SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy

 Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

 Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Hiện nay các trường học đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức . Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.

 Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”.Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Tài liệu trên mạng Internet được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu kiến thức. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh

 Thực tế trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay đổi nhận thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy ? Bản thân tôi đã trăn trở và đưa ra “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy” , để vận dụng trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

 

doc 17 trang thuychi01 3175823
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1.
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài .
2
1.2
Mục đích nghiên cứu.
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu.
3
1.5
Những điểm mới của sáng kiến . 
3
2.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1
Cơ sở lí luận. 
3
2.2.
Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học Quảng Hưng. 
4
2.3.
Giải pháp thực hiện. 
5
2.3.1.
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học. 
5
2.3.2
Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên: 
6
2.3.3.
Tổ chức chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”
6
2.3.4.
Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của CNTT trong giảng dạy
7
2.3.5.
Giúp giáo viên nắm vững vai trò và cách khai thác tư liệu qua Intenet
14
2.3.6.
Tổ chức dạy mẫu một số tiết ở một số môn, ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy ở nhà trường.
14
2.3.7.
Đổi mới cách đánh giá giờ dạy của giáo viên
15
2.4
Kết quả của sáng kiến 
15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1
Kết luận: 
16
3.2
Đề xuất – Kiến nghị:
17
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
 Nghị quyết trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã chỉ rõ: trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo. Hiện nay các trường học đều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức . Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi.
 Nếu trước kia trong hệ thống giáo dục truyền thống người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, giáo viên thường là nguồn tài liệu duy nhất cho học sinh học tập, “thầy đọc, trò chép”.Thì ngày nay trong hệ thống giáo dục hiện đại, giáo viên đã phải dần dần trở thành người hướng dẫn học sinh biết dùng máy tính và Internet để tự tìm nội dung, hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Tài liệu trên mạng Internet được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu kiến thức. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh
 Thực tế trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH. Vì vậy vấn đề đặt ra cho chuyên môn nhà trường là làm thế nào để thay đổi nhận thức của giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy ? Bản thân tôi đã trăn trở và đưa ra “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng giảng dạy” , để vận dụng trong đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Khi nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy tôi muốn cùng các đồng nghiệp chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác quản lí; trao đổi, bàn luận để tìm ra những biện pháp thiết thực, khả thi nhất về việc ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Những biện pháp áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Giáo viên giảng dạy các bộ môn trong nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp đọc tài liệu, tổng hợp hệ thống kiến thức trong chương trình.
 Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến được áp dung tại đơn vị công tác mới với đối tượng giáo viên mới và đặc điểm tình hình cơ sở vật chất khác hơn đơn vị cũ.
Mở rộng thêm một số nội dung mới phù hợp với xu thế giáo dục tại thời điểm hiện tại.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận 
 Vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua, nó cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin CNTT trong giảng dạy và học tập là xu thế tất yếu của giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT là một chủ đề lớn được UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
 Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học; trong thời gian qua các nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc đưa CNTT vào công tác giảng dạy và học tập. 
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Vậy làm thế nào để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác giảng dạy?Giải pháp cần thực hiện là gì?
Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong đó có giáo dục tiểu học không phải là ngoại lệ là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là bản thân chúng ta luôn cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương pháp quản lí giáo dục tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, tuỳ theo hoàn cảnh thực tế của từng đơn vị mà các nhà quản lí áp dụng những biện pháp cụ thể sao cho đạt hiệu quả cao nhất như mong muốn.Một trong những đặc điểm nổi bật của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lí giáo dục mới này, học sinh là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho cho giáo viên trong mô hình giáo dục truyền thống. Sự thay đổi tư duy giáo dục này là hợp lí vì trong quá trình hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay cá nhân được đánh giá dựa trên kết quả, chất lượng. Học sinh là sản phẩm của trường học, chất lượng học sinh chính là thước đo, là tiêu chí đánh giá căn bản nhất đối với hoạt động của một đơn vị nhà trường.Với việc thay đổi mô hình giáo dục thì việc thay đổi môi trường giáo dục cũng là điều tất yếu. Mọi nguồn lực và chiến lược phát triển trong nhà trường đều nhằm tạo lập một môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh khi giáo viên chỉ hướng dẫn kĩ năng, phương pháp giải quyết công việc. Để hiện thực hoá điều đó thì công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu. 
Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục, vai trò của CNTT trở nên đặc biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các quy trình quản lí trong trường học. Đặc điểm nổi trội là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lí, các tiêu chí quản lí nhà trường được mã hoá từ định tính sang định lượng. Bên cạnh đó, sự minh bạch và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên trong nhà trường sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lí và chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là việc làm thiết yếu, hữu dụng.
2.2.Thực trạng vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường TH Quảng Hưng.
 * Thuận lợi
- Trường Tiểu học Quảng Hưng là trường chuẩn Quốc gia mức độ I. Nhà trường có bề dày về thành tích trong nhiều năm qua. Đội ngũ giáo viên say sưa với công việc, tâm huyết với nghề. 
- Các phòng học đều được trang bị đầy đủ máy chiếu đảm bảo cho hoạt động dạy và học. 
- Trong năm học này, 100% học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đều đã được học môn Tin học do đó khả năng tiếp thu và vận dụng CNTT tương đối tốt.
* Khó khăn
 - Một số giáo viên tuổi đã cao khả năng thiết kế những tiết học có ứng dụng CNTT vẫn còn hạn chế, chưa đủ để vận dụng sáng tạo, thậm chí còn né tránh. 
 - Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự người học “thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo tình huống có vấn đề cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương pháp dạy học.Nhiều tiết dạy sử dụng công nghệ lại quá lạm dụng,việc lạm dụng nó đã dẫn đến hậu quả làm giảm chất lượng giảng dạy, không đạt được mục tiêu bài học còn làm lãng phí thời gian, tiền của, công sức. Một số tiết dạy, dùng công nghệ thông tin để trình chiếu quá nhiều hình ảnh, cung cấp nhiều thông tin không cần thiết, học sinh không thể tiếp nhận hết. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
 Để có cơ sở minh chứng cho việc chỉ ra hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đầu tiên tôi đã tìm hiểu, nắm bắt tình hình việc vận dụng công nghệ thông tin trong những năm học trước. Qua điều tra cho thấy: 
 Vẫn còn một phận không nhỏ giáo viên ngại khai thác và ứng dụng CNTT trong giờ thao giảng, lo ngại thao tác không thuần thục dễ bị mất điểm. 
BảngA: Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên trong năm học 2016 - 2017: 
Năm học
Số tiết TGiảng
Giỏi
Khá
Số tiết ƯDCNTT
Giỏi
Khá
2016 - 2017
46T
35T
(76%)
11T
28T
26T
(92,8%)
2T
Qua bảng số liệu trên dễ dàng nhận thấy, số tiết thao giảng ứng dụng công nghệ thông tin tỷ lệ giờ giỏi đạt cao hơn nhiều so với các tiết dạy không ứng dụng CNTT.
2.3. Giải pháp thực hiện
 Từ thực trạng trên, để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, chúng tôi tiến hành các giải pháp cơ bản sau đây: 
2.3.1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong năm học.
 Ngay từ đầu năm học, là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện thực tế . Tổ chức từng bước thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường: 
+ Động viên khích lệ để mỗi cán bộ giáo viên đầu tư máy tính và kết nối Internet tại nhà. 
+ Khuyến khích tất cả giáo viên soạn bài, làm hồ sơ, báo cáo trên máy tính. 
+ Tham mưu với lãnh đạo nhà trường kết nối mạng toàn bộ các phòng chức năng,phòng học tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giáo viên học tập, khai thác tư liệu qua mạng và thực hiện các tiết dạy trên lớp.
 Năm học 2017 - 2018, trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm, nhà trường giao chỉ tiêu cho tất cả giáo viên trong trường phải đăng ký nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Trong đợt thao giảng giáo viên giỏi trường (mỗi Giáo viên 2 tiết, có ít nhất 1 tiết dạy ứng dụng CNTT), 100% giáo viên phải có giờ thao giảng ứng dụng CNTT .Nếu giáo viên nào gặp khó khăn, đề xuất nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ, người biết dạy cho người chưa biết. Chỉ tiêu này được toàn thể cán bộ giáo viên đồng thuận và mỗi giáo viên tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập.
