SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân

Là người lãnh đạo quản lý trường Tiểu học tôi thấy cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng mà xã hội đặt ra cho giáo dục. Đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch và những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ đạt tiêu chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu của xã hội. Coi công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên là mục tiêu đặt lên hàng đầu và được làm thường xuyên, liên tục. Mặt khác, xuất phát từ thực tế đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Luận Khê 2 nơi tôi đang công tác trong những năm học vừa qua, tôi nhận thấy cơ cấu đội ngũ giáo viên là chưa đồng bộ. Nhà trường còn thiếu các giáo viên dạy môn đặc thù, giáo viên dạy Ngoại ngữ, tin học chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều như: Vẫn còn có cán bộ, giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, yếu về sức khoẻ, chưa thật sự có tinh thần trách nhiệm cao với công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao. Hơn nữa trường Luận Khê 2 đóng trên địa bàn xã Luận Khê là một trong 08 xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội địa phương còn nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao tất cả những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhà trường trong những năm học vừa qua. Xuất phát từ những nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Luận Khê 2 ,tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân ” nơi tôi đang trực tiếp công tác.

doc 17 trang thuychi01 6574
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
BỒI DƯỠNG, XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC LUẬN KHÊ 2, HUYỆN THƯỜNG XUÂN
Người thực hiện: Hoàng Đình Tùng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 
 	Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Luận Khê 2 
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí 
THANH HOÁ, NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lí do chọn đề tài.
1
1.2
Mục đích nghiên cứu.
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
1
2
NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2
2.2
Thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Luận Khê 2 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3
Một số biện pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân .
4
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghệm.
10
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
12
 3.1
Kết luận.
12
 3.2
Kiến nghị.
13
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Là người lãnh đạo quản lý trường Tiểu học tôi thấy cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, nhiệm vụ hết sức quan trọng mà xã hội đặt ra cho giáo dục. Đòi hỏi nhà quản lý phải có kế hoạch và những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ đạt tiêu chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu của xã hội. Coi công tác bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên là mục tiêu đặt lên hàng đầu và được làm thường xuyên, liên tục. Mặt khác, xuất phát từ thực tế đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Luận Khê 2 nơi tôi đang công tác trong những năm học vừa qua, tôi nhận thấy cơ cấu đội ngũ giáo viên là chưa đồng bộ. Nhà trường còn thiếu các giáo viên dạy môn đặc thù, giáo viên dạy Ngoại ngữ, tin họcchất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều như: Vẫn còn có cán bộ, giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, yếu về sức khoẻ, chưa thật sự có tinh thần trách nhiệm cao với công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao. Hơn nữa trường Luận Khê 2 đóng trên địa bàn xã Luận Khê là một trong 08 xã đặc biệt khó khăn của huyện Thường Xuân, điều kiện kinh tế, chính trị xã hội địa phương còn nhiều khó khăn. Đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí chưa caotất cả những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhà trường trong những năm học vừa qua. Xuất phát từ những nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và tình hình thực tế đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Luận Khê 2 ,tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân ” nơi tôi đang trực tiếp công tác. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Từ thực trạng đội ngũ giáo viên của nhà trường, những bất cập về trình độ, năng lực chuyên môn; sức khỏe, sự tâm huyết trong công tác và những tồn tại, hạn chế về chất lượng giáo dục trong những năm học vừa qua. Bản thân đưa ra các biện pháp bồi dưỡng để khắc phục những tồn tại hạn chế trên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.	
Các biện pháp bản thân tôi đưa ra và áp dụng trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Luận Khê 2. Bằng kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm làm quản lí trường Tiểu học, bản thân đã đúc rút ra các biện pháp thiết thực, cần thiết để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Bởi vậy đối tượng nghiên cứu là đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục học sinh trường Tiểu học Luận Khê 2, huyện Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Để đúc rút ra các biện pháp, nghiên cứu và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; phương pháp thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý thông tin; phương pháp thực hành, phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 khẳng định “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo” Từ đó cho thấy: Trong trường học, giáo viên là người trực tiếp và là trung tâm, đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tổ chức điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách con người mới ở học sinh, phù hợp với mục đích giáo dục nói chung, với mục tiêu trong cấp học nói riêng. Vì vậy, giáo viên là cơ sở, là điều kiện để nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục - Đào tạo và hoàn thành được kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm của các năm học, tạo nền tảng vững chắc cho tập thể sư phạm.
