SKKN Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5

SKKN Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5

Tiếng Việt là môn học chủ công trong nhà trư¬ờng tiểu học, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trư¬ờng tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá để suy nghĩ, giao tiếp và học tâp. Qua đó, rèn cho các em năng lực t¬ư duy, phư¬ơng pháp suy nghĩ, giáo dục các em những t¬ư t¬ưởng lành mạnh, trong sáng.

 Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho HS một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, rèn cho HS cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này HS phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.

 Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn, HS cần huy động tất cả kiến thức của Tiếng Việt thu được qua việc học các phân môn khác. Trường Tiểu học Cẩm Sơn, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, đa số còn sai về phương ngữ nên việc giúp các em đạt được các yêu cầu trên là vấn đề hết sức cần thiết. Với HS lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS là thiết thực. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để HS học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên.

Việc dạy Tập làm văn nói chung và dạy văn tả người nói riêng bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh thường có tâm trạng chung là ngại viết và sợ viết văn. Các bài văn miêu tả của các em thường hời hợt, chung chung, thiếu những sắc thái cảm xúc riêng biệt. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy văn mới, năng lực, sự am hiểu thực sự về môn học còn hạn chế.Chính vì vậy, kết quả làm văn của học sinh hầu như chưa được như mong muốn, năng khiếu, sự sáng tạo của học sinh khá giỏi đa phần chưa được phát huy.

Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi và tìm ra biện pháp giúp học sinh viết văn miêu tả người được tốt, làm tiền đề, cơ sở vững chắc để học sinh có thể học tốt ở những lớp cao hơn. Đó là lý do tôi chọn: “Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5” là vấn đề nghiên cứu trong năm học 2016 - 2017.

 

doc 28 trang thuychi01 8675
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
 Đề mục
Trang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
 I. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 3. Đối tượng nghiên cứu. 
 4. Phương pháp nghiên cứu. 
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 
 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề.
 3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
 3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn bài.
 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh có những kĩ năng cần thiết để viết văn hay.
 3.4. Biện pháp 4: Khích lệ hứng thú học tập của học sinh bằng nhận xét, đánh giá.
 4. Một số trò chơi học tập lồng ghép trong dạy học văn tả người.
 5. Hiệu quả của sáng kiến.
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1
1
1
1
2
2
2
3
4
4
5
7
12
13
19
20
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
	Tiếng Việt là môn học chủ công trong nhà trường tiểu học, góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá để suy nghĩ, giao tiếp và học tâp. Qua đó, rèn cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng.
	Trong chương trình tiểu học mới, môn Tiếng Việt được chia thành các phân môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn cho HS một số kĩ năng nhất định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, rèn cho HS cả bốn kĩ năng, trong đó chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, viết. Đối với phân môn này HS phải được hình thành và rèn luyện năng lực trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau.
	Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn, HS cần huy động tất cả kiến thức của Tiếng Việt thu được qua việc học các phân môn khác. Trường Tiểu học Cẩm Sơn, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 80%, đa số còn sai về phương ngữ nên việc giúp các em đạt được các yêu cầu trên là vấn đề hết sức cần thiết. Với HS lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS là thiết thực. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để HS học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. 
Việc dạy Tập làm văn nói chung và dạy văn tả người nói riêng bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế. Học sinh thường có tâm trạng chung là ngại viết và sợ viết văn. Các bài văn miêu tả của các em thường hời hợt, chung chung, thiếu những sắc thái cảm xúc riêng biệt. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy văn mới, năng lực, sự am hiểu thực sự về môn học còn hạn chế...Chính vì vậy, kết quả làm văn của học sinh hầu như chưa được như mong muốn, năng khiếu, sự sáng tạo của học sinh khá giỏi đa phần chưa được phát huy.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi và tìm ra biện pháp giúp học sinh viết văn miêu tả người được tốt, làm tiền đề, cơ sở vững chắc để học sinh có thể học tốt ở những lớp cao hơn. Đó là lý do tôi chọn: “Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5” là vấn đề nghiên cứu trong năm học 2016 - 2017.
