SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang một mối lo ngại về môi trường sống ngày càng ô nhiễm, lo ngại về sức khỏe của con người đang dần nguy hại vì ảnh hưởng của môi trường. Bởi vậy, cần lắm những ý thức, những hành động chung tay bảo vệ môi trường, cần lắm sự phát triển bền vững trong sự nghiệp sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường, thái độ thân thiện, “biết sống hòa hợp với thiên nhiên” không phải là việc ngày một ngày hai mà phải được bắt đầu từ rất sớm - ngay khi trẻ mới tiếp xúc với thiên nhiên, bắt đầu hiểu biết các mối quan hệ tương hỗ xảy ra xung quanh. Chính vì vậy, ngay sau khi dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/10/2001 (quyết định số 1363/QĐ- TTG) ngành Giáo dục mầm non đã có nhiều nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của dự án trong đào tạo giáo viên cũng như giáo dục trẻ trong trường mầm non.

 Bản thân tôi cũng nhìn thấy được những biến đổi của khí hậu, thấy được sự “giảm sắc” của môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Hơn nữa, là một giáo viên mầm non đã được tiếp thu các nội dung, biện pháp và mục đích của dự án trên. Đồng thời nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình hình thành thái độ thân thiện với môi trường cho trẻ mầm non. Tôi trăn trở mình phải làm gì và làm như thế nào để những học trò nhỏ của tôi có được cách sống hòa hợp với môi trường. Để đến thời của các con sự ô nhiễm của môi trường giảm đi, không phải lẩn tránh những môi trường không trong sạch. Để những bãi cỏ vẫn xanh non trong mỗi buổi picnic, những cánh đồng vẫn thẳng cánh có bay, những rặng tre vẫn rì rào ru chúng mỗi buổi trưa hè, những dòng sông vẫn trong và những áng mây vẫn xanh màu của hòa bình và hi vọng.

 

docx 20 trang thuychi01 17264
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Trong mỗi chúng ta, ai cũng mang một mối lo ngại về môi trường sống ngày càng ô nhiễm, lo ngại về sức khỏe của con người đang dần nguy hại vì ảnh hưởng của môi trường. Bởi vậy, cần lắm những ý thức, những hành động chung tay bảo vệ môi trường, cần lắm sự phát triển bền vững trong sự nghiệp sống của chúng ta. Tuy nhiên, việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường, thái độ thân thiện, “biết sống hòa hợp với thiên nhiên” không phải là việc ngày một ngày hai mà phải được bắt đầu từ rất sớm - ngay khi trẻ mới tiếp xúc với thiên nhiên, bắt đầu hiểu biết các mối quan hệ tương hỗ xảy ra xung quanh. Chính vì vậy, ngay sau khi dự án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/10/2001 (quyết định số 1363/QĐ- TTG) ngành Giáo dục mầm non đã có nhiều nghiên cứu nhằm thực hiện mục tiêu của dự án trong đào tạo giáo viên cũng như giáo dục trẻ trong trường mầm non.
	Bản thân tôi cũng nhìn thấy được những biến đổi của khí hậu, thấy được sự “giảm sắc” của môi trường đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Hơn nữa, là một giáo viên mầm non đã được tiếp thu các nội dung, biện pháp và mục đích của dự án trên. Đồng thời nhận thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình hình thành thái độ thân thiện với môi trường cho trẻ mầm non. Tôi trăn trở mình phải làm gì và làm như thế nào để những học trò nhỏ của tôi có được cách sống hòa hợp với môi trường. Để đến thời của các con sự ô nhiễm của môi trường giảm đi, không phải lẩn tránh những môi trường không trong sạch. Để những bãi cỏ vẫn xanh non trong mỗi buổi picnic, những cánh đồng vẫn thẳng cánh có bay, những rặng tre vẫn rì rào ru chúng mỗi buổi trưa hè, những dòng sông vẫn trong và những áng mây vẫn xanh màu của hòa bình và hi vọng.
Có rất nhiều cách thiết thực để giáo dục cho trẻ thơ về bảo vệ môi trường. Nhưng với những mầm non đầu đời, với những bài học đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ. Đặc biệt là với yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm, thích học bằng chơi, chơi mà học. Cộng với vốn kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non. Giúp cho giáo viên có thêm những kinh nghiệm trong việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Từ đó hình thành ý thức sống thân thiện, hòa hợp với môi trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu 
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người, thiên nhiên. (Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, 1993).
