SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại trường tiểu học Điện Biên 1

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại trường tiểu học Điện Biên 1

Từ năm 2008 đến nay, trên phạm vi cả nước và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các trường học ở các cấp đã sôi nổi thi đua thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả nhất định.

Trường học thân thiện, học sinh tích cực là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Nơi đây học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập và hoạt động xã hội.

Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của mình.

Đối với trẻ em mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường học tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện.

Vậy thế nào là một “Lớp học thân thiện” ? Làm thế nào để xây dựng được một “Lớp học thân thiện” ? Đó là câu hỏi mà tôi đã từng trăn trở nhiều năm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi đã tìm được câu trả lời. Xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN”.

 

doc 22 trang thuychi01 7541
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện tại trường tiểu học Điện Biên 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
Người thực hiện: Trương Diệu Linh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Điện Biên I
SKKN thuộc môn: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 2015
THANH HOÁ NĂM 2015
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỆN BIÊN 1
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU:
 1.1. Lí do chọn đề tài
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG:
 2.1. Cơ sở lí luận 
 2.2. Thực trạng xây dựng phong trào "trường học thân thiện, học sinh tích cực " ở trường Tiểu học Điện Biên 1
 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
 2.3.1. Trang trí lớp học thân thiện
 2.3.2. Xây dựng kĩ năng giao tiếp thân thiện
 2.3.3. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động của lớp
 2.3.4. Chú trọng rèn kĩ năng sống cho học sinh
 2.3.5. Phối hợp với các lớp khác tổ chức các hoạt động ngoại khóa
 2.3.6. Đổi mới phương pháp dạy học
 2.3.7. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và phụ huynh
 2.4. Hiệu quả đạt được
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
 3.1. Kết luận:
 3.2. Kiến nghị:
1
1
2
2
2
3
4
4
6
9
11
13
16
17
17
18
19
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài:
Từ năm 2008 đến nay, trên phạm vi cả nước và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, các trường học ở các cấp đã sôi nổi thi đua thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và đạt được một số kết quả nhất định. 
Trường học thân thiện, học sinh tích cực là sự kết hợp chặt chẽ, tích cực giữa nhà trường và cộng đồng nhằm hướng tới một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, thân thiện, hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác, góp phần đảm bảo quyền trẻ em, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của nhà trường vì học sinh thân yêu. Nơi đây học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình giáo dục, được phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập và hoạt động xã hội. 
Trong môi trường trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô giáo, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá và sáng tạo của mình.
Đối với trẻ em mái trường là chỗ dựa tinh thần và bền vững nhất, tin cậy nhất và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy phải làm sao cho trẻ em thích đến trường học tập và cảm thấy “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy để thực hiện tốt phong trào thi đua nói trên, xây dựng thành công “ Trường học thân thiện” trước hết cần phải xây dựng cho được từng lớp học thân thiện. 
Vậy thế nào là một “Lớp học thân thiện” ? Làm thế nào để xây dựng được một “Lớp học thân thiện” ? Đó là câu hỏi mà tôi đã từng trăn trở nhiều năm. Từ thực tiễn trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm, tôi đã tìm được câu trả lời. Xin mạnh dạn trình bày trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