2.3.2 Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin và bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ giáo viên: 
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi họp hội đồng sư phạm, sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề
Đặc biệt, để triển khai thành công thì trước hết, lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy-học, từ đó quan tâm, tạo điều kiện và quyết tâm triển khai thực hiện. Nếu chỉ phát động mà không quan tâm, không thể hiện quyết tâm và thực hiện những biện pháp bổ sung thì việc ứng dụng CNTT của giáo viên cũng không thể mang lại kết quả như mong đợi.
Bên cạnh đó, chuyên môn nhà trường đã lấy đội ngũ tổ khối trưởng là những giáo viên có kỹ năng tin học tốt phối hợp với giáo viên Tin học tổ chức bồi dưỡng Tin học cho đội ngũ tại chỗ bằng cách tổ chức chuyên đề ứng dụng CNTT với các nội dung cơ bản: Đánh và chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm Word, Excel; cách soạn và giảng dạy giáo án có ứng dụng CNTT bằng Powerpoint; lập địa chỉ email và truy cập internet khai thác thông tin và trao đổi thông tin trong đội ngũ giáo viên.
 Hàng tháng chuyên môn nhà trường cập nhật và tổng hợp những nội dung mới có thể vận dụng và gửi qua Imail cho toàn thể giáo viên tham khảo. 
 2.3.3. Tổ chức chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”: 
 Để việc triển khai ứng dụng CNTT trong năm học đạt hiệu quả cao,ngay từ đầu tháng 9 năm học 2017 – 2018, chúng tôi đã tổ chức chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” Trước khi tiến hành , mỗi giáo viên đều phải chuẩn bị ý kiến của cá nhân về những nội dung sau;
- Xác định vai trò, tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học.
- Những thuận lợi của cá nhân trong việc ứng dụng công nghệ thông tin.
- Những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, tồn tại trong quá trình sử dụng của bản thân, của đồng nghiệp. 
- Nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị.
 Trên cơ sở ý kiến của từng cá nhân, sau khi đã thảo trong tập thể, toàn trường đã thống nhất thực hiện kế hoạch đã đề ra. Nhiều giáo viên đã đóng góp những ý kiến rất sát thực giúp cho BGH nhà trường có cơ sở chỉ đạo chung đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.4. Trang bị cho giáo viên về chức năng, vai trò của CNTT trong giảng dạy: 
 Như đã nói ở trên, việc hiểu rõ chức năng, vai trò của CNTT trong giảng dạy của một bộ phận giáo viên còn hạn chế. Vì vậy để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường được thực hiện triệt để, chúng tôi đã làm tốt công tác tuyên truyền giúp giáo viên hiểu rõ vai trò ,tác dụng của CNTT trong giảng dạy giảng dạy, về mặt sư phạm có thể quan niệm giáo án trình chiếu như là một cách thức giảng dạy trong đó giáo viên khai thác tiện ích công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn, kĩ năng xử lí thông tin và kĩ năng giao tiếp. 
Khó khăn mà hầu hết giáo viên gặp phải là kỹ năng xây dựng bài soạn dạng trình chiếu. Trong quá trình giảng dạy, vận dụng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ quá trình dạy học chứ không phải là một “phương pháp dạy học mới” trong dạy học. Nếu không nhận thức đúng đắn việc sử dụng CNTT không những không phát huy được ưu điểm của nó mà có khi không tạo ra được bước đột phá về gì về mặt phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới Phương pháp. 
Khi hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài dạy có ứng dụng CNTT, chúng tôi đã giúp giáo viên quan niệm đúng chức năng của CNTT để vận dụng đem lại hiệu quả cao cho giờ dạy. Cách hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch bài học chúng tôi thực hiện từng bước như sau: 
* Hướng dẫn chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp:
 Để phát huy hiệu quả của CNTT giáo viên cần lưu ý cách lựa chọn những bài dạy có thể ứng dụng CNTT theo từng môn học:
- Với môn Toán:
 Để học sinh hiểu và nắm bắt được kiến thức, phần giới thiệu bài giáo viên nên cho học sinh hoạt động bằng đồ dùng trực quan cá nhân sau đó đối chiếu trên màn hình giúp học sinh nhớ bài tốt hơn.