Thực tế cho thấy trong tập thể sư phạm, một giáo viên tốt sẽ có ảnh hưởng tốt đến những giáo viên khác và cán bộ viên chức trong nhà trường. Người giáo viên tốt là người thực hiện đúng, đủ các yêu cầu nhiệm vụ của người giáo viên mà Điều lệ trường Tiểu học và Luật Giáo dục đã quy định.
Quan hệ giữa giáo viên với tập thể sư phạm là quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Nhiều thành viên tốt sẽ giúp cho tập thể mạnh và tập thể mạnh sẽ tạo điều kiện về mọi mặt cho sự tiến bộ của từng người. Sinh hoạt trong tập thể sư phạm, tổ khối chuyên môn là điều kiện để phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt và qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hành động.
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, người giáo viên sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường, trước hết là hoạt động giảng dạy và giáo dục. Họ sẽ coi trọng sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, hội đồng giáo dục và các tổ chức quần chúng khác.
Một tập thể sư phạm vững mạnh là tất cả thành viên trong tập thể nắm vững và thực hiện tốt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng; hết lòng vì học sinh thân yêu, vì nhiệm vụ giáo dục; giảng dạy theo mục tiêu nguyên lý giáo dục. Có thể nói đó là yêu cầu cơ bản nhất về "Chuẩn nghề nghiệp" của người giáo viên và cán bộ quản lý trường học Tiểu học. Đó là cơ sở cốt yếu để nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện.
Kết quả cuối cùng để đánh giá việc xây dựng đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm vững mạnh là lấy kết quả học tập của học sinh và hiệu quả sử dụng đội ngũ giáo viên làm tiêu chuẩn đánh giá. Từ cơ sở lí luận đó, có thể thấy một đội ngũ giáo viên, tập thể sư phạm vững mạnh cần đạt được những yêu cầu sau:
- Mọi thành viên luôn có ý chí phấn đấu vươn lên về mọi mặt; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn nêu gương tốt cho học sinh noi theo; có ý thức tổ chức chặt chẽ, ý thức kỷ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách của Nhà nước, các quy định của nhà trường và của địa phương.
- Các thành viên phải có ý thức về tổ chức. Sự thống nhất ý chí và hành động phải từ mỗi cá nhân trong tập thể để tạo ra sức mạnh tập thể.
- Tất cả tạo thành một khối thống nhất vì mục tiêu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị, thân ái, hợp tác trong công việc vì lợi ích tập thể giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt, tạo được bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, tạo được dư luận lành mạnh, thân thiện trong công tác cùng nhau.
- Yếu tố cực kỳ quan trọng, để có tập thể sư phạm mạnh đòi hỏi phải có đủ về
 cơ cấu, đảm bảo tính ổn định, trình độ đạt chuẩn trở lên, có giáo viên giỏi là hạt nhân sư phạm của đội ngũ giáo viên, có cơ cấu nam nữ hợp lý.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Luận Khê 2 trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Thực trạng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục:
Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Luận Khê 2 nhiều năm nay còn thiếu về số lượng và đặc biệt là khả năng sử dụng công nghệ thông tin, sự cập nhật các xu hướng giáo dục mới còn ít nhiều hạn chế do đó mà hiệu quả công tác chưa có nhiều kết quả nổi bật. Chất lượng giáo dục học sinh đã đạt được chỉ tiêu đề ra tuy nhiên mục tiêu giáo dục toàn diện chưa đạt được như mong muốn.
