SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn

 Đông Sơn là vùng đất lịch sử, chiếc nôi của loài người. Thế giới biết đến Đông Sơn không chỉ bằng tên đất tên người mà bằng cả một nền văn minh Việt cổ – Văn hóa Đông Sơn. Dân ca Đông Anh, trống đồng Đông Sơn đã trở thành di sản của Quốc gia và nhân loại. Không chỉ là vùng đất lịch sử văn hóa lâu đời, Đông Sơn còn là vùng đất có truyền thống hiếu học, luôn được coi là cái nôi nhân tài xứ Thanh. Trong những năm qua, giáo dục Đông Sơn luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Một trong những yếu tố quyết định góp phần thành công ấy chính là việc xây dựng văn hóa nhà trường. Văn hoá nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường. John Donahoe khi là Tổng giám đốc eBay cũng chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”. Văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng văn hóa nhà trường chính là xây dựng các giá trị cốt lõi, tạo lập niềm tin góp phần tích cực vào việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

docx 22 trang thuychi01 13262
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC7ĐẠO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ĐÔNG SƠN 
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG 
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC BẬC TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG SƠN 
 Họ tên: Nguyễn Thị Ly
 Chức vụ: Phó trưởng phòng
 Đơn vị: Phòng giáo dục Đông Sơn
 Lĩnh vực: Quản lý
 Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2016
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
 Đông Sơn là vùng đất lịch sử, chiếc nôi của loài người. Thế giới biết đến Đông Sơn không chỉ bằng tên đất tên người mà bằng cả một nền văn minh Việt cổ – Văn hóa Đông Sơn. Dân ca Đông Anh, trống đồng Đông Sơn đã trở thành di sản của Quốc gia và nhân loại. Không chỉ là vùng đất lịch sử văn hóa lâu đời, Đông Sơn còn là vùng đất có truyền thống hiếu học, luôn được coi là cái nôi nhân tài xứ Thanh. Trong những năm qua, giáo dục Đông Sơn luôn là đơn vị dẫn đầu của tỉnh. Một trong những yếu tố quyết định góp phần thành công ấy chính là việc xây dựng văn hóa nhà trường. Văn hoá nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường. John Donahoe khi là Tổng giám đốc eBay cũng chỉ ra rằng: “Nếu văn hoá thay đổi thì mọi thứ sẽ thay đổi”. Văn hóa nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Xây dựng văn hóa nhà trường chính là xây dựng các giá trị cốt lõi, tạo lập niềm tin góp phần tích cực vào việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 
 Tuy nhiên, đánh giá một thẳng thắn bên cạnh những thành tựu đạt được thì giáo dục Đông Sơn nói chung, bậc Tiểu học nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế: Đất nước hội nhập, Việt Nam đã gia nhập WTO rồi TPP. Đây là thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa nhà trường có phần lệch chuẩn. Một bộ phận không nhỏ học sinh sống thiếu trách nhiệm, ứng xử thiếu văn hóa, đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động. Một bộ phận nhà giáo thiếu nhiệt huyết, thờ ơ vô cảm, nói năng ứng xử thiếu chuẩn mực, trang phục phản cảm thiếu văn hóa. Tập thể nhà trường mất đoàn kết, không hợp tác, thiếu tôn trọng nhau, đạo đức nghề nghiệp xuống cấp nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân tồn tại trên là việc xây dựng văn hóa nhà trường không được quan tâm đúng mức. Là quản lý nhà trường nhiều năm, hiện nay là cán bộ phòng giáo dục, tôi đã trăn trở điều này rất nhiều. Phải “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường”, “giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”. Muốn vậy, với tôi phải Đổi mới công tác quản lý. Một trong những nội dung đổi mới là đổi mới việc xây dựng văn hóa trường học. Xây dựng văn hóa học đường là một việc làm cần thiết, tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần hình thành nhân cách học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường. Bằng kinh nghiệm và thực tiễn, tôi đã chỉ đạo thành công việc Xây dựng văn hóa Nhà trường của bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông sơn, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn ngành. Với lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số giải pháp Xây dựng văn hóa Nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
 Với nội dung đề tài Một số giải pháp Xây dựng văn hóa Nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện Đông Sơn, tôi hy vọng đưa ra được các biện pháp thích hợp hiệu quả nhất trong việc chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường trong các nhà trường phổ thông. 
