SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học

Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, hình tượng, Từ đó tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển.Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Nó rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó chú trọng vào các kĩ năng: nghe, nói, viết. Hiện nay, trong các cấp học đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan, thiếu hình ảnh tiêu biểu nhất là văn miêu tả.

 Ở bậc Tiểu học, văn miêu tả chiếm một thời lượng lớn trong các thể loại Tập làm văn (lớp 4 dạy 30 tiết, lớp 5 dạy 26 tiết). Căn cứ vào đối tượng miêu tả, thể loại này chia thành các kiểu bài khác nhau, bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật (lớp 4); tả cảnh, tả người (lớp 5). Tất cả các chủ đề miêu tả đều gần gũi, nhưng vì bước đầu làm quen nên khả năng trình bày, diễn đạt một vấn đề mới thông qua nói và viết đối với các em vẫn còn nhiều lúng túng, khó khăn. Một số em có tâm l‎ý e ngại khi phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó trước mặt thầy cô và bạn bè. Thậm chí, có những em ngại khi nhắc đến học Tập làm văn. Bản thân mỗi em cũng gặp rất nhiều vướng mắc trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ.

 Thực tế cho thấy, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn miêu tả. Chính vì vậy, chất lượng giờ Tập làm văn và các bài viết văn miêu tả của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập, dựa vào gợi ý sách giáo khoa, sách giáo viên, tự thỏa mãn với nội dung có hạn này. Một số khác chưa thực sự quan tâm phát huy hết năng lực của học sinh, chưa tận tình giúp đỡ các em rèn giũa câu văn, ý văn sao cho hay và khéo. Còn về phía học sinh, nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê chi tiết các bộ phận của sự vật; hoặc các hình ảnh theo gợi ý của giáo viên, khiến người học dễ rơi vào tư duy máy móc theo lối chép văn mẫu. Mặt khác, với học sinh lớp 4, lớp 5, vốn từ vựng mà các em học được vẫn còn khá đơn giản, nếu không chú ‎trọng trau dồi về ngôn ngữ, học sinh sẽ bó hẹp trong phạm vi sách vở và sẽ có vốn từ vựng nghèo nàn. Chắc chắn khi ấy, việc diễn đạt câu văn, ý văn sẽ rất hạn chế. Bài văn miêu tả của các em sẽ viết theo lối liệt kê, khiến câu văn hết sức khô khan. Vì thế, chất lượng bài viết của học sinh thấp, khó cải thiện, hình ảnh miêu tả hết sức ngô nghê tạo ra một thói quen không tốt cho các em tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn. Là Hiệu Trưởng tôi luôn băn khoăn là làm thế nào nâng cao chất lượng dạy - học văn miêu tả ở lớp 4, 5. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học”

 

doc 17 trang thuychi01 6451
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Mở đầu:
1.1. Lý do chọn đề tài trang 2
1.2. Mục đích nghiên cứu trang 3
1.3. Đối tượng nghiên cứu............ trang 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .. trang 3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm............. 	trang 3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 	trang 3
2.3. Các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện...................... 	trang 5 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến ........................................................ trang 14
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1 Kết luận .................................... 	trang 15
3.2 Kiến nghị 	trang 16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho học sinh một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh kĩ năng tái hiện các chi tiết đã quan sát được tới khả năng nhào nặn các vật liệu có thực trong đời sống để xây dựng nên nhân vật, hình tượng,  Từ đó tư duy lôgic của học sinh cũng được phát triển.Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất. Nó rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết trong đó chú trọng vào các kĩ năng: nghe, nói, viết. Hiện nay, trong các cấp học đặc biệt là bậc Tiểu học, phần lớn học sinh viết văn rất khô khan, thiếu hình ảnh tiêu biểu nhất là văn miêu tả.
 Ở bậc Tiểu học, văn miêu tả chiếm một thời lượng lớn trong các thể loại Tập làm văn (lớp 4 dạy 30 tiết, lớp 5 dạy 26 tiết). Căn cứ vào đối tượng miêu tả, thể loại này chia thành các kiểu bài khác nhau, bao gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật (lớp 4); tả cảnh, tả người (lớp 5). Tất cả các chủ đề miêu tả đều gần gũi, nhưng vì bước đầu làm quen nên khả năng trình bày, diễn đạt một vấn đề mới thông qua nói và viết đối với các em vẫn còn nhiều lúng túng, khó khăn. Một số em có tâm l‏‎ý e ngại khi phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào đó trước mặt thầy cô và bạn bè. Thậm chí, có những em ngại khi nhắc đến học Tập làm văn. Bản thân mỗi em cũng gặp rất nhiều vướng mắc trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp trong các bài văn, bài thơ.