Kết quả khảo sát thực trạng cụ thể như sau:
* Về tổng số toàn trường: 21 đồng chí, trong đó 2 đồng chí là quản lí, 2 đồng chí là nhân viên, còn lại 17 đồng chí là giáo viên (có 14 đồng chí giáo viên văn hóa, 3 đồng chí giáo viên đặc thù)
	 Với tổng số giáo viên 17 đồng chí, chiếm 80,9 % trong tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Chia ra:
+ Giáo viên nữ: 9 đồng chí, chiếm 42,8%.
+ Về trình độ chuyên môn: 
Đại học: 12/17 đồng chí giáo viên, đạt tỷ lệ: 70,5%; 
Cao đẳng: 05/17 đồng chí giáo viên, đạt tỷ lệ: 29.5%; 
* Về kết quả chất lượng giáo dục học sinh năm học 2016 - 2017:
+ Hoàn thành tốt: đạt 45,1%.
+ Hoàn thành: đạt 54,1%.
+ Chưa hoàn thành: chiếm 0,8%.
- Đánh giá cụ thể về tình hình đội ngũ giáo viên:
 Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 90.4% (có hai đồng chí nhân viên chỉ đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định). Cơ bản giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tâm với nghề, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận giáo viên còn thiếu tận tâm với nghề, chưa thực sự chịu khó học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học còn chậm nên hiệu quả công việc được giao chưa cao.
 Tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy định chưa đảm bảo về cơ cấu (còn thiếu giáo viên dạy môn đặc thù và các môn tự chọn).
 Tất cả những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường đặc biệt là chất lượng giáo dục toàn diện. 
* Thực trạng công tác bồi dưỡng, xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên:
- Kết quả đạt được:
 Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của ngành Giáo dục và Đào Tạo, trường Tiểu học Luận Khê 2 đã lập kế hoạch và thường xuyên tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức về phương pháp dạy-học, phương pháp giáo dục chủ yếu thông qua các hoạt động, các hình thức như: 
+ Bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy – học; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, đây là hoạt động cơ bản thường xuyên và mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Bồi dưỡng thông qua các buổi tập huấn chuyên môn: tập huấn phương pháp dạy học tích cực các môn học (do phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân phối hợp cùng chương trình phát triển vùng Thường Xuân tổ chức) theo cụm trường, từng trường.
+ Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, tự học tự bồi dưỡng, nghiên cứu thông qua tạp chí giáo dục Tiểu học...
+ Thực hiện đề án sắp xếp bố trí giáo viên tham gia các lớp đào tạo tại chức,các lớp đào tạo khác do nghành đào tạo nhằm nâng tỉ lệ giáo viên trên chuẩn.
Kết quả của công tác bồi dưỡng giáo viên đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, hằng năm tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học 99,4% đến 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt 100%, không có học sinh bỏ học. Giữ vững thành quả PCGDTH mức độ 3.
- Những hạn chế của công tác bồi dưỡng giáo viên:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ vẫn còn một số tồn tại hạn chế như sau:
+ Nội dung bồi dưỡng giáo viên còn nặng về lý thuyết, nhẹ về rèn luyện kỹ năng thực hành, chưa phù hợp với các đối tượng giáo viên. 
+ Phương pháp bồi dưỡng đôi khi chưa tạo ra sự chủ động cho người học.
+ Một số báo cáo viên (giảng viên bồi dưỡng) chưa đủ khả năng xử lý các tình huống sư phạm do người học đề cập khi có nhu cầu.
+ Tài liệu bồi dưỡng, phương tiện bồi dưỡng còn thiếu, cung cấp chưa kịp thời.
Nhìn vào số liệu điều tra và thực trạng chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục và những ưu, nhược điểm công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, một lần nữa tôi khẳng đinh cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường là cần thiết. 
2.3. Một số giải pháp bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Luận Khê 2 , huyện Thường Xuân 
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường, cùng với kinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác quản lí của bản thân, tôi đã tìm tòi và áp dụng một số biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm góp phần xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh qua đó từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường một cách bền vững. Các biện pháp cụ thể như sau:
Giải pháp 1: Điều tra nhằm tìm hiểu nắm vững toàn diện tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường.
- Nội dung điều tra:
+ Điều tra quá trình đào tạo, trình độ đào tạo, quá trình công tác hoặc học tập của tất cả giáo viên.
