SKKN Giải pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường trung học phổ thông

SKKN Giải pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường trung học phổ thông

 Thư viện trường trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên, học sinh trong trường, cải tiến phương pháp dạy học, đồng thời thư viện trường học tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá cho các thành viên trong nhà trường.

Thư viện trường THPT Bỉm Sơn những năm qua nhìn chung đã đáp ứng được cho giáo viên và học sinh trong trường đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển vvv. Đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh trong trường.

Một thư viện muốn hoạt động tốt phải được tổ chức kho sách tốt. Việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tốt giúp cho cán bộ thư viện, lãnh đạo nhà trường nắm bắt được cụ thể tài sản hiện có của thư viện.

Tuy nhiên trong thực tế từ khi ra đời đến năm học 2003 - 2004 thư viện trường THPT Bỉm Sơn chú trọng chưa nhiều vào khâu tổ chức, bảo quản vốn tài liệu, nhiều tài liệu chưa được đăng kí, phân loại, sắp xếp khoa học. Điều đó làm hạn chế nhiều đến vai trò, hoạt động của thư viện, ảnh hưởng đến công tác phục vụ bạn đọc của thư viện nhà trường. Đây không chỉ là hạn chế của thư viện trường THPT Bỉm Sơn mà còn là hạn chế chung của các thư viện trường nói chung trong tỉnh ta, trong thời kì khi mới ra đời còn non nớt về nghiệp vụ thư viện. Cho đến năm 2005 trường THPT Bỉm Sơn đạt thư viện chuẩn thì công tác thư viện của nhà trường được chú trọng hơn. Nhà trường có 01 thư viện biên chế trình độ Trung cấp.

Vì những lí do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Một số phương pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường THPT. Các phương pháp này đã thực hiện tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn từ năm học 2004- 2005 cho đến năm học 2016 - 2017 và đã đem lại hiệu quả cao trong công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường THPT Bỉm Sơn. Nâng cao vai trò của hoạt động thư viện trong trường học, góp phần tích cực vào mọi thắng lợi trong những năm qua mà nhà trường đã đạt được.

 

doc 21 trang thuychi01 25482
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BỈM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC VÀ 
BẢO QUẢN VỐN TÀI LIỆU THƯ VIỆN 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người thực hiện: Hoàng Thị Mỹ
Chức vụ: Nhân viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Khác
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
3
1.1. Lí do chọn đề tài:
3
1.2. Mục đích nghiên cứu:
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
2.1. Cơ sở lí luận của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trong trường THPT
4
2.2. Thực trạng chung về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn
4
2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kho của thư viện: (từ khi ra đời đến nay) 
4
2.2.2 Thực trạng chung của công tác bảo quản vốn tài liệu thư viện 
5
2.3. Các giải pháp thực hiện
5
GIẢI PHÁP 1: Đăng kí vốn tài liệu hiện có trong thư viện:
5
GiẢI PHÁP 2: Chọn phương pháp sắp xếp tài liệu
9
GiẢI PHÁP 3: Công tác bảo quản tài liệu ở thư viện
10
2.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp
11
2.4.1 Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp 1.
11
2.4.2 Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp 2.
11
2.4.3 Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp 3.
12
3. Kết luận, kiến nghị
13
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
13
3.2.1 Về cơ sở vật chất.
13
3.2.2. Về vốn tài liệu của thư viện.
14
Tài liệu tham khảo
15
Phụ lục: Một số hình ảnh phòng thư viện trường THPT Bỉm Sơn
16
1. MỞ ĐẨU
1.1. Lí do chọn đề tài:
 Thư viện trường trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên, học sinh trong trường, cải tiến phương pháp dạy học, đồng thời thư viện trường học tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện trường THPT Bỉm Sơn những năm qua nhìn chung đã đáp ứng được cho giáo viên và học sinh trong trường đầy đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điểnvvv. Đã góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh trong trường.
