SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu

Xây dựng một lớp học thân thiện và yêu thương là mong muốn của tất cả mọi phụ huynh, HS và thầy cô giáo. Ở đó, GV, phụ huynh và HS sẽ luôn cảm nhận được sự ấm áp của tình người, có sự thân mật và gần gũi. Từ đó, mọi người có thể dễ dàng cảm thông và chia sẻ với nhau, cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp
nhất, hiệu quả nhất nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong từng lớp học, liên quan đến học trò và con em mình. Ở đó, các thầy cô giáo sẽ có mong muốn được giảng dạy, được cống hiến bằng tất cả đam mê và nhiệt huyết của mình, luôn tìm tòi và áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nhất, phù hợp nhất với từng lớp HS, sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ HS cả trong học tập và trong cuộc sống, dễ dàng thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó với HS, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của các em để có thể đưa ra những định hướng đúng đắn và phù hợp giúp HS tiến bộ hàng ngày.

Lớp học thân thiện và yêu thương là nơi HS muốn được gắn bó mỗi ngày, là nơi các em sẽ cảm thấy có hứng thú với từng tiết học, biết trân trọng từng phút giây sinh hoạt và học tập tại lớp, tại trường. Các em HS, đặc biệt là những HS chậm tiến bộ sẽ không cảm thấy bị xa lánh, không có những áp lực và căng thẳng, được thoải mái học tập, vui chơi, có cơ hội và mong muốn được được thể hiện bản thân, hòa nhập với bạn bè và thầy cô giáo. Khi chia xa các em luôn muốn trở về.

docx 50 trang Thu Kiều 07/09/2024 3562
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc của giáo viên chủ nhiệm góp phần giáo dục học sinh chậm tiến bộ tại trường THPT Quỳ Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 *****************************************************
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU.
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CỦA GIÁO 
 VIÊN CHỦ NHIỆM GÓP PHẦN GIÁO DỤC HỌC SINH CHẬM TIẾN 
 BỘ TẠI TRƯỜNG THPT QUỲ CHÂU.
 LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM
 Tác giả : Bùi Thị Hương
 Tổ : Khoa học xã hội 
 Năm thực hiện : 2022 - 2023
 Số điện thoại : 0377.561.043
 Đơn vị : Trường THPT Quỳ Châu
 Qùy Châu, tháng 4 năm 2023
 ***************************************************** 6 Phối hợp đồng bộ cùng BGH và các lực lượng trong nhà 34
 trường, các GVBM và phụ huynh trong công tác giáo dục 
 HS
IV KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI 36
 CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ĐỀ XUẤT TRONG 
 SKKN
V HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 41
 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 46
 PHỤ LỤC 47
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
 Viết tắt. Từ hoặc cụm từ.
 THPT Trung học phổ thông.
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm.
 GVBM Giáo viên bộ môn
 BGH Ban giám hiệu.
 GV Giáo viên
 HS Học sinh
 2 gặp không ít khó khăn. Để đảm bảo được sự phát triển cho mỗi HS và chất lượng 
dạy học thì GVCN cần phải đặc biệt quan tâm đến những em HS này, hàng ngày 
chúng ta hãy nhìn các em bằng ánh mắt của tình thương và sự thông cảm, cảm hóa 
các em bằng chính tấm lòng của mình. Nhiệm vụ giáo dục HS chậm tiến bộ có vai 
trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, giúp HS 
thay đổi bản thân, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, định hướng được hành vi của 
mình theo những giá trị tích cực, từ đó sẽ tiến bộ hơn trong học tập và rèn luyện 
đạo đức.
 Hiện nay, mục tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” 
không còn là vấn đề mới nhưng là việc chúng ta phải làm thường xuyên, để thực 
hiện thành công mục tiêu trên thì mỗi thầy cô giáo hãy cùng nắm tay nhau xây 
dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trong đó có những “Lớp học hạnh 
phúc”, để HS sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, được học tập, được vui 
chơi, được lao động và rèn luyện trong yêu thương và sự chia sẻ, được tôn trọng, 
được an toàn, được thấu hiểu và được có giá trị. GV sẽ hạnh phúc khi được đồng 
nghiệp, phụ huynh và HS tin tưởng, được trân trọng, được cống hiến trong niềm 
vui mỗi ngày.
