn về nội dung, phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
- Thời gian dành cho việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi còn ít
- Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên hạn chế về nhận định tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi trong nhà trường. 
- Giáo viên chưa nghiên cứu và tự bồi dưỡng cho mình kiến thức để xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa bài bản và có hệ thống đang còn mang tính chất “ Giáo dục tự do”
- Giữa nhà trường và gia đình chưa có sự kết hợp, nhận thức của phụ huynh về vai trò của kỹ năng tự bảo vệ của trẻ chưa tốt chưa chú tâm phối hợp cùng nhà trường và giáo viên.
- Do cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
* Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của trường mầm non Đông Hải:
Năm học 2017-2018 trường mầm non Đông Hải đã xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ dựa vào Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo và Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình GDMN. Từ đó BGH và GV xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục trẻ đó là “ Lấy trẻ làm trung tâm ” với mục tiêu đó nhà trường đã xây dựng môi trường giáo dục phù hợp và trong hội thi “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” cấp thành phố thì trường mầm non Đông Hải đã được giải nhất trong hội thi.
Đê làm tốt hơn nữa về công tác chăm sóc giáo dục trẻ và tránh cho trẻ bị xâm hại, tổn thương về mọi mặt BGH nhà trường cùng giáo viên cũng nâng cao nhận thức làm thế nào để trẻ biết cách tự bảo vệ trong độ tuổi 5-6 chính vì vậy đã xây dựng các hoạt động nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ dưới dạng lồng ghép vào các chủ đề , với chủ đề nào thì nhà trường và giáo viên cũng đưa những bài dạy để giáo dục cho trẻ biết những việc trẻ nên làm hay không nên làm.
 Tuy nhiên nhiều giáo viên và phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi. 
Một số giáo viên còn hạn chế trong việc đưa ra những tình huống thực sự có vấn đề, có ý nghĩa với cuộc sống trẻ, cũng như hệ thống câu hỏi hướng dẫn nhằm khơi gợi trẻ giải quyết vấn đề.
BGH và GV chưa tăng cường sử dụng nhiều biện pháp nhằm khích lệ trẻ nhận xét, đánh giá và tự đánh giá bản thân để trẻ có thể noi gương và nên cho trẻ được trải nghiệm bằng những hình ảnh người thật việc thật thông qua các bài dạy các chuyến tham qua dã ngoại để trẻ học được từ những tình huống thực tế.
Nội dung giáo dục an toàn, tự bảo vệ cho trẻ trong nhà trường có thực hiện trong kế hoạch nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng nghĩa. Giáo dục kỹ năng được tiến hành chủ yếu dưới hình thức lồng ghép vào các chủ đề khác vì vậy nội dung giáo dục chưa sâu và chưa đầy đủ: Thời gian dành cho giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi còn hạn chế. Các hoạt động giáo dục thiên về cung cấp kiến thức cho trẻ hơn là tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm, thực hành và biện pháp giáo dục giáo viên sử dụng chủ yếu là trò chuyện và dùng lời.
Kết quả, khảo sát thực trạng .
Kết quả số liệu năm học 2017-2018 của học sinh và giáo viên:
Kết quả như sau:
Khảo sát trẻ trong tháng 9/2017:
Tổng Số trẻ 5-6 được khảo sát về kỹ năng bảo vệ
Trẻ biết
Trẻ Phân vân
Trẻ Chưa biết
100 trẻ
30/100 = 30%
30/100 = 30%
40/100 = 40%
Khảo sát trên cô về mức độ cần thiết vê giải pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi tháng 9/2017:
Số GV được KS
Giải pháp để giáo viên thực hiện
Mức độ cần thiết
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
8 GV
Xử lý tình huống
3/8 = 37,5%
3/8= 37,5%
2/8= 25%
Sử dụng các trò chơi
3/8 = 37,5%
4/8 = 50%
1/8 = 12.5%
Tạo môi trường hoạt động tích cực
4/8 = 50%
3/8 = 37,5%
1/8 = 12.5%
Tạo cơ hội để trẻ được tương tác được trải nghiệm
4/8 = 50%
3/8= 37,5%
1/8 = 12.5%
Khuyến khích trẻ nhận xét, đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân
3/8 = 37,5%
3/8 = 37,5%
2/8 = 25%
Bồi dưỡng lý luận và phương pháp dạy kỹ năng tự bảo vệ cho GVMN
4/8 = 50%
3/8 = 37,5%
1/8 = 12.5%
Xây dựng và đưa nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp vào các thời điểm trong ngày
4/8 = 50%
3/8 = 37,5%
1/8 = 12.5%
Nâng cao ý thức của GVMN phụ huynh về sự cần thiết của kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
4/8 = 50%
3/8 = 37,5%
1/8 = 12.5%
Phối hợp nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
3/8 = 37,5%
3/8 = 37,5%
2/8 = 25%
Trước thực trạng trên là người quản lý tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp để giúp trẻ biết cách tự bảo vệ trẻ trong độ tuôi 5-6 tuổi nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của CBGVNV trong nhà trường, của phụ huynh học sinh và toàn xã hội về “ Giải pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” là rất cần thiết.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã xử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp xử lý tình huống và bài tập nhằm tạo cơ hội để trẻ được tương tác được trải nghiệm
Trong trường mầm non đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi 5-6 tuổi thì việc tận dụng những tình huống nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, hoặc tạo tình huống hấp dẫn mang tính có vấn đề để tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. tạo cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm bằng thực tế sinh động đó là thông qua các tình huống giả định. Và với việc giải quyết một cách thuần thục những tình huống giả định đưa ra giúp trẻ sẽ không bị lúng túng khi giải quyết những tình huống mà trong thực tế trẻ sẽ gặp phải.