Một thư viện muốn hoạt động tốt phải được tổ chức kho sách tốt. Việc tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tốt giúp cho cán bộ thư viện, lãnh đạo nhà trường nắm bắt được cụ thể tài sản hiện có của thư viện.
Tuy nhiên trong thực tế từ khi ra đời đến năm học 2003 - 2004 thư viện trường THPT Bỉm Sơn chú trọng chưa nhiều vào khâu tổ chức, bảo quản vốn tài liệu, nhiều tài liệu chưa được đăng kí, phân loại, sắp xếp khoa học. Điều đó làm hạn chế nhiều đến vai trò, hoạt động của thư viện, ảnh hưởng đến công tác phục vụ bạn đọc của thư viện nhà trường. Đây không chỉ là hạn chế của thư viện trường THPT Bỉm Sơn mà còn là hạn chế chung của các thư viện trường nói chung trong tỉnh ta, trong thời kì khi mới ra đời còn non nớt về nghiệp vụ thư viện. Cho đến năm 2005 trường THPT Bỉm Sơn đạt thư viện chuẩn thì công tác thư viện của nhà trường được chú trọng hơn. Nhà trường có 01 thư viện biên chế trình độ Trung cấp.
Vì những lí do trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Một số phương pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường THPT. Các phương pháp này đã thực hiện tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn từ năm học 2004- 2005 cho đến năm học 2016 - 2017 và đã đem lại hiệu quả cao trong công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trường THPT Bỉm Sơn. Nâng cao vai trò của hoạt động thư viện trong trường học, góp phần tích cực vào mọi thắng lợi trong những năm qua mà nhà trường đã đạt được.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác Thư viện ở Trường THPT Bỉm Sơn. Từ đó tìm ra phương pháp tổ chức và bảo quản vốn tài liệu trong thư viện phục vụ bạn đọc nhanh nhất, hiệu quả nhất đảm bảo nhu cầu cho người dùng tin.
Khuyến khích bạn đọc thường xuyên đến thư viện nghiên cứu, tìm tòi tài liệu phục vụ quá trình dạy và học.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu công tác tổ chức và bảo quản tài liệu tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến đề tài để làm nổi bật cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề.
- Nhóm phương pháp thực tiễn: Điều tra thực tiễn bằng phương pháp điều tra tổng hợp, thống kê, thu thập thông tin, xử lý số liệu.
	Tổ chức và bảo quản lại có hệ thống vốn tài liệu trong thư viện hiện có từ đó tìm ra các giải pháp thực hiện.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện trong trường THPT.
Tổ chức kho sách thư viện là một loạt các nghiệp vụ nhằm làm cho chúng có một trật tự nhất định để chúng có thể sẵn sàng phục vụ bạn đọc và được bảo quản tốt. 
Như vậy tổ chức kho là một loạt quy trình và thao tác liên tục nhằm hai mục đích: Vừa sử dụng kho tốt nhất và vừa đảm bảo được tài liệu tốt nhất. Toàn bộ vốn tài liệu khi được nhập về cần được tổ chức một cách khoa học và có hệ thống. Nếu tổ chức kho không tốt, không khoa học thì sẽ không phục vụ tốt cho bạn đọc. [1] 
Ngược lại nếu tổ chức kho tốt sẽ tăng cường được chất lượng bạn đọc, giúp tiết kiệm được ngân sách cho nhà nước trong việc phục hồi, phục chế các tài liệu bị hư hỏng, giải quyết được nhiệm vụ quan trọng đó là: Bảo quản vốn tài liệu với tư cách là tài sản quốc gia làm cho vốn tài liệu nói chung và từng tài liệu nói riêng được bảo quản một cánh lâu dài, giúp giải quyết được đồng thời hai nhiệm vụ đối lập nhau nhưng lại có quan hệ biện chứng với nhau đó là: Sử dụng tích cực vốn tài liệu và bảo quản vốn tài liệu được lâu dài. [2]
2.2. Thực trạng chung về công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu thư viện tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn
2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kho của thư viện: (từ khi ra đời đến nay) 
- Từ những năm 2005 trở về trước công tác tổ chức kho của thư viện chưa được chú trọng. Tài liệu của thư viện được tổ chức theo kiểu kho đóng. Bạn đọc không được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu để lựa chọn. khi mượn tài liệu phải qua khâu trung gian là cán bộ thư viện. 