Tuy nhiên, từ các hoạt động tự nhiên như núi lửa, thiên tai, lũ lụt hoặc do các hoạt động lao động, sản xuất của con người trong công nghiệp, trong giao thông và trong sinh hoạt Chính những nhân tố đó đã và đang làm thay đổi tính chất của môi trường, làm cho môi trường trở nên độc hại hay nói đúng hơn là ô nhiễm. 
Giáo dục mầm non đã đưa giáo dục môi trường vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ với mục đích hình thành ở trẻ hiểu về môi trường, yêu quý môi trường, tôn trọng và chăm sóc môi trường, có thái độ thân thiện với môi trường. Hay nói cho trọn vẹn, là hình thành đạo đức môi trường. Nghĩa là, tạo cho trẻ “có cảm nhận, thái độ và hành vi đúng đắn về những vấn đề môi trường mà trẻ gặp trong cuộc sống, từ đó có ý thức quyết tâm hành động để bảo vệ môi trường” (Trang 11, sổ tay giáo viên mầm non Hỏi đáp về Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non, Nhà Xuất bản giáo dục- Trần Lan Hương).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
- Trẻ em hầu hết sống trong môi trường cha mẹ là công nhân viên chức nhà nước nên luôn được chú trọng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ như dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa bẻ cành
- Bản thân là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết luôn học hỏi kinh nghiệm, đã được học tập chuyên đề về Bảo vệ môi trường, sẵn sàng vận dụng chuyên đề và đổi mới trong công tác giảng dạy của mình.
2.2.2. Khó khăn
- Trẻ mầm non nhanh nhớ nhanh quên, chưa tự ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường
- Môi trường để trẻ được hoạt động trải nghiệm còn hạn chế như: trẻ chưa có nhiều điều kiện để đi tham quan hay thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm.
2.2.3. Kết quả thực trạng
	Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát 5 nội dung về giáo dục bảo vệ môi trường trên 40 cháu 5 - 6 tuổi lớp tôi và kết quả thu được theo bảng sau:
Bảng 1: Bảng khảo sát đánh giá nhận thức về ý thức bảo vệ môi trường của trẻ
TT
Nội dung khảo sát
Đạt
Chưa đạt
Khá giỏi
Trung bình
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
Số trẻ
Tỉ lệ
%
1
Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người
15
37.5
21
52.5
4
10
2
Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
14
35
23
57.5
3
7.5
3
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, lớp
15
37.5
23
57.5
2
5
4
Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường
8
20
27
67.5
5
12.5
5
Trẻ có phản ứng với các hành vi của con người làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường
6
15
29
72.5
5
12.5
	Qua kết quả khảo sát thực trạng, tôi thấy tỉ lệ trẻ tiếp nhận kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường trong mức độ trung bình và chưa đạt khá cao. Với vai trò và trách nhiệm của một cô giáo mầm non, tôi trăn trở và mong muốn đổi mới trong công tác giáo dục của mình để nâng cao mức độ tiếp nhận kiến thức về giáo dục và hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Vì vậy, tôi đã tiến hành thực nghiệm các biện pháp trong tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi.
	2.3. Các giải pháp đã được thực hiện để giải quyết vấn đề
	Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi như sau:
	- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động quan sát
	- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động thử nghiệm
	- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động trò chơi học tập
	- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động nghe đọc truyện
	- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động tạo hình
	2.3.1. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động quan sát
	Quan sát là một dạng hoạt động cho phép trẻ tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, khám phá, tìm hiểu, phát hiện những điều thú vị, những hiểu biết bổ ích, những giá trị thẩm mỹ từ môi trường thiên nhiên. Đồng thời, quan sát cũng là cơ hội trẻ tiếp xúc trực tiếp với thế giới tự nhiên, là một phương pháp chiếm vị trí quan trọng trong quá trình hình thành biểu tượng và những mối quan hệ qua lại trong tự nhiên. Nhờ quan sát mà trẻ có thể:
	- Tích lũy được những biểu tượng chính xác về động vật, thực vật và các hiện tượng mùa của thiên nhiên, về các mối quan hệ của con người với môi trường.