 Đặc biệt, với những ngôi trường hạnh phúc, trong đó có các lớp học hạnh 
phúc thì dù ở thành thị hay nông thôn, ở miền xuôi hay miền núi cũng đều là nơi 
để phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm. tin tưởng khi gửi gắm những đứa con của 
mình, trao gửi tất cả niềm tin và hy vọng của gia đình họ. Sự phát triển và trưởng 
thành của mỗi một em HS không chỉ được đo lường bằng những kiến thức khoa 
học các em đã đạt được, mà đó còn là đạo đức, là lối sống tích cực, là thái độ và 
cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội phù hợp với những chuẩn mực chung, 
những điều này chắc chắn các em sẽ đạt được khi là thành viên của một lớp học 
hạnh phúc.
 1.2. Theo Kế hoạch số 312 - CĐGDVN ban hành ngày 12/11/2019 về việc 
Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc từng bước nâng 
cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu, 
nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngày 29/12/2019 Công đoàn ngành GD&ĐT Tỉnh 
Nghệ An đã ban hành kế hoạch số 235 về việc Hướng dẫn và tổ chức tham gia xây 
dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực sư phạm, đạo đức 
nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hưởng 
ứng cuộc vận động của Công đoàn GDVN, Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An 
về xây dựng trường học hạnh phúc, trường THPT Quỳ Châu đã tích cực chỉ đạo và 
hướng dẫn việc xây dựng trường học hạnh phúc, trong đó có các lớp học hạnh 
phúc.
 Xuất phát từ những yêu cầu trong công tác chủ nhiệm, cùng với mong muốn 
của chính mình về một “LỚP HỌC HẠNH PHÚC – THẦY CÔ HẠNH PHÚC – 
HỌC TRÒ HẠNH PHÚC” , bản thân tôi luôn trăn trở về việc tìm ra những biện 
pháp phù hợp để xây dựng lớp học hạnh phúc cho HS của mình, từ đó thực hiện có
 4 - Cụ thể được áp dụng với các lớp tôi chủ nhiệm trong các năm học: 2019- 
2020; 2020 -2021; 2021 – 2022.
 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tôi đã sử dụng nhóm các phương 
pháp sau
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp điều tra quan sát.
 - Phương pháp tổng kết và rút kinh nghiệm.
 6. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
 - Phần 1: Đặt vấn đề.
 - Phần 2: Nội dung nghiên cứu.
 - Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
 6 có trách nhiệm và đạo đức đối với nhau. Từ đó các em sẽ có mong muốn được đến 
lớp mỗi ngày, tích cực trong học tập và rèn luyện. Bởi vì ở đó các em luôn được 
thầy cô yêu thương, thấu hiểu, sẵn sàng giúp đỡ và tôn trọng, bạn bè đoàn kết và 
chia sẻ với nhau. Điều này rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi HS, đặc 
biệt là đối với những HS chậm tiến bộ
 2.4. Trường học hạnh phúc
 Từ những lớp học hạnh phúc sẽ giúp chúng ta xây dựng thành công trường 
học hạnh phúc. Trường học hạnh phúc chính là nơi mà ở đó mọi người đều được 
sống hạnh phúc, trong đó hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. 
Hay có thể hiểu, trường học hạnh phúc là ngôi trường mà ở đó GV luôn vui vẻ, 
hạnh phúc với công việc mình, HS được phát triển toàn diện trong một môi trường 
học tập an toàn, thân thiện và nhiều tình thương.
 2.5. Học sinh chậm tiến bộ
 HS chậm tiến bộ bao gồm chậm tiến bộ về học tập và chậm tiến bộ về đạo 
đức. Thông thường, học sinh chậm tiến bộ là những HS lười học, thường hay vi 
phạm nội quy trường lớp, ít tham gia hoặc tham gia nhưng không tích cực các hoạt 
động tập thể, hay có thái độ chống đối, bất cần,hay gây gổ đánh đập nhau trong và 
ngoài nhà trường, hạn chế giao tiếp với tập thể lớp và thầy cô giáo, dễ nổi nóng 
những cũng dễ bị tổn thương, kết quả học tập vè rèn luyện thấp.
 3. Cơ sở để xây dựng lớp học hạnh phúc
 Kế hoạch số 312 – CĐGDVN ngày 12/11/2019 về việc hướng dẫn và tổ chức 
tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử 
sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình 
hình mới.
 Kế hoạch số 235 ngày 29/12/2019 của Công đoàn ngành GD&ĐT Nghệ An 
về việc hướng dẫn và tổ chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo kế 
hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp 
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 Thực hiện theo kế hoạch của trường THPT Quỳ Châu trong hội nghị kế hoạch 
các năm học với các định hướng cho hoạt động của học sinh nhằm xây dựng môi 
trường học tập thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng lớp học hạnh phúc, từ đó tạo 
nên trường học hạnh phúc.