Trong mục 2.1: Được tham khảo từ Tài liệu tham khảo số 1; 2
- Cán bộ thư viện chuyên trách không có, cán bộ kiêm nhiệm thì không nắm được các nghiệp vụ thư viện để đăng kí và kiểm kê tài liệu kịp thời dẫn đến trong một thời gian dài thư viện không nắm được hiện trạng vốn tài liệu thư viện để có những kế hoạch cụ thể bổ sung vốn tài liệu cho thư viện, phục vụ với nhu cầu bạn đọc trong nhà trường ngày càng cao.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Toàn bộ vốn tài liệu có trong thư viện chưa được đăng kí. 
+ Thư viện không có sổ đăng kí sách giáo khoa.
+ Thư viện không có sổ đăng kí sách giáo khoa.
+ Thư viện không có sổ đăng kí cá biệt.
+ Sổ đăng kí tổng quát của thư viện đăng kí chưa đúng quy trình và khoa học dẫn đến nhìn vào sổ tổng quát thư viện không thể xác định được giá trị tổng tài liệu thư viện hiện có của thư viện.
- Công tác bảo quản vốn tài liệu trong thư viện không được chú trọng, việc kiểm soát tài liệu thư viện trong việc: Mượn - Trả tài liệu không được cập nhật thường xuyên.
- Việc sắp xếp tài liệu trong kho sách chưa khoa học, các tài liệu được xếp theo kích cỡ của tài liệu dẫn đến việc tìm tài liệu rất khó khăn cho cán bộ thư viện khi phục vụ bạn đọc.
2.2.2 Thực trạng chung của công tác bảo quản vốn tài liệu thư viện 
Bảo quản vốn tài liệu là một hoạt động thực tiễn đặc thù nhằm bảo vệ các tài liệu thư viện. Tuy nhiên thư viện nhà trường từ 2005 trở về trước chưa chú trọng đến những nguyên nhân gây hư hỏng tài liệu, vì vậy chưa đưa ra được những giải pháp chung để bảo quản tài liệu dẫn đến rất nhiều tài liệu có trong thư viện bị hư hỏng. Nhiều tài liệu quý bị thất lạc do công tác quản lí Mượn - Trả rất lỏng lẻo. Nhiều tài liệu bị mất do tài liệu đó chưa được đăng kí, đóng dấu thư viện trường nên khi thất lạc cán bộ thư viện không có cơ sở để thu hồi sách. Nhiều tài liệu bị mối mọt ăn hoặc rách bìa.
Để giải quyết được những thực trạng trên của thư viện trường THPT Bỉm Sơn, tôi đã đưa ra các giải pháp sau. 
2.3. Các giải pháp thực hiện
GIẢI PHÁP 1: Đăng kí vốn tài liệu hiện có trong thư viện:
Cán bộ làm công tác thư viện phải xác định rõ đăng kí tài liệu là biện pháp tốt nhất để bảo quản tài liệu và công việc này dược thực hiện đều đặn và thường xuyên.
Các phương pháp đăng kí tài liệu.
- Đăng kí tổng quát [3] 	
Đăng kí toàn bộ vốn tài liệu hiện có trong thư viện vào sổ đăng kí tổng quát. Trước khi tiến hành được việc này tôi thực hiện một số công việc sau:
Trong mục 2.3: Đăng ký tổng quát [3]- Được tham khảo từ Tài liệu tham khảo số
Thu hồi toàn bộ tài liệu của thư viện mà cán bộ, giáo viên trong trường lâu nay đang mượn chưa trả về thư viện trường.
Đóng dấu thư viện vào toàn bộ tài liệu của thư viện.
Xác nhận - Nắm được các loại hoá đơn nhập tài liệu về thư viện từ trước đến nay và các năm tiếp theo.
