SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới VNEN
Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam GPE - VNEN là mô hình trường học áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Đây là mô hình trường học chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động học giúp học sinh tự học, tự khám phá kiến thức. Nó khác hoàn toàn cách tổ chức dạy học trước đây. Để học sinh tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Mà Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Để đạt được mục đích trên, giúp các em học tốt các môn học, giúp cho học sinh phát triển kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và tư duy thì học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mỗi tiết học.
Anaton Phranx – nhà văn Pháp đã từng nói: ‘‘Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thiếu niên tính ham hiểu biết và sau đó thỏa mãn được nó; mà ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có thể có được trong một đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì chúng chỉ gây bực mình, khó chịu và làm rác bẩn trí óc mà thôi. Để tiêu hóa kiến thức, thì cần phải thưởng thức chúng một cách ngon lành’’.(Tiểu thuyết Tội ác của Xinvextrơ Boonnarơ ). Vậy làm thế nào để dạy học là nghệ thuật ? Làm thế nào để giúp học sinh ‘‘thưởng thức’’ ngon lành và ‘‘tiêu hóa’’ kiến thức dễ dàng ? Câu trả lời là giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi tiết học. Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập nhưng tôi nhận thấy trò chơi học tập là một hoạt động khiến các em hứng thú nhất. Thông qua các trò chơi có nội dung lí thú phù hợp với kiến thức mà các em đã chủ động lĩnh hội được các kiến thức, đảm bảo được mục tiêu bài học.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN ===***=== SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 5 THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN Người thực hiện : Lê Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thọ Lâm SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Toán THANH HÓA NĂM 2016 1.MỞ ĐẦU 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam GPE - VNEN là mô hình trường học áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam. Đây là mô hình trường học chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động học giúp học sinh tự học, tự khám phá kiến thức. Nó khác hoàn toàn cách tổ chức dạy học trước đây. Để học sinh tiếp thu tốt nhất lượng kiến thức của bài học thì quá trình tự học, tự giáo dục của học sinh giữ vai trò trung tâm, còn giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức. Mà Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Để đạt được mục đích trên, giúp các em học tốt các môn học, giúp cho học sinh phát triển kĩ năng, kĩ xảo, năng lực và tư duy thì học có phương pháp là mục tiêu hàng đầu được đặt ra trong mỗi tiết học. Anaton Phranx – nhà văn Pháp đã từng nói: ‘‘Nghệ thuật dạy học là nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các em thiếu niên tính ham hiểu biết và sau đó thỏa mãn được nó; mà ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có thể có được trong một đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì chúng chỉ gây bực mình, khó chịu và làm rác bẩn trí óc mà thôi. Để tiêu hóa kiến thức, thì cần phải thưởng thức chúng một cách ngon lành’’.(Tiểu thuyết Tội ác của Xinvextrơ Boonnarơ ). Vậy làm thế nào để dạy học là nghệ thuật ? Làm thế nào để giúp học sinh ‘‘thưởng thức’’ ngon lành và ‘‘tiêu hóa’’ kiến thức dễ dàng ? Câu trả lời là giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh trong mỗi tiết học. Có nhiều biện pháp để tạo hứng thú học tập nhưng tôi nhận thấy trò chơi học tập là một hoạt động khiến các em hứng thú nhất. Thông qua các trò chơi có nội dung lí thú phù hợp với kiến thức mà các em đã chủ động lĩnh hội được các kiến thức, đảm bảo được mục tiêu bài học. Trong Tài liệu hướng dẫn học môn Toán lớp 5 biên soạn theo mô hình trường học mới VNEN, hoạt động cơ bản đều có trò chơi để khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh. Nhờ vậy mà mỗi tiết học Toán trước nay vốn dĩ khô khan, nặng nề nay trở thành một ‘‘sân chơi’’ trí tuệ đầy lí thú với các em. Điều đó góp phần đáng kể mang lại hiệu quả cho việc dạy và học. Từ những lợi ích, hiệu quả thực tế trong quá trình tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi toán học mà tôi đã học hỏi, nghiên cứu và xin chia sẻ một số kinh nghiệm có được thông qua đề tài: ‘‘ Một số biện pháp tổ chức trò chơi tạo hứng thú học tập trong dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình trường học mới VNEN’’. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Giúp giáo viên hiểu rõ hơn về vai trò của trò chơi Toán học trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh để từ đó tổ chức có hiệu quả các trò chơi Toán học khi dạy học. - Góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán lớp 5 nói riêng và các môn học chung theo mô hình trường học mới VNEN. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các trò chơi được sử dụng, tổ chức trong Tài liệu hướng dẫn học Toán lớp 5 theo mô hình VNEN. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu, xử lí, phân loại, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin : Điều tra chất lượng môn Toán của học sinh lớp 5 trước và sau khi áp dụng sáng kiến. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Thống kê một số trò chơi trong Tài liệu hướng dẫn học Toán 5. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Rút ra kết luận và đưa ra một số đề xuất giúp cho việc dạy học môn Toán lớp 5 theo chương trình VNEN có hiệu quả tốt hơn. 2. NỘI DUNG 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. 1.Đặc điểm của việc dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN Mô hình VNEN là mô hình trường học mới hướng tới việc tạo điều kiện giúp người học phát huy tính tích cực, độc lập, phát triển năng lực tự học, năng lực tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề. Trong đó, nhấn mạnh các yếu tố: HS được học theo tốc độ phù hợp với trình độ nhận thức cá nhân; nội dung học thiết thực, gắn kết với thực tiễn đời sống hằng ngày của HS; kế hoạch dạy học được bố trí linh hoạt; môi trường học tập thân thiện, phát huy tinh thần dân chủ, ý thức tập thể; chú trọng kĩ năng làm việc theo nhóm hợp tác; tài liệu Hướng dẫn học có tính tương tác cao và tài liệu hướng dẫn HS tự học cũng như học theo nhóm. Việc dạy học môn Toán theo mô hình VNEN có một số đặc điểm sau: 1. Quán triệt mục tiêu giáo dục. Bảo đảm Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình môn Toán tiểu học hiện hành. Có thể có những điều chỉnh về nội dung theo hướng cơ bản, tinh giản, thiết thực. 2. Thực hiện với những trường/ lớp dạy 2 buổi/ ngày. 3. Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới PPDH và các hình thức dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng tự học của học sinh. 4. Thể hiện quan điểm tích hợp các nội dung giáo dục, trong đó môn Toán hỗ trợ, gắn bó với việc dạy học các môn học khác. Hạn chế trùng lặp không cần thiết; tăng khả năng thực hành, vận dụng; chú ý tích hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ của học sinh. 5. Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời sống hằng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học sinh, của cộng đồng. 6. Giáo viên chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học, vận dụng phù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện, hoàn cảnh dạy học cụ thể của địa phương, của nhà trường. 2.1.2. Những đặc điểm nội dung và phương pháp dạy học môn Toán lớp 5 theo mô hình VNEN so với toán 5 hiện hành. Mô hình trường học mới VNEN vẫn thực hiện theo chương trình Tiểu học chung của cả nước tức là giữ nguyên nội dung, chuẩn kiến thức, kĩ năng và kế hoạch dạy học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Về cơ bản nội dung Tài liệu hướng dẫn Toán 5 theo chương trình VNEN giống như nội dung Toán 5 hiện hành. Tuy nhiên cũng có một số điều chỉnh về cấu trúc nội dung và phương pháp dạy học trong một số bài học. Tài liệu hướng dẫn học được xây dựng trên cơ sở sách giáo khoa, vở bài tập và sách hướng dẫn giáo viên. Tài liệu được viết ra dưới dạng các hoạt động học tập: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. Học sinh sử dụng Tài liệu hướng dẫn học thay cho sách giáo khoa. Đây là tài liệu được dùng chung cho cả học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh (3 trong 1). Như vậy