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi Một số giải pháp Xây dựng văn hóa Nhà trường nhằm thúc đẩy việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc Tiểu học trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tích hợp, khảo sát, điều tra, vấn đáp.
B. NỘI DUNG
 CƠ SỞ LÝ LUẬN
Văn hoá nhà trường không phải là một khái niệm mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình phát triển, văn hoá nhà trường biểu hiện ngay trong mọi phương diện quản lý và trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử. Những năm gần đây, khái niệm văn hoá nhà trường đã được đề cập ngày một nhiều trong các diễn đàn cũng như các hội thảo về giáo dục. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng văn hoá nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Có nhiều khái niệm về văn hóa nhà trường nhưng có thể hiểu: Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó. Như vậy VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. VHNT sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện. Chúng ta ai cũng hiểu văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xă hội... Do vậy, khi gặp những t́nh huống xă hội phát sinh, dù là những t́nh huống mà các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ, hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh. Muốn vậy, xây dựng văn hóa nhà trường phải xây dựng được mối quan hệ thân thiện: thân thiện trong đồng nghiệp. Đó là sự sẻ chia công việc, sự giúp đỡ trong cuộc sống, sự cảm thông và lòng vị tha nhân ái trong mỗi người thầy. Phải tạo ra một sự đoàn kết trong nhà trường mà mỗi đồng nghiệp gắn bó với nhau bằng sự tôn trọng. Họ luôn tìm thấy niềm vui và niềm tin trong ngôi nhà thứ hai của mình.
 Tuy nhiên, trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay và nhất là khi Việt nam đã gia nhập WTO với nhiều thời cơ và thách thức, mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập đã tác động lớn đến xã hội nói chung cũng như giáo dục nói riêng, nó làm cho bộ mặt văn hóa của xã hội dần bị biến dạng, và đã có nhiều biểu hiện xuống cấp, tha hóa: một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên đua đòi ăn chơi, sa vào các tệ nạn xã hội, thực trạng bạo lực học đường đến mức báo động; đạo đức nhà giáo thì xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng thiếu công bằng, gian lận trong thi cử, chuyện mua bán các kết quả học tập không còn là xa lạ... bạo lực học đường với cảnh học sinh đánh nhau thô bạo, thậm chí là dã man trong sự chứng kiến vô cảm của bạn bè xung quanh... Tất cả điều đó đã gây ra những hệ lụy đáng tiếc cho xã hội và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục. Văn hóa nhà trường bị biến dạng cũng là điều hiển nhiên.
 Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã phát động nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua mà nội dung đều hướng vào việc xây dựng văn hóa nhà trường: Mỗi thầy cô giáo là tấ gương đạo đức tự học và sáng tạo; Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Xây dựng cơ quan văn hóa, xây dựng trường học kiểu mẫuCó thể khẳng định đây là một chủ trương vô cùng đúng đắn và sáng suốt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo dục chúng ta như hiện nay. Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết tâm và cầu thị của các nhà trường, các nhà quản lý. Làm tốt việc xây dựng văn hóa nhà trường cũng chính là giải pháp để thực hiện thành công việc Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên địa bàn huyện Đông Sơn.
 Ii. THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG BẬC TIỂU HỌC
 HUYỆN ĐÔNG SƠN.
 1. Khái quát chung 
	Đông Sơn là một huyện đồng bằng nằm phía tây thành phố Thanh Hóa. Được sự quan tâm của Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân, sự nỗ lực của ngành, giáo dục Đông Sơn đã đạt được nhiều thành quả. Có 35/49 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó bậc Tiểu học tính đến năm 2013 có 100% đơn vị đạt chuẩn, trong đó có 3 đơn vị đạt chuẩn mức 2: TH Đông Hoàng, Đông Văn, Đông Thanh. Có 2 đơn vị thực hiện Dự án VNEN là Đông Hoàng và Thị trấn Rừng Thông. Trong thời gian qua, văn hóa nhà trường được ngành quan tâm đúng mức, từ việc xây dựng kế hoạch đến công tác kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên. Đặc biệt, các nội dung văn hoá Nhà trường được đưa vào các cuộc vận động và các phong trào thi đua như Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực, Xây dựng trường học kiểu mẫu, mô hình điểm thi đua, cuộc vận động Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo, Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Văn hóa nhà trường đã thực sự làm chuyển biến cả chất và lượng trong các nhà trường, tạo đà cho giáo dục phát triển toàn diện và bên vững. 17/17 các trường TH và bậc học trong toàn huyện cơ bản đã xây dựng được môi trường văn hóa nhà trường thân thiện, các chuẩn mực văn hóa nhà trường được phát huy, 100% các trường đạt cơ quan văn hóa. Môi trường xanh-sạch-đẹp thân thiện. Trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Thầy cô và hoc sinh yêu trường lớp và luôn trong tâm thế Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Một trong những yếu tố góp phần thành công trên là việc các cấp ủy đảng, chính quyên luôn chú trọng việc xây dựng văn hóa trường học trên địa bàn huyện Đông Sơn. 
