SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa

Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên các cấp học trên.

Muốn có cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển con người toàn diện thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ với các hoạt động giáo dục .

Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy công tác bán trú trường học đã và đang được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào để cho các em thật sự có một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công việc này đòi hỏi phải có tính liên ngành của các cấp có thẩm quyền và là trách nhiệm của toàn dân. Đối với các trường học có bếp ăn bán trú thì vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề quan tâm của các trường tiểu học. Vì nếu thức ăn, nước uống không an toàn thì sức khỏe của học sinh sẽ không được đảm bảo, đồng thời có thể ảnh hưởng đến niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người như câu danh ngôn đã khẳng định: "Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm."

Năm học 2015 - 2016, tôi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý bán trú. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm tham gia quản lý bán trú và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi chọn sáng kiến " Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa " với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh.

 

doc 23 trang thuychi01 28053
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài: 
Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên các cấp học trên.
Muốn có cơ sở vững chắc cho sự hình thành nhân cách và sự phát triển con người toàn diện thì cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ với các hoạt động giáo dục .
Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, trình độ dân trí cũng ngày được nâng cao. Chính vì vậy công tác bán trú trường học đã và đang được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào để cho các em thật sự có một cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ huynh học sinh, góp phần thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng, nên công việc này đòi hỏi phải có tính liên ngành của các cấp có thẩm quyền và là trách nhiệm của toàn dân. Đối với các trường học có bếp ăn bán trú thì vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là vấn đề quan tâm của các trường tiểu học. Vì nếu thức ăn, nước uống không an toàn thì sức khỏe của học sinh sẽ không được đảm bảo, đồng thời có thể ảnh hưởng đến niềm tin của phụ huynh đối với nhà trường. Vì sức khoẻ là vốn quý nhất của con người như câu danh ngôn đã khẳng định: "Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm..."
Năm học 2015 - 2016, tôi tiếp tục được Hiệu trưởng phân công trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý bán trú. Với những kinh nghiệm tích lũy được trong nhiều năm tham gia quản lý bán trú và sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi của bản thân, tôi chọn sáng kiến " Một số giải pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa " với mong muốn nâng cao chất lượng hoạt động bán trú, đảm bảo tốt các điều kiện về ăn, ở, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ, bảo đảm sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh, tạo môi trường học tập, ăn ngủ, vui chơi an toàn, lành mạnh cho học sinh bán trú, tạo niềm tin lâu dài trong phụ huynh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức tốt bán trú cho học sinh tạo điều kiện cho cha mẹ học sinh yên tâm công tác.
- Giáo dục học sinh có nếp sống hòa đồng trong sinh hoạt tập thể. biết lao động tự phục vụ với những công việc vừa sức.
- Có biện pháp tổ chức công tác bán trú thật tốt, gây uy tín đối với phụ huynh học sinh.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo công tác bán trú nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh ở trường Tiểu học Đông Vệ 1 Thành phố Thanh Hóa 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu
Công văn số 4334 CV/ GDTC ngày 28 – 5 – 1998 về vệ sinh ăn uống trường học.
	Chỉ thị số 08/GD – ĐT ngày 12/5/1195 về vệ sinh trường học
Chỉ thị số 08/ 1999/ CT- TTg ngày 15 – 04 – 1999 của Thủ tướng chính phủ về việc “ Tăng cường công tác bảo đảm chất lượng VSATTP”.
Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT ngày 08/7/2008 về hướng dẫn công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục.
Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Các nội qui của công tác bán trú.
Các yêu cầu vệ sinh cho bếp ăn trong trường học.
Các chế độ ăn uống đối với học sinh tiểu học.
Cách đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Các chế độ thu, chi phục vụ cho công tác bán trú.
- Nghiên cứu thực tế
Theo dõi tình hình thực tế của học sinh bán trú qua các bữa ăn trưa, bữa phụ giữa buổi chiều và ngủ trưa.
Đánh giá chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh qua 5 năm học từ: 2011 – 2012 đến 2015 – 2016.
