SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên

M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Câu nói này đúng không chỉ trong công việc mà trong cả học tập và rèn luyện.

Trong dạy học, muốn thành công, người giáo viên phải là người biết khơi dậy niềm đam mê học tập ở học sinh, nhất là học sinh năng khiếu. Có đam mê, học sinh mới có cảm hứng và động lực để tìm tòi, khám phá tri thức. Cùng với tự giác, niềm đam mê học tập làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh năng khiếu học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của tư duy sáng tạo. Nhưng hứng thú học tập, đam mê nghiên cứu không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Niềm đam mê không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Đam mê được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Đối với cấp Tiểu học, giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu.

Thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay đang tồn tại những bất cập như chương trình còn nặng tính hàn lâm; học sinh bị nhiều áp lực về kết quả học tập; học sinh năng khiếu không còn mặn mà với việc phát triển năng khiếu, rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo, các em luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi tiếp cận với lượng kiến thức nâng cao; nhiều giáo viên lên lớp chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà quên đi yếu tố quan trọng giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức và vận dụng có sáng tạo kiến thức đó là hứng thú và đam mê học tập. Mặt khác, chưa có tài liệu chính thống và chuyên đề nào nghiên cứu sâu về vấn đề này để giúp giáo viên có cách nhìn đúng đắn và phương pháp thực hiện hiệu quả.

Là ng¬ười Hiệu trưởng nhà tr¬ường, tôi luôn xác định: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh nói chung và phát triển được năng khiếu cho học sinh nói riêng, trước hết phải tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, một niềm vui khi bước chân tới trường và một niềm đam mê học tập. Vì thế, tôi luôn trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu, khả thi để chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên”.

 

doc 21 trang thuychi01 21395
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
MỤC LỤC
1
1
 MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lí luận
3
2.2
Thực trạng của công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở tiểu học hiện nay. 
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu.
6
2.3.1
 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
6
2.3.2
Bồi dưỡng tư tưởng nhận thức cho giáo viên về vai trò của niềm đam mê trong học tập.
7
2.3.3
Chỉ đạo hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh
10
2.3.4
Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để bồi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu khối.
11
2.4
Hiệu quả của công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu. 
16
3
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Câu nói này đúng không chỉ trong công việc mà trong cả học tập và rèn luyện.
Trong dạy học, muốn thành công, người giáo viên phải là người biết khơi dậy niềm đam mê học tập ở học sinh, nhất là học sinh năng khiếu. Có đam mê, học sinh mới có cảm hứng và động lực để tìm tòi, khám phá tri thức. Cùng với tự giác, niềm đam mê học tập làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh năng khiếu học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của tư duy sáng tạo. Nhưng hứng thú học tập, đam mê nghiên cứu không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm. Niềm đam mê không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi. Đam mê được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. Đối với cấp Tiểu học, giáo viên là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu. 
Thực tiễn giáo dục tiểu học hiện nay đang tồn tại những bất cập như chương trình còn nặng tính hàn lâm; học sinh bị nhiều áp lực về kết quả học tập; học sinh năng khiếu không còn mặn mà với việc phát triển năng khiếu, rèn luyện tư duy và khả năng sáng tạo, các em luôn cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi tiếp cận với lượng kiến thức nâng cao; nhiều giáo viên lên lớp chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức mà quên đi yếu tố quan trọng giúp học sinh tiếp thu tốt kiến thức và vận dụng có sáng tạo kiến thức đó là hứng thú và đam mê học tập. Mặt khác, chưa có tài liệu chính thống và chuyên đề nào nghiên cứu sâu về vấn đề này để giúp giáo viên có cách nhìn đúng đắn và phương pháp thực hiện hiệu quả.
