SKKN Một số biện pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

SKKN Một số biện pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

A- Komskin từng nói "Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách phán đoán đúng đắn phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn , học sinh học nhiều hơn". Quả đúng như vậy, trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu đổi mới toàn diện về "đức, trí , thể, mỹ" để làm chủ bản thân, đất nước, xây dựng đất nước văn minh giàu đẹp, luôn là yêu cầu đặt ra đối với ngành giáodục.

Trong chương trình giáo dục phổ thông(GDPT), môn giáo dục kinh tế và pháp luật(GDKT&PL) là môn giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân. Làm sao thông qua các hoạt động học để học sinh được vận dụng, được liên hệ và có thể thực hành có hiệu quả, rèn nhiều kỹ năng, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Trước đây trong tiến trình dạy học môn Giáo dục công dân không có hoạt động vận dụng riêng biệt mà hoạt động vận dụng chỉ được lồng ghép trong hoạt động luyện tập và hoạt động củng cố- dặn dò,nên bị xem nhẹ không có sự đầu tư. Thậm chí có những tiết giáo viên không tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Học sinh hiểu lí thuyết nhưng không được thực hành vận dụng sẽ rất nhanh quên và khi gặp các tình huống xẩy ra trong thực tế các em sẽ không có kỹ năng kinh nghiệm để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tình huống. Phương pháp dạy học chưa có sự đổi mới phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh mất đi tính năng động, tích cực, thiếu các kỹ năng cơ bản, tư duy sáng tạo trong học tập. Chất lượng và hiệu quả giáo dục không được nâng cao.

Theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường ở mục phụ lục 4, mục kế hoạch bài dạy ở trường phổ thông có bốn hoạt động sau: Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập), Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1), Hoạt động 3: Luyện tập; Hoạt động 4: Vận dụng. Qua các hoạt động của một tiết dạy học có thể thấy rằng: hoạt động luyện tập, vận dụng là hoạt động không thể thiếu vì hoạt động giúp học sinh không chỉ hoàn thành nội dung sau một giờ học nhằm củng cố, hệ thống, khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn có thể liên hệ, vận dụng và mở rộng kiến thức giúp học sinh có cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn về nội dung bài học. Thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng phát triển tối ưu nhất phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù trong đó năng lực quan trọng nhất phải kể đến là năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho học sinh.