Tiến hành đăng kí tài liệu vào sổ đăng kí tổng quát. Sổ đăng kí tổng quát gồm 3 phần.
Phần 1: Ghi tổng số sách nhập: Bắt đầu từ hoá đơn mua sách (Chứng 
từ biên nhận). Mỗi lô sách nhập vào thư viện ghi trên cùng 1 dòng, đánh số thứ tự hàng năm bắt đầu từ số 1
Cách ghi: 
Cột 1: Ghi ngày tháng đăng kí
Cột 2: Ghi thứ tự lần nhập
Cột 3: Ghi số thứ tự của chứng từ kèm theo.
Cột 4-7: Ghi tổng số sách và giá tiền
Cột 8-14: Ghi toàn bộ ấn phẩm đưa vào sổ tổng quát đã được phân loại theo nội dung ngôn ngữ (Tổng số sách của cột này bằng tổng số sách của cột 4 và cột 5)
Cột 15 và 16: Ghi số lượng tranh ảnh và băng đĩa
Cột 17: Ghi những sai sót khi vào sổ
Khi đã hết trang phải cộng lại, ghi số đó sang trang mới tại dòng có chữ “Mang sang”
Cuối mỗi kì, mỗi năm phải cộng các cột ở phần I để biết thành phần sách nhập trong học kì, năm và ghi vào phần III của sổ đăng kí tổng quát..
Phần II: Ghi tổng số sách xuất
Các tài liệu xuất ra khỏi thư viện đều phải có biên bản ghi rõ lí do xuất. Mỗi biên bản về tài liệu xuất đều phải ghi rõ nguyên nhân. Hiệu trưởng phải kí tên đóng dấu xác nhận vào biên bản. Biên bản tài liệu xuất phải đánh số thứ tự liên tục, từ năm này sang năm khác. Mỗi biên bản xuất ghi vào một dòng.
Tổng số tài liệu xuất từng học kì, từng năm phải cộng lại và được ghi vào III của sổ đăng kí tổng quát.
Phần III:
Cuối mỗi kì, mỗi năm thư viện nhà trường tổng kết theo sổ đăng kí tổng quát ở từng phần. Tổng số tài liệu nhập và xuất phải chuyển sang phần
III của sổ đăng kí tổng quát. Cộng số còn lại đến hết học kì, năm học với số mới nhập vào, trừ đi số tài liệu xuất trong học kì, trong năm học đó ta sẽ có con số đúng về vốn tài liệu của thư viện ở thời điểm tính (Tổng số tài liệu, số tài liệu theo từng môn loại khoa học, ngôn ngữ).
Mẫu sổ đăng kí tổng quát:
Phần I. Tổng số tài liệu nhập kho
Ngày vào sổ
Số thứ tự
Nguồn cung cấp
Số chứng từ kèm theo
TỔNG SỐ
Sách
Báo
Tranh
ảnh
bản đồ
Băng,
Đĩa CD rom..
Giá
Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
PHÂN LOẠI TÀI LIỆU THEO: a, Nội dung
b, Ngôn ngữ
Phụ
chú
Sách giáo khoa
Sách nghiệp vụ (GV)
Sách tham khảo
Sách Thiếu nhi
Anh
Pháp
Các ngôn ngữ khác
10
11
12
13
14
15
16
17
- Đăng kí cá biệt: 
Đăng kí cá biệt là đăng kí từng tài liệu (Từng cuốn tài liệu cụ thể) nhập vào thư viện. Đơn vị đăng kí cá biệt là một cuốn sách. [4]
Sổ đăng kí cá biệt có 11 cột cách ghi như sau:
Cột 1: Ngày vào sổ. Ví dụ ngày 1 tháng 5 ta ghi như sau: 1/V
Cột 2 : Số thứ tự tên sách
Cột 3: Số thứ tự bản sách. Mỗi cuốn sách có một số đăng kí cá biệt, không cho phép có một số đăng kí cá biệt trùng nhau. Một tài liệu có nhiều tập hoặc nhiều bản thì mỗi bản như vậy đều có một số đăng kí cá biệt riêng.