Là người Hiệu trưởng nhà trường, tôi luôn xác định: Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách học sinh nói chung và phát triển được năng khiếu cho học sinh nói riêng, trước hết phải tạo cho học sinh một tâm thế thoải mái, một niềm vui khi bước chân tới trường và một niềm đam mê học tập. Vì thế, tôi luôn trăn trở tìm những biện pháp hữu hiệu, khả thi để chỉ đạo hoạt động dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Với mục tiêu: Mỗi học sinh thế kỷ 21 phải là người mạnh mẽ, có tư duy độc lập, là người có khả năng cạnh tranh tốt trong một môi trường toàn cầu. Vì vậy, bản thân đã chủ động nghiên cứu và thực nghiệm bằng những biện pháp hữu hiệu giúp học sinh năng khiếu có được niềm đam mê học tập suốt đời, cũng như những thay đổi cần thiết để các em có đầy đủ khả năng nhất định và trang bị những điều tốt nhất cho các em trong việc học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài này tập trung chủ yếu vào thực trạng nhu cầu học tập và tâm lí học sinh hiện nay; đề ra những giải pháp đã áp dụng thành công ở đơn vị Trường Tiểu học Thiệu Nguyên trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019; đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm đề tài và nêu lên một số kinh nghiệm cũng như đề xuất để có thể thực hiện tốt hơn công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập của học sinh năng khiếu ở các trường Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
Để thực hiện tốt công tác chỉ đạo, tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo các tài liệu liên quan như: Vai trò của niềm đam mê đối với học tập – Trung tâm giáo dục truyền thông, Tâm lí học sinh tiểu học, các phương pháp tác động tích cực,...
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Được áp dụng ở quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp và ngoài giờ lên lớp.
Phương pháp tổng hợp: Thực hành, phân tích, đánh giá, so sánh tình hình áp dụng các biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh đã đề xuất để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.
Phương pháp kiểm tra, khảo sát thực tế: Kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng, kết hợp ghi nhận từ ý kiến đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
“Đam mê là một trạng thái nhận thức đồng thời cũng là trạng thái tình cảm. Những cảm xúc đặc trưng hóa cho niềm đam mê thường rất tích cực: một cảm giác được tiếp sinh lực và hưng phấn, quyến rũ và mê hoặc. Về ảnh hưởng của đam mê đối với nhận thức: niềm đam mê đẩy nhanh suy nghĩ của chúng ta một cách hiệu quả. Khi chúng ta quan tâm đến những gì chúng ta đang học tập, thì chúng ta tập trung chú ý chuyên tâm hơn; chúng ta xử lý thông tin hiệu quả hơn; chúng ta sử dụng các chiến lược học tập hiệu quả hơn, chẳng hạn như tham gia vào tư duy có chiều sâu, tạo ra các kết nối giữa kiến thức cũ và mới, và tham dự vào cấu trúc có chiều sâu thay vì các tính năng bề mặt” [1]. 
“Đam mê là nguồn năng lượng vô tận, là sinh lực giúp chúng ta làm việc và học tập bằng tất cả tâm trí và nhiệt huyết. Nếu người học xây dựng được niềm đam mê thì cơ hội thành công sẽ được nhân lên. Vì vậy, phụ huynh, các nhà giáo dục và các nhà quản lý cũng có thể khơi dậy niềm đam mê của học sinh bằng cách hỗ trợ cảm giác của các em về năng lực và tính tự hiệu quả cũng như giúp đỡ họ duy trì sự hứng thú và động cơ khi chúng phải đối mặt với thách thức về học tập. Những học sinh yếu cần sự hỗ trợ này nhiều hơn trong khi học sinh khá có thể được khuyến khích để phát huy khả năng tự học và tự định hướng.  Mục tiêu của những hành động trên là để nuôi dưỡng niềm đam mê - yếu tố mang đến cho chúng ta hứng thú, sự thoả mãn tri thức lâu dài, điều mà chúng ta theo đuổi trong suốt cuộc đời với sức sống và sự khao khát mãnh liệt”[2].
Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực, đam mê trong học tập. 
2.2. Thực trạng của công tác chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở tiểu học hiện nay.
Một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2018-2019 là: “Nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường và thực hiện tốt vệ sinh trường học; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ứng xử văn hóa cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục” [3]. 
Trước nhiệm vụ nêu trên, mỗi cán bộ, giáo viên cần thực hiện tốt phương châm: “Dạy chữ kết hợp dạy người”. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức thì việc giúp các em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện. Muốn làm được điều đó, giáo viên cần giúp học sinh có tâm thế thoải mái nhất, có niềm đam mê với việc học tập và có mong muốn đến trường theo đúng nghĩa “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các nhà trường, các cấp quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên đã tích cực, chủ động lên kế hoạch chỉ đạo và thực hiện tốt công tác khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh. Chính vì thế, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Học sinh năng động hơn, tự tin hơn và biết quan tâm, chia sẻ với mọi người nhiều hơn.
