SKKN Một số đề xuất trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học

SKKN Một số đề xuất trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học

Như chúng ta đã biết, môn Tin học là một bộ môn đặc thù, cách học tập và nắm chuẩn kiến thức có khác với các môn tự nhiên khác. Ngoài lối tư duy lôgic, vận dụng các thuật toán cụ thể, học sinh cần phải có một số kỹ năng về sử dụng máy tính. Đặc biệt là các kiến thức trong tư duy lập trình tại lớp 11, là cở sở cho nội dung thi học sinh giỏi. Phương ngôn có câu: “ Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả?

Thực tế hiện nay, ở trường THPT Hoằng Hóa 2 nơi tôi công tác, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được các cấp chính quyền, đoàn thể nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện cao nhất về thời gian cũng như các chế độ đãi ngộ. Song để có kết quả cao, học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

 Làm sao để kích thích sự say mê của học sinh với môn Tin học, cách phát hiện tài năng như thế nào? phương pháp giảng dạy ra sao để đạt hiệu quả?

Xuất phát từ ý tưởng trên, Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số đề xuất trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học”.

 

doc 23 trang thuychi01 12652
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số đề xuất trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I:MỞ ĐẦU	 1
1. 	Lí do chọn đề tài	 1
2. 	Mục đích nghiên cứu	 1
3. 	Nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu	 1
4. 	Đối tượng nghiên cứu	 2
5. 	Phương pháp nghiên cứu	 2
PHẦN II: NỘI DUNG
1. 	Cơ sở tâm lý học	 3
1.1. 	Đặc điểm nhận thức của học sinh đối với môn tin học	 3
1.2. 	Tư duy của học sinh	 3
2.	Cơ sở ngôn ngữ	 4
3.	Thực trạng công tác BDHSG môn Tin học ở trường THPT Hoằng Hóa 2	 4
4.	Một số giải pháp BDHSG môn Tin học ở trường THPT Hoằng Hóa 2	 5
4.1. 	Vai trò của người thầy	5
4.2. 	Phát hiện học sinh giỏi	6
4.2.1. 	Thế nào là học sinh giỏi	 6
4.2.2. 	Phát hiện học sinh giỏi môn Tin học 	 6
4.3. 	Xây dựng chương trình bồi dưỡng 	 6
4.4. 	Dạy học thế nào cho đạt hiệu quả	10
4.5. 	Các bước rèn luyện cho học sinh 	10
4.5.1. 	Rèn luyện kỹ năng xác định bài toán	 10
4.5.2. 	Rèn luyện kỹ năng viết thuật toán 	 13
4.5.3. 	Rèn luyện kỹ năng viết chương trình 	 15
4.5.4. 	Kiểm thử, hiệu chỉnh chương trình 	 19
4.6 	Kết quả việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm	 19
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. 	Một số kết luận: 	 20
2. 	Một số kiến nghị: 	 21
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, môn Tin học là một bộ môn đặc thù, cách học tập và nắm chuẩn kiến thức có khác với các môn tự nhiên khác. Ngoài lối tư duy lôgic, vận dụng các thuật toán cụ thể, học sinh cần phải có một số kỹ năng về sử dụng máy tính. Đặc biệt là các kiến thức trong tư duy lập trình tại lớp 11, là cở sở cho nội dung thi học sinh giỏi. Phương ngôn có câu: “ Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở sự tôi luyện". Theo quan điểm của tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả. Nhưng chúng ta cần bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như thế nào cho đạt hiệu quả? 
Thực tế hiện nay, ở trường THPT Hoằng Hóa 2 nơi tôi công tác, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được các cấp chính quyền, đoàn thể nhà trường rất quan tâm và tạo điều kiện cao nhất về thời gian cũng như các chế độ đãi ngộ. Song để có kết quả cao, học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
 Làm sao để kích thích sự say mê của học sinh với môn Tin học, cách phát hiện tài năng như thế nào? phương pháp giảng dạy ra sao để đạt hiệu quả?