nội dung, yêu cầu và thời lượng học môn Toán 5 không thay đổi. Mỗi bài học môn Toán lớp 5 mô hình VNEN được cấu trúc theo một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh, nhằm giải quyết trọn vẹn, liên tục một vấn đề: hình thành, cũng cố, vận dụng, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Tài liệu Hướng dẫn học Toán vừa là tài liệu học của học sinh và tài liệu dạy của giáo viên. Thông thường, một bài học Toán học trong hai tiết, các bài kiểm tra bố trí một tiết; với bài học bố trí hai tiết, hết tiết một là hết hoạt động cơ bản và đã đáp ứng cơ bản mục tiêu của bài học. Tuy nhiên không bắt buộc mọi tiết học mọi giáo viên phải thực hiện máy móc điều này. Giáo viên có toàn bộ quyền bố trí thời gian để học sinh đạt được mục tiêu bài học, nắm được bài. Mỗi bài học được thiết kế với các nội dung chính sau: - Mục tiêu bài học; - Hoạt động cơ bản; - Hoạt động thực hành; - Hoạt động ứng dụng. Phần hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự hỗ trợ, giúp đỡ thích hợp với GV. Phần hoạt động thực hành thể hiện các hoạt thực hành của HS nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học. Phần hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm, hỗ trợ HS học tập từ phía gia đình và cộng đồng. Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng thôn xóm, ). Bắt dầu của mỗi hoạt động đều có một hình vẽ (lô gô) cùng với những “Lệnh” thực hiện để HS dễ dàng nhận ra yêu cầu và các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động học tập : học cá nhân, theo cặp, nhóm nhỏ hoặc toàn lớp (Cụ thể ở trang đầu của TLHD ). Trong thiết kế bài học, trước mỗi hoạt động đều có các lô gô chỉ dẫn. HS nhìn lô gô biết hoạt động đó thực hiện cá nhân, hay nhóm đôi, nhóm lớn hoặc chung cả lớp. Giáo viên nên hiểu lô gô hướng dẫn chỉ có tác dụng định hướng cho các nhóm HS hoạt động, không máy móc mà có thể điều chỉnh để hoạt động học của học sinh đạt hiệu quả. Lô gô làm việc cá nhân hiểu là cá nhân làm việc là chính. Nhưng khi làm xong có thể đổi vở cho bạn để kiểm tra bài làm của nhau, hoặc báo cáo với nhóm kết quả mình đã làm được. Lô gô làm việc nhóm chủ yếu nhắc nhở HS hoạt động theo nhóm có sự tương tác trong nhóm để cùng giải quyết môt nhiệm vụ học tập nào đó. Có lô gô hoạt động nhóm, thì mỗi học sinh vẫn phải suy nghĩ, phải làm việc cá nhân, nhóm không làm thay, học thay cá nhân. Như vậy rất cần sự điều chỉnh linh hoạt của giáo viên để hoạt động học diễn ra tự nhiên, hiệu quả. 2.1.3. Hình thức dạy học theo mô hình VNEN: Trong dạy học Toán người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hình thành và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợp việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi Toán, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Toán 5. Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốt của vấn đề đổi mới. Vì vậy, khi giảng dạy theo chương trình VNEN giáo viên cần nắm vững quy trình 5 bước dạy của giáo viên và 10 bước học tập của học sinh để tổ chức dạy học. Cụ thể: 1. Qui trình 5 bước dạy của giáo viên: Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh. Bước 2. Tổ chức cho học sinh trải nghiệm. Bước 3. Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới. Bước 4. Thực hành. Bước 5. Ứng dụng. Cơ bản trong một bài học, giáo viên nên chú ý phương pháp dạy một cách có hệ thống, từ phần gợi động cơ tạo hứng thú à trải nghiệmà phân tích à khám phá rút ra bài học à thực hành vận dụng bài học một cách sáng tạo không nhất thiết phải lặp lại một cách máy móc tất cả các ví dụ trong sách giáo khoa. Trong đó phần 1 rất quan trọng vì nó có chức năng : Khơi dậy hứng thú, đam mê của học sinh với bài mới . Giúp học sinh tái hiện, kết nối những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có với kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thể như : quan sát, thảo luận, phân tích một cách thú vị qua các trò chơi hay qua câu hỏi. 2. 10 Bước học tập của học sinh: + Bước 1. Chúng em làm việc nhóm. Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm. + Bước 2. Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li. (lưu ý không được viết vào sách). + Bước 3. Em đọc mục tiêu của bài học. + Bước 4. Em bắt đầu hoạt động cơ bản. (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm). + Bước 5. Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ. + Bước 6. Em thực hiện hoạt động thực hành: - Đầu tiên em làm việc cá nhân. - Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn (giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót). - Em trao đổi với cả nhóm. Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc... (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác). + Bước 7. Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo. + Bước 8. Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương). + Bước 9. Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý về đánh giá của thầy, cô giáo). + Bước 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào. 2.2. THỰC TRẠNG 2.2.1. Thuận lợi- khó khăn. * Thuận lợi: - Về phía GV: + Từ năm học 2012 – 2013 trường tôi đã tham gia áp dụng mô hình trường học mới VNEN . Trong suốt thời gian qua, tất cả giáo viên chúng tôi đều được tham gia tập huấn phương pháp dạy học theo mô hình trường học kiểu mới (mô hình VNEN) dưới sự quan tâm, giúp đỡ của tổ tư vấn VNEN, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường để vận dụng vào quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện tổ chức, giảng dạy theo mô hình trường học mới giáo viên cũng nhận được sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh . + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy, môn học, cách tổ chức lớp học theo đúng với mô hình học tập VNEN. + Tài liệu hướng dẫn học theo mô hình VNEN giúp giáo viên dễ dàng hơn khi tổ chức dạy học trên lớp, khắc phục được tình trạng truyền thụ kiến thức. Dựa vào thời lượng, có thể soạn bài bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương. - Về phía học sinh: + Trong những năm học trước ở lớp dưới các em đã được học theo mô hình VNEN do đó lên lớp 5 các em đã nắm vững và luôn thực hiện theo 10 bước học tập, học theo nhóm là chính nên học sinh tự giác, mạnh dạn, biết chia sẻ, phát huy được tính năng động sáng tạo. Nhiều học sinh đã có ý thức tự giác, mạnh dạn hơn trước, biết chia sẽ, biết cách tổ chức trong học nhóm và bước đầu thực hiện được các bước học tập theo mô hình mới. + Học sinh có cơ hội chia sẻ những trải nghiệm, được thực hành và vận dụng kiến thức,kĩ năng đã học vào đời sống hàng ngày. + Học sinh chủ yếu làm việc theo nhóm nhỏ, được tranh luận và đánh giá lẫn nhau. * Khó khăn: Đối với giáo viên : + Do việc thay đổi hình thức dạy học nên một số giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh trong khi các em học nhóm, nhất là học sinh yếu. Chưa tổ chức các hoạt động phù hợp với từng nhóm, từng học sinh một cách cụ thể dẫn đến kết quả chưa cao. Bên cạnh đó, một số giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học còn mang tính rập khuôn chưa có tính chủ động sáng tạo. + Giáo viên chưa linh hoạt và làm chủ thời gian trong việc hỗ trợ từng cá nhân, từng nhóm để em nào cũng cảm thấy mình được thầy cô quan tâm. + Giáo viên chưa điều hành hợp lí hoạt động giữa các cá nhân, các nhóm học sinh. Chính vì vậy mà nhịp độ học tập có độ chênh lệch nhau. Đối với học sinh: + Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao tác, từng nhiệm vụ học tập nên việc làm quen với Tài liệu hướng dẫn học còn lúng túng. + Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận trong các nhóm chưa cao. + Một số học sinh ( nhóm trưởng) chưa thực sự mạnh dạn để đặt các câu hỏi gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt động nhóm. - Đối với phụ huynh: + Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự vào cuộc và chưa có nhiều hiểu biết về mô hình trường học mới VNEN . Vì vậy, khi học sinh chia sẻ các bài tập ứng dụng với người thân thì kết quả chưa cao, còn mang tính đại khái. 2.2.2. Thực trạng ban đầu của lớp 5A1. Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A1. Tổng số học sinh của lớp là 26 em. Có 12 em nữ. Các em phân bố rải rác ở các thôn. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã bắt tay ngay vào khảo sát, tìm hiểu học sinh. Hết mỗi học kì, tôi đều tổng kết, đánh giá chất lượng. Năm học 2014 – 2015 lớp 5A1 do tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy đã có kết quả khảo sát môn Toán như sau: Về chất lượng môn Toán: Thời điểm KS TSHS Giỏi (Điểm 9-10) Khá (Điểm 7- 8) Trung bình (Điểm 5- 6) Yếu (Điểm 1- 4) SL % SL % SL % SL % Đầu năm (9/2014) 26 4 15,4% 7 26,9% 13 50,0% 2 7,7% Về kĩ năng: Các kĩ năng Năm học 2014 - 2015 Tông số học sinh: 26 Số lượng % HS biết điều hành nhóm tốt, mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến trước tập thể. 3 11.6 HS biết diễn đạt rõ các câu hỏi, trả lời đủ ý. 5 19.2 HS biết đặt câu hỏi nhưng chưa đủ câu, đủ ý 8 30.8 HS còn nhút nhát, thiếu tự tin, thụ động trong hoạt động. 10 38.4 Qua kết quả trên, tôi nhận thấy rằng: Chất lượng học tập của các em còn thấp, số lượng khá giỏi còn thấp, số học sinh yếu vẫn còn.Trong giờ học các em còn chưa thực sự tự giác tham gia hoạt động, hợp tác nhóm. Một số em còn ỷ lại chờ đợi sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm và của giáo viên. Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn Toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích để giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy tôi nhận thấy rằng tổ chức có hiệu quả các trò chơi vào giờ học Toán ở tiểu học nói chung và giờ học Toán của lớp 5 nói riêng là rất quan trọng và cần thiết. 2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức trò chơi Toán học chưa thực sự hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp trong trường .Tôi nhận thấy rằng giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các trò chơi Toán cho học sinh trong giờ dạy và khi tổ chức các trò chơi đó thì hiệu quả chưa cao do một số nguyên nhân sau đây: - Khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa hiểu hết mục đích, dụng ý của trò chơi trong tài liệu hướng dẫn học. Giáo viên chưa hiểu trò chơi đó vận dụng kiến thức gì cho tiết học. Khi tổ chức các trò chơi thì giáo viên giao việc cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể . Thời gian quy định cho mỗi hoạt động chơi chưa rõ ràng. - Do thời gian của mỗi tiết học là có hạn mà khi tổ chức trò chơi giáo viên chưa căn chuẩn được thời gian chơi phù hợp. Bên cạnh đó, các trò chơi để phát huy tính chủ động của học sinh thì giáo viên để học sinh tổ chức theo hình thức cả lớp hoặc nhóm và khi thực hiện để trò chơi sôi nổi và hiệu quả thì trước khi học sinh chơi giáo viên cần phải dành thời gian hướng dẫn cho các quản trò – việc này cũng chiếm lượng thời gian nhất định nên giáo viên ngại vận dụng và tổ chức trò chơi. - Để chuẩn bị cho một trò chơi trong tiết học người giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều( đồ dùng học tập, các thiết bị dạy học, hình thức tổ chức, cách tổ chức.) Trong khi đó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ cho việc tổ chức trò chơi .Vì vậy mỗi giáo viên khi tiến hành dạy học đều ngại vận dụng hơn. - HS chưa nắm được cách chơi, luật chơi, học sinh chưa mạnh dạn, tự tin để tham gia trò chơi.. Chính vì những nguyên nhân đó bản thân tôi cần nhận thấy phải có những biện pháp tổ chức trò chơi môn Toán 5 theo mô hình trường học mới VNEN. 2.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 5 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI VNEN. Trong Tài liệu hướng dẫn học Toán 5 trong đa số các bài học đều được thiết kế trong hoạt động đầu tiên của hoạt động cơ bản là các trò chơi Toán học. Các trò chơi được sử dụng trong tài liệu có nội dung phù hợp với từng bài, từng đơn vị kiến thức. Mỗi trò chơi đều có tên và được hướng dẫn cách thức chơi rất tỉ mỉ, cụ thể. Trò chơi được thiết kế phù hợp với năng lực, tâm lí nhận thức của học sinh, dễ chơi, dễ thực hiện với hình thức nhóm nhỏ. Do đó, khi tổ chức dạy học Toán 5 thay vì mất rất nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, xây dựng, thiết kế trò chơi như chương trình hiện hành thì giảng dạy Toán 5 theo Tài liệu hướng dẫn học chương trình VNEN giáo viên chỉ cần định hướng, tổ chức trò chơi có sẵn trong tài liệu cho học sinh. Nếu trong chương trình hiện hành khi tổ chức trò chơi thì giáo viên mất nhiều thời gian để phổ biến luật chơi, cách chơi và làm vai trò ‘‘ quản trò’’ thì trong chương trình VNEN vai trò làm ‘‘ quản trò’’ là học sinh. Chính điều này giúp học sinh tự tin và thể hiện được khả năng tổ chức, lã
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_tao_hung_thu_hoc_tap.doc