Thực trạng về nhận thức
	Văn hóa nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách học sinh Tiểu học. Thấy được vai trò của văn hóa nhà trường, Phòng giáo dục Đông Sơn đã tích cực chỉ đạo, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên học sinh bằng các hình thức tuyên truyền, vận động, kiểm tra đánh giá, xây dựng quy chế cơ quan văn hóa trong các nhà trường. 17/17 trường Tiểu học trên toàn huyện đã nhận thức khá tốt nội dung này, tiêu biểu như đơn vị TH Thị trấn, Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Tiến B, Đông Ninh, Đông Hoàng. Từ nhận thức đến hành vi, nhiều đơn vị đã xây dựng được nề nếp kỷ cương, tạo ra một khí thế, một phong trào thi đua tích cực trong nhà trường như Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Điển hình như: Tiểu học Đông Hoàng, Đông Tiến B. 
	Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, văn hóa Nhà trường các trường TH trong huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Một số đơn vị nhận thức về văn hóa nhà trường chưa sâu, việc xây dựng kế hoạch và chức thực hiện còn hời hợt. Việc thực hiện một số nội dung của văn hóa Nhà trường còn lúng túng. Các quy chế chưa được xây dựng phù hợp với thực tiễn. Nguyên nhân chính là một bộ phận Hiệu trưởng chưa quan tâm đúng mức, nhận thức chưa sâu sắc, hoặc chưa có kinh nghiệm kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nội dung này. Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các hành vi ứng xử thiếu văn hóa dẫn đến tình trạng mất đoàn kết làm cho chất lượng giáo dục nhà trường ngày một giảm sút như TH Đông Nam, Đông Yên, Đông Quang. 
	3. Thực trạng về văn hóa nhà trường.
	Thực trạng văn hóa nhà trường được thể hiện qua các mối quan hệ, văn hóa hành vi, ứng xử, ngôn ngữ, trang phục, lề lối tác phong trong nhà trường. Cụ thể:
3.1. Các mối quan hệ
	Môi trường giáo dục là môi trường đặc biệt: hoàn thiện nhân cách, sản phẩm của giáo dục là con người. Văn hóa nhà trường được thể hiện trên các mối quan hệ con người với con người, con người với môi trường xung. Nhìn chung các mối quan hệ trong nhà trường khá thân thiện. Nhiều tập thể nhà trường đoàn kết, hợp tác tôn trọng nhau điển hình như: TH Đông Thịnh, Đông Văn, Đông Khê... Mọi thành viên trong nhà trường thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa, xây dựng tốt các mối quan hệ giữa hiệu trưởng với hiệu phó, lãnh đạo với giáo viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh...Tuy nhiên, do cơ chế thị trường tác động, quan hệ thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò có nơi đáng báo động: học sinh vô lễ với thầy cô, vô cảm với bạn bè. Thầy cô thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác trong công việc, quản lý thiếu gương mẫu, giáo viên thiếu tâm huyết nhiệt tình, chưa tích cực đổi mới phương pháp, chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Việc rèn kỹ năng sống cho học sinh còn bị xem nhẹ. Việc giáo dục truyền thống cho học sinh chưa tốt. Quan hệ trong nhà trường còn thiếu dân chủ. Một số đơn vị còn đơn thư khiếu kiện. Vẫn còn hiện tượng giáo viên học sinh vi phạm kỷ luật. Một bộ phận học sinh chưa yêu trường lớp, giáo viên chưa yêu nghề. Một trong những nguyên nhân trên là nhà trường chưa xây dựng được các quy chế văn hóa bị xem nhẹ, các mối quan hệ trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Chưa tạo ra được sự đồng thuận trong tập thể như TH Đông Yên, TH Đông Thanh. Không khí nhà trường đôi lúc nặng nề, các thành viên thiếu hợp tác trong công việc, thiếu tôn trọng nhau trong cuộc sống dẫn đến chất lượng giáo dục ngày càng giảm. Đây là một thực trạng cần có giải pháp khắc phục. 