	Với cuộc vận động” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” học sinh trở nên năng động, tích cực. Dưới sự dạy dỗ của giáo viên , các em được học trong môi trường trường học thân thiện sẽ góp phần phát triển một cách toàn diện về nhân cách và đó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Để có được trường học thân thiện, học sinh tích cực trước hết phải xây dựng từng lớp học thân thiện, học sinh từng lớp một tích cực thì mới góp phần đảm bảo cho sự thành công của phong trào” xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
	Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học: Các em thường hứng thú với những cái mới, cái đẹp, thích tìm tòi khám phá, ưa sự nhẹ nhàng. Rõ ràng các em sẽ thích đến trường hơn, thích học hơn nếu trường, lớp đẹp, hấp dẫn các em, thầy cô nhẹ nhàng, quan tâm, bên cạnh các em như những người bạn lớn. 
Với đặc điểm tâm lý nói trên, nếu có được một môi trường học tập thân thiện thì chắc chắn các em sẽ không những được phát triển tình cảm tốt đẹp mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng tốt hơn góp phần hoàn thành mục tiêu giúp các em phát triển một cách toàn diện, thích ứng được với cuộc sống đang ngày một thay đổi trong xã hội hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Các biện pháp và cách tổ chức xây dựng lớp học thân thiện ở trường tiểu học Điện Biên 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra
- Quan sát
- Nghiên cứu tài liệu.
- Thực hành
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
	Trường học thân thiện là mô hình trường do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước, và đã được triển khai có kết quả tốt ở nhiều nước trên thế giới. Mô hình này không hoàn toàn mới đối với Việt Nam. Từ những thập niên 60, 70, với triết lý “đời sống học đường là cuộc sống thực của trẻ em ngay ngày hôm nay, lúc này; chứ không chỉ chuẩn bị cho tương lai", nên phương châm “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” đã được phổ biến và áp dụng ngay từ những ngày đó.
Để xây dựng mô hình này, ở Việt Nam, phối hợp với UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm thí điểm nhiều năm nay ở 50 trường tiểu học và THCS. Từ kết quả thí điểm, Bộ chủ trương tiến hành đại trà trong năm học 2008 - 2009 ở tất cả các trường phổ thông với những nội dung được cụ thể trong chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc: Phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.
Thực hiện chỉ thị số 40/CT-BGD&ĐT, Phòng Giáo dục thành phố Thanh Hóa đã có các kế hoạch, chỉ thị chỉ đạo các trường: kế hoạch số 214/KH-GD&ĐT ngày 23/10/2008; tổ chức đánh giá kết quả phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" số 68/PGD&ĐT ngày 17/4/2009; số 06KH/PGD &ĐT-CT ngày 19/10/2009, kế hoach hoạt động các năm học.
Vậy, thế nào là “trường học thân thiện”? “Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. Trường học thân thiện là trường học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống khoẻ mạnh, vui vẻ, tích cực học tập và tham gia các hoạt động khác; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi; quyền được đi học của học sinh được đảm bảo. Chất lượng của trường học thân thiện không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục trong lớp học, mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Làm tốt công tác này chính là chúng ta đang xây dựng lớp học thân thiện.
2.2. Thực trạng xây dựng phong trào "trường học thân thiện, học sinh tích cực " ở trường Tiểu học Điện Biên 1
2.2.1. Thuận lợi:
Với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu năng động, sáng tạo cùng đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp Trường Tiểu học Điện Biên l là một trong những trường trong địa bàn Thành phố luôn tích cực, dẫn đầu trong mọi hoạt động, phong trào của ngành giáo dục. Ngay từ những năm đầu thành lập, các hoạt động dạy học và giáo dục gắn liền với phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng ở nhà trường: việc rèn kĩ năng sống cho học sinh được chú ý, luôn là địa chỉ đáng tin cậy để phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình học tập. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi đầu tiên để nhà trường xây dựng trường học thân thiện.