 Thực tế cho thấy, vẫn còn không ít giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn miêu tả. Chính vì vậy, chất lượng giờ Tập làm văn và các bài viết văn miêu tả của học sinh vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập, dựa vào gợi ý sách giáo khoa, sách giáo viên, tự thỏa mãn với nội dung có hạn này. Một số khác chưa thực sự quan tâm phát huy hết năng lực của học sinh, chưa tận tình giúp đỡ các em rèn giũa câu văn, ý văn sao cho hay và khéo. Còn về phía học sinh, nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê chi tiết các bộ phận của sự vật; hoặc các hình ảnh theo gợi ý của giáo viên, khiến người học dễ rơi vào tư duy máy móc theo lối chép văn mẫu. Mặt khác, với học sinh lớp 4, lớp 5, vốn từ vựng mà các em học được vẫn còn khá đơn giản, nếu không chú ‏‎trọng trau dồi về ngôn ngữ, học sinh sẽ bó hẹp trong phạm vi sách vở và sẽ có vốn từ vựng nghèo nàn. Chắc chắn khi ấy, việc diễn đạt câu văn, ý văn sẽ rất hạn chế. Bài văn miêu tả của các em sẽ viết theo lối liệt kê, khiến câu văn hết sức khô khan. Vì thế, chất lượng bài viết của học sinh thấp, khó cải thiện, hình ảnh miêu tả hết sức ngô nghê tạo ra một thói quen không tốt cho các em tiếp tục học lên ở các bậc học cao hơn. Là Hiệu Trưởng tôi luôn băn khoăn là làm thế nào nâng cao chất lượng dạy - học văn miêu tả ở lớp 4, 5. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học” 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài nhằm phân tích thực trạng việc dạy học văn miêu tả ở trường tiểu học Đông Vệ 1và các trường tiểu học khác. Từ đó làm rõ những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại đó nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5 ở trường Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 	Việc dạy và học văn miêu tả lớp 4,5 ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành Phố Thanh Hóa
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; Phương pháp thống kê, xử lý số liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục; phương pháp nghiên cứu sản phẩm ...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở l‎í luận
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 đảm bảo đúng trọng tâm nhiệm vụ môn học và đặc điểm đối tượng học sinh, các bài học được biên soạn theo các quan điểm dạy giao tiếp, quan điểm tích hợp, quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4,5 không trình bày kiến thức bằng những kết quả cho sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập yêu cầu học sinh hoạt động nhằm chiến lĩnh kiến thức và phát triển kỹ năng nhận thức của học sinh. Đây cũng chính là những điều kiện thuận lợi để giáo viên dạy học. 
Trong chương trình tiểu học, các bài tập làm văn đều gắn với chủ điểm của môn học. Vì vậy quá trình thực hiện các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp học sinh mở rộng hiểu biết trong cuộc sống. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn văn miêu tả... góp phần phát triển khả năng phân tích, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của học sinh cũng được rèn luyện nhờ vận dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi miêu tả. Học tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. 
 	2.2. Thực trạng của dạy và học văn miêu tả lớp 4, 5
 	Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên, mỗi nhà trường. Vì vậy, chất lượng dạy và học các môn học trong đó có phân môn Tập làm văn được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, trong thực tế ở trường Tiểu học hiện nay, các tiết Tập làm văn giáo viên còn nói nhiều, chưa khơi gợi, huy động vốn sống, vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ từ phía người học. Tức là chưa chú trọng vào quy trình dạy học sáng tạo, mà thiên về học thuộc, nhớ nhiều, để rồi bắt chước “làm văn”. 
 	Qua thực tế chỉ đạo dạy phân môn Tập Làm Văn ở trường Đông Vệ 1, tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả lớp 4,5 nói riêng. Có giáo viên đã mạnh dạn tổ chức các hình thức dạy học tích cực, gây hứng thú và cuốn hút học sinh. Các tiết Tập làm văn đều được dạy tuân thủ theo qui trình, mục tiêu bài dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có những giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn. Các tiết dạy chưa được đầu tư sâu suy nghĩ, những phương pháp giảng dạy phù hợp với tính chất môn học chưa được chú trọng. Đặc biệt là, tiết trả bài chưa củng cố l‏‎ý thuyết gắn với thực tiễn đời sống mà chỉ làm cho qua loa. Vì vậy, các em không biết được bài viết của mình đã đạt được những ưu điểm gì, những lỗi nào cần khắc phục, sửa chữa, đâu là chỗ cần uốn nắn để rút kinh nghiệm. Chính cách dạy này đã làm hạn chế khả năng viết văn miêu tả của học sinh.