 Dạng giải toán có lời văn gv chỉ nên vận dụng với các bài toán có yếu tố hình học hay biểu diễn sơ đồ.... bài toán có lời văn đưa ra phải bắt đầu từ hình ảnh trực quan sinh động.
Trong dạy toán phần luyện tập, thực hành các bài thuộc dạng tính, đặt tính hay tính nhẩm giáo viên nên tạm dừng màn hình cho học sinh làm bài tránh thiếu tập trung. Sau khi học sinh hoàn thành có thể kiểm tra học sinh đổi chéo vở nhận xét và cho điểm miệng bài làm của bạn; chữa bài theo dạy học truyền thống: chữa trên bảng lớp hay đối chiếu với kết quả trên màn hình.
- Với môn Tiếng việt:
Dạy phần học vần, khi giới thiệu âm, tiếng hay từ ứng dụng. Giáo viên chỉ cần di chuyển chuột thì sẽ xuất hiện trên màn hình âm,tiếng hay từ với bố cục được trình bày giống như trong SGK Tiếng việt Lớp 1.Thông qua việc bấm phím, di chuyển chuột, phông chữ to, rõ ràng; học sinh ngồi ở góc độ nào cũng thấy rõ bài học. Từ đó giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng và rèn đọc cho học sinh đạt kết quả tốt hơn.
Bài luyện viết giáo viên nên hướng dẫn học sinh cụ thể cách viết thông qua trình chiếu hoạt hình Flash để học sinh dễ theo dõi cách đưa các nét. Khi thiết kế hoạt hình nên bố trí tạm dừng ở các vị trí dừng nét viết cho chính xác.
Với cách làm như vậy, học sinh được quan sát một cách trực tiếp qua những hình ảnh động sẽ tiếp thu bài tốt hơn.
 Đối với phần Tập đọc học kì 2 Lớp 1. nên trình chiếu cho học sinh được quan sát tranh và đọc bài với phông chữ to, rõ ràng, trình tự các bước của bài dạy xuất hiện làm gây hứng thú học của các em. Giải nghĩa một số từ bằng hình ảnh động dù học ở tại lớp nhưng học sinh như cảm thấy được chính mình đang đứng đó để ngắm nhìn. Ví dụ từ: mái đền lấp ló hay từ Tháp Rùa tường rêu cổ kính, giáo viên cho xuất hiện hình ảnh trên màn hình học sinh sẽ thấy cụ thể hơn.
 Đối với dạy phân môn Luyện từ và câu các lớp 3,4,5 có thể sử dụng CNTT rất có hiệu quả 
- Với môn Tự nhiên-Xã hội; Lịch sử- Địa lý:
Đây là các môn học có tính thực tế, giàu hình ảnh. Học sinh tiểu học, kiến thức tự nhiên xã hội còn rất ít,rí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể.
 Đối với môn Tự nhiên và xã hội là sự vận dụng tổng hợp tri thức , giáo dục kĩ năng sống cho các em một cách toàn diện hơn. Từ việc quan sát tranh, nêu nội dungcủa từng bức tranh đưa ra ý kiến. Học sinh tham gia hoạt động sôi nổi hơn, tự tin nêu chứng kiến của mình, tự tin đứng trước lớp là dịp củng cố những kiến thức mà các em đã học. Là điều kiện thuận lợi cho các em phân tích tổng hợp. Từ đó trí thông minh,tư duy được nâng cao. Chính vì vậy học sinh rất khó tưởng tượng khi giáo viên dạy theo giáo án thông thường với hình ảnh tĩnh. Nhưng khi học sinh được quan sát trên màn hình với những hình ảnh sống động các em sẽ nắm vững kiến thức rất nhanh.
Dạy Lịch sử và Địa lí , GV có thể trình chiếu cho HS quan sát rất rõ bản đồ, lược đồ, các hình ảnh minh hoạ, các videoclip tái hiện các trận đánh lịch sử phát huy tối đa hiệu quả của giờ học giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức .
- Với môn Mĩ thuật:
Đây là môn học nghệ thuật có thể phát huy tính sáng tạo cho học sinh, giáo dục lòng yêu thích cái đẹp trong cuộc sống. Nguốn tư liệu tranh ảnh phục vụ giảng dạy cực kỳ phong phú. Bên cạnh đó có thể thiết kế được nhiều slide biểu diễn các thao tác vẽ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nang_cao.doc