Cột 4: Tác giả và tên sách (Ghi theo quy tắc mô tả ấn phẩm). Nếu tác giả là tên Việt Nam thì ghi theo thứ tự: Họ - đệm - tên. Tác giả nước ngoài thì ghi họ trước, tên và chữ đệm có thể viết tắt như sau. Nếu sách có hai tác giả thì ghi đầy đủ cả hai. Nếu có ba tác giả thì ghi tác giả đầu và ghi dấu ba chấm (). Nếu có bốn tác giả trở lên chỉ ghi tên sách. Sau phần ghi tác giả thì ghi tên tài liệu. Tên sách có thể viết tắt nhưng không được làm mất ý. Nếu tên tài liệu dài quá thì cứ ghi hết dòng và dung dấu ba chấm () hoặc có thể lược bớt nhưng phải phản ánh rõ nội dung. Nguyên tắc mỗi cuốn sách chỉ được ghi trên một dòng, không xuống dòng thứ hai. Nếu cuốn sách đó có số tập thì phải ghi số tập đó vào. 
Trong mục 2.3: Đăng kí cá biệt [4]: Được tham khảo từ Tài liệu tham khảo số 4
Cột 5: Xuất bản. Ghi tên nhà xuất bản; ở cột “nơi” ghi đầy đủ tên địa phương nơi nhà xuất bản đóng trụ sở. Nếu địa phương có chữ viết tắt thông dụng thì ghi chữ viết tắt đó. Ví dụ: Hà Nội thì ghi H. Các địa phương khác ghi tên đầy đủ. Năm xuất bản ghi cả 4 số của năm, bằng chữ số A- rập. (Ví dụ: 2001, 2002, vv).
Cột 6: “Giá tiền”. Ghi theo chứng từ hoặc trên bìa sách. Nếu cuốn tài liệu đó thư viện được cấp, phát không, được biếu cũng phải ghi giá tiền ( ở cột phát không). Nếu sách không in giá thì cán bộ thư viện phải đi hỏi giá ở các thư viện lớn hay các cửa hàng sách báo, hoặc ước tính giá trị để định giá.
Cột 7: “Môn loại”. Ghi ký hiệu phân loại chính. Ví dụ: 3K, 6, 61, văn học, ghi V.
Cột 8: Ngày và số vào sổ tổng quát. Ghi ngày và số nhập của lô tài liệu đăng ký tổng quát (cột 2) trong sổ đăng ký tổng quát.
Cột 9: Ngày và số biên bản xuất. Ghi số biên bản và tháng, năm lập biên bản xuất cuốn tài liệu nào ra khỏi kho ( những tài liệu đã xuất có thể gạch)
Cột 10: Kiểm kê. Ghi 2 số cuối của năm kiểm kê. Mỗi năm dùng một 
cột. Nếu tài liệu còn, ghi dầu (+), nếu không còn thì ghi (0).
Cột 11: Ghi chú. Ghi lại những sai sót khi vào sổ hoặc tình trạng hư hỏng, rách nát, bị mối mọt ăn của cuốn sách.
Mẫu sổ đăng ký cá biệt.
Ngày vào sổ
Số TT
(tên sách)
Số TT
(bản sách)
Tác giả và tên sách
(1)
(2)
(3)
(4)
Xuất bản
(5)
Đơn giá (6)
Môn
Loại
(7)
Số
Vào
Sổ
TQ
(8)
Ngày
Và số
Biên bản xuất
(9)
Kiểm kê
(10)
Ghi
Chú
(11)
Nhà
XB
Nơi
XB
Năm
Phát
Mua
20...
20...
20...
20...
20...