2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Cơ sở lý luận: 
Thành ngữ có câu: “ Ăn vóc học hay”, vì vậy học sinh phải ăn tốt, có sức vóc mới đủ sức khoẻ để học hay và làm được nhiều việc khác. Ngoài việc ở trên lớp giáo viên cải tiến phương pháp giảng dạy để học sinh tiếp thu bài tốt thì việc kết hợp dạy học sinh “ Học ăn” là cả một bộ môn khoa học. Việc học sinh ở lại ăn trưa, ngủ trưa và vui chơi ở trường suốt thời gian 3 tiếng buổi trưa đã rèn cho học sinh tính tập thể, nếp kỷ luật khi ăn, ngủ và gắn bó với tổ ấm là lớp học của mình. Tất cả sẽ hình thành nhiều kỷ niệm tốt đẹp dưới mái trường. Nhà trường đã trở thành ngôi nhà thứ 2 và các cô giáo thực sự là người mẹ hiền của các em.
Với thời gian ngoài giờ học, học sinh bộc lộ rất rõ cá tính của mình. Qua đó giáo viên có thể nắm bắt và giáo dục đạo đức cho học sinh.
Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học không chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Nhân cách, kỹ năng sống của học sinh không chỉ có kỹ năng học tập cơ bản như nghe, nói, đọc, viết và tính toán mà học sinh tiểu học được dạy từ kỹ năng nhỏ nhất như thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ và các kỹ năng trong giao tiếp....
 “Một bữa ăn học đường cân đối cho tất cả trẻ em là sự đầu tư tốt nhất mà chúng ta có thể làm được vì sức khỏe, sự giáo dục và phát triển xã hội toàn cầu trong tương lai”. (George Mc Govern).
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới trong các thập kỷ qua và kinh nghiệm thực tiễn ở những quốc gia tiên tiến có triển khai bữa ăn nhà trường, cho thấy bữa ăn học đường là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng học tập sáng tạo của trẻ thơ.
Học sinh tiểu học là lứa tuổi chuyển tiếp, phát triển nhanh về thể lực lẫn trí tuệ nên việc tổ chức bữa ăn bán trú phải được chú ý và quan tâm đúng mức.
	 2.2. Thực trạng: 
Trường Tiểu học Đông Vệ 1 nằm trên địa bàn phường Đông Vệ ở phía Nam Thành phố Thanh Hóa. Địa bàn dân cư rộng và đông dân. Cùng với sự phát triển chung của Thành phố mô hình học bán trú đã được áp dụng từ năm học 2011 – 2012 với quy mô ngày càng lớn mà vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của cha mẹ học sinh trên địa bàn phường. Năm học này, một số khu đô thị mới được xây dựng trên địa bàn phường, dân cư đông hơn, tổng số học sinh các bậc học nhiều hơn đặc biệt là số lượng học sinh Tiểu học. Vì thế, áp lực bán trú của trường Tiểu học Đông Vệ 1 cũng lớn hơn rất nhiều.
Năm học 2011- 2012 nhà trường mới chỉ có 3 lớp bán trú với 90/597 học sinh toàn trường. Qua 5 năm xây dựng và phát triển, năm học 2015 - 2016 số lớp bán trú đã là 10 lớp với 370/770 học sinh toàn trường. Không phải ngẫu nhiên mà quy mô bán trú của nhà trường được phát triển nhanh như vậy. Trước hết phải nói đến sự quan tâm giúp đỡ của Đảng uỷ, Chính quyền phường Đông Vệ. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây - Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, những năm qua mặc dù phường Đông Vệ còn gặp nhiều khó khăn song Đảng uỷ Chính quyền vẫn dành sự ưu ái cho nhà trường trong việc cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu phục vụ học sinh bán trú. Năm học 2011 – 2012, trên nền khu nhà cấp 4 cũ, khu nhà 2 tầng với 8 phòng học, hội trường, khu bếp ăn bán trú được xây dựng xong và đưa vào sử dụng. Mặt khác nhà trường rất có uy tín với cha mẹ học sinh trong việc tổ chức bán trú vì chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng cao. Năm học 2015 - 2016, hàng ngày có 10 lớp với 370 học sinh được học hành, ăn, ngủ, vui chơi, ca hát tại trường. Cha mẹ học sinh thực sự yên tâm gửi gắm con ở trường, mong con ngoan học giỏi, còn mình thì có nhiều thời giờ để học tập và công tác tốt.