Xuất phát từ ý tưởng trên, Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số đề xuất trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số phương pháp đổi mới trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học trong trường THPT.
3. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Vai trò của người thầy 
2. Phát hiện học sinh giỏi 
3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
4. Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả?
5. Các bước rèn luyện cho học sinh
6. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở bậc THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Hoằng Hóa 2
4. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung, chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình Tin học 11.
- Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 10 và 11.
- Hoạt động dạy và học chương trình Tin học 11.
- Hoạt động dạy và học chương trình bồi dưỡng học sinh gỏi.
-Tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo cơ bản, nâng cao chương trình 11.
5. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tổng hợp: Nghiên cứu giáo trình tâm lý học, giáo dục học, ngôn ngữ học.
4.2. Phương pháp thực nghiệm: giảng dạy để khảo sát đối chứng.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở tâm lý học bồi dưỡng học sinh giỏi
1.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh đối với môn Tin học
Đối với khối THPT, quan niệm của đa số học sinh coi bộ môn Tin học là môn học phụ. Do vậy, đa số các em vẫn không quan tâm cho lắm. Có một số ít học sinh xem môn Tin học là bộ môn công cụ, học chiếu cố. Nhận thức của học sinh về môn học này còn hạn chế, còn đồng nhất giữa việc học Tin học với việc sử dụng máy vi tính. Bên cạnh đó vẫn có một số em học sinh rất yêu thích, đam mê.
1.2. Tư duy của học sinh 
Tư duy là quá trình các em hiểu được, phản ánh được bản chất của đối tượng của các sự vật, hiện tượng được xem xét nghiên cứu trong quá trình học tập ở học sinh.
Ở các em học sinh khối THPT thì phần lập trình Pascal là phần đòi hỏi các em phải vận dụng nhiều tư duy, tuy các em đã được làm quen với bài toán và thuật toán từ trước nhưng không chú trọng nên khả năng tư duy vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc phân tích để hiểu được bản chất của vấn đề là rất khó. 
Ví dụ 1: Khi ra bài toán: Kiểm tra một số có phải là số nguyên tố hay không.
i:=2; kt:=true;
While (i<= sqrt(n)) and kt do 
 If n mod i =0 then kt:=false
Else i:=i+1;
If i> sqrt(n) then write(‘ la so nguyen to’)
 Else write(‘ khong la so nguyen to’);
Các em học sinh đa số còn mơ hồ, chưa hình dung được.
Ví dụ 2: Bài toán Siêu nguyên tố: Tìm các số nguyên tố có k chữ số, thõa mãm điều kiện: khi bớt đi lần lượt các chữ số từ phải sang trái số còn lại thu được vẫn là một số nguyên tố. 
Đây là dạng bài toán tương đối khó đối với học sinh khá giỏi, khi các em đọc đề hầu hết điều đưa ra ý tưởng sau:
Tìm các số nguyên tố có k chữ số, với mỗi số tìm được ta thực hiện công việc tách từng chữ số từ phải sang và kiểm tra, nếu tách được đến chữ số cuối cùng thì số đó chính là số nguyên tố. Ngược lại, số đó không là số nguyên tố.
Với ý tưởng trên mới nghe qua thì rất hợp lí, nhưng khi thực hiện chương trình mới thấy được sự bất cập, đó là:
- Thao tác xử lí quá nhiều: đi tìm số nguyên tố có k chữ số, với mỗi số tìm được lại phải kiểm tra có thỏa mãn điều kiện bài toánà Thuật toán không tối ưu.
- Dễ tràn bộ nhớ khi k lớn. 
Vậy, phương pháp xử lí bài toán này như thế nào? Có thuật toán nào tối ưu hơn không? Những điều đó các em khó hình dung được.
2. Cơ sở ngôn ngữ 
Ngôn ngữ lập trình nói chung và ngôn ngữ lập trình Pascal nói riêng nhìn chung là khó hiểu, có vẻ hơi trừu tượng. Đối với các em học sinh lớp 11 đôi lúc vẫn chưa hiểu được một số từ, một số câu lệnh và kể cả các thủ tục trong ngôn ngữ đưa ra.