- Đăng ký sách giáo khoa [5]
Sách giáo khoa (SGK) bổ sung hàng năm bắt buộc phải vào sổ đăng ký tài sản. Số đăng ký được ghi trên sách là dấu hiệu khẳng định đây chính là tài sản của nhà trường; đồng thời giúp thư viện và lãnh đạo nhà trường năm được hiện trạng sách giáo khoa, trên cơ sở đó có kế hoạch chỉ đạo xây dựng kho sách (kế hoạch bổ sung, trang bị thêm phương tiện bảo quản  ).
Phương pháp đăng ký.
Trong mục 2.3: Đăng kí sách giáo khoa [5] được tham khảo từ Tài liệu tham khảo số 5
+ Sách giáo khoa đăng ký theo từng tên.
+ Nếu mỗi tên sách có nhiều bản nhưng cùng năm xuất bản cũng chỉ đăng ký vào một dòng. Nếu khác năm xuất bản thì phải đăng ký vào dòng khác.
+ Cột kiểm kê kéo dài càng nhiều năm càng tốt.
Mẫu sổ đăng kí sách giáo khoa
Năm học
Số đăng ký (STT)
Số
chứng từ
Năm xuất bản
Tổng số bản
Đơn giá
Thành tiền
Ngày vào sổ
Kiểm kê
Ghi
chú
20
20..
20
20
20
20
Mất
Còn
Mất
Còn
Mất
Còn
Mất
Còn
Mất
Còn
Mất
Còn
- Đăng ký báo, tạp chí
Khi nhập các loại báo, tạp chí. Cán bộ thư viện phải lập phiếu đăng ký cho từng loại (báo ngày, báo tuần, báo tháng .)
GIẢI PHÁP 2: Chọn phương pháp sắp xếp tài liệu
- Quy trình chung của công tác tổ chức kho tài liệu.
Thư viện trường THPT Bỉm Sơn được sắp xếp như sau: Tủ sách tham khảo, sách nghiệp vụ, được sắp xếp theo số ĐKCB, còn tủ SGK thì sắp xếp theo môn loại và tên sách.
Thư viện nhà trường luôn kiểm kê tài liệu đúng quy định.
Công tác bảo quản kho cũng được chú trọng. Tuyên truyền bạn đọc việc sử dụng sách, vệ sinh kho cần làm thường xuyên, điều kiện kho sách luôn thoáng mát, đầy đủ ánh sáng; đồng thời có biện pháp đóng và sữa chữa sách.
Đóng dấu, dán nhãn vào sách và ghi kí hiệu.
- Các phương pháp sử dụng để sắp xếp tài liệu trong kho của thư viện trường THPT Bỉm Sơn:
Thư viện chia sách thành 4 bộ phận:
Bộ phận sách giáo khoa: Sắp xếp theo khối lớp. Trong khối lớp xếp theo môn loại
Bộ phận sách nghiệp vụ: Sắp xếp theo môn loại.Trong môn loại được xếp theo số đăng kí cá biệt
Bộ phận sách tham khảo: Sắp xếp theo số đăng ký cá biệt
Bộ phận sách truyện: Được sắp xếp theo số đăng ký cá biệt.
- Các vấn đề về Thanh lý, thanh lọc tài liệu, kiểm kê tài liêu của thư viện trường: 
Những tài liệu có nội dung xấu, phạm sai lầm về quan điểm, lập trường, chịu ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng lạc hậu, phản động, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Những tài liệu có nội dung không phù hợp với yêu cầu của chương trình SGK mới, kiến thức cũ, lạc hậu.
Những tài liệu đã bị rách nát, hư hỏng trong quá trình sử dụng, không có khả năng tu bổ để sử dụng được nữa.
Tài liệu không phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trường, không phù hợp với đối tượng bạn đọc, tài liệu không được luân chuyển.
* Kiểm kê tài liệu tại thư viện trường THPT Bỉm Sơn tiến hành các phương pháp sau:
Phương pháp kiểm kê theo sổ Đăng kí cá biệt: Phương pháp này thực hiện việc đối chiếu vốn tài liệu với sổ đăng kí cá biệt.
Kiểm kê tài liệu bằng phiếu kiểm tra, trên phiếu ghi đầy đủ 2 thông tin: Số Đăng kí cá biệt; Tên tác giả/ Tên sách.
