SKKN Một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa

SKKN Một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa

Những năm gần đây, vấn đề giao thương hàng hải và chủ quyền biển đảo là vấn đề thời sự "nóng" của cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tầng lớp nhân dân ta, từ những người nông dân chân lấm tay bùn cho đến công nhân, rồi đội ngũ trí thức, người cao tuổi. hầu như ai cũng muốn ra sức chung tay "góp đá xây Trường Sa". “Ở nơi đảo xa, các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng để giữ "lấy biển lấy trời "; những ngư dân kiên cường bám biển; nhà sử học nỗ lực tìm kiếm để đưa ra những bằng chứng thiết thực chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”[10]. Thiết nghĩ, trong bối cảnh đó, không có lý do gì để một bộ phận học sinh của chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, lại hiểu biết mơ hồ về chủ quyền biển đảo. “Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước”[11]. Chủ trương của đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, vấn đề này được đẩy mạnh và triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan đến biển đảo và công tác phân giới, cắm mốc chủ quyền. Do đó công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, liên tục, đi sâu vào các đối tượng cụ thể, đặc biệt chú trọng lớp trẻ - học sinh các cấp.

Trong các khối THCS trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa nói riêng thì trường THCS Thiệu Thành,Thiệu Hóa đã đưa việc tuyên truyền những nội dung về biển đảo vào chương trình học bằng nhiều hình thức nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chủ quyền, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo quê hương. Tuy nhiên số giáo viên đã có sự đổi mới, tìm tòi để truyền đạt nội dung này, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng của mình lại không nhiều. Việc tích hợp này cũng chỉ dừng lại đối với học sinh khối 8, 9, chủ yếu ở môn Địa lí còn với học sinh lớp 6, 7 và các bộ môn khác thì chưa thực sự được chú trọng. Ở các em học sinh lớp 6, 7 sự hiểu biết về vấn đề biển đảo là rất hạn chế dù ở cấp Tiểu học các em cũng đã được thầy cô trang bị sơ giản. Trong khi đó sự hiểu biết những kiến thức cơ bản, khoa học về biển đảo từ nhà trường ngay ở những lớp đầu cấp chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.

 

docx 22 trang thuychi01 8503
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Những năm gần đây, vấn đề giao thương hàng hải và chủ quyền biển đảo là vấn đề thời sự "nóng" của cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Các tầng lớp nhân dân ta, từ những người nông dân chân lấm tay bùn cho đến công nhân, rồi đội ngũ trí thức, người cao tuổi... hầu như ai cũng muốn ra sức chung tay "góp đá xây Trường Sa". “Ở nơi đảo xa, các chiến sĩ hải quân đang ngày đêm khắc phục khó khăn, nắm chắc tay súng để giữ "lấy biển lấy trời "; những ngư dân kiên cường bám biển; nhà sử học nỗ lực tìm kiếm để đưa ra những bằng chứng thiết thực chứng minh chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”[10]. Thiết nghĩ, trong bối cảnh đó, không có lý do gì để một bộ phận học sinh của chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước, lại hiểu biết mơ hồ về chủ quyền biển đảo. “Biên giới, biển đảo là một phần lãnh thổ trọng yếu của đất nước”[11]. Chủ trương của đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, vấn đề này được đẩy mạnh và triển khai bằng nhiều hình thức phong phú nhằm đem đến những thông tin chính thống liên quan đến biển đảo và công tác phân giới, cắm mốc chủ quyền. Do đó công tác tuyên truyền cần tiến hành thường xuyên, liên tục, đi sâu vào các đối tượng cụ thể, đặc biệt chú trọng lớp trẻ - học sinh các cấp. 
