SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4 trong chương trình VNEN

SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4 trong chương trình VNEN

Thực trạng

Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai. tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul

Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó".

Hiện nay kĩ năng sống đã có giáo trình riêng nhưng không phải cứ dạy ở trong giáo trình với số tiết ít ỏi là có thể giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải được tích hợp trong tất cả các môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng cảm, kiên trì,. Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.

Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường.

Các chuyên gia cho rằng một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là “ Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực.

 

doc 16 trang hoathepmc36 28/02/2022 17163
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt Lớp 4 trong chương trình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN
Lệ Thuỷ, tháng 10 năm 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN
 Họ và tên: Lê Thị Mĩ Lệ
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy
Lệ Thuỷ, tháng 10 năm 2016
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn sáng kiến:
“Giáo dục một người là đào luyện họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh” (Danh ngôn khuyết danh). Cuộc sống xô bồ và trẻ em thì như một tờ giấy mỏng manh, nếu không bồi đắp cho chúng thêm cứng cáp thì sợ rằng chúng sẽ tan chảy giữa dòng đời này. Đó là điều mà mỗi một giáo viên luôn phải tự nhắc nhở mình. Bởi vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt học sinh Tiểu học là rất thiết yếu.
Trước đây, nền giáo dục của Việt Nam chỉ tập trung vào việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Học chỉ để làm giàu thêm vốn kiến thức cho bản thân mình. Còn lại kĩ năng sống thì tự bản thân các em phải tiếp xúc với kho kiến thức vô hạn đó là cuộc sống. Anh nào tích luỹ được nhiều kĩ năng thì thích ứng tốt với cuộc sông. Anh nào không giác ngộ cho mình được kĩ năng nào thì chới với khi các tình huống trong cuộc sống xả ra.
Trong những năm trở lại đây, nhờ có tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục khác, giáo dục của ta đã có nhiều kế hoạch để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Vì vậy, có nhiều đề tài cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, hầu như các tài liệu đó đều nói về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và ở nhiều môn học. Nhưng giáo dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi vì bản thân nội dung bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng( Tư duy sáng tạo, xúc cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,...)
Thêm vào đó kĩ năng sống thì phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống. Có những phương pháp thì phù hợp với học sinh ở vùng miền này, nhưng cũng có những phương pháp không áp dụng được cho vùng miền khác. Chính vì vậy, với sự trăn trở của một nhà giáo ở vùng quê bán sơn địa đã thôi thúc tôi tìm hiểu và nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Qua một năm thử nghiệm có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN.
Điểm mới của đề tài chính là đi sâu vào một môn học mà ở đây là môn Tiếng Việt lớp 4 chứ không phải tràn lan ra ở nhiều môn. Một điểm khác biệt nữa là sáng kiến này áp dụng cho chương trình giảng dạy theo mô hình VNEN. Bởi vậy mà tuy thời gian triển khai đề tài chưa nhiều nhưng cũng đã đem lại một số kết quả đáng kể: 
Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em.
Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.
Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm tụ tập đánh nhau .
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN.” được áp dụng đối với học sinh lớp 4. Đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:
1. Thực trạng
Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul 
Tại Việt Nam, kỹ năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà trường chủ yếu học sinh chỉ được dạy kỹ năng học tập và chính trị, còn việc giáo dục kỹ năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay, thuật ngữ kỹ năng sống được sử dụng khá phổ biến nhưng có phần bị "lạm dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ chức và các bậc cha mẹ cũng chưa thật hiểu gì về nó". 
Hiện nay kĩ năng sống đã có giáo trình riêng nhưng không phải cứ dạy ở trong giáo trình với số tiết ít ỏi là có thể giáo dục được kĩ năng sống cho học sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải được tích hợp trong tất cả các môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng cảm, kiên trì,... Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực hiện các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các em học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.
Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với  tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu  quả lồng ghép còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. 
Các chuyên gia cho rằng một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là “ Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. 
Qua tiến hành khảo sát lớp 4A đầu năm học với nội dung “kĩ năng của em” có kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
28
5
17.9
13
46.4
10
35.7
Tổng số học sinh
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
SL
%
SL
%
28
12
42.9
17
60.7
Tổng số học sinh
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa, khá phù hợp.
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi.
SL
%
SL
%
28
15
53.6
13
46.4
 Về tổng hợp năng lực, phẩm chất và kiến thức đầu năm như sau: 
Tổng số học sinh
Năng lực
Phẩm chất
Kiến thức
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
28
24
4
25
3
23
5
- Học sinh thể hiện kĩ năng  còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng bản thân. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh còn hạn chế. Chính vì thế khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn chậm.
2. Nguyên nhân:
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế  - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng.
 Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lựcđối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ trong một thời gian dài.
 - Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.
- Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ năng sống chưa kĩ.
- Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh.    
Các giải pháp:
Giải pháp:
Để đạt được hiệu quả tối đa các nội dung giáo dục đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nắm vững khái niệm về kĩ năng sống và các nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt.
Trước hết để giáo dục kĩ năng sống thì bản thân chúng ta phải hiểu rõ kĩ năng sống là gì? 
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, kỹ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn đạt, và kỹ năng tổ chức. Đôi khi kỹ năng sống, nhưng không phải luôn luôn, khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).
Kĩ năng sống thực sự bao gồm:
Kỹ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá nhân.