Năm học 2015 - 2016, nhà trường đã phát huy những ưu điểm của việc tổ chức học bán trú qua 5 năm học và khắc phục những tồn tại. Quy mô và chất lượng bán trú ngày càng phát triển. Nhà trường quyết tâm củng cố và nâng cao chất lượng nuôi dạy, đảm bảo tín nhiệm cao đối với các cấp lãnh đạo, với nhân dân và cha mẹ học sinh. Hiện nay, số lớp bán trú là 10 lớp/ 20 lớp từ khối 1 đến khối 5, tổng số học sinh bán trú là 370 em/770 em học sinh toàn trường
2.3. Các giải pháp tổ chức và thực hiện
2.3.1 Giải pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều kiện đầu năm học
Bất kì làm việc gì cũng đều phải có kế hoạch. Đặc biệt, tổ chức hoạt động bán trú ở nhà trường càng phải cẩn thận chu đáo hơn. Lập kế hoạch, triển khai kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong năm học một cách chu đáo thì mới đạt được hiệu quả cao. Trước tiên, để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh, tôi đã lập một kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng công tác bán trú năm học 2015 - 2016 cụ thể. Trong kế hoạch thể hiện từ mục đích, yêu cầu nội dung của công tác bán trú. Từ kế hoạch đó mới xác định các nội dung tập trung cần phải thực hiện. 
Để trong năm học, hoạt động bán trú diễn ra một cách suôn sẻ, đảm bảo yêu cầu thì kế hoạch chuẩn bị các điều kiện đầu năm học là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Nhà trường sử dụng thời gian nghỉ hè của học sinh để lập kế hoạch, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết. Như vậy sẽ không bị xáo động, không ảnh hưởng đến kế hoạch trong năm học mà còn tạo tâm thế phấn khởi tự tin cho giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh khi bước vào năm học mới. Khi đưa con đến trường thấy trường lớp khang trang, xanh, sạch đẹp, lớp học sáng sủa gọn gàng, cơ sở vật chất phục vụ nuôi dạy đầy đủ sẽ khiến các bậc phụ huynh thấy hài lòng, yên tâm khi gửi con em tới trường. Vì vậy, để có được thành công lớn ở cuối năm học thì phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo ngay từ khi nghỉ hè, ngay từ đầu năm học.
* Lập kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất bán trú đầy đủ, đảm bảo chất lượng phục vụ học sinh:
Bếp ăn tập thể có vị trí quan trọng trong trường học bán trú. Ngay từ đầu năm, tôi đã chỉ đạo các bộ phận rà soát lại các điều kiện, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ bán trú tại bếp ăn và các phòng học. Trên cơ sở đó, tham mưu với Hiệu trưởng mua sắm bổ sung và sửa chữa kịp thời các trang thiết bị phục vụ bán trú. 
Căn cứ vào kế hoạch năm học mới để lập kế hoạch dự trù mua sắm. Phân công, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ bán trú sao cho phù hợp với số lượng học sinh của năm học 2015 -2016 mà nhà trường đã lập kế hoạch. Việc mua sắm phải đạt được các yêu cầu: Đủ về số lượng cần sử dụng hàng ngày, đảm bảo về chất lượng, giá cả phù hợp thị trường, được giáo viên và cha mẹ học sinh chấp nhận Việc mua sắm phải khẩn trương trong dịp hè, đảm bảo đủ thời gian để giặt giũ phơi phóng, phân chia vào các lớp trước ngày khai giảng năm học mới.