 Đa số giáo viên đã trực tiếp đứng lớp nhiều năm, nhiệt tình, yêu nghề, luôn chú trọng đến việc xây dựng trường học thân thiên, đổi mới phương pháp giảng dạy và tiếp cận công nghệ thông tin vào giảng dạy.
	Giáo viên chủ nhiệm luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số phụ huynh học sinh về việc rèn kĩ năng cho con em họ. 
Một số học sinh có năng lực học tập cũng như năng lực quản lí tốt, các em đều cùng lứa tuổi  điều đó giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giáo dục và rèn luyện học sinh. 
Ngoài ra, giáo viên cũng có thuận lợi đó là dạy bán trú cả ngày nên có nhiều điều kiện, thời gian gần gũi với học sinh, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em giúp cho việc giáo dục, quán xuyến học sinh tốt hơn.
2.2.2. Khó khăn:
Trường đang trong giai đoạn xây dựng, sửa chữa nên phần nào ảnh hưởng đến công tác dạy và học của giáo viên cũng như không gian để tổ chức các hoạt động ngoài trời còn nhiều khó khăn. 
Thực tế cho thấy đa số giáo viên đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng sống và cách ứng xử thân thiện cho học sinh. Tuy nhiên một số bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa nhạy bén, chưa có sự chủ động sáng tạo để tìm ra các biện pháp nhằm phát huy khả năng được giao lưu, hợp tác, sáng tạo của học sinh.
Học sinh ở thành phố nên các em quen được bố mẹ chiều chuộng, bao bọc nên các em còn nhiều hạn chế về giao tiếp, ít được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.
 Học sinh chưa thực sự làm chủ trong quá trình học tập, vẫn có học sinh còn thiếu tập trung, chưa chăm học, chưa biết cách ứng xử thân thiện với mọi người xung quanh.
	 Một số em chưa mạnh dạn hòa mình cùng tập thể, còn mắc cỡ, ngại ngùng trong khi giao tiếp, sinh hoạt.
Trước thực trạng đó, tôi luôn băn khoăn, trăn trở phải làm thế nào để giúp học sinh có được một môi trường học tập thân thiện nhất. Có như vậy các em mới phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ và phẩm chất.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
 	Một trong những giải pháp tích cực để xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” là xây dựng “lớp học thân thiện”. Để khơi dậy niềm đam mê học tập của học sinh bằng những bài giảng hấp dẫn, bằng những hoạt động tập thể vui vẻ, bổ ích, bằng môi trường lớp học sạch, đẹp... Mối quan hệ giữa thầy và trò gần gũi và thân thiện hơn. Để giúp nhà trường xây dựng “lớp học thân thiện”, trong phạm vi đề tài, tôi đưa ra các một số biện pháp sau:
2.3.1 Trang trí lớp học thân thiện.
 Một trong 5 nội dung của phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Vậy đối với lớp học, trước hết phải có môi trường sạch đẹp. Không khí lớp học sạch đẹp an toàn là yếu tố rất quan trọng thu hút các em đến trường đến lớp với một tinh thần hăng say và phấn khởi. Muốn có môi trường lớp học sạch đẹp như mong muốn, chúng ta phải thực hiện tốt việc trang trí lớp học. Đây là một trong những điều mà bản thân tôi luôn rất quan tâm.Việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em có ý thức gìn giữ trường lớp của mình. Cái khó là trang trí làm sao cho hài hoà, phù hợp, đẹp mà không tốn kém, màu sắc mà không loè loẹt, nhiều mà không rối. Các góc được bài trí đẹp đẽ tao nhã, từ góc nghệ thuật đến góc sáng tạo, mỗi lớp mỗi vẻ. Các góc đó vừa là nơi các em có thể tìm tư liệu trong học tập vừa là nơi mà sản phẩm của các em được trưng bày một cách khoa học, sáng tạo, sinh động từ những bài viết chữ đẹp, những bài thủ công, đến những lời nhắc nhở học sinh, dự báo thời tíêt trong ngày... các phòng học như khang trang hơn, sạch đẹp hơn, gắn bó thân thiện hơn với thầy và trò. 
Mỗi một môn học trong nhà trường, các em có một góc để tìm tư liệu, trưng bày sản phẩm:
- Góc Toán: có thư viện Toán học ( ghi các công thức, quy tắc tính, các bài toán hay ...), các câu chuyện Toán học, các trò chơi Toán học (Đôminô, câu cá, mèo uống sữa...), các biểu đồ, hay phần sưu tầm về các nhà Toán học ...
Góc Toán học
- Góc Tiếng Việt: Có các bài văn hay của các HS trong lớp, từ điển thành ngữ - tục ngữ, từ điển Tiếng Việt (các từ em hay gặp trong bài học), tập bài viết chữ đẹp của các bạn trong lớp, mặt nạ đóng vai trong môn tập đọc...
Góc Tiếng Việt
Góc Tiếng Việt
- Góc Tự nhiên và Xã hội: nơi sưu tầm tranh ảnh, sách nói về những điều lí thú về tự nhiên: cây cối, thế giới động - thực vật, ...
Góc Tự nhiên và Xã hội
- Góc Nghệ thuật: nơi trưng bày các sản phẩm thủ công, tranh vẽ của các HS trong lớp.
Góc Nghệ thuật
Ngoài ra, lớp học còn được trang trí bới góc khác: chúc mừng sinh nhật, Điều em muốn nói, ảnh chụp của các học sinh trong lớp, các câu khẩu hiệu thân thiện.
 Góc Điều em muốn nói Góc chúc mừng sinh nhật
Như vậy, đến lớp các em được chào mừng, được thấy hình ảnh của mình và bạn bè, các em sẽ có cảm giác đang bước vào một ngôi nhà chung mà trong đó các em là những chủ nhân đích thực. Các em tự tin hơn, đoàn kết hơn và chủ động hơn trong các hoạt động ở lớp. 
2.3.2. Xây dưng kĩ năng giao tiếp thân thiện.
a. GV luôn giao tiếp, ứng xử thân thiện với học sinh:
          - Sử dụng lời nói, ánh mắt và cử chỉ thân thiện: 
 	Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ trực tiếp của người thầy với học sinh. Nếu giáo viên có được ngôn ngữ chuẩn, tế nhị, giàu hình ảnh và đạt giá trị biểu cảm cao sẽ thu hút được học sinh chú ý trong tiết dạy. Ngoài giá trị nội dung của ngôn ngữ, giáo viên còn phải diễn đạt nó bằng âm điệu phù hợp, các lệnh đưa ra phải rõ ràng, tạo được sự hào hứng, kích thích nhu cầu tìm hiểu của học sinh.
 	Ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ là những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhưng cũng không kém phần quan trọng trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên với học sinh. Khi giáo viên bước vào lớp, một nụ cười hiền hậu cùng với ánh mắt vui lướt qua toàn lớp học sẽ tạo ra những xúc cảm tâm lý, giúp các em thoải mái và tự tin để bắt đầu tiết học. Trong tiết dạy, giáo viên cần di chuyển trong lớp học một cách hợp lí, không đứng quá lâu ở vị trí bàn giáo viên hoặc bục giảng sẽ tạo ra một khoảng cách biệt lớn với học sinh. Khi học sinh làm bài hoặc hoạt động nhóm, tôi thường đi xuống lớp vừa là để quan sát cụ thể cách làm việc của các em vừa là để hướng dẫn kịp thời (nếu cần). Khi học sinh tổ chức các hoạt động tập thể, tôi thường ngồi cùng các em ở phía dưới lớp, tạo sự chủ động hoàn toàn cho học sinh. 
 	Trong quá trình dạy học, đặc biệt tránh những lời ra lệnh khô khan, những cử chỉ thiếu thân thiện như đập thước kẻ xuống bàn, chỉ tay vào mặt học sinh... Hãy để các em thấy được sự tôn trọng của thầy cô với mình.
          - Khen ngợi học sinh: Khen ngợi là việc làm không thể thiếu trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Khi học sinh làm được việc tốt thì phải khen ngợi ngay để khích lệ, động viên. Một lời khen có hiệu quả giáo dục gấp nhiều lần so với những lời chỉ trích, chê bai. Đặc biệt với học sinh cá biệt thì lời động viên, khen ngợi như là liều thuốc tinh thần giúp các em thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Khen ngợi kịp thời không những làm thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực mà còn là động cơ thúc đẩy quá trình học tập của các em.  Nhiều khi chỉ một câu nói của thầy cô như lời khen chẳng hạn hay một lời khuyến khích động viên đã làm thay đổi cả cuộc đời của các em. Biết vậy nên tôi thường khen hay động viên như: “ Chữ em viết có tiến bộ nhiều rồi đấy, nếu em chăm chỉ luyện viết thì một thời gian nữa chắc chắn em sẽ viết đẹp không thua kém bạn nào trong lớp. “Cố gắng lên em nhé!” hoặc “Em có giọng hát tốt, em nên tham gia đội văn nghệ”; “Hôm nay, em rất giỏi. Cô rất tự hào về em.”;... Trong học tập, sự cần cù có phần bù đắp cho sự thiếu thông minh. Nếu khen ngợi, động viên kịp thời sẽ giúp học sinh ham thích và dẫn tới chăm chỉ trong học tập. Nếu các em chỉ cần có một chút cố gắng thôi thì cũng đừng ngần ngại tiết kiệm lời khen. Hãy chắp cho đứa trẻ đôi cánh, hãy tin ở các em, cho các em hy vọng.