Tuy nhiên, cũng còn không ít giáo viên chỉ quan tâm đến việc truyền đạt, nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm đến tâm lí, nhu cầu, động lực của các em, dẫn đến nhiều học sinh năng khiếu chưa có được niềm đam mê tìm hiểu, tư duy và khả năng sáng tạo chưa phát triển, kĩ năng sống kém, thiếu tự tin, thiếu năng động. Công tác chỉ đạo của nhiều cán bộ quản lý còn mang tính hình thức, chỉ lên kế hoạch để đảm bảo cho công tác kiểm tra của cấp trên mà không tổ chức thực hiện, thậm chí có trường còn lúng túng trong công tác chỉ đạo bởi vì tài liệu hướng dẫn không có. Giáo viên chỉ tổ chức các hình thức dạy học đơn điệu, nhàm chán mà không biết khơi dậy và phát huy năng lực tiềm ẩn trong mỗi học sinh, không có khả năng lựa chọn các hình thức phù hợp với các chủ điểm của từng tháng để lôi cuốn tất cả học sinh năng khiếu tham gia một cách hào hứng, hiệu quả.
Với lượng kiến thức đa dạng, lịch học dày kín và áp lực về kết quả khiến nhiều học sinh năng khiếu trở nên mệt mỏi, chán học. Các em cảm thấy việc học như một một điều bắt buộc, không có mục tiêu và niềm vui với những kiến thức chiếm lĩnh hàng ngày.
Bên cạnh đó, trước thực trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, người học giỏi thu nhập thấp hơn người bỏ học giữa chừng,... đã khiến cho một bộ phận không nhỏ phụ huynh không thấy hết việc học của con là quan trọng nên không quan tâm, thậm chí định hướng sai mục tiêu học tập của con dẫn đến trẻ em thiếu đi chỗ dựa tinh thần trong quá trình học tập. 
Kết quả khảo sát (Thời điểm tháng 9 năm 2017)
Năm học/Tổng số HS 
Tổng số học sinh
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Ghi chú
- Năm học 2017-2018
- 535 học sinh
Học sinh có niềm đam mê học tập
40
7,5
Học sinh đi học theo sự bắt buộc
350
65,4
Học sinh không thể hiện rõ quan điểm có đam mê học tập hay không
10
1,9
Học sinh cảm thấy chán học
135
25,2
Năm học
Tổng số học sinh 
Nội dung khảo sát
Hoàn thành tốt (Đạt tốt)
Hoàn thành (Đạt)
Chưa hoàn thành (Chưa đạt)
2017-2018
535
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Các môn học và hoạt động
156
29,2
370
69,2
9
1,6
Phẩm chất
250
46,7
285
53,3
0
0
Năng lực
220
41,1
315
58,9
0
0
Qua khảo sát chất lượng, tôi nhận thấy: Số học sinh có niềm đam mê học tập chưa nhiều; phần lớn học sinh đi học theo nhiệm vụ và không hiểu mình có thích hay không; nhiều em còn cảm thấy chán học, muốn bỏ học ở nhà đi chơi; đa số học sinh không muốn tham gia bồi dưỡng để phát triển năng khiếu của bản thân. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của học sinh, nhất là những học sinh năng khiếu. Các em thiếu đi các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, xử lí tình huống nảy sinh trong cuộc sống, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng lập kế hoach, kĩ năng hợp tác nhóm,... 
Trước thực trạng trên, tôi tiến hành tìm hiểu và nhận thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên chính là do công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê cho học sinh của nhà trường chưa được coi trọng, chưa được thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Qua khảo sát thực trạng và tìm biện pháp khắc phục, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực nghiệm “Một số giải pháp chỉ đạo nhằm khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên” bằng những biện pháp mới, bắt đầu từ năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu.
Từ việc điều tra thực trạng công tác chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở một số trường trong địa bàn huyện, từ kinh nghiệm đã chỉ đạo thành công ở đơn vị tôi đã từng công tác, từ kết quả khảo sát trình độ hiện có của học sinh trong nhà trường, từ điều kiện thưc tế về cơ sở vật chất của nhà trường, qua tập huấn chuyên đề và nghiên cứu nội dung chương trình, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu ở Trường Tiểu học Thiệu Nguyên.
Đây là biện pháp đầu tiên, quan trọng, là kim chỉ nam để hoạt động đi đúng hướng. Để thực hiện các biện pháp có kết quả, tôi nghiên cứu kĩ tâm lí lứa tuổi, chương trình cũng như thời lượng học của mỗi khối lớp. Từ đó, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể, chi tiết. Sau mỗi tháng, mỗi kì có đánh giá, rút kinh nghiệm để tìm biện pháp điều chỉnh kế hoạch sao cho đạt hiệu quả.