 4. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc
 4.1. Xây dựng lớp học thân thiện và yêu thương
 Xây dựng một lớp học thân thiện và yêu thương là mong muốn của tất cả mọi 
phụ huynh, HS và thầy cô giáo. Ở đó, GV, phụ huynh và HS sẽ luôn cảm nhận 
được sự ấm áp của tình người, có sự thân mật và gần gũi. Từ đó, mọi người có thể 
dễ dàng cảm thông và chia sẻ với nhau, cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp
 8 trong đội ngũ GV của nhà trường có một số lượng khá nhiều các GV từ các huyện 
miền xuôi lên công tác, giảng dạy với một tâm lí và mong muốn chung là sau một 
thời gian sẽ được chuyển về quê công tác, cho nên dẫn đến đội ngũ có tính ổn định 
không cao.Cán bộ GV và nhân viên trong nhà trường luôn quan tâm, thương yêu 
và tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả HS khi tham gia học tập tại trường.
 Qua buổi họp GVCN đầu năm học, tôi đã thực hiện khảo sát đối với toàn bộ 
GVCN với câu hỏi “Thầy, cô có sẵn sàng và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi thực 
hiện công tác chủ nhiệm ở một lớp học có nhiều HS chậm tiến bộ không?”. Kết 
quả cho thấy có rất ít GV sẵn sàng nhận nhiệm vụ và cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc 
khi thực hiện làm GVCN ở một lớp học có nhiều HS chậm tiến bộ. Nguyên nhân 
chủ yếu là do GVCN ở những lớp học này sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn khi 
làm GVCN ở những lớp chọn có nhiều HS chăm ngoan, học giỏi, ý thức đạo đức 
tốt. Ngoài ra, khi làm GVCN ở những lớp có nhiều HS chậm tiến bộ thì GV sẽ còn 
phải chịu áp lực từ nhiều phía.
 - Thứ nhất là GVCN phải chịu áp lực chung từ rất nhiều những công việc 
được giao: Duy trì sĩ số, bảo đảm nề nếp, quản lí lao động, thu các khoản đóng góp 
trong năm học, tham gia các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, thực hiện công tác 
báo cáo thường kì, hướng dẫn thực hiện các chế độ đối với HS miền núi.
 - Thứ hai là áp lực về kết quả và chất lượng giáo dục của lớp, các thành tích 
trong giáo dục HS, đặc biệt là áp lực riêng về kết quả học tập và rèn luyện của 
những HS chậm tiến bộ trước nhà trường và đối với sự mong chờ đến từ gia đình 
các em.
 - Thứ ba là những khó khăn đến từ phụ huynh, đa số phụ huynh ở miền núi vì 
cuộc sống mưu sinh nên không có điều kiện và thời gian để gần gũi con cái, để 
định hướng và điều chỉnh hành vi kịp thời cho con cái, với tâm lý tất cả nhờ vào 
GVCN.
 - Thứ tư là những áp lực đến từ dư luận xã hội, trong xu thế phát triển của báo 
chí và truyền thông mạng ngày nay thì những sai sót của thầy cô giáo trong công 
tác của mình dù nhỏ nhất cũng có thể sẽ bị đưa lên mạng xã hội, truyền tải một 
cách nhanh chóng, gây ra áp lực nặng nề đối với cuộc sống và công việc của GV.
 - Thứ năm là những áp lực đến từ bản thân GV, làm chủ nhiệm những lớp học 
đại trà có nhiều HS chậm tiến bộ, bản thân GV sẽ đặt ra nhiều yêu cầu mang tính 
bắt buộc đối với bản thân mình và đối với HS. Tuy nhiên, trên thực tế có những 
mong muốn của GV đối với bản thân mình và đối với HS sẽ không đạt được như ý 
muốn, điều đó khiến cho GV cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thậm chí xuât hiện cả 
tâm lí thất vọng đối với bản thân mình, từ đó khiến cho lòng yêu nghề và nhiệt 
huyết với công việc bị giảm sút.
 1.2. Về phía học sinh
 Trường THPT Quỳ Châu có 1.624 HS, trong đó dân tộc Thái có 1235 em. 
Trường có tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao, chiếm gần 50% tổng số học sinh
 10

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cua_giao_vi.docx
  • pdfBùi Thị Hương - Trường THPT Quỳ Châu - Chủ nhiệm.pdf