3.2. Ngôn ngữ giao tiếp
	 Nhà trường là môi trường giáo dục đặc biệt. Tất cả các hành vi, ngôn ngữ ứng xử hàng ngày đều ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách học sinh. Nhìn chung, đội ngũ giáo viên chuẩn mực về đạo đức tác phong, hành vi, ngôn ngữ đều mô phạm, học sinh tích cực trong hoạt động học, ý thức đạo đức tốt. Nhiều tấm gương điển hình về đạo đức, chuẩn mực về ngôn ngữ tác phong được đồng nghiệp quý mến, học sinh kính trọng, phụ huynh tin tưởng điển hình như cô Đỗ Thị Minh - TH Đông Tiến B, Lê Thị Huệ - TH TT Rừng Thông... Đa số học sinh thực hiện tốt các kỹ năng nhất là kỹ năng giao tiếp, hình thành và phát triển tốt các năng lực và phẩm chất theo lứa tuổi. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy ngôn ngữ giao tiếp, hành vi ứng xử trang phục của một bộ phận cán bộ quản lý giáo viên còn lệch chuẩn, chưa đảm bảo theo điều lệ nhà trường như: Cách xưng hô, cách nói năng ứng xử, cách đặt vấn đề trong công việc... Hằng ngày đâu đó vẫn còn những ngôn ngữ hành vi thiếu tôn trọng nhau trong đội ngũ nhà giáo, thậm chí còn xúc phạm nhau dẫn đến mất đoàn kết nội bộ, làm cho không khí nhà trường u ám nặng nề. Hiện tượng nói năng xô bồ bỗ bã của giáo viên thường xuyên diễn ra. Việc gọi thầy xưng cô trong đồng nghiệp trong học sinh bằng mày tao, hắn, nó...vẫn còn nhiều. Thậm chí ngôn ngữ giao tiếp của một bộ phận giáo viên còn thô tục, ngôn ngữ học sinh còn vô lễ, chợ búa thiếu văn hóa...dẫn đến ẩu đả, bạo lực, mất đoàn kết trong nhà trường: TH Đông Nam, TH Đông Hoàng. Rõ ràng khi ngôn ngữ giao tiếp thiếu lịch sự, thiếu tôn trọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ trong nhà trường và xã hội: 
 3.3. Hành vi ứng xử.
Hành vi ứng xử văn hóa được biểu hiện qua việc làm, ánh mắt, cử chỉ, ngôn ngữ, thái độ...vì vậy, nó cần sự tế nhị, tôn trọng nhau trong mọi lĩnh vực. Hành vi ứng xử của giáo viên luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của học sinh, nhất là học sinh Tiểu học. Các em thích bắt chước, làm theo. Với các em thầy cô là thần tượng. Chính vì vậy, hành vi ứng xử của giáo viên phải chuẩn mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh. Tuy nhiên không phải thầy cô nào cũng nhận thức đầy đủ về vấn đề này. Trong một đơn vị, giáo viên vẫn có nhiều hiện tượng vạch lá tìm sâu, chuyện bé xé to, kê kích, dèm pha ngay trong đồng nghiệp. Với học sinh, thầy cô đối xử thiếu công bằng với học sinh trong đánh giá nhận xét, thiếu tôn trọng học sinh trong việc xử lý tình huống như quát mắng, đe nẹt, không lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của học sinh. Nhiều thầy cô cò khi đánh giá nhận xét học sinh còn nặng nề, không có sự động viên khích lệ, không tạo ra hứng thú cho học sinh. Còn hành vi ứng xử của học sinh thì vô lễ với thầy cô, vô cảm với bạn bè...Biết bao câu chuyện xoay quanh về hành vi ứng xử thô bạo hoặc vô cảm đáng báo động trong trường học làm mỗi người thầy chúng ta trăn trở như THCS Đông Yên. Xây dựng quy chế về hành vi ứng xử là việc làm cần thiết trong việc thực hiện Thông tư 30/BGD&ĐT. 
 3.4. Ăn mặc trang phục.