Thông qua việc trẻ được trải nghiệm xử lý các tình huống từ đó sẽ có biểu tượng về các hành vi và chuẩn mực, làm giàu vốn sống, vốn kinh nghiệm của trẻ giúp trẻ lựa chọn những hành vi tích cực để vận dụng vào trong cuộc sống của mình.
Khi xây dựng các tình huống BGH và GV phụ trách độ tuổi cung cấp những tình huống có vấn đề mang tính gần gũi, thực tế, dễ hiểu phù hợp với nhận thức của trẻ.
Khi triển khai áp dụng các tình huống tôi chỉ đạo GV đưa ra những tình huống mà trẻ thường gặp phải trong cuộc sống liên quan đến kỹ năng tự bảo vệ như tình huống: Trẻ bị lạc mẹ trong siêu thị, trẻ bị người lạ dụ dỗ, bị người khác tấn công, trẻ bị lạm dụng...
Khi đã đưa ra các tình huống giáo viên không nên đưa ra cách giải quyết cụ thể mà nên tạo điều kiện để cho trẻ tự tìm cách giải quyết theo khả năng của mình. Trong quá trình trẻ giải quyết một tình huống nào đó, tùy từng nhóm trẻ mà GV có thể nâng cao yêu cầu với trẻ cho phù hợp.
Khi trẻ giải quyết các tình huống giáo viên cần theo dõi cách giải quyết của trẻ để trẻ kịp thời đưa ra những gợi ý cần thiết nhằm hướng dẫn trẻ. GV phải luôn quan sát và khích lệ cũng như tuyên dương những biểu hiện kỹ năng tốt của trẻ. 
GV cần đưa ra các tình huống không gò bó áp đặt trẻ. Tình huống phải đảm bảo tính tự nhiên, gắn liền với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh mối quan hệ đa dạng, phong phú trong xã hội. GV cần sự giao tiếp gần gũi, thân thiện, bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ với nhau.
Ví dụ: BGH tổ chức cho trẻ đi tham quan doanh trại quân đội và siêu thị BiC, GV đưa ra một số tình huống để học sinh lớp minh tự giả quyết và bên cạnh đó có sự giám sát của GV khi trẻ giải quyết tình huống.
Tình huống 1: Khi cô tổ chức cho trẻ trong lớp đi tham quan siêu thị cô để 2 trẻ đứng chờ ngoài cổng để cô dẫn các bạn trong lớp vào siêu thị trước để tham quan siêu thị và để trẻ bị lạc cô và các bạn.
Tình huống 2: Đến thăm quan doanh trai quân đội cô nhờ người lạ đóng giả là người quen của trẻ cho kẹo và nói họ là bạn của bố mẹ và rủ trẻ đi cùng họ.
- GV cũng có thể tổ chức bằng cách cho trẻ xem trình chiếu bằng powerpoint hình hoặc chuẩn bị những bức ảnh tập thể hoặc hình rời gia đình, nhóm bạn của bố mẹ, cô giáo ...Các bức ảnh về người lạ dẫn dụ các bé... Cô sẽ hỏi từng trẻ ai là người quen của trẻ, ai là người lạ trong hình; Các con có đi theo người lạ không... và yêu cầu từng trẻ trả lời...
 Tình huống 3: Người lạ vào lớp ôm hôn, bế, và có những hành động sàm sỡ để con giải quyết.
Tình huống 4: Cô đưa ra tình huống khẩn cấp như: Cháy, có bạn hoặc người rơi xuống nước, ngã chảy máu...
Tình huống 5: Cô cho trẻ xem một đoạn clip hoặc một bức tranh thể hiện sự nguy hiểm trong thiên nhiên như bão lụt, động đất, sóng thần, sấm sét. Câu hỏi tình huống tương ứng với đoạn clip hoặc bức tranh. Từ ba đến bốn đáp án trắc nghiệm có hình ảnh minh họa – Cô hỏi trẻ nếu con rơi vào tình huống đó con sẽ xử lý thế nào? GV nên để đáp án dưới dạng trắc nghiệm, mỗi đáp án đều có hình ảnh minh sinh động rõ ràng để trẻ tự chọn lựa ( - Nếu con biết động đất sắp xảy ra con sẽ làm gì? => đưa hình ảnh 1: Trẻ chạy ra khỏi nhà thật nhanh => Con cầu cứu người lớn => Con chui vào gầm bàn và ôm đầu lại thật chặt).