+ Tìm hiểu năng lực, sở trường, phẩm chất; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng trước yêu cầu công việc của trường, hoàn cảnh bản thân, gia đình của giáo viên
Qua thực tiễn công tác tôi nhận ra điều cần lưu ý khi điều tra tìm hiểu là: tránh nhìn nhận vội vã, cảm tính, thiên vị, trọng vẻ bề ngoài hoặc khắt khe, định kiến, cứng nhắc, quy chụp về một kiểu nào đó dẫn đến đánh giá sai.
- Cách thức thực hiện:
+ Tìm hiểu quá khứ: Qua nghiên cứu hồ sơ lý lịch, hồ sơ chuyên môn (hoặc hồ sơ đoàn thể của cán bộ, giáo viên).
+ Tìm hiểu hiện tại: Quan sát đánh giá qua hiệu quả chất lượng công tác theo định kỳ; qua dư luận của tập thể, đồng nghiệp và trao đổi gián tiếp, trực tiếp; qua kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
Nắm tình hình cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải được tiến hành thường xuyên nhưng cũng phải có trọng tâm đối với từng đối tượng hay từng mặt. Sau mỗi năm học tôi thường tổng hợp những nhận xét ưu điểm– nhược điểm, điểm mạnh – điểm yếu về từng mặt của từng cán bộ, giáo viên và ghi vào sổ nhận xét cán bộ của mình, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng và hoàn chỉnh để lột tả những nét bản chất về nhân cách của cán bộ, giáo viên đó, điều quan trọng hơn là rút ra các vấn đề để bồi dưỡng và sử dụng tốt hơn.
- Kết quả: 100% Cán bộ, giáo viên đã được tôi tìm hiểu và điều tra nhằm tìm hiểu nắm vững toàn diện tình hình.
 Giải pháp 2: Sắp xếp, bố trí và sử dụng giáo viên một cách hợp lý
* Nội dung và cách tiến hành:
- Nội dung: Để sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lí và hiệu quả hằng năm tôi đã mạnh dạn tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt các ý cần thiết như:
+ Quán triệt quan điểm sử dụng cán bộ, giáo viên theo đào tạo (đây là cơ sở để nâng cao chất lượng và xây dựng cán bộ cốt cán).
+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo và lợi ích của học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng cán bộ giáo viên (khi phân công cần cân đối đảm bảo hợp lý về cơ cấu trình độ, bố trí xen kẽ giáo viên cũ - mới, giáo viên có năng lực công tác tốt – giáo viên còn hạn chế khi xử lí các tình huống sư phạm, lứa tuổi, thâm niên công tác,  trong cùng một tổ (nhóm) chuyên môn, cùng một khối lớp ..
+ Đảm bảo khối lượng công tác vừa phải đối với mỗi cán bộ, giáo viên, kể cả kiêm nhiệm.
+ Quan tâm đúng mức tới hoàn cảnh, nguyện vọng, sức khoẻ của từng giáo viên (giáo viên nữ, có con nhỏ, sức khoẻ yếu, .v.v).
+ Đảm bảo tính ổn định tương đối trong phân công giảng dạy để giáo viên tích luỹ kinh nghiệm.
- Các bước áp dụng biện pháp: Hằng năm tôi dự kiến phân công và trao đổi tham mưu với Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, thông qua hội nghị chi bộ rồi thông báo cho toàn thể cán bộ - giáo viên và đi đến quyết định.
- Kết quả: Trong những năm học gần đây 100% Cán bộ, giáo viên được bố trí sắp xếp công tác đúng năng lực.
Giải pháp 3: Xây dựng tốt quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.
* Nội dung và cách tiến hành:
Nội dung: Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch bao gồm các việc: xác định mục tiêu quy hoạch, đánh giá hiện trạng đội ngũ một cách toàn diện các mặt như: số lượng, trình độ đào tạo, cơ cấu đào tạo, cơ cấu độ tuổi và thâm niên,Đánh giá mặt mạnh, yếu của đội ngũ giáo viênCác giải pháp về đào tạo nâng tỉ lệ giáo viên trên chuẩn. Thực hiện về bồi dưỡng giáo viên tại trường, bồi dưỡng theo kế hoạch của phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo. Kế hoạch xin bổ sung giáo viên, sử dụng đội ngũ giáo viên. Trong kế hoạch cũng cần nêu rõ chỉ tiêu và bước đi hàng năm, nguồn lực để thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra đánh giá kết quả định kỳ, hàng năm (để điều chỉnh nếu cần).