Trong các khối THCS trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa nói riêng thì trường THCS Thiệu Thành,Thiệu Hóa đã đưa việc tuyên truyền những nội dung về biển đảo vào chương trình học bằng nhiều hình thức nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức chủ quyền, làm giàu thêm tình yêu, niềm tự hào với biển đảo quê hương. Tuy nhiên số giáo viên đã có sự đổi mới, tìm tòi để truyền đạt nội dung này, đem lại hứng thú và hiệu quả cho bài giảng của mình lại không nhiều. Việc tích hợp này cũng chỉ dừng lại đối với học sinh khối 8, 9, chủ yếu ở môn Địa lí còn với học sinh lớp 6, 7 và các bộ môn khác thì chưa thực sự được chú trọng. Ở các em học sinh lớp 6, 7 sự hiểu biết về vấn đề biển đảo là rất hạn chế dù ở cấp Tiểu học các em cũng đã được thầy cô trang bị sơ giản. Trong khi đó sự hiểu biết những kiến thức cơ bản, khoa học về biển đảo từ nhà trường ngay ở những lớp đầu cấp chính là nền tảng, khởi nguồn tình cảm và ý thức giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc của tuổi trẻ.
Hơn nữa, “Ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính công cụ. Con đường giáo dục của văn học là đi từ tình cảm, nhận thức đến hành động. Nó dễ tác động và thấm sâu trong lòng con người”[2]. Cho nên việc đưa nội dung biển đảo tích hợp vào bộ môn Ngữ văn là rất hợp lí. Vì nhận thấy đây là một vấn đề quan trọng và rất cấp thiết nên tôi mạnh dạn đưa ra “một số biện pháp tích hợp giáo dục nội dung biển đảo Việt Nam trong giảng dạy tác phẩm văn xuôi Ngữ văn lớp 6 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình giảng dạy các tác phẩm văn xuôi ở môn Ngữ văn lớp 6 giáo viên áp dụng một số biện pháp để tích hợp nội dung biển đảo vào bài giảng của mình nhằm trang bị kiến thức cho học sinh về một bộ phận lãnh thổ rộng lớn của tổ quốc. 
Kết quả là học sinh có được ý thức trách nhiệm với biển và tài nguyên môi trường biển, biết có các hành động thích hợp để giúp mọi người xung quanh hiểu biết thêm về biển, có ý thức bảo vệ vùng biển của Tổ quốc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
Đồng thời các em sẽ có thêm những kĩ năng sống cơ bản, những cách ứng xử trong thực tế phù hợp; Bồi dưỡng trong tâm hồn học sinh tình yêu biển đảo, yêu quê hương đất nước.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
 - Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung đề cập đến vấn đề biển đảo có liên quan đến các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn 6.
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6 ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, vấn đáp.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp khảo sát, thực nghiệm.
- Phương pháp tích hợp, nghiên cứu tài liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Tích hợp trong dạy học văn
Tích hợp: Tích hợp là một trong những xu thế dạy học hiện đại, tiên tiến đang được vận dụng rộng rãi trên thế giới. “Trong giáo dục hiện đại, tích hợp là một phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ của các môn, các phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể”[2]. Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, coi người học là trung tâm thì dạy học theo quan điểm tích hợp đang ngày càng trở thành xu thế dạy học đem lại hiệu quả cao.
Tích hợp trong dạy học văn: Thời gian qua, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn được thực hiện khá hiệu quả với nhiều nội dung và hình thức tích hợp. Giáo viên đã gắn bài học với đời sống xã hội như giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục an toàn giao thông, bảo vệ di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, kĩ năng sống...Việc tích hợp đã đem đến cho giờ học không khí sôi nổi, hào hứng, mang tính thực tiễn cao hơn. Cũng vì vậy mà số học sinh có hứng thú với bộ môn cũng tăng hơn.
2.1.2. Tích hợp giáo dục nội dung biển đảo trong giờ dạy- học Ngữ văn 6
 	Tiếp cận vấn đề về biển - đảo quê hương:
Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có “diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông”[8]. “Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước; một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển”[11]. Thế nhưng khi nói đến toàn vẹn lãnh thổ, rất nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ rất ít chú ý đến vùng biển đảo. Sự thiếu sót trong suy nghĩ và nhận thức này bắt nguồn từ việc những nội dung về biển đảo ít được đề cập một cách bài bản nghiêm túc trong chương trình giáo dục các cấp. Để khắc phục điều này, các giáo viên trong các nhà trường đã tích hợp nội dung biển đảo Việt Nam vào các môn học trong đó có môn Ngữ văn.