Hiện nay bếp ăn của trường được bố trí sắp xếp theo quy trình bếp ăn một chiều, có khu vực tiếp nhận, sơ chế thực phẩm riêng, khu chế biến, phân chia thức ăn riêng. Cung cấp nước sạch để sử dụng chế biến, vệ sinh dụng cụ ăn uống, .. trang bị toàn bộ các dụng cụ phục vụ ăn uống cho học sinh bằng inox. Bếp ăn được lắp đặt hệ thống ga, điện đảm bảo an toàn. Trang bị đầy đủ các loại bảng biểu theo quy định của nhà bếp như: bảng thực đơn hằng ngày, bảng phân công nhiệm vụ, nội quy phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy, hướng dẫn sử dụng nồi cơm ga, vận hành hệ thống ga ...
Ngoài ra tôi chỉ đạo tổ nuôi thiết lập đầy đủ các loại hồ sơ của bếp ăn bán trú như: sổ giao nhận thực phẩm, sổ phân chia thức ăn, sổ xuất, nhập kho, sổ theo dõi xuất ăn, báo giá thực phẩm theo tuần, sổ chấm công, sổ theo dõi học sinh vắng, sổ lưu mẫu thức ăn, thực đơn hằng tuần, sổ kiểm thực.
Các phòng học bán trú đều trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho học sinh ăn, ngủ, nghỉ, sinh hoạt tại lớp như: bàn ăn, bàn ngủ, giá treo quần áo, giá treo khăn, màn hình, máy chiếu phục vụ học tập và giải trí, chăn gối ... 
Để đảm bảo tốt công tác bán trú, tôi xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bán trú cả năm học, hàng tháng, hàng tuần, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều họp đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện. 
Nhà trường đã được Đảng uỷ, chính quyền phường Đông Vệ đặc biệt quan tâm tạo điều kiện. Được cha mẹ học sinh hết lòng ủng hộ kể cả tinh thần và kinh phí mua sắm. Vì vậy, kế hoạch mua sắm mà nhà trường lập ra được thực hiện đúng tiến độ đã tạo tâm thế cho giáo viên và học sinh rất phấn khởi. Đặc biệt cha mẹ học sinh vui mừng khi thấy con mình luôn được thực sự quan tâm. Từ năm học 2013 – 2014 đến nay là học sinh bán trú được ăn nghỉ ngay từ ngày đầu của năm học. Điều này rất thuận lợi cho kế hoạch dạy và học của nhà trường được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả cao.
* Hoạch toán, dự trù thu- chi hợp lí, đảm bảo thu đủ chi đủ:
Việc dự trù thu chi phải được Ban Giám hiệu họp bàn từ cuối năm học. Căn cứ vào công văn hướng dẫn của phòng tài chính. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, giá cả thị trường và đặc biệt là công văn hướng dẫn để định ra mức thu chi đảm bảo hợp lí hợp tình tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Mặc dù là trường nội thành, song mức thu của nhà trường không tối đa so với hướng dẫn. Mức thu gồm có thu mua sắm đồ dùng phục vụ ăn ở sinh hoạt, tiền phục vụ và tiền ăn hàng ngày của học sinh. Mức thu tăng dần theo lớp.
Cụ thể: 
- Tiền mua sắm cơ sở vật chất đầu năm học:
Tiền mua sắm đầu năm học dùng để mua sắm đồ dùng phục vụ ăn ở sinh hoạt của học sinh. 
Năm đầu khi mới tổ chức học bán trú, học sinh mới nhập trường phải đóng tiền mua sắm ban đầu năm học là 1500 000 đồng
Sau một số năm học, các đồ dùng phục vụ bán trú vẫn còn sử dụng được nên đóng góp đầu vào đầu năm ngày càng giảm.