2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân chọn sáng kiến “Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5” nhằm tìm ra một số biện pháp và trò chơi học tập giúp các em có thêm kĩ năng về viết văn miêu tả, nhất là kiểu bài “Tả người” được tốt hơn, là điều kiện thuận lợi để HS học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học lên lớp trên. 
	3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp trong dạy học văn tả người cho học sinh lớp 5”.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Cẩm Sơn - Cẩm Thủy - Thanh Hóa.
	4. Phương pháp nghiên cứu 
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
+ Nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, sách giáo viên Tiếng Việt 5, các loại sách tham khảo về Tiếng Việt 5. 
+ Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến sáng kiến.
	- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Tìm hiểu về tình hình thực tế học sinh, phụ huynh ở địa phương.
+ Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh.
	+ Điều tra, thu thập thông tin.
	+ Phương pháp quan sát, đàm thoại, thực nghiệm, kiểm tranội dung về kiểu bài văn miêu tả.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng hợp các kiến thức, kĩ năng từ các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,... để viết nên một bài văn hay. Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn tư duy logic và bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ.
	Học làm văn là học làm Người, chính vì vậy mà mục đích dạy văn ở mọi nhà trường, dù khác nhau do đòi hỏi của mỗi thời kì lịch sử vẫn có nét chung là vươn tới những giá trị tinh thần vĩnh cửu: Cái đẹp, lòng tốt, tình thương đồng loại, đức hạnh, thuỷ chung,...
	Trong phân môn Tập làm văn lớp 5, Miêu tả là thể loại văn điển hình, chiếm số lượng lớn. Học miêu tả, học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống. Qua đó, tình cảm yêu mến thiên nhiên, con người,...của trẻ được nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Dạy học sinh làm văn miêu tả tốt, người giáo viên sẽ tiếp thêm một phương tiện để các em khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương, của cuộc sống... và tự khám phá những năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn ngay trong những tâm hồn thông minh và đáng yêu. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
	Chương trình Tập làm văn lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: “Tả cảnh”, “Tả người”. Trong mỗi kiểu bài nói trên, ngoài việc tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản đã dạy ở lớp 4 như:
- Quan sát đối tượng miêu tả. 
- Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả.
- Dựng đoạn và viết bài miêu tả.
Chương trình còn chú trọng rèn luyện một số kĩ năng miêu tả gắn với đặc điểm của kiểu bài cụ thể. Ví dụ về kiểu bài tả người: tả ngoại hình của người, tả hoạt động của người.
	2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Về giáo viên :
	* Thuận lợi:
	- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường.
	- Đa số giáo viên nhiệt tình trong giảng dạy, đều tích cực tự học tự bồi dưỡng và có thể cập nhật thông tin trên mạng Internet.
	- Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
	* Khó khăn:
	- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy văn mới, vốn từ, sự am hiểu thực sự về môn học còn hạn chế.
- Các tiết trả bài, giáo viên thường nhận xét chung chung, chưa chỉ rõ hết những sai sót mà học sinh thường mắc phải, dẫn đến việc rút kinh nghiệm cho học sinh qua tiết trả bài chưa đọng lại được bao nhiêu. 
 2.2. Về học sinh :
* Thuận lợi:
	- Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy các em có lực học tương đối đồng đều. Đa phần các em biết viết văn có đủ bố cục 3 phần, nắm được yêu cầu từng phần. 
	- Các em có động cơ học tập đúng đắn và luôn muốn tìm tòi khám phá thế giới muôn màu, muôn vẻ ở xung quanh.
	* Khó khăn :
	- Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
	- Bài viết của các em diễn đạt còn lủng củng, bài văn thường nghèo nàn, thiếu ý, tạo cảm giác đơn điệu cho người đọc.
	- Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt, thiếu tính chân thực. 
	- Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
 - Nhiều học sinh chưa ham học, đọc sách báo, tài liệu để tham khảo. 
	- Học sinh lớp tôi phụ trách đa số các em là người dân tộc thiểu số, bố mẹ làm nghề nông là chủ yếu nên một số phụ huynh chưa có điều kiện quan tâm đến con em mình.
Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở nên nặng nề đối với học sinh và giáo viên tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5.
	Sau một thời gian giảng dạy, tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 5A với đề bài gợi ý sau: Chọn một trong các đề sau:
Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em) của em.
Tả một bạn học của em.
Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo,) đang làm việc.
	Sau khi kiểm tra kết quả đạt được như sau : 
 Lớp
Sĩ số
Khảo sát chất lượng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
5A
24
3
12,5%
15
62,5%
6
25%
Qua bảng khảo sát cho thấy :
	- Có 12,5 % HS có kĩ năng viết văn thành thạo: Sử dụng dấu câu tốt, có ý thức tìm tòi để viết hay song chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong miêu tả.
	- Có 62,5% học sinh hoàn thành bài văn. Trong đó:
	+ 20,8 % HS viết thành câu nhưng chưa có kĩ năng dùng từ miêu tả sinh động, nội dung tả còn nghèo, diễn đạt vụng.
 + 41,7 % HS viết chưa rõ ý. 
 - 25 % HS diễn đạt yếu.
	2.3. Kế hoạch rèn viết văn:
	- Với thực trạng học sinh như vậy, để phát huy hết khả năng sáng tạo vốn có của học sinh, tôi đề ra kế hoạch hướng dẫn các em luyện viết văn tả người như sau:
- Tiếp tục rèn viết văn cho mọi đối tượng học sinh ở tất cả các tiết học chính khoá. Quan tâm đặc biệt tới học sinh diễn đạt yếu, viết chậm. Rèn tư duy logic, bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho các em ở mọi lúc, mọi nơi trong tất cả các môn học.
- Củng cố, nâng cao cách hành văn cho học sinh khá, giỏi trong các giờ Hoạt động ngoại khoá và trong các tiết Hướng dẫn học buổi chiều.
	3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
	Chất lượng bài văn viết của học sinh sau mỗi tiết học chính là kết quả cuối cùng của việc dạy Tập làm văn. Bài văn miêu tả tốt phải tả được sự vật, sự việc một cách đầy đủ, chân thật, từ ngữ trong sáng, giàu màu sắc hình ảnh,... thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với lứa tuổi.
	Để đạt được những mục tiêu đó, tôi tiến hành thực hiện một số biện pháp sau:
3.1. Biện pháp1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài:
Kết quả của giờ Tập làm văn phụ thuộc ở nhiều yếu tố, trong đó sự tìm hiểu, nắm vững yêu cầu của bài tập là hết sức cần thiết. Kĩ năng này có vai trò định hướng khái quát, quyết định bài văn đáp ứng đúng hay sai yêu cầu của đề bài. Trong quá trình tìm hiểu đề văn miêu tả, người viết cần xác định rõ những yêu cầu về đối tượng miêu tả, trọng tâm miêu tả và trình tự tả bài văn miêu tả. Vì thế, giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập cũng như đề bài văn miêu tả, giáo viên đã giúp các em định hướng rõ nội dung cần thực hiện một cách chính xác, có hệ thống. Không những vậy, học sinh còn có thể "tự do", thả sức bay bổng vào thế giới sáng tạo của riêng mình mà không sợ "nhầm đường, lạc lối".
Do vậy, với mỗi bài tập hay đề bài văn bất kì, tôi đều hướng dẫn các em tìm hiểu để nắm vững yêu cầu của đề, từ đó xây dựng nội dung, trình tự tả... một cách hợp lí qua các gợi ý sau: 
- Đọc thầm yêu cầu của đề.