 Mục tiêu tích hợp giáo dục nội dung biển đảo:
 Việc tích hợp nội dung biển đảo trong giờ học Ngữ văn sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo, về thế mạnh, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các em còn nắm được những cơ sở pháp lí về chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa; biết thêm về chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước về vấn đề biển đảo; hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động hướng về Trường Sa, Hoàng Sa. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với đất nước. 
Nội dung vấn đề biển đảo Việt Nam tích hợp trong giờ dạy - học Ngữ văn:
Căn cứ vào những định hướng và các hướng dẫn nội dung tuyên truyền về 
biển đảo Việt Nam của Đảng, Nhà nước ta; căn cứ vào nội dung chương trình Ngữ văn 6 THCS, qua thực tế dạy học bản thân tôi thấy có thể tích hợp nhiều nội dung khác nhau của vần đề biển đảo Việt Nam vào các tiết học phần văn xuôi. Như:
+ Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, tiềm năng thế mạnh của biển đảo.
+ Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, các văn bản pháp luật liên quan đến biển đảo, về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
+ Vẻ đẹp của biển đảo Việt Nam; Cuộc sống của con người nơi đảo xa
 2.1.3. Nguyên tắc tích hợp
Sau khi đã xác định được mục đích tích hợp, nội dung và địa chỉ tích hợp, giáo viên cần có phương pháp dạy học phù hợp. Để có những giờ dạy theo quan điểm tích hợp đạt kết quả cao, theo tôi: 
 - Giáo viên phải thấm nhuần quan điểm tích hợp, có cái nhìn tổng thể về mục tiêu chương trình Sách giáo khoa, phương pháp dạy bộ môn.
 - Sử dụng nội dung phù hợp và căn cứ vào kiến thức chuẩn môn Ngữ văn 6.
 - Khai thác nội dung chọn lọc, không tràn lan, phù hợp với từng bài, từng phần.
 - Phát huy tính tích cực của học sinh.
2.2. Thực trạng vấn đề
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một cuộc khảo sát đối với học sinh khối lớp 6 năm học 2016 - 2017 ở trường THCS Thiệu Thành, Thiệu Hóa. Nội dung khảo sát tập trung vào những kiến thức liên quan đến những hiểu biết cơ bản về biển đảo, về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Kết quả bài làm của học sinh như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu- kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
6A
31
4
12.9
6
19.4
15
48.4
6
19.4
6B
28
3
10.7
4
14.3
14
50.0
7
25.0
Theo kết quả khảo sát thì số học sinh có hiểu biết về biển đảo nói chung, tình hình hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, tên các đảo, quần đảo lớn ở Việt Nam nói riêng và thể hiện tốt trong bài viết không nhiều. Số còn lại không biết hoặc biết rất lơ mơ. Trong số các em đã biết thì cũng chỉ dừng lại sự hiểu biết chung chung mà chưa hiểu thế nào là chủ quyền về biển đảo, vị trí và vai trò của biển đảo Việt Nam ra sao. Vậy nguyên nhân do đâu?
Thời gian qua, cùng với quá trình tuyên truyền rộng rãi về chủ quyền biển đảo và những tin tức luôn được cập nhật trên các bản tin thời sự thì giáo viên Ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác nói chung trong nhà trường đã đưa nội dung này vào bài dạy của mình. Riêng bộ môn Ngữ văn cũng có nhiều kinh nghiệm hay được phổ biến. Nhưng các kinh nghiệm chưa đi sâu vào từng khối lớp, chưa trải rộng tới từng phân môn nên chưa có sức lan tỏa.
Trên tinh thần quán triệt công văn số 633/KH- SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa về “Kế hoạch công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2016”[12] Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn trường THCS Thiệu Thành, 
Thiệu Hóa cũng đã thường xuyên nhắc nhở cán bộ giáo viên nâng cao trách
 nhiệm của mình trong công tác tuyên truyền giáo dục về biển đảo cho học sinh.