Kỹ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ là nhỏ nhất. 
 Kỹ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng nguy hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. 
Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục những hiểu biết trong trí não trẻ.
Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là bài toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc chắn trẻ cần những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. 
Kỹ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất nhiều thời gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được đường đi là một kỹ năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.
Kỹ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kỹ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề nào đó. Kỹ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin là xong.
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.
Có kế hoạch về toàn bộ nội dung giáo dục kĩ năng sống tích luỹ trong chương trình môn Tiếng Việt.
Cụ thể như sau:
BÀI
NỘI DUNG BÀI
CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT
1
Dế mèn bệnh vực kẻ yếu
-Thể hiện thông cảm
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
Mẹ ốm
- Thể hiện thông cảm
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
2
Dế mèn bệnh vực kẻ yếu (tt)
- Thể hiện thông cảm
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Tư duy sáng tạo
3
Thư thăm bạn
- Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị
- Tư duy sáng tạo
Viết thư
- Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Tư duy sáng tạo
Người ăn xin
- Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị
4
Một người chính trực
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
- Tư duy phê phán
5
Những hạt thóc giống
- Xác định giá trị
- Tự nhận thức về bản thân
- Tư duy phê phán
6
Nỗi dằn vặt của An –đrây -ca
- Ứng xử lịch sự trong giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị
Chị em tôi
- Ứng xử lịch sự trong giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
- Xác định giá trị
-Lắng nghe tích cực
7
Trung thu độc lập
- Xác định giá trị
- Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm vụ của bản thân)
LT phát triển câu chuyện
- Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán
- Thể hiện sự tự tin
- Hợp tác
8
LT phát triển câu chuyện
- Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán
- Thể hiện sự tự tin
-  Xác định gía trị 
9
Thưa chuyện với mẹ
-Lắng nghe tích cực
- Giao tiếp
- Thương lượng
KC được chứng kiến hoặc tham gia
- Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực
- Đặt mục tiêu
- Kiên định
LT trao đổi ý kiến với người thân
- Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực
- Thương lượng
- Đặt mục tiêu, kiên định
11
Có chí thì nên
-  Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân
-Lắng nghe tích cực
LT trao đổi ý kiến với người thân
- Thể hiện sự tự tin
-Lắng nghe tích cực
- Giao tiếp
- Thể hiện sự cảm thông
12
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi
-  Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân
- Đặt mục tiêu
13
Văn hay chữ tốt
- Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân
- Đặt mục tiêu
- Kiên định
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Thể hiện sự tự tin
- Tư duy sáng tạo
-Lắng nghe tích cực
14
Chú Đất nung
- Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân
- Thể hiện sự tự tin
Chú Đất nung (TT)
- Xác định gía trị 
- Tự nhận thức về bản thân
- Thể hiện sự tự tin
Dùng câu hỏi vào mục dích khác
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
-Lắng nghe tích cực
15
Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
- Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
-Lắng nghe tích cực
16
LT giới thiệu địa phương
- Tìm kiếm và xử lí thông tin
- Thể hiện sự tự tin
- Giao tiếp
19
Bốn anh tài
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Hợp tác
- Đảm nhận trách nhiệm
20
Bốn anh tài (TT)
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Hợp tác
- Đảm nhận trách nhiệm
LT giới thiệu địa phương
- Thu thập, xử lí thông tin( về địa phương cần giới thiêu)
- Thể hiện sự tự tin
- Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận ( về bài giới thiệu)
21
Anh hùng Trần Đại Nghĩa
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Tư duy sáng tạo
KC được chứng kiến hoặc tham gia
- Giao tiếp
- Thể hiện sự tự tin
- Ra quyết định
- Tư duy sáng tạo
23
Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
- Giao tiếp
- Đảm nhận trách nhiệmphù hợp với lứa tuổi
- Lắng nghe tích cực
24
Vẽ về cuộc sống an toàn
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Tư duy sáng tạo
- Đảm nhận trách nhiệm
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Giao tiếp
- Thể hiện sự tự tin
- Ra quyết định
- Tư duy sáng tạo
Tóm tắt tin tức
- Tìm kiếm vad xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu
- Đảm nhận trách nhiệm
25
Khuất phục tên cướp biển
- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
- Ra quyết định
- Ứng phó, thương lượng
-Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích
LT tóm tắt tin tức
- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
- đảm nhận trách nhiệm
26
Thắng biển
- Giao tiếp: thể hiếnự cảm thông
- Ra quyết định. ứng phó
- Đảm nhận trách nhiệm
27
Ga-vrốt ngoài chiến luỹ
- Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
- Đảm nhận trách nhiệm
- Ra quyết định
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Tự nhận thức, đánh giá
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
- Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
29
Luyện tập tóm tắt tin tức
- Tìm và xử lí thông tin, phân tích, dối chiếu
-Đảm nhận trách nhiệm
Giữ phép lịch sự khi yêu cầu đề nghị
- Giao tiếp: ứng phó, thể hiện sự cảm thông
-Thương lượng
-Đặt mục tiêu
30
Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Điền vào giấy tờ in sẵn
- Thu thập, xử lí thông tin
- Đảm nhận trách nhiệm công dân
31
Kể chuyện được chứng kiến hoặc thamgia
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Tự nhận thức, đánh giá
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
32
Khát vọng sống
- Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân
- Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét
- Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
34
Tiếng cuời là liều thuốc bổ
- Kiểm soát
- Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
Giải pháp 2 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
Giải pháp 3: Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương:  
      * Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
              Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn.
 * Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học xong tiết học này:
               Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và  học sinh.
               Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.
 * Gọi những học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:
             Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học
 * Hướng dẫn học sinh nắm được mục tiêu cần đạt sau khi học. Từ đó xác định các kĩ năng cần đạt:
          Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tho.doc