Tôi đã tiến hành dự 8 tiết Tập làm văn, kèm theo một số tiết khảo sát chất lượng. Tôi nhận thấy việc dạy và học phân môn Tập làm văn có những tồn tại như sau: các tiết học thường kéo dài quá thời gian qui định, còn rất nhiều học sinh còn mơ hồ về văn miêu tả. Bên cạnh đó, kĩ năng làm văn của các em còn một số hạn chế như: khả năng quan sát, miêu tả còn chung chung, chưa thể hiện rõ đặc điểm nổi bật của từng chủ đề mình miêu tả. Nhiều học sinh chưa biết sử dụng những từ ngữ gợi tả cho hiệu quả, các thủ pháp nghệ thuật trong bài văn còn giản đơn, cảm xúc của mình khi miêu tả khá gượng ép. Một điều đáng suy nghĩ nữa là vốn từ ngữ diễn đạt ở các em còn nghèo.
Nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết văn miêu tả chưa tốt:
*Về phía giáo viên:	
Cách dạy của nhiều giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, ít sáng tạo, chưa sinh động.
Trong chương trình thể loại văn miêu tả, các bài kiến thức không liền mạch nên bài dạy chưa sâu. 
Đại đa số giáo viên chỉ chú ý đến việc học ở lớp mà chưa chú ý đến việc hướng dẫn các em tìm hiểu thêm sách, báo...
Để đối phó với việc học của học sinh làm bài kém, để đảm bảo chất lượng kiểm tra ... nhiều giáo viên cho học sinh chép bài mẫu. Vì vậy dẫn đến tình trạng cả thầy và trò nhiều khi bị lệ thuộc vào bài mẫu, không thoát khỏi bài mẫu. 
* Về phía học sinh:
Qua thực tế, tôi thấy kết quả mà học sinh đạt được chưa được như mong muốn. Học sinh còn mắc nhiều lỗi kể cả trong văn bản nói và văn bản viết cụ thể:
- Trong văn bản nói, do vốn từ ngữ còn nghèo nàn nên cách ứng xử chưa nhanh nhạy, diễn đạt nội dung không rõ ràng mạch lạc, không lôi cuốn người nghe.
- Trong văn bản viết, câu văn diễn đạt còn lủng củng, dùng từ chưa đúng với văn cảnh (VD: Khi miêu tả chân của con chó học sinh viết: Bốn chân to khoẻ chắc chắn), hành văn diễn đạt khô khan, đơn điệu (VD: Khi miêu tả cái bút mực, học sinh viết: Cái bút dài bằng một gang tay, thân bút tròn màu đỏ. Bên trong bút có ngòi bút, em viết chữ rất đẹp, bên trong còn có cả ruột bút ,...) 
- Khi tham khảo những đoạn văn, bài văn mẫu học sinh không xác định được đâu là cái hay, cái đáng học tập của đoạn văn, bài văn đó. Có những em xác định được nhưng lại không biết vận dụng, chế biến, chuyển thể thành sản phẩm của mình mà sao chép nguyên vẹn đoạn văn, bài văn mẫu đó ...
- Học sinh miêu tả hời hợt, chung chung không có một sắc thái riêng biệt nào với đối tượng miêu tả. Vì thế bài làm ấy không sâu sắc, đọc lên thấy mờ nhạt nguyên nhân chủ yếu lại là kinh nghiệm sống của mình, không biết cách quan sát nến không có được nhận xét gì cụ thể. 
* Về phía chương trình :
Trong chương trình Tiểu học, Tập làm văn được biên soạn theo kiểu kết hợp giữa văn chương nghệ thuật và văn bản nhật dụng, giúp học sinh trang bị những kiến thức về sử dụng ngôn ngữ và rèn kỹ năng thực hành. Đan xen giữa một số tiết học về văn miêu tả hay kể chuyện, có một số tiết học điền đơn từ, viết đơn, tranh luận hay thuyết trình. Việc đan xen giữa các đơn vị kiến thức có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế nhất định. Nội dung bài luyện tập tập trung quá nhiều vào việc tìm hiểu những đoạn văn mẫu. Các bài Tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức, biện pháp nghệ thuật để viết văn miêu tả còn ít.