Năm học 2015 – 2016 tiền mua sắm đầu năm gồm có mua sắm đồ dùng phục vụ ăn ở sinh hoạt của học sinh là: 
 	Khối 1 : 450 000 đồng / học sinh / năm 
Khối 2,3: 200 000 đồng / học sinh / năm 
	Khối 4: 150 000 đồng/học sinh /năm
	Khối 5: 100 000 đồng/học sinh /năm
- Tiền ăn hàng ngày:
Tiền ăn hàng ngày gồm hai bữa: ăn chính buổi trưa và ăn phụ bữa nửa chiều được thu theo hướng dẫn và căn cứ vào tình hình giá cả thị trường biến động trong tháng từ 16 000 đồng đến 20 000 đồng/em/ngày ăn
- Tiền phục vụ: 
Tiền phục vụ bao gồm tiền quản lí, trực trưa của Ban Giám hiệu; tiền trực trưa của cán bộ y tế, giáo viên; tiền lương tháng của các cô nuôi dưỡng, chất đốt, điện nước, chất tẩy rửa vệ sinh 150 000 đồng/ học sinh/ tháng 
Ban tài vụ chịu trách nhiệm cụ thể về kế hoạch thu, chi hàng ngày, hàng tháng và thanh toán với từng học sinh phải rõ ràng rành mạch với phụ huynh học sinh. Ban Giám hiệu chỉ đạo, kiểm tra giám sát thực hiện, điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
* Hợp đồng và phân công nhân sự phục vụ học sinh ăn ở bán trú
Đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học vẫn đang rất cần sự chăm sóc thương yêu chiều chuộng của bố mẹ. Song thực tế bố mẹ không phải suốt ngày trực tiếp chăm lo con cái. Hơn nữa bố mẹ bận trăm công ngàn việc trong công tác học tập nâng cao trình độ và lo cho cuộc sống của cả gia đình thường ngày. Cho con học bán trú nghĩa là cha mẹ học sinh đã gửi gắm lòng tin nơi cô giáo và nhà trường. Vì vậy nhà trường phải làm thế nào để thực sự xứng đáng với lòng tin ấy. Trong điều kiện thực sự khó khăn như hiện nay, đó là điều trăn trở nhất của cán bộ giáo viên nhân viên toàn trường nói chung và đặc biệt hơn là suy nghĩ băn khoăn của các đồng chí trong Ban Giám hiệu. Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp chung của toàn Đảng toàn dân. Tổ chức học bán trú có thành công hay không, có mang lại hiệu quả lớn cho giáo dục của nhà trường hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường. Việc bố trí nhân sự, điều hành hợp tình hợp lí tạo sức mạnh tổng hợp lớn để hoàn thành kế hoạch tổ chức xây dựng bán trú của nhà trường, hợp ý Đảng lòng dân.
Hai bộ phận cũng không kém phần quan trọng là: Giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú và bộ phận các cô nuôi. Chính vì thế đầu năm học Ban giám hiệu đã bàn bạc để lựa chọn giáo viên chủ nhiệm các lớp bán trú và tuyền nhân viên phục vụ bán trú sao cho phù hợp và hiệu quả.
Rút kinh nghiệm của những năm đầu nhà trường mới tổ chức hoạt động bán trú, từ năm học 2013 – 2014 đến nay bình quân mỗi lớp một cô nuôi, một giáo viên trực tiếp chăm sóc việc ăn ngủ cho học sinh hàng ngày, ngoài ra có thêm một bếp trưởng để cùng chung lo lắng chỉ đạo giám sát mọi công việc trong phạm vi hoạt động bán trú. Vì vậy, năm học 2015 – 2016 với quy mô 10 lớp, 370 học sinh ăn ở bán trú tại trường cần có 10 cô nuôi bán trú, một cô nhân viên y tế học đường, một cô bếp trưởng. 