          - Tạo tiếng cười trong mỗi tiết học: “Tiếng cười là liều thuốc bổ”. Tiếng cười trong dạy học – giáo dục sẽ làm tan đi không khí căng thẳng của tiết học. Không những thế, tiếng cười còn tạo ra sự hưng phấn để kích thích suy nghĩ. Những người thông minh thường có tính hài hước, chính sự hài hước lại tác động vào não để kích thích tư duy. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng tính hài hước để thu hút sự chú ý của học sinh, làm tăng tính hấp dẫn của vấn đề cần truyền đạt, giúp quá trình hình thành kiến thức diễn ra tự nhiên và nhẹ nhàng, đem lại kết quả cao. Bên cạnh đó, không khí lớp học trở nên thân thiện hơn, có hứng thú để bắt đầu cho những tiết học khác.
          - Quan tâm và chia sẻ: Tôi giáo dục các em có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nắm được ngày sinh của các em trong lớp và thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình. Quà sinh nhật có thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp. Điều này giúp các em thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn trong lớp. Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
HS tổ chức sinh nhật tại lớp
Giáo viên là người rất gần gũi với học trò, vì vậy hãy cố gắng để các em luôn cởi mở với thầy cô. Hãy vừa là bạn vừa là thầy của các em. Giáo viên không cần phải che giấu tình cảm của mình với các em, nhưng cần tuyệt đối tránh sự ưu ái đặc biệt với một vài em nào đó. Hãy cố nhìn thấy những ưu điểm ẩn sâu trong mỗi em. Có thể chính các em cũng không biết mình có những ưu điểm đó. Thầy cô hãy giúp các em nhận ra, phát triển chúng thêm. Hãy cố gắng sống hết mình với các em. Vui cùng vui, buồn cùng buồn. Đùa nghịch và dạy dỗ. Hãy kiềm chế khi các em nói dối. "Thương yêu, công bằng, kiên trì và trung thực" là khẩu hiệu của mỗi giáo viên.
b. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh giao tiếp thân thiện:
- Thông qua các tiết học giáo viên giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh
Ví dụ: 
+ Tiết Kể chuyện, tôi yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe, giúp học sinh rèn kĩ năng giao tiếp trước đám đông, mạnh dạn và tự tin, nói năng lưu loát hơn. Khi kể xong mời các bạn nhận xét, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện, giúp các em tạo cảm giác tự tin khi trao đổi một vấn đề có hiệu quả nhất.
+ Trong tiết Tự nhiên và Xã hội qua việc tổ chức học nhóm, tôi rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp trước các bạn, kĩ năng hợp tác, hỗ trợ nhau trong công việc.
+ Trong tiết Toán, khi học sinh đánh giá, nhận xét bài làm của bạn, các em đã được rèn kĩ năng giáo tiếp một cách đúng mực và kĩ năng chia sẻ. Chẳng hạn: Bạn làm sai, nhận xét là: “Theo tớ, cách giải thế này” chứ không nói là: “Bạn làm sai rồi” hoặc nhận xét một cách không tế nhị đối với bạn.
- Tôi hướng dẫn học sinh giao tiếp thân thiện băng cách tạo cho học sinh những tình huống cụ thể rồi yêu cầu các em nêu cách ứng xử tình huống. 
Ví dụ: Tôi đưa ra tình huống như: Khi đến chơi nhà bạn, em nhìn thấy trong tủ đồ chơi của bạn có một món đò chơi mà em rất thích. Lúc đó em sẽ làm gì? 
Hay: Em đang chơi trong sân trường bỗng nhiên có một em nhỏ chạy qua chẳng may làm em bị ngã. Lúc đó em sẽ làm gì?
Hay: Khi em đến chơi nhà bạn của mẹ, khi đó bạn mẹ đã mang ra mời em ăn thử một món ăn mà em không thích. Lúc đó em sẽ làm gì?
Với mỗi tình huống tôi sẽ dự kiến các phương án trả lời của học sinh để uốn nắn và giúp các em có được cách ứng xử thân thiện nhất.
Ví dụ như ở tình huống thứ nhất tôi dự kiến câu trả lời của học sinh: 
- Em rất thích món đồ chơi đó nên em sẽ lấy để chơi rồi cất vào tủ cho bạn. 
- Em sẽ hỏi mượn bạn để chơi còn nếu bạn không cho thì sẽ dọa nghỉ chơi với

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_than_thien_tai_truong.doc