- Xác định thể loại của bài (Đề bài yêu cầu viết thể loại văn nào ? Miêu tả, kể chuyện hay viết thư? ....).
- Xác định đối tượng miêu tả (Nghĩa là HS phải trả lời được câu hỏi "Bài văn miêu tả người nào ?").
- Trọng tâm miêu tả (Hình dáng, tính tình hay hoạt động của người, vật...?). 
- Trình tự tả. 
* Ví dụ: Với yêu cầu: "Viết một đoạn văn tả hoạt động một người mà em yêu quí" . Tôi hướng dẫn học sinh xác định như sau:
+ Thể loại: Miêu tả.
+ Đối tượng tả: Tả người (có thể là mẹ, cô giáo, bạn cùng lớp, hoặc người hàng xóm...).
+ Trọng tâm miêu tả: Hoạt động của một người mà em yêu quí.
+ Trình tự tả: Từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại.
Bằng phương pháp gợi mở với những câu hỏi ngắn gọn của giáo viên, học sinh có thể nắm vững yêu cầu của bài tập và biết cách thực hiện các yêu cầu đó một cách tốt nhất.
Ngoài ra, để giúp học sinh hiểu đề sâu hơn, tôi dành thời gian giải thích thêm về yêu cầu của bài, chốt lại những kiến thức, kĩ năng mà các em cần nắm vững.
Ví dụ: với bài tập: "Tả hoạt động của người em yêu quí". Tôi nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta chú trọng tả về hoạt động của người mà mình yêu quí. Đây là người gần gũi, quen thuộc với em. Em cần nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động của người đó qua một công việc cụ thể...
Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của bài tập, xác định rõ việc cần làm, tránh thái độ vội vàng nôn nóng đó cũng là cách dạy học sinh rèn luyện để tự mình có thể làm ra những "sản phẩm tinh thần" đích thực và có chất lượng. 
3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn bài:
	Tập viết văn là một loại lao động đặc biệt. Lao động viết văn muốn trở thành kĩ năng và đạt được những thành quả phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện. Để tạo lập được một văn bản tốt, học sinh cần kiên trì tiến hành từng bước luyện tập theo một trình tự nhất định.
Tiếp theo việc nắm nội dung, cùng với việc hướng tới người đọc và mục đích đạt tới của bài văn, học sinh phải tìm ý để triển khai nội dung đề bài văn. 
Câu hỏi đặt ra là: Muốn tìm ý phải làm gì? Tìm ý ở đâu? Ý nhất định phải hiện ra trong óc, trong sự suy nghĩ của trí tuệ, sự hồi tưởng của kí ức, là phải do sự xúc cảm thôi thúc từ con tim.... Đây cũng là những điều quan trọng mà giáo viên cần chuyển tải tới các em học sinh.
 	Ý bắt nguồn từ cuộc sống, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thói quen quan sát để tích luỹ các nhận xét sau này làm ý cho bài văn. Tôi luôn đặt ra yêu cầu với học sinh là: Nhận xét thấy gì, ghi thế ấy, nhận xét đến đâu, ghi luôn đến đó. 
Bằng cách làm như vậy, học sinh đều có thể tìm được các ý miêu tả cho bài viết của mình. 
Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý học sinh là các "ý" trong một bài văn cần có quan hệ với nhau bởi các ý đó trước hết phải nhằm biểu hiện thống nhất nội dung bài văn. 
Do vậy, để tránh hiện tượng sa đà vào ghi chép dẫn tới lan man, xa đề, tôi luôn hướng dẫn các em bám sát yêu cầu của đề, xác định rõ trọng tâm của bài, tự đặt ra những câu hỏi: Đề bài yêu cầu chúng ta miêu tả gì? Để làm tốt bài văn ta phải thu thập những ý nào? (miêu tả, bộc lộ cảm xúc...), ý nào có trong sách, ý nào lấy ở thực tế quan sát đời sống, ý nào lấy trong " Sổ tay văn học"?