Tình huống 6: GV cho trẻ quan sát vật thật hoặc tranh ảnh các loại thức ăn, nước uống sạch, an toàn ( bánh mì, quả chín) có màu sắc, mùi vị đi kèm như: màu vàng đẹp,... các loại thức ăn, các loại quả có dấu hiệu ôi thiu, có nấm mốc, mùi vị hôi, thối, tanh, chua.... yêu cầu trẻ:
- Nhận dạng và phân loại được các thức ăn, quả có dấu hiệu ôi thiu, mốc, bầm dập, thối...
- Hãy kể các biểu hiện của thức ăn, nước uống có hại cho sức khỏe: Có mùi hôi, chua, màu lạ, lẫn tạp chất, phân chuột,gián, ruồi.
GV đưa ra các câu hỏi: Các thức ăn ôi thiu có nên ăn không? Tại sao?( Không nên ăn vì dễ bị đau bụng, tiêu chảy...). Thức ăn hôi thiu khác với thức ăn không bị ôi thiu như thế nào?( Có mùi hôi, thối, khó chịu, có màu lạ). Con có biết tại sao thức ăn hôi thiu? ( Do để lâu, không che đậy, để ruồi bâu, không cất tủ lạnh...). Nước ở ao hồ sông suối, lu nước tắm rửa có thể dùng để uống được không?( Không vì có vi trùng, viruts gây bệnh đau bụng, tiêu chảy, giun sán...). Tay bẩn( do dính đất, vật bẩn...) có cầm bánh ăn được không? ( không vì bị nhiễm giun gây bệnh).
Tình huống 7: Cô đưa ra một số đồ vật qua powerpoint hoặc tranh ảnh các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ như: búa, đinh vít, kéo bấm khuy, dao, đinh, kim tây, kim khâu, gim giấy(đầu nhọn), nắp chai, các loại hột, hạt nhỏ( Có thể lọt vào lỗ tai, lỗ mũi...) như hạt thóc, hạt đậu... và một số đồ vật đồ chơi không gây nguy hiểm. => Cô cho trẻ quan sát vật thật hoặc hình ảnh đồ vật có thể gây nguy hiểm; yêu cầu trẻ gọi tên đúng từng đồ vật có thể gây nguy hiểm; giải thích nguyên nhân tại sao các đồ vật có thể gây nguy hiểm, cách phòng tránh
Tình huống 8: Cho trẻ xem video hoặc tranh ảnh các sự việc có thể gây nguy hiểm. GV chỉ từng bức tranh cho trẻ nhìn trong giây lát và hỏi:
- Con hãy nhìn kĩ cho cô biết đây là sự việc gì?
- Sự việc nào trong những sự việc này là nguy hiểm?
- Con hãy giải thích sự việc có thể gây nguy hiểm như thế nào?
- Con có thể làm gì để tránh sự nguy hiểm?
Rất nhiều những tình huống và bài tập mà BGH và GV đưa ra nhằm giúp trẻ được trải nghiệm và giáo viên sẽ là người quan sát sau đó tổng hợp lại và hướng cho trẻ những kỹ năng tốt nhất để bảo vệ khi trẻ gặp các tình huống.
2.3.2: Biện pháp sử dụng các trò chơi
Sử dụng trò chơi nhằm giúp trẻ thực hành kỹ năng tự bảo vệ là giải pháp rất hiệu quả đối với trẻ 5-6 tuổi thông qua trò chơi giúp trẻ tìm hiểu vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Khi chơi giúp trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành kỹ năng.
Khi GV tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập trẻ sẽ nhận biết kỹ năng tự bảo vệ qua việc tiến hành các hành động nhận thức để phân loại các hành vi đúng sai, nên và không nên.
Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi phù hợp với trẻ 5-6 tuổi như trò chơi về đúng nhà, Ai đúng ai sai, phân loại các đồ chơi an toàn và loại bỏ các đồ chơi không an toàn, kể theo yêu cầu của cô, bù chỗ khuyết, hãy xếp theo thứ tự.... 
Khi xây dựng GV phải dựa vào nội dung học, điều kiện và thời gian mỗi giờ học. Trò chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, phải phù hợp với tâm lý trẻ, phù hợp vào khả năng hướng dẫn của GV và cơ sở vật chất của nhà trường. Trò chơi đưa ra phải tạo được hứng thú cho trẻ, có mục đích và có luật chơi rõ ràng. Khi tổ chức chơi GV phải chuẩn bị phần thưởng cho người thắng cuộc và phải lường trước những tình huống có thể xảy ra trong khi trẻ chơi.
Bên cạnh trò chơi học tập thì trò chơi đóng vai cùng rất hiệu quả để giúp trẻ có những kỹ năng tự bảo vệ. Vì ở trò chơi này trẻ có thể thực hành và làm t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_cho_tre_mau.doc