Kiểm kê bằng mục lục.
GIẢI PHÁP 3: Công tác bảo quản tài liệu ở thư viện 
Thư viện trường THPT Bỉm Sơn đã thực hiện một số giải pháp sau:
* Kiểm soát môi trường bảo quản tài liệu như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
* Xử lý đúng quy cách tài liệu trong kho như: Xây dựng tiêu chuẩn xếp kho, điều kiện xếp kho
* Sử dụng trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, nghiêm túc thực hiện những quy định của phòng cháy chữa cháy.
* Giáo dục ý thức và kiểm tra bảo quản. Có hai cách: Trực tiếp và dán tiếp
Đối với giáo dục trực tiếp có 2 cách. Một là: Nhắc nhở bạn đọc trực tiếp khi bạn đọc đến mượn và trả sách. Hai là: Nhắc nhở bạn đọc thông qua hội nghị bạn đọc.
	Đối với giáo dục gián tiếp: Thông qua nội quy thư viện; Thông qua buổi trưng bày các tài liệu bị rách; Thông qua giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh.
* Phòng chống thiên tai lũ lụt, hoả hoạn, mối mọt, côn trùng.
Thư viện Trường lập kế hoạch từ đầu năm trình ban giám hiệu về phương án cụ thể phòng chống thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn. Phương án mua một số dụng cụ, thuốc xịt chống mối mọt, côn trùngvvv.
* Sửa chữa, phục chế tài liệu.
 Sửa chữa các trang tài liệu bị rách, dùng băng dính trong để dán trang bìa bị bong. Những cuốn tài liệu bị bong tiến hành dán, đóng tài liệu, bọc sách đóng hộp bao bọc tài liệu
2.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện các giải pháp
2.4.1. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp 1.
Sau khi thực hiện giải pháp 1 bản thân đã rút ra được bảng so sánh trước khi chưa thực hiện giải pháp và sau khi đã thực hiện giải pháp như sau:
Trước khi chưa thực hiện giải pháp
Sau khi thực hiện giải pháp
- Vốn tài liệu có trong thư viện chưa có kí hiệu phân loại
- Toàn bộ vốn tài liệu thư viện được đăng kí, có kí hiệu phân loại cụ thể
- Không xác định được số lượng tài liệu có trong thư viện gồm những môn loại nào? Nguồn bổ sung tài liệu nào? Hay tổng giá trị của tài liệu?
- Cán bộ thư viện và lãnh đạo nhà trường không nắm rõ được hiện trạng vốn tài liệu thư viện.
- Cán bộ thư viện không vạch ra được các kế hoạch cụ thể.
- Dựa vào sổ tổng quát thư viện dễ dàng nhận thấy tổng giá trị tài sản của thư viện là:
+ Tổng tài liệu có trong thư viện (Năm học 2016-2017) là: 5877 cuốn 
+ Sách tham khảo: 4631 cuốn 
+ Sách giáo khoa: 300 cuốn
+ Sách pháp luật biển đảo: 308 cuốn
+ Báo, tạp chí: 267 cuốn
+ Sách truyện: 371
- Tài liệu hiện có trong thư viện chủ yếu được bổ sung từ nguồn kinh phí của nhà trường và từ phong trào “Góp một cuốn sách được đọc trăm cuốn sách” do thư viện trường tổ chức.
- Cán bộ thư viện, lãnh đạo nhà trường nắm được hiện trạng vốn tài liệu thư viện nên hàng kì, hàng năm thư viện đặt ra được kế hoạch công tác trong từng thời kì nhất định.
- Cán bộ thư viện kịp thời báo cáo cho các cấp lãnh đạo về tình hình vốn tài liệu thư viện, từ đó thư viện luôn chủ động trong việc lập ra các kế hoạch kịp thời để bổ sung vốn tài liệu thư viện đáp ứng được n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_to_chuc_va_bao_quan_von_tai_lieu_thu_vien_tru.doc