Vídụ: While, case, Fillchar, randommize... 
3. Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THPT Hoằng Hóa 2
Trong thời gian được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học tại trường THPT Hoằng Hóa 2, tôi nhận thấy một số đặc điểm sau:
a. Thuận lợi:
- Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay đã được nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao đặc biệt là đã có những phần thưởng có tính khích lệ để động viên giáo viên và học sinh, cụ thể:
-Về chế độ: 
+ Nhà trường thanh toán chế độ hợp lí cho giáo viên.
+ Bố trí lịch dạy hợp lí, phù hợp với tiến trình lĩnh hội kiến thức với tự bồi dưỡng của học sinh, không dồn dập, tạo mọi điều kiện về vật chất (phòng máy) để thực hiện công tác bồi dưỡng. 
- Khen thưởng:
+ Nhà trường khuyến khích, động viên những giáo viên bồi dưỡng có học sinh đạt giải cao trong các kì thi cấp tỉnh.
+ Hàng năm khuyến học cấp tỉnh, huyện đã tổ chức trao thưởng cho các em học sinh đạt giải và các giáo viên bồi dưỡng có thành tích xuất sắc.
- Giáo viên bồi dưỡng thường là những giáo viên có năng lực giảng dạy tốt, có uy tín trong học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, dân trí được phát triển vì vậy nhận thức của phụ huynh học sinh về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được sáng tỏ. Vì vậy, việc cho con em tham gia các lớp bồi dưỡng được các phụ huynh hết sức ủng hộ và tạo mọi điều kiện vật chất để con em mình tham gia.
b. Khó khăn:
- Nhìn chung hiện nay, nhà trường đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi, không coi trọng hay xem nhẹ các môn bồi dưỡng. Nhưng đa số các em học giỏi môn Tin học cũng là những em có năng lực về các môn Toán, Lí , Hóa, về ý thức của các em đa số cũng chọn các môn này vì có liên quan đến các kỳ thi sau này. 
- Về phía phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh thích cho con em mình tham gia bồi dưỡng các môn như: Toán, Lí, Hóa, 
- Đặc trưng môn học: Nhìn chung môn lập trình Pascal là môn học khá trừu tượng, đòi hỏi học sinh phải có khả năng phân tích, tư duy tốt và chỉ có những học sinh giỏi về môn Toán, Vật lí cộng thêm niềm đam mê, cần cù, chịu khó mới học tốt được, do vậy nhiều em vẫn chưa hăng say với môn học này.
 - Chương trình thi học sinh giỏi thi trên ngôn ngữ pascal nằm trong phần kiến thức 11, vì vậy học sinh phải học trước chương trình cơ bản, đồng thời vừa phải vận dụng để giải quyết những bài toán phức tạp, vừa phải có kỹ năng về nền tảng lập trình. 
Tóm lại: Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học hiện nay tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Đề tài xin đưa ra một số phương pháp giúp giải quyết vấn đề trên.
4. Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học ở trường THPT Hoằng Hóa 2
Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn. Và kéo theo đó là hứng thú của học sinh sẽ phần nào được cải thiện. Việc phát hiện bồi dưỡng là việc cần phải ý thức thường xuyên, trước hết là đối với những giáo viên trực tiếp giảng dạy. Năng khiếu càng được phát hiện và bồi dưỡng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng phát hiện và bồi dưỡng như thế nào cho có hiệu quả là cả một vấn đề cần được trao đổi kỷ lưỡng.
4.1. Vai trò của người thầy 
 Tục ngữ có câu: " Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải xác định rõ vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì, người thầy có vai trò dẫn dắt học sinh các phương pháp giải toán, thuật toán, các phương pháp kiểm tra kết quả, cách thức trình bày bài giải...
 Nếu học sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh, mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên phải biết phát hiện học sinh giỏi, lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải tự soạn thảo chương trình bồi dưỡng một cách hợp lý, khoa học, sáng tạo.