* Về phía cha mẹ học sinh
 Cha mẹ các em hầu như không quan tâm đến các em do phải vất vả mưu sinh, do nhận thức chưa đúng về giáo dục, do trình độ không có
* Kiểm nghiệm
Đầu năm học tôi và giáo viên chủ nhiệm kết hợp tiến hành khảo sát học sinh về kiểu bài văn tả cảnh của khối lớp 5. Kết quả thu được như sau:
TSHS
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5 
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
120
0
0
36
30
72
60
12
10
Từ những thực trạng trên cho thấy ở lớp 4 các em học về văn miêu tả còn hạn chế. 	.3. Các giải pháp thực hiện
1.3.1. Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy – học phân môn Tập làm văn 
2.3.1.1. Giáo viên và học sinh chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi thực hiện việc dạy và học giờ Tập làm văn.
*Điều tra phân loại học sinh
Giáo viên điều tra phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh. Từ đó đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp giúp vun xới, phát triển năng lực học văn của học sinh có năng khiếu, đồng thời giúp học sinh yếu biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được một bài văn hoàn chỉnh. 
* Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy Tập làm văn:
Dạy học cái gì? Dạy học như thế nào cho học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động ? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời, biết chọn lựa và vận dụng phương pháp phù hợp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Giáo viên một mặt biết được học sinh cần nội dung gì, những mơ hồ về chưa biết về mục tiêu bài dạy rất cần chia sẻ, mặt khác, xác lập được mối quan hệ logic giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững các vấn đề sau :
 Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4,5: mỗi lớp có 62 tiết cả năm, trong đó Tập làm văn miêu tả lớp 4 là 30 tiết; lớp 5 là 26 tiết tả cảnh và tả người, 17 tiết ôn tập văn miêu tả (chiếm hơn 50% số tiết). Mục tiêu của miêu tả là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu thêm vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Quy trình dạy Tập làm văn:
	Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững quy trình dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy, từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh khá, giỏi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu,...
2.3.1.2. Xác định yêu cầu trọng tâm đề bài:
 	Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5:
“ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết: Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau:
a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.).
Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,...
2.3.1.3 Rèn luyện kĩ năng quan sát, tìm ý cho học sinh.
 Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý trước khi làm bài tập làm văn là một việc làm 
cần thiết và quan trọng. Điều kiện và phương pháp cơ bản để làm tốt bài văn miêu tả là phải biết quan sát và chọn lọc những chi tiết quan sát được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài miêu tả. Nếu quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc, hấp dẫn. Quan sát hời hợt, phiến diện bài viết sẽ khô khan, nông cạn. Do vậy, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em sở mục tận nơi, quan sát đối tượng được miêu tả, coi việc tổ chức cho các em quan sát trực tiếp đối tượng được miêu tả là một công việc thuộc nguyên tắc dạy học làm văn miêu tả. Giáo viên phải dạy tốt tiết quan sát tìm ý. Trong tiết học đó, học sinh phải tập quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau. Tuy vậy, giáo viên cũng cần hướng dẫn các em quan sát, huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc rồi ghi chép lại. Muốn vậy, giáo viên phải nghiên cứu kỹ chương trình, có kế hoạch hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng cần miêu tả. Việc quan sát cũng có thể tiến hành trên lớp, cũng có khi tiến hành ngoài lớp. 
 	Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ tổng quát đến cụ thể Học sinh ghi chép những điều đã quan sát được vào vở nháp. Tổ chức cho học sinh quan sát cụ thể đối tượng miêu tả. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (sân trường, cây phượng, cánh đồng, ...), quan sát ở nhà, ghi chép (ngôi nhà em đang ở), quan sát qua phim ảnh (cảnh biển buổi sáng)  
Ví dụ: Đề bài: Em hãy tả cánh đồng quê em.
Học sinh quan sát và ghi chép vào vở nháp những điều đã quan sát được.
- Cánh đồng quê em nằm ở phía sau làng.
- Vào buổi chiều, không khí trên cánh đồng: mát mẻ, dễ chịu gió thổi nhẹ
- Cảnh đồng lúa: lúa đang thì con gái, màu xanh rờn trông như tấm thảm nhung màu xanh. 
- Trên bờ ruộng: mấy bác nông dân dắt trâu về, một số người đi thăm đồng. 