Mục đích của việc xây dựng kế hoạch nhằm giúp bản thân có kế hoạch cụ thể trong quá trình chỉ đạo; giúp giáo viên có định hướng, có trách nhiệm để tổ chức các hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Căn cứ vào nội dung, mục tiêu chương trình; căn cứ vào trình độ hiện có của giáo viên; căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường, Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho cả năm, từng kì, từng tháng đề ra.
Nội dung kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, rõ ràng nội dung công việc đến từng tuần. Trong đó, cần xác định rõ:
- Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai thực hiện.
- Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần đạt.
- Ghi rõ những tài liệu có thể sử dụng để tham khảo nội dung cũng như hình thức và phương pháp thực hiện.
- Xác định chủ điểm và nội dung cụ thể cho từng chủ điểm.
- Dự kiến thời gian, kinh phí và nhân lực tổ chức thực hiện.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên chỉ đạo hoạt động.
Dẫn chứng về nội dung công việc cụ thể từng tháng trong kế hoạch:
Tháng
Nội dung công việc
9
- Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức.
- Xây dựng Kế hoạch cụ thể cho cả năm, từng kì và từng tháng.
- Tổ chức bồi dưỡng tư tưởng và chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên trong Ban.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu và kể chuyện về những tấm gương hiếu học ở địa phương.
- Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên.
10
- Dự giờ, trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu.
- Gặp gỡ, trò chuyện với học sinh năng khiếu.
- Tổ chức Hội thi “Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế”.
11
- Chỉ đạo Đội tổ chức các buổi phát thanh măng non nêu gương học tốt của học sinh các khối lớp.
- Chọn những học sinh tiêu biểu kể chuyện về việc học bài, đọc sách, học hỏi, ...của bản thân cho học sinh toàn trường nghe vào ½ tiết chào cờ đầu tuần.
12
- Tổ chức cho học sinh năng khiếu gặp gỡ, trò chuyện với những điển hình tiên tiến đạt thành tích cao trong học tập tại địa phương.
- Gặp gỡ phụ huynh và học sinh năng khiếu.
1
- Tổ chức buổi gala “Chúc mừng người chiến thắng”.
- Kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên.
2
- Khảo sát chất lượng học sinh năng khiếu.
- Tổ chức “Hội thi Rung chuông vàng”.
3
- Tổ chức cho học sinh đọc sách tại các thư viện và các nhà sách lớn.
- Kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của giáo viên.
4
- Tổ chức cho học sinh đạt thành tích cao đi “Báo công dâng Bác”.
- Vinh danh tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong học tập.
Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, chúng tôi họp tổ chuyên môn để triển khai, thống nhất kế hoạch hoạt động và giao cho tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo để xây dựng kế hoạch chi tiết cho tổ mình, khối mình và chỉ đạo các thành viên trong tổ soạn bài, chuẩn bị các nội dung và tổ chức các hoạt động theo đúng kế hoạch đã ra.
2.3.2. Bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức cho giáo viên về vai trò của niềm đam mê học tập
Dân gian có câu: “Tư tưởng không thông, vác bình tông không nổi”. Xác định được điều đó, tôi quan tâm đặc biệt đến việc tuyên truyền, tập huấn để mọi giáo viên thấy hết được vai trò và cánh thức tổ chức để khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh năng khiếu, từ đó giáo viên có động lực và phương pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Thông qua các cuộc họp, các buổi hội thảo, buổi sinh hoạt chuyên môn,.. , tôi khéo léo lồng ghép các nội dung để tuyên truyền, giáo dục tư tưởng và nhận thức cho giáo viên bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi thì tổ chức kể chuyện có thật xung quanh chúng ta về tấm gương đam mê học tập mà thành tài, khi thì nêu tình huống gợi mở để giáo viên tự tìm phương án trả lời, khi thì phổ biến các biện pháp mà các nhà nghiên cứu tìm ra để giáo viên tham khảo, khi thì trao đổi kinh nghiệm về các biện pháp mà bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình dạy học, ,... Vì thế, tất cả giáo viên trong trường, đều nhận thức đúng và tích cực thực hiện để khơi dậy niềm đam mê cho học sinh, nhờ đó mà chất lượng dạy học nói chung và chất lượng học sinh năng khiếu của trường được nâng lên rõ rệt.