Tuy nhiên các tổ chuyên môn cũng mới chỉ dừng lại ở việc gợi ý và khuyến khích cán bộ giáo viên thực hiện mà chưa có hướng dẫn cụ thể. Một số giáo viên chỉ có ý đối phó khi được kiểm tra nên chưa có sự đầu tư, nghiên cứu. Đối với môn Ngữ văn do số lượng bài đề cập đến nội dung biển đảo có nhưng ít, lại sợ dạy không hết bài nên giáo viên cũng chưa thực sự chú trọng. Một số khác tích hợp chỉ mang tính ngẫu hứng và tự phát. Nội dung tích hợp chưa phong phú, chưa mang tính hệ thống liên tục. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu biết về biển đảo của các em bị hạn chế.
Một nguyên nhân nữa là học sinh lớp 6 chưa chủ động cập nhật các vấn đề thời sự, kĩ năng tư duy còn yếu, chưa có thói quen tìm hiểu kiến thức ngoài môn học.Trong khi đó những kiến thức này các em đã được cập nhật ở Tiểu học nhưng chưa sâu, lên lớp 8, lớp 9 các em mới được tiếp cận bài bản ở môn Địa lí. Đây là nguyên nhân khiến các em không lí giải được biển có tiềm năng thế mạnh gì, nguồn lợi kinh tế ra sao, có vị trí vai trò gì? Vậy vấn đề cơ bản mà các em còn mơ hồ, chưa nhận thức đúng đắn thì hậu quả sẽ ra sao khi các em sẽ là những chủ nhân xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tương lai? Câu hỏi đó tôi luôn đặt ra khi đứng trước thực trạng hiểu biết về biển đảo của học sinh lớp 6 trong trường. Tôi thiết nghĩ cần phải có biện pháp thiết thực, gần gũi phù hợp với các em. Và một trong các biện pháp đó là giáo dục về biển đảo cho học sinh bằng cách tích hợp trong giờ dạy - học tác phẩm văn xuôi ở môn Ngữ văn lớp 6. Vậy tích hợp như thế nào vấn đề này đối với học sinh lớp 6? Đề tài của tôi sẽ là một gợi ý nhỏ.
2.3. Giải pháp, cách thức thực hiện
 	2.3.1. Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Để học sinh lĩnh hội tốt kiến thức biển đảo, trước hết tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo ở nhà. Khi đã xác định được kiến thức trọng tâm bài học, tôi đã định hướng mở rộng liên hệ tích hợp về kiến thức biển đảo để các em nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần phải biết và từ đó có cách ứng xử, thái độ đúng đắn. Những yêu cầu đối với học sinh là: 
Đọc kĩ tác phẩm. 
Nghiên cứu địa chỉ tích hợp.
Tìm nội dung tích hợp phù hợp.
Sưu tầm các tài liệu, hình ảnh về biển đảo có liên quan đến nội dung bài học.
 Trước đó, tôi đã nêu câu hỏi vào cuối tiết học để các em về nhà tìm hiểu trước qua sách báo truyền hình, qua ông bà, cha mẹ
 	 Ví dụ 1: Dạy bài Sông nước Cà Mau ( Bài 18, tiết 77. Ngữ văn 6 tập 2).
 GV gợi dẫn để học sinh tìm hiểu và nhớ lại những kiến thức đã biết về địa lí Việt Nam liên quan đến vùng đất Cà Mau như: “Cà Mau là vùng đất cuối cùng cực Nam Tổ quốc, với 2 mặt giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan, có tiềm năng lớn về du lịch biển, đảo. Nơi đây có cột mốc toạ độ quốc gia Mũi Cà Mau là một địa điểm có ý nghĩa thiêng liêng của bất cứ người dân Việt Nam nào”[8]. 
 	Bên cạnh đó GV cho các em sưu tầm một số hình ảnh về vùng đất và con 
người Cà Mau; Tìm hiểu về kiểu rừng ngập mặn, về cây đước, về khái niệm cửa biển.
 Từ đó giúp các em có cái nhìn bao quát hơn về vùng đất cuối cùng cực 
Nam Tổ quốc, hình thành ý thức bảo vệ chủ quyền, bảo vệ giá trị của các vùng biển cũng như hiểu hơn về hệ sinh thái biển. 
 Ví dụ 2: Dạy bài: Cô Tô (Bài 25, tiết 103-104. Ngữ văn 6, tập 2).
GV yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà theo gợi ý: Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo của Tổ quốc.
? Hãy cho biết, biển và đảo có vai trò gì về kinh tế và giao thông biển, an ninh - quốc phòng?
? Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?[9].
Tìm thêm các tư liệu nói về quần đảo cô Tô để hiểu thêm về vùng biển này.
Nội dung biển đảo tích hợp rất phong phú, có thể tích hợp trong từng thời điểm (tích hợp ngang), từng vấn đề hoặc tích hợp mở rộng theo hướng vận dụng những kiến thức liên quan ở các bộ môn khác để lí giải rõ một số chi tiết, hình ảnh nghệ thuật Điều quan trọng giáo viên phải thực sự linh hoạt, phải nghiên cứu kĩ nội dung cần tích hợp, tích hợp với môn nào để có định hướng chuẩn bị kiến thức phù hợp. Với các đơn vị kiến thức các em đã biết, giáo viên yêu cầu các em nhớ lại nhằm củng cố ôn tập, so sánh đối chiếu, đồng thời rèn cho học sinh ý thức và kĩ năng vận dụng. Còn các đơn vị kiến thức sẽ hình thành, giáo viên gợi mở, yêu cầu các em tìm sự hỗ trợ của phụ huynh, các nguồn khác để khơi gợi sự ham hiểu biết, muốn khám phá ở học sinh. 
2.3.2. Tích hợp trong quá trình hướng dẫn học sinh học trên lớp.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có một số văn bản có thể tích hợp nội dung liên quan đến biển đảo khá hay và dễ như: Con Rồng cháu Tiên, Sông nước Cà Mau, Cô Tô. Ta có thể thực hiện tích hợp theo nhiều cách thức. Lựa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể từng phần, từng văn bản. Giáo viên có thể thông qua việc kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài, tìm hiểu về tác phẩm, tổng kết - luyện tập để cung cấp thêm kiến thức về biển đảo, đồng thời giáo dục cho các em tình yêu vẻ đẹp và sự giàu có của biển đảo quê hương; những công việc và con người lao động miền biển; thấy được vẻ đẹp trong cuộc sống và tâm hồn của họ cũng như những giá trị kinh tế mà biển đem lại cho con người. 
Khi thực hiện đòi hỏi người dạy phải khéo léo để không làm ảnh hưởng đến nội dung của bài, đặc trưng thể loại. Cách thức tích hợp chủ yếu là liên hệ mở rộng hoặc tiến hành phát vấn - đàm thoại, thảo luận, tranh luận. Thời gian ngắn.Vì đây là tiết dạy văn bản nên nội dung khá nhiều và tương đối khó. Muốn việc tích hợp có hiệu quả cả giáo viên và học sinh đều phải có tâm thế chủ động. Tôi hướng dẫn học sinh theo các bước sau: 
Bước 1: Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích là kiểm tra việc học bài ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra nó cũng có tính chất kết nối giữa các bài đã học và bài đang học. Thông thường giáo viên sẽ kiểm tra những kiến thức liên quan đến nội dung ở bài học trước đó. Thành thử tiết học rất nặng nề, đôi khi tạo áp lực cho học sinh. Việc làm mới hoạt động này là rất cần thiết đối với những bài có liên quan đến vấn đề biển đảo. Bởi những kiến thức liên quan đến biển đảo các em tiếp nhận trong thực tế cuộc sống và sẽ không khó để các em có thể trả lời khi gắn vào bài học. 
Ví dụ: Dạy bài: Cô Tô (Bài 25, tiết 103-104. Ngữ văn 6, tập 2).
 	GV có thể kiểm tra bài cũ của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi sau: 
? Trong chương trình ngữ văn 6, chúng ta đã học một văn bản viết về một vùng đất phương Nam của tổ quốc. Đó là văn bản nào? Em hãy giới thiệu đôi nét về vùng đất đó? Nêu cảm nghĩ của em?
Bước 2: Tích hợp thông qua phần giới thiệu bài:
Giới thiệu bài là thao tác nhỏ, chiếm lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy nhưng lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho học sinh khi bắt đầu bài học. Giáo viên có thể vận dụng thao tác này để tích hợp. Để làm tốt điều này tôi hướng dẫn các em như sau:
- Cho học sinh xem tranh ảnh về các vùng biển nước ta, cuộc sống của quân và dân trên các vùng đảo. Yêu cầu các em nêu suy nghĩ của mình sau khi xem tranh.