Với mỗi đề bài cụ thể, tôi yêu cầu học sinh lập một dàn ý chi tiết theo các bước sau:
- Xác định cấu tạo của bài văn (tả người) nói chung.
- Quan sát đối tượng, tìm ý (qua thực tế và qua sách vở); (Công việc này yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà).
- Chuyển Dàn bài chung thành Dàn ý chi tiết.
Ví dụ: Với bài văn tả một người trong gia đình em, học sinh cần tìm được các ý thống nhất cho nội dung miêu tả người định tả đó là: 
- Phần mở bài giới thiệu về người định tả. 
- Phần thân bài:
+ Tả hình dáng (tuổi tác, tầm vóc, nước da, mắt, má, chân, tay, dáng đi, cách nói, ăn mặc, ... ). 
+ Tả tính tình (những thói quen của người đó trong cuộc sống, người đó khi làm, thái độ với mọi người xung quanh,). 
+ Tả hoạt động (những việc người đó thường làm, hay việc làm cụ thể,). 
- Phần kết bài nêu tình cảm, cảm nghĩ của mình với người đó. Em đã làm gì để thể hiện tình cảm đó. 
Với vai trò là người hướng dẫn, khêu gợi, học sinh suy nghĩ tự lực làm việc, tôi đã giúp huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và thực hiện ghi chép đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, những gì trẻ em đã có còn chưa rõ nét, chưa đầy đủ, toàn diện nên sau khi khơi gợi được vốn sống của các em thì điều quan trọng tiếp theo là phải "Làm rõ hơn những gì trẻ em đã có, làm phong phú, giàu có hơn những hiểu biết của các em về kiểu bài miêu tả".
Giáo viên lưu ý học sinh, dàn bài của mỗi em không nhất thiết phải y như mẫu (Dàn bài chung). Ví dụ như: Tả một người, không nhất thiết phải tả cả đầu, tóc, mắt, mũi, miệng, chân, tay,... cũng như không nhất thiết phải tả hình dáng rồi mới đến tính tình. Giáo viên gợi ý học sinh có thể tả lồng tính tình với hình dáng. Và như một hoạ sĩ vẽ ngựa có tài chỉ phác vài nét đã làm hiện lên cực kì sinh động một con ngựa đang phi nước đại. Có thể tả con sông, cánh đồng chỉ bằng những chi tiết, hình ảnh gợi cho em nhiều ấn tượng nhất mà vẫn hiện lên đúng con sông, cánh đồng của riêng em, không lẫn với con sông, cánh đồng của người khác, không lẫn với con sông, cánh đồng của môn Tự nhiên xã hội.
Hướng dẫn học sinh tìm ý, hoàn chỉnh dàn ý trên cơ sở tôn trọng cái riêng, tôn trọng cách nghĩ, cách cảm của mỗi học sinh, tôi đã giúp các em có cơ sở vững chắc để tạo lập được những văn bản hoàn chỉnh.
	3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh có những kĩ năng cần thiết để viết văn hay:
Viết văn hay đòi hỏi một số kĩ năng nhất định ở người viết. Phần lớn các kĩ năng cơ bản như: tìm ý, sắp xếp ý, lập dàn bài, các em đều nắm được qua các giờ học chính khoá. Nhưng với những hiểu biết đó, không phải ai cũng viết được văn hay.
 Để học sinh có được những bài viết thực sự có chất lượng và đạt kết quả cao, tôi đã hướng dẫn các em một số kĩ năng cần thiết sau:
3.3.1. Tạo cảm hứng để viết văn hay:
Cảm hứng là động cơ thúc đẩy ham muốn viết văn. Cảm hứng thôi thúc tình cảm (yêu, ghét,...), gợi mở trí tuệ (chọn lựa từ ngữ, sắp xếp ý tứ trong câu trong đoạn vv) để viết bài văn hay. 
Đứng trước sự vật mà lòng ta dửng dưng, không mảy may xúc động thì khó có thể có được những nhận xét, phát hiện tinh tế, mới mẻ và độc đáo.
Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến đã viết: "Khi người ta cảm hứng, dường như giọng và ngữ điệu nảy sinh trước và từ ngữ dường như được gọi đến để thể hiện ngữ điệu thành lời, thành câu,"
Vì vậy, tạo cảm hứng là việc làm hết sức cần thiết để có thể viết được bài văn hay. Tạo cảm hứng không chỉ diễn ra trong một tiết học, một thời điểmmà cần diễn ra trong cả một quá trình học tập lâu dài. 
Giáo viên giúp học sinh tạo cảm hứng viết văn thông qua các biện pháp:
a- Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học:
Cảm hứng bắt nguồn từ cảm thụ văn học (qua sách báo, kể chuyện, thơ và văn được học và được đọc).
 	Khi đọc một cuốn truyện, một bài văn, bài thơ hay, các em cảm nhận được bao điều mới mẻ, lí thú và hấp dẫn về thiên nhiên, về cuộc sống, con người... Vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống được tích luỹ, những kiến thức cơ bản về văn học được trang bị. Đó sẽ là nguồn cảm hứng dồi dào giúp các em làm tốt bài văn miêu tả sau này. 
Do vậy, tôi tập cho học sinh thói quen đọc sách, biết đọc có suy nghĩ, có chọn lọc. Ngoài các truyện đọc ở lớp, tôi gợi ý các em tìm đọc những tác phẩm viết cho thiếu nhi (truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện lịch sử, văn học hay khoa học viễn tưởng vv) như: Góc sân và khoảng trời (Trần Đăng Khoa), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Dế mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài),
Có sách tốt rồi, tôi hướng dẫn các em cách đọc, đó là: Tập trung tư tưởng cao và luôn nghĩ về những điều đang đọc. Tìm hiểu để thấy được cái hay, cái đẹp (về cả nội dung và nghệ thuật) của tác phẩm. Đồng cảm để biết vui cùng vui, buồn cùng buồnvới từng số phận trong câu chuyện. Cảm nhận những câu văn hay, những chi tiết xúc độngVà chia sẻ điều mình cảm nhận được với thầy, với bạn.
Các giờ học ngoại khoá, các tiết Hoạt động tập thể (Đọc truyện, đọc báo Đội) là những thời gian thích hợp giúp giáo viên tiến hành các công việc trên. 
Ngoài ra, để cảm thụ văn học tốt, sau mỗi bài Tập đọc trên lớp, tôi đều hướng dẫn học sinh rút ra nội dung, ý nghĩa giáo dục, thu nhận, tích luỹ những điều bổ ích mà bài văn đem lại.
b- Bày tỏ cảm xúc văn học:
 	Giúp học sinh biết phát biểu, nhận xét đúng đắn, biết bày tỏ cảm xúc chân thực trước một hình ảnh, một chi tiết,trong cuốn truyện, bài thơ cũng là biết khêu gợi cảm hứng văn học trong các em. 
Do vậy, tôi đã ra những bài tập yêu cầu thể hiện năng lực cảm thụ văn học như: "Kể lại cho bạn nghe một bài thơ đã để lại nhiều ý nghĩ tình cảm nhất”. Hay: "Cảm nhận của em về thơ Trần Đăng Khoa?" vv Qua những bài tập như vậy, học sinh đều bộc lộ rõ suy nghĩ, tình cảm của mình với từng tác phẩm.
c- Bồi dưỡng cảm xúc qua thực tế cuộc sống:
Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên, quí trọng con người từ thực tế cuộc sống thường ngày là việc làm hết sức cần thiết. Biết yêu cảnh vật xung quanh mình (ngôi trường, hàng cây, con đường), yêu những người thân (bạn bè, cha mẹ, thầy cô), học sinh đã có một nguồn " tư liệu sống" hế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_trong_day_hoc_van_ta_nguoi_cho_hoc_sin.doc