Dẫn chứng về một câu chuyện tôi đã kể cho giáo viên nghe về một biện pháp thúc đẩy niềm đam mê học tập của học sinh trong quá trình dạy học của bản thân: Câu chuyện Chiếc áo bông
Năm ấy (năm 1996),vừa mới ra trường, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4 ở một ngôi trường vùng quê - Trường Tiểu học Thiệu Chính. Lớp tôi chủ nhiệm có học sinh cá biệt - Nam. Em liên tục bỏ học, nhà nghèo, hôm nào đến lớp thì ngủ gật, cả mùa đông chỉ mặc duy nhất một cái áo bông bà già màu đen, cũ kĩ, rách nát. Các giáo viên đã dạy Nam đều kêu ca, phàn nàn và bất lực trước kết quả học tập của em. Quả thật, những ngày đầu tôi cảm thấy choáng bởi trong tâm trí của một cô giáo trẻ, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng học sinh tiểu học lại có em cá biệt đến thế. 
Tôi tự hỏi: “Không lẽ mình phó mặc học sinh? Không lẽ để Nam rơi mãi vào tình trạng cá biệt này?”. Với suy nghĩ đó, tôi bắt đầu quan sát và tìm hiểu tâm lí, tình cảm, hoàn cảnh sống của Nam.
Trong một giờ ra chơi, tôi gọi Nam ra ghế đá sân trường và cô trò nói chuyện. Tôi luôn tạo cho Nam một tâm thế thoải mái nhất và tình cảm nhất như người mẹ dành cho con. Tôi hỏi: 
- Nam này, cô thấy Nam rất thích chiếc áo bông mà em đang mặc ấy. Chắc là phải có kỉ niệm gì đó đặc biệt lắm nên ngày nào Nam cũng muốn mặc nó. Tiết lộ cho cô biết một chút được không?
Nam ngần ngại, xấu hổ và gãi đầu không nói. Tôi giả vờ giận dỗi: 
- Ừ thì nếu Nam cảm thấy không muốn chia sẻ với cô thì thôi vậy. Chắc chưa tin và chưa quý cô giáo đây mà!
- Không cô ạ! Thực ra em chỉ ....
Tôi vừa xoa đầu Nam, vừa nhìn em cười với ánh mắt trìu mến và nói:
- Nam hãy xem cô như mẹ, có thể nói rõ mọi khó khăn của Nam để cô trò mình cùng vượt qua được không?
Lúc này, Nam không còn thấy khoảng cách giữa cô và trò nữa. Em rưng rưng nước mắt và nói:
- Nhà em nghèo lắm, bố mẹ bỏ nhau, em ở với bà. Em chỉ có duy nhất một chiếc áo bông thôi cô ạ. Đây là chiếc áo bông của bà em. Khi bà gần mất, bà dặn em giữ lấy cái áo bông này mặc đi học cho ấm.
Hai hàng nước mắt tôi lăn dài. Tôi thật sự thương em. Tôi nghĩ: Một cậu học trò lớp 4 mà khó khăn và có tình cảm với bà như vậy, chắc chắn sẽ thành công trong cuộc sống nếu như có sự định hướng và giáo dục tốt. Tôi hỏi Nam:
- Thế thì Nam thương và nhớ bà lắm, phải không?
- Vâng, nhưng bà không còn nữa cô ạ!
- Cô nghĩ, với người cháu tuyệt vời như Nam thì dù bà đã mất nhưng ở dưới suối vàng bà vẫn yêu và luôn theo dõi, mong chờ sự tiến bộ của Nam đấy!
Nam cười buồn và quay mặt đi. Tôi hỏi luôn:
- Thế tại sao Nam không cố gắng học giỏi để đền đáp công ơn của bà?
- Em mất gốc rồi cô ạ. Em định bỏ học để ở nhà đi bắt cua, bắt lươn kiếm sống thôi.
- Ừ, nếu thế thì bà của Nam sẽ buồn lắm. Mà chả lẽ, em để bà buồn nơi chín suối còn mình thì chịu mãi cảnh nghèo khổ này?
Nam cười và nước mắt em tuôn rơi. Tôi xót xa cho một cậu học trò ở thời buổi này mà còn nghèo khổ đến thế nhưng tôi ngập tràn niềm vui vì mình đã tìm ra lí do để có phương pháp giúp đỡ em ấy nên người.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nham_khoi_day_niem_dam_me_hoc.doc