	- Học được các kĩ năng phát hiện, so sánh các hiện tượng, tìm ra đặc điểm khác nhau để nhận biết, tìm ra đặc điểm giống nhau để phân nhóm, nhận ra mối quan hệ giữa các đối tượng với môi trường.
	Trong các hoạt động quan sát, cần giúp trẻ nhìn đối tượng từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong các mối quan hệ khác nhau. 
	Ví dụ: Khi quan sát thực vật nên chú ý đến:
	- Tên gọi và các thông tin thú vị liên quan đến tên gọi
	- Phân loại: cây thân gỗ, cây bụi
	- Vẻ bên ngoài, các bộ phận, công dụng
	- Những điều kiện cần thiết để cây lớn lên và phát triển, sự giúp đỡ của con người.
	- Môi trường sống của cây và bản thân cây lại tạo nên môi trường sống cho các loài khác.
	- Ý nghĩa của cây đối với đời sống con người
	Khi quan sát động vật cần chú ý đến:
	- Tên gọi và các thông tin thú vị liên quan đến tên gọi
	- Đặc điểm bên ngoài
	- Phân loại: Côn trùng, sống trong rừng, vật nuôi trong gia đình
	- Cách vận động
	- Môi trường sống
	- Sinh sản
	- Ý nghĩa đối với cuộc sống của con người và ảnh hưởng của con người đến động vật
	Ví dụ: Hoạt động Nhà thám hiểm nhỏ
	* Mục đích
- Phát triển kĩ năng quan sát, ghi nhớ thông tin
- Rèn luyện thói quen quan tâm, chú ý đến những hiện tượng, sự vật, sự việc xung quanh
* Chuẩn bị 
Kính lúp, giấy khổ lớn, bút.
* Tiến hành thực hiện
- Trao đổi với trẻ trước khi quan sát: cùng trẻ đóng vai những nhà thám hiểm, nhắc nhở trẻ hai nhiệm vụ chính của các nhà thám hiểm đó chính là hãy quan sát thật kĩ và ghi nhớ những gì đã thấy.
- Chọn địa điểm thám hiểm là một góc vườn. Cô cho trẻ thực hiện công việc theo nhóm nhỏ 3 đến 4 trẻ. Chọn một đối tượng quan sát cho mỗi lần. Ví dụ lần này “thám hiểm” gốc cây cổ thụ, lần sau thám hiểm Thế giới hoa
- Cô gợi ý mỗi nhóm trẻ một đối tượng quan sát và ghi nhớ 3 đến 4 đặc điểm của đối tượng như kích thước, màu sắc hay tiếng kêu, cách di chuyển nơi trẻ nhìn thấy, Cô có thể quan sát thật kĩ đối tượng bằng cách sử dụng kính lúp.
- Sau khi quan sát, cô cho trẻ lần lươt kể về những ấn tượng của mình
Cách khác
Khi trẻ đã quen với trò chơi và bắt đầu có thói quen quan sát kĩ xung quanh, những lần “thám hiểm” mới cô có thể đưa ra nhiệm vụ khó khăn hơn. Ví dụ:
- Cô cho trước một loại lá, yêu cầu tìm thêm 3 lávà trò chuyện về:
+ Kích thước
+ Màu sắc
+ Hình dạng 
+ Tính chất bề mặt
	+ Mùi
Lá bàng
- Yêu cầu tìm những loại hoa có trong vườn trường mang đặc điểm
+ Có 3 cánh
+ Có nhiều hơn 3 cánh
+ Có màu nhất định
+ Có mùi thơm
+ Không mùi
+ Có nhụy hay không có nhụy
	Cô cũng có thể cho trẻ tìm một khúc cây mục nào đó, lật thử xem có nhiều thứ con vật sống ở đó không? 
Khúc cây bị mục
	Hoặc cô cho trẻ chọn một cành to và đếm xem có bao nhiêu cành con mọc từ cành to. Hay cô cho trẻ tìm trên đám cỏ lạc, xem có rác không? Đó là loại rác gì?...