Giáo viên chủ nhiệm lớp bán trú cần có tấm lòng người mẹ, có sức khoẻ, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có năng lực sư phạm tốt và gia đình còn phải có điều kiện để các cô vừa làm nhiệm vụ dạy dỗ vừa làm nhiệm vụ chăm nuôi, ở lại trực buổi trưa. Trách nhiệm của các cô thật nặng nề: vừa giáo dục, vừa giáo dưỡng. Không đơn thuần các cô dạy kiến thức văn hoá, rèn luyện đạo đức cho học sinh mà các cô còn phải ở lại trực buổi trưa chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho học sinh. Nhà trường cũng rất thuận lợi vì đội ngũ cán bộ giáo viên đã có gần 100 % đáp ứng được các yêu cầu nói trên. Hơn nữa các cô cũng đã có gia đình, đã từng nuôi con nên có rất nhiều kinh nghiệm và đáp ứng được tâm lí lứa tuổi đối với học sinh. Các cô dành tất cả tình thương yêu và tâm huyết nghề nghiệp đều dành cho học sinh. Mười cô giáo chủ nhiệm lớp bán trú là mười tấm gương về lòng yêu nghề mến trẻ được học sinh yêu quý và cha mẹ học sinh tin cậy.
Các cô nuôi phải có sức khoẻ; có tình yêu thương trẻ; có bằng cấp, kinh nghiệm về chế biến điều chỉnh khẩu phần thức ăn của học sinh; hiểu biết về an toàn thực phẩm. Cô nuôi chăm sóc phục vụ học sinh theo kế hoạch và yêu cầu của nhà trường. Cô nuôi cũng rất cần có kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, để có sự phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong cả quá trình, vừa giáo dục vừa giáo dưỡng học sinh đạt hiệu quả cao. Vì vậy, việc tuyển chọn cô nuôi cũng với yêu cầu cao các điều kiện nêu trên thì mới đáp ứng được yêu cầu. Năm học 2015 – 2016, nhà trường tuyển chọn và làm hợp đồng với 14 nhân viên. Trong đó có một cô làm tổ trưởng ( bếp trưởng ), một cô nhân viên y tế, hai bảo vệ; Số còn lại ( 10 cô) mỗi người phụ trách một lớp cùng với cô giáo chủ nhiệm. Sau khi tuyển chọn, các cô được bố trí đi khám sức khoẻ, cô nào thực sự khoẻ mạnh, không có bệnh tật mới được tuyển chính thức. Tất cả cũng vì sức khoẻ chung của cộng đồng mà trực tiếp là vì sức khoẻ của giáo viên và học sinh trong trường. Với 10 lớp bán trú, học sinh hàng ngày ăn ở tại trường, nhà trường hợp đồng số nhân viên như vậy là phù hợp, vừa đủ phân công công việc để đảm bảo yêu cầu phục vụ. 
2.3.2.Giải pháp 2: Tổ chức hoạt động sinh hoạt cho học sinh bán trú có hiệu quả cao
* Đối với Ban giám hiệu
Ban giám hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công tác bán trú.
Ban giám hiệu truyền đạt đầy đủ các công văn chỉ đạo về công tác bán trú 
của cấp trên đến các đồng chí tham gia bán trú để cùng thực hiện.
Ban giám hiệu lên kế hoạch chỉ đạo, phân công các đồng chí tham gia 
công tác bán trú hợp lí, thực hiện đúng chế độ hội họp định kì. Có khen, chê kịp thời và theo từng học kỳ, cả năm học.
Ban giám hiệu phân công nhau thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra bữa ăn, giấc ngủ của học sinh bán trú.
Ban giám hiệu cùng công đoàn ký hợp đồng mua lương thực, thực phẩm. 
Thường xuyên theo dõi giá cả trên thị trường để yêu cầu bên B chỉnh giá hợp lí. (Phạm vi điều chỉnh ít nhất 1 tháng)
Lên kế hoạch chỉ đạo sâu sát, phân công theo dõi kiểm tra chế độ ăn của học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Cuối mỗi tuần Ban giám hiệu, ban tài vụ, bếp trưởng căn cứ vào tình hình ăn uống của học sinh ở tuần đó, bàn bạc thống nhất thực đơn cho tuần tiếp theo. Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho HS đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm.
Tổ chức các chuyên đề về vệ sinh ăn uống và cách phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa, về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thức ăn. Để phụ huynh yên tâm làm việc, tin tưởng gửi con em vào trường, nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường là tạo điều kiện thật tốt về công tác bán trú

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_cong_tac_ban_tru_nang_cao_chat.doc