docx 65 trang Thu Kiều 12/10/2024 6378
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng môn Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
 Đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ 
VÀ PHÁP LUẬT 10 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC 
 CỦA HỌC SINH
 LĨNH VỰC/MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 NĂM HỌC : 2022-2023
 1 MỤC LỤC Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................1
2.Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu............................................................2
4. Gỉa thuyết khoa học................................................................................2
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...............................................................2
6 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài.......................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài..............................................................................4
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................5
Chương 1. Cơ sở lí luận...................................................................................5
1. Định hướng của chương trinh giáo dục phổ thông mới...............................5
2. Môn GDKT&PL ở trường phổ thông..........................................................6
3. Hoạt động luyện tập, vân dụng....................................................................7
3.1 Hoạt động luyện tập...................................................................................7
3.2 Hoạt động vận dụng...................................................................................8
Chương 2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................9
1. Thực trạng của vấn đề..................................................................................9
2. Nguyên nhân của thực trạng.......................................................................10
Chương 3. Giải pháp tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng trong môn 
GDKT&PL lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh........................11
3.1. Giải pháp tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng trong môn GDKT&PL 
lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.........................................11
3.3.1. Giải pháp 1.Xây dựng tình huống có vấn đề, gắn lí thuyết với vấn đề 
thực tiễn để HS giải quyết................................................................................11
3.3.2.Giải pháp 2: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo......................14
3.3.3.Giải pháp 3: Thiết kế hệ thống phiếu bài tập để HS luyện tập thực 
hành 17
3.3.4. Giải pháp 4:Thiết kế những hoạt động vận dụng tích hợp
liên môn............................................................................................................23
3.3.5. Sử dụng các công cụ đánh giá để đánh giá sản phẩm luyện tập,vận dụng 
của HS
 ................................................................................................................28
3.3.6.Giải pháp 6: Giao và nhận bài tập, sản phẩm học tập luyện tập và vận 
dụng của học sinh trên padlet và Zalo..............................................................34
3.2. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.................37
3.2.1. Mục đích khảo sát...................................................................................37
 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG SÁNG KIẾN
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
GV Giáo viên
HS Học sinh
SGK Sách giáo khoa
CNTT Công nghệ thông tin
GDPT Giáo dục phổ thông
BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
TBM HK Trung bình môn học kì
GDCD Giáo dục công dân
GDKT&PL Giáo dục kinh tế và pháp luật
 5 phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù trong đó năng lực quan trọng 
nhất phải kể đến là năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học cho học 
sinh.
 Khi tổ chức hoạt động luyện tập, vận dụng sẽ khơi gợi những năng lực 
trong mỗi con người vốn có, tạo điều kiện để học sinh nói lên suy nghĩ, tâm tư 
nguyện vọng của mình, mở ra những hướng tiếp cận nội dung bài học khác 
nhau cũng như có cái nhìn khách quan về vấn đề, qua đó có thể kiểm tra mức 
độ nhận thức năng lực và phẩm chất của học sinh. Vì những lí do trên cho nên 
tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến: “Một số giải pháp trong tổ chức hoạt động 
luyện tập và vận dụng môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy 
tính tích cực của học sinh”
 2. Mục đích nghiên cứu
 Sáng kiến: “Một số giải pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận 
dụng môn giáo dục kinh tế và pháp luật 10 nhằm phát huy tính tích cực của 
học sinh”nhằm tao cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng những kiến thức 
đã được học trong phần hình thành kiến thức để giải quyết các vấn đề trong 
cuộc sống. Học sinh sẽ dần thay đổi nhận thức và hành vi theo chiều hướng 
tích cực và phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội. Khi thực hiện sáng kiến, sẽ nâng 
cao hiệu quả của tiết học, học sinh hào hứng và sôi nổi hơn, hoàn thiện phẩm chất 
và năng lực của học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và chất 
lượng giáo dục nói chung. Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những ai 
quan tâm đến vấn đề nâng cao hứng thú học tập cho học sinh và hiệu quả giảng 
dạy môn giáo dục kinh tế và pháp luật..
 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
 3.1. Khách thể nghiên cứu:quá trình dạy học môn kinh tế và pháp luật 
lớp 10 ở trường THPT.
 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp trong tổ chức hoạt động 