Từ khi còn là một đứa bé nằm trong nôi, tất cả phụ huynh đều mong muốn con mình được hít thở không khí trong lành, nên thường đưa trẻ đi dạo trong công viên, dạo quanh bờ hồ hay quanh ngõ xóm. Đây cũng chính là thơi gian người mẹ được tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn. Đến khi trẻ lớn thì hoạt động quan sát khi vui chơi ngoài trời là cơ hội giúp trẻ học được nhiều điều thú vị. Bởi hoạt động quan sát dạo chơi ngoài trời có thể được cô tích hợp cho trẻ học chữ cái; Cung cấp cho trẻ những bài học thiên văn thú vị; Cho trẻ nhận thấy những thay đổi trong thiên nhiên; Cho trẻ đến với những cư dân bé nhỏ của thế giới côn trùng hay những chú chim siêng năng, xinh đẹp trong một gia đình hạnh phúc; Trẻ còn có thể đếm, so sánh, đo lường hay có một sức sáng tạo vô bờ bến trong mỗi bài vẽ của mình khi được hòa mình vào thiên nhiên sống động ở xung quanh. 
Thiên nhiên vốn là người bạn hiền hòa và thân thiết của trẻ nhỏ. Vì vậy chúng ta hãy tạo nhiều cơ hội để trẻ được hòa mình vào thiên nhiên, học hỏi từ thiên nhiên nhiều điều bổ ích và hơn thế là giáo dục cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
2.3.2. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động thử nghiệm
Thử nghiệm là một dạng hoạt động thực hành, trong đó trẻ được tự tay thực 
hiện, trực tiếp quan sát hiện tượng xảy ra. Điều này mang lại cho trẻ vô vàn hứng thú và kích thích trẻ tiếp tục tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ ở xung quanh. Thử nghiệm giúp trẻ phát hiện những tính chất không thấy được nếu quan sát bên ngoài, tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng, thấy các mối quan hệ giữa các sự vật. 
Hoạt động thử nghiệm với nội dung bảo vệ môi trường được tiến hành qua 3 bước sau:
- Dự đoán điều gì có thể xảy ra
- Làm thử để kiểm chứng dự đoán
- Cố gắng giải thích những gì quan sát được và rút ra bài học về hành vi cần thiết bảo vệ môi trường
Sau đây là một ví dụ về một chuỗi hoạt động thí nghiệm về đất để cho trẻ thấy được: Cần giữ cho đất luôn sạch sẽ
a. Hoạt động thí nghiệm: Đất bị trôi đi
* Mục đích
- Nhận biết nguyên nhân đất bị trôi đi
- Làm quen với từ mới: Xói mòn đất
* Chuẩn bị
- 2 khay đất, 1 ít đất vườn, bình tưới cây, kéo nhọn đầu hay đầu compa
* Tiến hành thực hiện
- Đổ đất vào một khay tạo thành một lớp đất dày 5cm đến 7cm và dàn đều sao cho mặt đất thật phẳng
- Cho trẻ dùng kính lúp quan sát đất, cho trẻ sờ và vê các phần đất khác nhau
- Dùng đầu kéo hay đầu nhọn compa tạo thành 6 lỗ nhỏ ở phía cuối khay đất
- Kê một đầu khay lên miếng gỗ mỏng để tạo độ nghiêng. Đặt khay nhôm thứ hai xuống dưới đầu kia của khay đất. Khay thứ hai này sẽ hứng nước từ khay đất chảy xuống khi ta tưới nước lên khay trên
b. Hoạt động thử nghiệm: Để đất không trôi đi
* Mục đích
- Nhận biết nguyên nhân đất bị xói mòn
- Hiểu được ý nghĩa của cây trồng, rừng đối với việc bảo vệ đất
- Xây dựng ý thức bảo vệ cây trồng, bảo vệ rừng
* Chuẩn bị
3 khay nhôm, 3 đoạn ống nhựa, băng dính; Hỗn hợp đất, cát, đất sét; Đất
trồng, 3 miếng gỗ cao bằng nhau khoảng 3cm, 3 bát to, hạt giống.
* Tiến hành thực hiện
- Đục một lỗ ở đầu 3 khay nhôm, sát với cạnh phía trên. Cho ống nhựa vào lỗ đó, rồi cố định lại bằng băng dính
- Trộn đất, cát và đất sét lại với nhau. Đổ hỗn hợp đất này vào cả ba khay, đổ lên trên một lớp đất trồng
- Đặt ba khay trên bàn cao vừa đủ tầm cho trẻ tưới và quan sát hằng ngày. Kê phía đầu khay không có lỗ thủng lên những miếng gỗ sao cho chúng nghiêng khoảng 30 độ.