- Trên trời: Đàn chim bay về tổ, tiếng sáo diều vi vu vi vút...
- Buổi chiều muộn: mặt trời còn cao sau đó dần dần xuống thấp hơn, những tia nắng nhạt dần, người đi lại lác đác.
- Khi mặt trời lặn hẳn: cánh đồng vắng vẻ chỉ còn tiếng gió thổi, trời nhá nhem tối. 
 	2.3.1.4. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chi tiết. 
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý trước khi làm thành một bài văn hoàn chỉnh. Có lập được dàn bài thì mới có thể tìm ý, sắp xếp ý, viết thành một bài văn mạch lạc, bố cục rõ ràng, ý văn trong sáng.
Sau khi tìm ý, học sinh sẽ sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Đoạn mở bài có tác dụng giới thiệu cho người đọc, người nghe biết đối tượng miêu tả. Đoạn thân bài là bức tranh vẽ bằng lời hình dáng, đường nét, cử chỉ hoạt động, màu sắc của đối tượng. Có chọn được những chi tiết đặc sắc, tiêu biểu ta mới vẽ được một nhân vật mang những cá tính riêng. Bạn học sinh trong bài là một học sinh vùng nông thôn với những đặc điểm riêng, cá tính riêng không lẫn với bất cứ một bạn học sinh nào khác. Đoạn kết bài mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Không thể có đoạn kết bài chung cho mọi học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nêu được cảm xúc tự nhiên, chân thật, không sáo rỗng kiểu như: Em rất yêu quý bạn
2.3.1.5. Hướng dẫn học sinh diễn đạt có nghệ thuật.
* Hướng dẫn học sinh tập diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh
Đối với phần này, diễn đạt câu văn có hình ảnh rất phù hợp với thể loại văn miêu tả. Trước hết, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu một số đoạn văn mẫu hoặc những đoạn viết hay của học sinh để nhận xét về cách miêu tả, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật.Từ đó, sẽ dễ dàng cho việc hướng dẫn các em diễn đạt bằng câu văn có hình ảnh và sử dụng một số biện pháp tu từ đã học như: so sánh, nhân hoá... trong bài làm.
Ví dụ: Giáo viên lấy trực tiếp những câu văn, đoạn văn hay của học sinh có sử dụng các biện pháp so sánh hoặc nhân hóa khi tả về cây bàng như:“Nhìn từ xa, cây bàng như chiếc ô xanh khổng lồ mát rượi.Cành lá mơn man đùa vui trong gió như vẫy chào chúng em”, hoặc khi tả cây đa các em đã viết: “ Những chiếc rễ ăn sâu bò rộng trên khắp mặt đất. Có những cái rề như những con rắn khổng lồ bò ra bốn phía. Nó còn làm thành những chiếc ghế cho người đi chùa ngồi nghỉ hóng mát và ngắm cảnh chùa”.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nhận xét của mình về những câu văn trên như bạn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Các biện pháp đó có tác dụng gì? Học sinh so sánh những câu văn trên với những câu văn khác không sử dụng các biện pháp nghệ thuật xem cách miêu tả nào hay hơn, sinh động và hấp dẫn hơn? 
 Để học sinh diễn đạt được bài văn của mình một cách sinh động, có nghệ thuật, các em thường được trau dồi qua tiết: Luyện tập xây dựng đoạn văn, luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả. Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. Luyện tập tả ngoại hình, tả hoạt động trong bài văn tả ngườiQua những tiết Tập làm văn này, học sinh được thể hiện cách diễn đạt của mình và học tập bạn, học sinh được luyện tập cách viết mở bài, kết bài và luyện tập xây dựng đoạn văn. Qua đó, học sinh tập vận dụng một số biện pháp nghệ thuật đã học vào việc diễn tả nội dung. 
Ví dụ: Khi viết văn, học sinh vận dụng sáng tạo những từ láy, từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ biểu cảm, biện pháp so sánh, nhân hoá... Những từ ngữ này là thế mạnh đặc trưng của Tiếng Việt, là phương tiện miêu tả rất hiệu quả. Giáo viên cần khai thác giá trị của lớp ngôn từ nghệ thuật này để hướng dẫn học sinh sử dụng cái hay, cái đẹp, cái bóng bẩy, giàu tính gợi tả và hình ảnh gợi cảm của tiếng Việt. Trong bài văn của các em ta đã gặp cách dùng từ như: ngọn cây cao vút, bông hồng mỉm cười,... hay những câu văn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả về hoa phượng “Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc.doc