-Cách thức tiến hành: Trước mỗi năm học mới, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng thực hiện theo quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch như sau: Lập dự thảo xong cần tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, hội đồng sư phạm, các tổ chức có liên quan và cần thống nhất với các cơ quan quản lý cấp trên, cuối cùng Hiệu trưởng xử lý lại, văn bản hoá và báo cáo cấp trên xét duyệt.
Kết quả: Trong các năm học vừa qua nhà trường đã lập được kế hoạch, trình cấp trên xét dyệt; đồng thời đã tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.
Giải pháp 4: Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
* Nội dung và cách tiến hành:
- Nội dung: Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng: 
- Cách thức tiến hành: Thông qua việc triển khai cuộc vận động “tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh”, và các cuộc vận động, phong trào thi đua lớn trong các năm học vừa qua để bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên nhân dân mà biểu hiện tập trung là lòng yêu nước, yêu nghề, yêu trẻ hết lòng, "tất cả vì học sinh thân yêu", đó là yếu tố quan trọng của nhân cách người giáo viên. Chống biểu hiện bàng quan hoặc "thương mại hoá" việc dạy học, gắn quá trình bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp với bồi dưỡng phẩm chất người giáo viên, như: nắm vững mục tiêu giáo dục, chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ, ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần đoàn kết, hợp tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Áp dụng nhiều giải pháp để thông tin kịp thời các chủ chương chính sách, thời sự tới cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường.
- Kết quả: Đến thời điểm hiện tại, 100% Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường có được phẩm chất chính trị tốt "yêu nghề, mến trẻ" và tâm huyết với sự nghiệp. 
- Nội dung: Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
- Cách thức tiến hành: + Cấp trường: bồi dưỡng qua thực tiễn công tác nhằm hoàn thiện kỹ năng sư phạm như tổ chức dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội thi giáo viên giỏi, tổ chức rút kinh nghiệm và ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên môn về dạy một vấn đề khó của chương trình, tổ chức chuyên đề, tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Đây là hoạt động phổ biến cơ bản, thường xuyên và có hiệu quả thiết thực nhất đối với giáo viên.
Tham mưu cho Hiệu trưởng nhà trường tổ chức cho giáo viên tiếp cận những nội dung chuyên môn mới như: Tiếp thu, thực hiện Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học; tiếp cận nghiên cứu chương trình Giáo dục phổ thông mới. Qua đó tạo cho giáo viên tâm thế sẵn sàng tiếp cận và đón nhận những nội dung chuyên môn mang tính thời sự. 
+ Cấp huyện: Bồi dưỡng theo kế hoạch bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo. Với mức độ bồi dưỡng này nhà trường phải tạo điều kiện cho giáo viên và quản lý chặt chẽ kết quả bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng thường xuyên giáo viên.
+ Đối với bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên và tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên tự học bồi dưỡng thường xuyên đúng quy chế, đảm bảo tiến độ và hiệu quả cao.
- Kết quả: Nhờ thực hiện tốt công tác bồi dưỡng về chuyên môn mà 100% giáo viên trực tiếp đứng lớp hiện nay của nhà trường đạt trình độ chuẩn; trong đó có 90.4% đạt trình độ trên chuẩn.
* Hình ảnh minh họa giáo viên dạy học những tiết học khó, để các tổ chuyên môn góp ý xây dựng và thống nhất cách dạy phù hợp với vùng miền núi:
- Nội dung: Bồi dưỡng về Văn hoá - Ngoại ngữ - Tin học.
- Cách thức tiến hành: Hằng năm nhà trường tổ chức các cuộc giao lưu văn hoá văn ngh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_xay_dung_doi_ngu_giao_vien_n.doc