4.2. Phát hiện học sinh giỏi 
4.2.1. Thế nào là học sinh giỏi?
 	Học sinh giỏi trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích môn học. Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý thức tự giác trong học tập, như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong các tiết học, thực hành rèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn. Sự say mê sẽ giúp các em chịu khó tìm tài liệu để mở mang kiến thức. Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh phát huy được trí tưởng tượng, tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo.
Học sinh giỏi là những học sinh có tư duy tốt, nhanh chóng đưa ra được những ý tưởng chính xác khi giải quyết các bài toán.
4.2.2 Phát hiện học sinh giỏi môn Tin học
Từ quan niệm về HSG nói trên, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ cuối lớp 10, đầu lớp 11 cơ sở tuyển chọn của tôi là:
- Thứ nhất: tìm hiểu kết quả của học sinh ở lớp 10 qua điểm tổng kết, điểm các môn học như Tin, Toán, Vật lí  tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở lớp đó để nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu của học sinh.
- Thứ hai: Lựa chọn đúng đối tượng học sinh
Cần tổ chức thi chọn lọc qua vài vòng loại để lựa chọn chính xác đối tượng học sinh vào bồi dưỡng, học sinh lớp 10 có thể kiểm tra và sàng lọc các em thông qua việc đưa ra ý tưởng thuật giải các bài toán cụ thể. 
 	Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ qua bài thi mà cả qua việc học tập bồi dưỡng hằng ngày. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, mà còn tránh bỏ sót học sinh giỏi và không bị quá sức đối với những em không có tố chất.
4.3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng
Từ năm học gần đây, Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh ở khối 11. Vì thế, tất cả các môn cần phải xây dựng lại lộ trình bồi dưỡng. Nằm trong số đó, nhóm tin trường chúng tôi, trực tiếp là những giáo viên phân công bồi dưỡng đã thảo luận xây dựng lại lộ trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. Xây dựng khung chương trình bồi dưỡng hợp lý vừa truyền đạt kiến thức cho các em vừa tổ chức sàng lọc đội tuyển. Tôi đã áp dụng cho đợt bồi dưỡng học sinh giỏi năm học vừa qua như sau:
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HSG KHỐI 11
MÔN TIN HỌC
Số buổi
Tên chuyên đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
PHẦN 1: PHẦN CƠ BẢN
Buổi 1
Cấu trúc rẽ nhánh
- Hiểu nhu cầu sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh, câu lệnh ghép
- Biết vận dụng cấu trúc vào bài toán cụ thể
Buổi 2
Cấu trúc lặp
- Hiểu nhu cầu sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán
- Hiều được cấu trúc, của từng cấu trúc lặp và cách vận dụng từng cấu trúc lặp vào bài toán cụ thể. 
- Biết vận dụng để giải quyết bài toán. 
Buổi 3
Kiểu mảng
- Hiểu khái niệm, cách khai báo, cách truy cập của mảng 1 chiều, mảng 2 chiều.
- Thực hiện được các thao tác tìm kiếm, sắp xếp trên mảng
Buổi 4
Kiểu Xâu
- Hiểu khái niệm, cách khai báo, cách truy cập của xâu.
- So sánh xâu với mảng rút ra sự khác nhau. 
- Vận dụng làm một số bài tập.
Buổi 5
Kiểu tệp
- Hiểu khái niệm, và ý nghĩa của tệp. 
- Hiểu được các thao tác trên tệp văn bản. 
- Vận dụng vào bài toán cụ thể
Buổi 6
Chương trình con
- Hiểu ý nghĩa của chương trình con
- Khai báo, cách sử dụng từng loại chương trình con.
- Áp dụng vào các bài toán cụ thể. 
Buổi 7
Kiểu bản ghi
- Hiểu cách khai báo kiểu bản ghi
- Phân biệt với kiểu mảng
- Áp dụng bài toán cụ thể
Buổi 8,9
Bài tập tổng hợp
- Hệ thống lại các bài lý thuyết đã học
- Vận dụng vào các bài toán từ đơn giản đến phức tạp. 