- Kê bàn ra nơi có nhiều ánh sáng. Ống nhựa thả rơi xuống phía dưới, đặt bát to vào mỗi đầu sợi ống nhựa.
- Dùng xẻng nhỏ tách luống theo chiều ngang cho khay thứ nhất, đánh luống theo chiều dọc cho khay thứ hai và khay thứ ba để nguyên.
- Gieo hạt ngũ cốc dọc theo luống của khay 1 và 2. Khay thứ ba bỏ trống không gieo hạt.
- Tưới hằng ngày cho đến khi hạt nảy mầm. Tiếp tục chăm sóc những cây non này cho đến khi chúng đã cao tầm 3cm. Riêng khay thứ 3 để nguyên.
- Bắt đầu từ đây trẻ sẽ tưới cả ba khay mỗi ngày. Phải dùng bình tưới để tạo tác động như mưa tự nhiên.
- Mỗi lần tưới cô yêu cầu trẻ quan sát thật kĩ nước thừa chảy vào tô phía dưới. Tô nào có nhiều đất bị trôi xuống hơn? Tại sao? Có thể làm gì để đất không bị trôi? Như vậy, rừng có quan trọng không? Rừng có tác dụng gì? Thảo luận với trẻ về hiện tượng quan sát được, tìm hiểu nguyên nhân. Đặt câu hỏi cho trẻ, đất ở trong khay nào bị trôi đi nhiều nhất? Tại sao? Làm thế nào để đất không bị trôi đi nữa? Tại sao nên trồng rừng?
c. Hoạt động thử nghiệm: Ô nhiễm đất
* Mục đích
- Cho trẻ thấy nguyên nhân ô nhiễm đất
- Suy đoán về những hậu quả có thể xảy ra
- Xây dựng hành vi thích ứng với môi trường
* Chuẩn bị 
- Hai bình thủy tinh đựng hai mẫu đất và hai bình thủy tinh: Một bình đựng nước trong, một bình đựng nước xà phòng
* Tiến hành thực nghiệm
- Đề nghị xem kĩ hai bình nước xem chúng có gì khác nhau và thông báo cho trẻ biết một bên là nước sạch còn một bên là nước giặt còn xà phòng
- Cô hỏi trẻ nơi đổ của nước giặt (đổ xuống cống, đổ ra sông ngòi, đổ ra đất)
- Cô cho trẻ dự đoán đất được tưới nước sạch sẽ ra sao và đất tưới nước xà phòng sẽ ra sao?
- Một mẫu đất đổ nước sạch và một mẫu đất đổ nước xà phòng. Xuất hiện hiện tượng: Cả hai mẫu đất đều ẩm nhưng mẫu đất thứ nhất ẩm và vẫn sạch còn mẫu đất thứ hai ẩm nhưng đồng thời xuất hiện cả những bọt xà phòng. Cô để hai mẫu đất cho trẻ quan sát và nhận xét hai mẫu đất đã được tưới hai loại nước khác nhau
Khay đất đổ nước xà phòng Khay đất tưới nước sạch
- Sau đó cô cho trẻ trồng vào hai mẫu đất này vài hạt giống hoặc cây non, theo dõi quan sát trong vòng một vài ngày để xem cây trong hai mẫu đất phát triển như thế nào?
- Cô trò chuyện với trẻ: Như các con đã biết, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm do các nhà máy, xí nghiệp xả hóa chất chưa qua xử lý dẫn đến tình trạng nước ô nhiễm, cá chết Nếu dùng nước đấy tưới lên cây thì cây cũng có thể sẽ bị chết. Đã bao giờ các con nhìn thấy nước bẩn bị đổ ra đất chưa? Nước bẩn từ đâu ra? Cuối cùng, cô gợi ý để trẻ rút ra kết luận về việc tiết kiệm nước sạch, không đổ nước dơ bẩn xuống đất.
Qua đó, chúng ta thấy rằng thử nghiệm giúp trẻ nhận ra sự biến đổi không ngừng trong thiên nhiên xung quanh và thúc đẩy trẻ tìm hiểu nguyên nhân của những biến đổi đó, cố gắng vận dụng hiểu biết đã có để dự đoán kết quả. Thử nghiệm trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm mục đích giáo dục thái độ quan tâm, bảo vệ các đối tượng trong thiên nhiên. Để trẻ hiểu vì sao phải chăm sóc,
 phải bảo vệ hay phải hành động trong những tình huống cụ thể.