luyện tập và vận dụng môn giáo dục kinh tế pháp luật lớp 10 nhằm phát huy 
tính tích cực của học sinh.
 4. Giả thuyết khoa học
 Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, có 
tính khả thi này thìcó thể tạo cơ hội cho học sinh thực hành, vận dụng những 
kiến thức đã được học trong phần hình thành kiến thức để giải quyết các vấn đề 
trong cuộc sống. Khi tổ chức cho HS luyện tập, vận dụng sẽ nâng cao được hiệu 
quả của tiết học,làm cho nội dung học tập sinh động, hấp dẫn hơn, học sinh
 7 Phương pháp thực nghiệm: tiến hành áp dụng các giải pháp đối với học 
sinh khối 10 năm học 2022 - 2023 để giải quyết vấn đề
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích, 
tổng hợp số liệu, so sánh kết quả áp dụng sáng kiến với khi chưa áp dụng sáng 
kiến.
 7. Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
Sử dụng một số giải pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng môn 
GDKT&PL 10 sẽ tác động tới quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, 
góp phần làm phong phú thêm lý luận và phương pháp tổ chức các hoạt động 
dạy học môn GDKT&PL. Trong khuôn khổ của sáng kiến này tôi tập trung làm 
sáng tỏ và bảo vệ các luận điểm sau:
 - Luận điểm 1: Sự cần thiết phải sử dụng các giải pháp tổ chức hoạt động 
luyện tập và vận dụng môn GDKT&PL lớp 10.
- Luận điểm 2: Các giải pháp trong tổ chức hoạt động luyện tập và vận dụng sẽ 
góp phần phát huy và phát triển các năng lực cho học sinh, đem đến cho các 
em niềm yêu thích môn học.
 8. Đóng góp mới của đề tài
 Sáng kiến đã chú trọng tới hoạt động luyện tập - vận dụng mà đôi khi bị 
bỏ quên trong giờ học. Sáng kiến đã đưa ra hệ thống biện pháp cải tiến và có 
tính mới đối với cách thực hiện hiện nay của phần lớn giáo viên, không chỉ là 
tổ chức hoạt động kết hợp các PPDH tích cực, kết hợp việc ứng dụng CNTT 
mà còn kết hợp để kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các công cụ đánh giá 
cả về kiến thức và năng lực, phẩm chất. Thông qua hoạt động nhằm tích cực 
hóa hoạt động của học sinh để phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù 
môn giáo dục kinh tế pháp luật, làm tăng khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi và 
mở rộng kiến thức của người học, đạt được phẩm chất người học. Đề tài giúp 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong các hoạt động học 
tập và thực tiễn cuộc sống. Đề tài góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ 
môn nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.
 9 Mặt khác Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – 
từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học 
sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải 
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ 
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, 
hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết 
quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận 
dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm 
nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
 Như vậy dạy học môn GDKT&PL phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa 
nhận thức và hành động, giữa lời nói và hành vi. GDKT&PL cần phải đảm bảo 
cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn 
hoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức 
và hành động, hướng học sinh vào việc vận dụng, thực hành trong cuộc sống 
hàng ngày các chuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy 
trong học sinh ý chí thể hiện sự thống nhất đó.
 1.2.2.Nội dung
 11 Hoạt động này đôi khi còn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động 
này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học ở hoạt 
động hình thành kiến thức mớiđể giải quyết các nhiệm vụ của bài học đặt ra. 
Thông qua các bài tập,nhiệm vụ yêu cầu, giáo viên củng cố tri thức vừa học và 
rèn luyện các kỹ năng liên quan, kiểm tra mức độ nắm kiến thức bài học của 
học sinh đã lĩnh hội.
 Mục đích của hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng những kiến 
thức vừa tiếp thu được ở bước 2 để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể, qua đó giáo 
viênxem học sinh đã nắm được kiến thức hay chưa,và nắm được ở mức độ 
nào.Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành,xử lý các 
tình huống.giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và 
biến những kiến thức thành kỹ năng.
 Hoạt động luyện tập có thể áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc 
theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh để các em học tập lẫn 
nhau,tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
1.3.2. Hoạt động vận dụng
 Hoạt động này có thể hiểu như là hướng tới đánh giá việc học sinh vận 
dụng kiến thức, kĩ năng ,thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc 
sốngthực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 Với hoạt động này, học sinh có thể thực hiện cá nhân hoặc theo 
nhóm,có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại nhà với sự trợ giúp của người 
thân trong gia đình.
 Kết quả cần đạt của hoạt động:Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung 
kiến thức trong bài đã học.Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn 
cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày 
và cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.Giáo viên giúp học 
sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu kiến thức đã 
học. GV khuyến khích học sinh nghiên cứu,sáng tạo, tìm ra cái mới theo sự 
hiểu biết của mình; tìm phương pháp giải quyết vấn đề và đưa ra những cách 
giải quyết vấn đề khác nhau.
 13

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_trong_to_chuc_hoat_dong_luyen_tap_va_v.docx
  • pdfĐặng Thị Hoài-Lê thị Quỳnh Mai-Nguyễn thị huyền- thpt Hà Huy Tập- lĩnh vực giáo dục công dân.pdf