Buổi 10
Thi khảo sát lần 1
- Biết vận dụng các dạng toán để giải đề
- Căn cứ lọc đội tuyển
PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO
Buổi 11,12
Sắp xếp tìm kiếm
- Biết được các cách sắp xếp, tìm kiếm
- Phân biệt thời gian thực hiện của từng cách với từng bài toán cụ thể. 
Luyện các bài toán áp dụng
Buổi 13,14,15
Đệ quy, Khử đệ quy
- Hiểu được cách cách xây dựng chương trình đệ quy
- Các điểm cần lưu ý trong giải thuật đệ quy
- Vận dụng giải các bài toán bằng đệ quy và khử đệ quy
Buổi 15,16
Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp
- Biết các phép toán về tổ hợp, chỉnh hợp.
- Biết các thuật toán: Sinh hoán vị, hoán vị thuận, nghịch thế, mắt xích các hoán vị.
Buổi 17
Thi khảo sát lần 2
- Vận dụng phương pháp duyệt thông thường để giải quyết bài toán
Căn cứ chọn đội tuyển
Buổi 18,19
Đệ quy quay lui
- Giúp học sinh hiểu được thuật toán “Thử và thử sai”. Trên các bài toán cụ thể, ví dụ bài toán xây dựng tổ hợp
Buổi 20,21,22
Thuật toán trên đồ thị
- Giúp học sinh hiểu được thuật toán duyệt trên đồ thị, các ô lưới, sử dụng thuật toán đệ quy tìm đường đi ngắn nhất. 
Buổi 23,24
Quy hoạch động
- Hiểu được thuật toán cơ bản nhất của QHĐ là xây dựng hệ thức truy hồi chính xác, tìm hiểu trên một số bài toán cụ thể như bài toán xâu con chung dài nhất.
Buổi 25
Thi khảo sát lần 3
- Giải các bài toán bằng giải thuật đệ quy 
Buổi 26à35
Luyện đề thi
- Luyện và hiệu chỉnh các đề thi cụ thể, rút ra cách giải tương ứng từng dạng toán
Cần lưu ý rằng: Tuỳ thuộc vào thời gian bồi dưỡng, khả năng tiếp thu của học sinh mà lựa chọn mức độ bài khó và từng dạng luyện tập nhiều hay ít. 
Hiện nay, có rất nhiều sách nâng cao và các tài liệu tham khảo, Internet,... song chương trình bồi dưỡng chưa có sách hướng dẫn cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khoá. Vì thế, soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn, nếu chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt. Cần soạn thảo nội dung bồi dưỡng theo hướng dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung học chính khoá, tiến dần tới chương trình nâng cao.
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy, từ cơ bản tới nâng cao, từ đơn giản tới phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập củng cố kiến thức.
Ví dụ: Cứ sau 2, 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có một tiết luyện tập để củng cố kiến thức, và cứ sau 5, 6 tiết thì cần có một tiết ôn tập để củng cố khắc sâu. 
Cấu trúc một tiết học cần có:
 - Kiến thức cần truyền đạt ( lý thuyết, ví dụ, ...).
 - Bài tập vận dụng.
 - Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự bài ở lớp).
Một số giờ ôn tập, cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải theo hệ thống. Vì hầu hết các em chưa tự mình hệ thống được mà đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của giáo viên.
 Điều cần thiết, là cần đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu để đúc rút, soạn thảo cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng.
Hướng cho học sinh làm quen cách giải một bài toán cụ thể: Phân tích kĩ bài toán để tìm INPUT và OUTPUT, xây dựng thuật toán tối ưu và từ đó viết chương trình. 
	Đối với những bài toán cụ thể cần truyền đạt, tôi thường viết mẫu và chỉ rõ cho học sinh nên viết như thế nào cho đúng, đủ, đẹp để người đọc nhìn vào hiểu ngay đoạn chương trình đó mình đang làm gì.
4.4 Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả
Trước hết cần chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn học sinh, không nên máy móc theo các sách giải.