- Chỉ cho các em giới hạn vị trí của vùng biển Việt Nam, hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các đảo lớn khác và nêu vị trí quan trọng của chúng cũng như của biển Đông với kinh tế, giao thương trên thế giới.
- Cung cấp các kiến thức về biển đảo khác có liên quan đến bài học.
Căn cứ vào nội dung kiến thức cụ thể của từng văn bản để gợi dẫn và liên hệ tới những nội dung biển đảo gần gũi phù hợp. Giáo viên có thể giới thiệu bằng lời giảng hoặc sử dụng tranh ảnh, lược đồ để cung cấp thêm kiến thức. Các kiến thức này đều thuộc lĩnh vực môn Địa lí nên cần có sự tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo. Trong quá trình thực hiện sáng kiến tôi đã tích hợp nội dung biển đảo ở phần giới thiệu bài và thấy học sinh hứng thú, có tâm thế hứng khởi khi bắt đầu bài mới.
 Ví dụ: Dạy bài: Cô Tô (Bài 25, tiết 103-104. Ngữ văn 6, tập 2). GV hỏi:
? Em biết gì về vùng đảo Cô Tô? 
Sau khi học sinh trả lời, GV vừa cho học sinh xem một số hình ảnh về cảnh và cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đảo Cô Tô vừa giới thiệu thêm: “Cô Tô là một quần đảo có nhiều đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long (thuộc vịnh Bắc Bộ), cách bờ biển Quảng Ninh 100km. Biển Cô Tô rất đẹp và giàu tài nguyên”[3]. -> Giúp HS thêm yêu cảnh sắc đất nước, thêm yêu bà con làng chài trên miền đảo xa, được biết thêm nét đẹp trong cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng đảo.
Bước 3: Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài kết hợp giảng, bình: 
Trong hoạt động dạy học Ngữ văn, hình thức hỏi - đáp đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện tính tích cực chủ động của người học cũng như vai trò của giáo viên. Nếu lồng ghép tích hợp nội dung biển đảo thông qua hệ thống câu hỏi thì hiệu quả tích hợp sẽ được nâng cao. Ta có thể gắn một chi tiết, một hình ảnh hoặc một hình tượng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để tích hợp. Hoặc trong quá trình phân tích có thể liên hệ, mở rộng, giảng bình thêm. Thực tế dạy học, do đối tượng học sinh, do kiến thức của bài nhiều và đôi khi là chủ quan của giáo viên mà tiết giảng văn thiếu đi lời bình. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giờ giảng văn mà thiếu chất văn. Cho nên, để giờ dạy học văn bản thêm sinh động tôi đã thường xuyên đưa thêm lời bình. Không chỉ thu hẹp trong phạm vi kiến thức môn học, tôi muốn thông qua những lời bình để mở rộng kiến thức cho học sinh và tôi đã lồng thêm kiến thức về biển đảo.
 Ví dụ1: Dạy bài: Con Rồng cháu Tiên (Bài 1, tiết 1.Ngữ văn 6 tập 1). 
Sau khi hỏi về nguồn gốc của Lạc Long Quân, giáo viên kết luận: 
 	Những lời mở đầu câu chuyện vừa gợi không khí huyền thoại với những chi tiết kì ảo về gốc tích hình dạng nhân vật Lạc Long Quân vừa mở ra không gian sống cội nguồn của người Việt cổ - không gian nước nôi biển cả. Từng sống gắn bó với biển từ thuở sơ khai, biển đã đi sâu vào tâm thức người Việt, in dấu đậm nét trong lời kể mở đầu truyền thuyết như một không gian khởi sinh quen thuộc, gần gũi của nhân vật chính. Phải chăng từ thời rất xa xưa ấy, “nước nôi” đã có ý nghĩa chỉ hình tượng cái “nôi” thủy sinh của thủy tổ tộc Việt: biển Đông? Gốc tích Rồng biển cũng làm nên nét riêng biệt độc đáo của hình tượng thủy tổ người Việt[4].
Khi phân tích chi tiết “Cuộc chi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tich_hop_giao_duc_noi_dung_bien_dao_vi.docx