2.3.3. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua trò chơi học tập
Trò chơi học tập là một phương tiện giáo dục môi trường một cách hiệu quả. Trẻ có nhu cầu chơi rất cao và trong quá trình chơi:
- Trẻ dược tiếp thu và được củng cố những hiểu biết về môi trường
- Phát hiện ra những điều thú vị về thiên nhiên và cảm nhận những giá trị của thiên nhiên, những cảm xúc và thái độ tích cực đối với môi trường
- Hình thành động cơ và kĩ năng hoat động bảo vệ môi trường
- Có cơ hội thể hiện sự tự lập, chủ động, hợp tác, trách nhiệm, khả năng quyết định, tự kiểm tra và đánh giá kết quả công việc của mình.
Trò chơi học tập thường được tôi tổ chức theo nhóm, thay đổi nhiều phương án tùy theo mức độ hiểu biết của trẻ trong từng nhóm về:
- Sự đa dạng của các đối tượng trong thiên nhiên
- Mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau của các đối tượng trong thiên nhiên
- Hành vi ứng xử văn hóa với thiên nhiên
Ví dụ: Trò chơi học tập Mọi thứ đều liên quan
* Mục đích
- Nhận biết những mối quan hệ giữa các sự vật trong môi trường quen thuộc.
- Phát triển trí nhớ và khả năng suy luận
* Chuẩn bị
Giấy, bút chì, thẻ, một cuộn dây dài
Tiến hành thực hiện
- Chọn một khu vực trên sân trường sạch sé, bằng phẳng để bắt đầu chơi
- Cô cho trẻ kể tên những gì trẻ nhìn thấy quanh khu vực đó như đất, sỏi, cỏ, cây, sâu, kiến Cả những yếu tố như không khí, ánh nắng
 - Cô đưa ra những tấm ảnh về các yếu tố đó và cho trẻ chọn cầm một tranh và một đầu dây. Ví dụ như trẻ chọn tranh Châu chấu
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý trẻ nghĩ xem Châu chấu có liên quan gì đến các đối tượng khác xung quanh
- Khi một trẻ nào đó phát hiện được ra mối liên quan. Ví dụ: Châu chấu ăn cỏ thì trẻ sẽ giơ cao thẻ hình con thỏ của mình lên. Giáo viên sẽ kéo cuộn dây từ trẻ đầu tiên đến trẻ thứ hai. Chúng ta có một sợi dây nối từ “châu chấu” đến “cỏ”.
- Tiếp tục gợi ý những mối liên hệ tiếp theo. Ví dụ: Cỏ cần gì? (Nước). Nước từ đâu đến?... Sau mỗi lần có câu trả lời, giáo viên đều nối dây đối tượng mới.
- Cô đề nghị trẻ tưởng tượng nếu bỏ bớt đi một tấm thẻ trong mạng lưới này thì điều gì sẽ xảy ra (Cô cho một trẻ nào đó bỏ tấm thẻ của mình xuống để thấy hiện tượng xảy ra).
Cách khác
Có thể dán những thẻ hình lên bảng. Bắt đầu từ một tấm thẻ bất kì, trẻ nào phát hiện ra mối liên quan sẽ lên bảng dùng phấn nối hai đối tượng với nhau.
Lưới thức ăn 
Trong giáo dục bảo vệ môi trường, việc sử dụng những trò chơi học tập có tác dụng:
- Làm phong phú những hiểu biết về sinh thái
- Giáo dục giá trị của thiên nhiên, thái độ đối với thiên nhiên dựa trên cảm xúc tích cực
- Rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường trong các hoạt động mang tính sinh thái.
Vì vậy, giáo viên cần linh hoạt lồng ghép vào các hoạt động chính, các hoạt động trò chơi mới ở các ngày trong tuần để tích hợp giáo dục kiến thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
2.3.4. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường qua hoạt động ngôn ngữ
Có rất nhiều hiện tượng tự nhiên khó có thể quan sát được trực tiếp. Ví dụ như chim di trú hay bay vào ban đêm, một số động vật sống ở những nơi hẻo lánh Kiến thức về những hiện tượng này phải thông qua người lớn trẻ mới có thể hiểu được. Khi đó, sách tr

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_giao_duc_nham_hinh_t.docx