Cần vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài; phát huy tính tích cực, độc lâp, tự giác của học sinh; tôn trọng và khích lệ những sáng tạo của học sinh.
Khuyến khích học sinh học theo hướng tích cực: Tự nghiên cứu, trao đổi, thảo luận để tìm ra cái mới.
Những bài hướng dẫn kiến thức mới, cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính chất tường minh, lý thú để gây hứng thú học tập cho học sinh đồng thời giúp các em ghi nhớ được tốt hơn. Tuy nhiên, những bài toán như thế, tôi thường phải tìm hiểu kỹ, thử và kiểm tra kết quả nhiều lần.
Trong các bài toán, chúng ta nên gợi mở để học sinh tìm tòi ra cách giải trước, khi học sinh gặp vướng mắc ở đâu thì tháo gở chỗ đó. Nhưng, khi chữa bài chúng ta phải giải một cách chi tiết (không nên giải tắt) để gúp học sinh hiểu sâu sắc bài toán, đặc biệt là những bài toán khó những bài học sinh sai sót nhiều. Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. Trong quá trình bồi dưỡng cần phân loại học sinh và hướng kiến thức theo tốp đầu, tránh trường hợp vì nâng đỡ tốp sau mà làm chậm tiến độ thực hiện của tốp đi trước.
4.5. Các bước rèn luyện cho học sinh:
4.5.1. Rèn luyện kĩ năng xác định bài toán:
	Để viết được một chương trình chính xác thì bước phân tích đề là rất quan trọng, bước này không thể bỏ qua và nếu bước này làm không kĩ thì có thể sai cả bài toán.
Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên
a. Xác định bài toán:
- Input: N là một số nguyên dương
 - Output: “ N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố” 
b.Ý tưởng: Số nguyên tố là số > 1, có 2 ước là 1 và chính nó.
 - Nếu N = 1 thì N không là số nguyên tố.
 - Nếu 1< N< 4 thì N là số nguyên tố.
 - Nếu N>=4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì N là nguyên tố.
Ví dụ 2: Kiểm tra số hoàn hảo.
Khái niệm: Số hoàn hảo là số nguyên có tổng các ước trừ chính nó bằng nó.
VD: 6 là hoàn hảo vì: 1+2+3=6; 28 là hoàn hảo vì: 1+2+4+7+14=28
a. Xác định bài toán:
 - Input: một số nguyên dương a
 - Output: a là hoàn hảo, hoặc không hoàn hảo. 
b. Ý tưởng: tìm các ước của số a, lấy tổng các ước so sánh với a, nếu bằng thì a là hoàn hảo, nếu không a không hoàn hảo.
- Tìm ước của a: gọi s là tổng các ước của a, s:=0;
 Cho i chạy từ 1 tới a-1 
 Nếu a mod i =0 thì s=s+i;
- Kiểm tra:
+ Nếu s=a thì a là số hoàn hảo
	+ Nếu sa thì a không là số hoàn hảo.
Ví dụ 3: Bài toán xếp thứ
Cho 1 tệp chứa các con điểm tổng kết năm học của một lớp, giá trị các diểm cách nhau 1 dấu cách trống, yêu cầu đưa ra vị thứ tương ứng của các điểm đó? 
a. Xác định bài toán:
 - Input: dãy giá trị là điểm tổng hợp của h/s trong lớp.
 - Output: dãy vị thứ tương ứng của h/s trong lớp.
b. Ý tưởng: Tại mỗi con điểm ta đếm xem có bao nhiêu điểm lớn hơn điểm hiện tại, vị trí của điểm hiện tại bằng số lượng đó cộng 1. 
Cho i chạy từ 1 đến n
tại mỗi vị trí của i ta thực hiện:
+ Gán d =1;
 + cho j chạy từ 1 đến n Nếu a[j] >A[i] thì d:=d+1;
 + Đưa ra d tương ứng. 
Ví dụ 4: Chữ số thứ N
Viết chương trình in ra c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_de_xuat_trong_viec_phat_hien_boi_duong_hoc_sinh.doc