Khoản 2 điều 38 Điều lệ trường Tiểu học quy định rất rõ về trang phục của giáoviên: Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm. Cách ăn mặc cũng thể hiện rất rõ nét văn hóa nhà trường. Nhìn vào cách ăn mặc của giáo viên học sinh ta có thể đánh giá được nề nếp văn hóa của đơn vị. Việc ăn mặc giản dị, gọn gàng, sạch sẽ sẽ tạo ra ý thức chung tác động mạnh mẽ đến nhân cách học sinh. Đa số các trường Tiểu học thực hiện tốt về quy định trang phục: TH Đông Thịnh, TH Đông Thanh, TH Đông Yên, TH Đông Quang. Tuy nhiên, một sự thật không thể phủ nhận là không ít nhà trường lơ là xem nhẹ vấn đề này. Cơ chế thị trường đang len lỏi vào ngõ ngách trường học, tác động đa chiều đến văn hóa trường học. Văn hóa một đơn vị được bộc lộ trực tiếp qua cách ăn mặc, trang phục đầu tóc. Nhiều thầy cô quan niệm mặc đẹp là chạy theo mốt thời trang. Tôi không phủ nhận việc mặc đẹp, tôi chỉ nhấn mạnh việc ăm mặc của thầy cô đẹp nhưng phải phù hợp với môi trường giáo dục bởi hàng ngày cô đứng trước trò, trong con mắt của phụ huynh nên từ cử chỉ trang phục của thầy cô phải mô phạm, chuẩn mực để giáo dục học sinh. Đó chính là nét đẹp văn hóa học đường. Song nhiều thầy cô chạy theo mốt quá đà, thầy thì húi đầu cua trọc lóc, cô thì tóc vàng hoe, xoăn tít. Trang phục thì kệch cỡm: ngắn cộc hở nách, váy bó sát, váy quá ngắn hoặc quá xòe. quần quá chật, trông rất phản cảm Ai cũng hiểu, hình ảnh của cô có tác động lớn đến nhân cách học sinh, nhất là học sinh TH khi mà các em đang ở tuối bắt chước. Thầy cô là thần tượng vì vậy thầy cô phải luôn ý thức phải chuẩn mực với học sinh. Với học sinh có trường Bắt học sinh may đồng phục với những mẫu mã không đẹp, nhiều nơi bắt học sinh mặc cả tuần trong khi các em không có nhiều bộ để thay đổi. Từ đó dẫn đén tình trạng học sinh mặc bẩn, mất vệ sinh, hôi quần áo. Có đơn vị lại cẩu thả để học sinh ăn mặc tuyềnh toàng, trang phục phản cảm: quần đùi, áo cộc, quần bò rách gối mặt mũi nhếch nhác, đầu tóc rối bù hoặc cạo trọc, hoe vàng, đầu cua hớt mào gà theo thần tượngRõ ràng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục toàn diện học sinh.
 4. Thực trạng về CSVC cảnh quan. 
 Trong những năm qua, phòng giáo dục đã tích cực chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường. Đê án Xây dựng trường chuẩn quốc gia huyện Đông Sơn đã làm thay đổi diện mạo CSVC các nhà trường. Việc xây cảnh quan, lớp học cũng được PGD chỉ đạo sát sao cụ thể. Tiêu chí không chỉ xanh sạch mà phải đẹp. Sân trường không còn bê tông hóa mà phải có bồn hoa, cây cảnh, sân gạch silat. Chính vì vây đến nay, các đơn vị đã quan tâm đến môi trường, cảnh quan trường lớp. Chú ý đến việc tạo ra một khuôn viên xanh sach đẹp. 17 trường TH có quy hoạch chung của nhà trường. Sân trường được trồng cây bóng mát, bồn hoa cây cảnh. Lớp học được trang trí đẹp. Một số đơn vị trang trí theo mô hình VNEN như Đông Thịnh, Đông Hoàng, Đông Thanh, Thị trấn Rừng Thông, Đông Tiến B, Đông Quang. Thư viện xanh – Vườn tri thức: TH Đông Nam Bàn ghế đúng quy cách, quạt điện, ánh sáng hợp lý. Nhà vệ sinh sạch sẽ: TH Đông Nam, TH Đông Thanh.
 Tuy nhiên, việc xây dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp trong các nhà trường chuyển biến còn chậm, nhiều đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến cảnh quan nhà trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_van_hoa_nha_truong_nh.docx