SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Cẩm Tú

SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Cẩm Tú

Như chúng ta đã biết chất lượng dạy và học là thương hiệu, là nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi của một nhà trường. Một trong những yếu tố để góp phần quyết định sự thành công của công tác dạy và học đó chính là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và hoc sinh sử dụng để hoạt động dạy và học giáo dục nhằ đạt được mục tiêu đề ra. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu của mọi mặt để thực hiện công tác giáo dục đầy biến động của nhà trường thì sẽ không đáp ứng nhu cầu phát triên hiện nay. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trong đó cơ sở vật chất nhà trường là một yêu cầu thiết thực và cần thiết trong mỗi một nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Một nhà trường sẽ khó thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nếu như cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện, hài hòa đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ sở vật chất trong nhà trường ngày càng phải đầy đủ, phong phú. Cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển giáo dục góp phần quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Trong những năm học qua Trường tiểu học Cẩm Tú đã được Nhà nước, nhân dân địa phương quan tâm và đầu tư kinh phí rất nhiều để mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và xây mới các phòng học. Nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc sửa sang, tôn tạo, bảo quản cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Năm học 2015 - 2016 bản thân được cấp trên quyết định phân công về trường tiểu học Cẩm Tú giữ chức vụ Hiệu trưởng; đây là Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tuy nhiên cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được với những tiêu chí và những yêu cầu trong tình hình mới và với vị thế của một trường đạt chuẩn quốc gia. Là người trực tiếp làm công tác quản lý tại trường qua thực tế công tác tôi luôn trăn trở làm thế nào để góp phần công sức nhỏ bé của mình để tham mưu với chính quyền địa phương, Hội phụ huynh xây dựng một ngôi trường tương đối khang trang, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, có đầy đủ các phòng học chức năng, các trang thiết bị hiện đại để thu hút học sinh và để các em thấy những ngày đến trường là một ngày vui, ngôi trường thân thiện với giáo viên, với học sinh. Từ những vấn đề và lý do nêu trên tôi đã ấp ủ và quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Cẩm Tú".

 

doc 12 trang thuychi01 25426
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Cẩm Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1.2 Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1
2
3
3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
3
4
5
8
3. Kết luận, kiến nghị
12
3.1. Kết luận
3.2 Kiến nghị
12
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết chất lượng dạy và học là thương hiệu, là nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi của một nhà trường. Một trong những yếu tố để góp phần quyết định sự thành công của công tác dạy và học đó chính là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và hoc sinh sử dụng để hoạt động dạy và học giáo dục nhằ đạt được mục tiêu đề ra. Nếu cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu của mọi mặt để thực hiện công tác giáo dục đầy biến động của nhà trường thì sẽ không đáp ứng nhu cầu phát triên hiện nay. Vấn đề chuẩn hóa, đồng bộ hóa cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng, trong đó cơ sở vật chất nhà trường là một yêu cầu thiết thực và cần thiết trong mỗi một nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Một nhà trường sẽ khó thực hiện được nhiệm vụ giáo dục nếu như cơ sở vật chất không đáp ứng đầy đủ.
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện, hài hòa đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ sở vật chất trong nhà trường ngày càng phải đầy đủ, phong phú. Cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển giáo dục góp phần quyết định chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trong những năm học qua Trường tiểu học Cẩm Tú đã được Nhà nước, nhân dân địa phương quan tâm và đầu tư kinh phí rất nhiều để mua sắm trang thiết bị, nâng cấp và xây mới các phòng học. Nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong việc sửa sang, tôn tạo, bảo quản cơ sở vật chất song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Năm học 2015 - 2016 bản thân được cấp trên quyết định phân công về trường tiểu học Cẩm Tú giữ chức vụ Hiệu trưởng; đây là Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 tuy nhiên cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng được với những tiêu chí và những yêu cầu trong tình hình mới và với vị thế của một trường đạt chuẩn quốc gia. Là người trực tiếp làm công tác quản lý tại trường qua thực tế công tác tôi luôn trăn trở làm thế nào để góp phần công sức nhỏ bé của mình để tham mưu với chính quyền địa phương, Hội phụ huynh xây dựng một ngôi trường tương đối khang trang, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, có đầy đủ các phòng học chức năng, các trang thiết bị hiện đại để thu hút học sinh và để các em thấy những ngày đến trường là một ngày vui, ngôi trường thân thiện với giáo viên, với học sinh. Từ những vấn đề và lý do nêu trên tôi đã ấp ủ và quyết định chọn đề tài: "Một số biện pháp tham mưu xây dựng cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Cẩm Tú".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng cơ sở vật chất nhà trường để tìm ra nguyên nhân thành công và những yếu kém, thiếu thốn từ đó đề ra những giải pháp khắc phục những khó khăn hiện tại nhằm tham mưu cho chính quyền địa phương và các cấp có thẩm quyền xây dựng những hạng mục công trình còn thiếu hoặc đã xuống cấp đưa vào sử dụng đáp ứng với những tiêu chuẩn của một trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đê phấn đấu các tiêu chí, tiêu chuẩn đề nghị nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2018 - 2019.
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục của nhà trường Tiểu học Cẩm Tú để có kế hoạch và tham mưu đề xuất theo từng giai đoạn, từng lộ trình phù hợp
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, xử lý số liệu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	 Thực hiện Thông tư Số: 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về tiêu chuẩn của Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia gồm 5 tiêu chuẩn. Trong đó Điều 9. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là một trong những tiêu chuẩn để công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia.
	Trích Điều 9 TT 59 của Bộ GD & ĐT. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
	1. Khuôn viên, cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, sân tập
	a) Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp, thoáng mát đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục;
	b) Có cổng, biển tên trường, tường rào bao quanh;
	c) Có sân chơi, sân tập thể dục thể thao.
	2. Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh
	a) Số lượng phòng học đủ cho các lớp học để không học ba ca. Phòng học được xây dựng đúng quy cách, đủ ánh sáng;
	b) Bàn ghế học sinh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh trường học; có bàn ghế phù hợp cho học sinh khuyết tật học hòa nhập;
	c) Kích thước, màu sắc, cách treo của bảng trong lớp học đảm bảo quy định về vệ sinh trường học.
	3. Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác quản lý, dạy và học
	a) Khối phòng phục vụ học tập bao gồm: thư viện, phòng để thiết bị giáo dục; khối phòng hành chính quản trị bao gồm: phòng hiệu trưởng, phòng họp;
	c)) Phòng y tế trường học có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu;
	d) Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.
	4. Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
	a) Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ;
	b) Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi;
	c) Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường.
	5. Thư viện
	a) Thư viện được trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tối thiểu và báo, tạp chí phục vụ cho hoạt động dạy và học;
	b) Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên, học sinh;
	c) Thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo hàng năm.
	6. Thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
	a) Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
	- Nhà trường có các loại thiết bị giáo dục theo danh mục tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;
	- Mỗi giáo viên có ít nhất một bộ văn phòng phẩm cần thiết trong quá trình giảng dạy, một bộ sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn giảng dạy và các tài liệu cần thiết khác;
	- Mỗi học sinh phải có ít nhất một bộ sách giáo khoa, các đồ dùng học tập tối thiểu. Học sinh người dân tộc thiểu số được áp dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục, được hỗ trợ các tài liệu, đồ dùng học tập phù hợp để hỗ trợ học tiếng Việt;
	b) Giáo viên có ý thức sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự làm một số đồ dùng dạy học đáp ứng các yêu cầu dạy học ở Tiểu học.
	c) Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và thiết bị dạy học hàng năm.
	 Không có điều kiện về cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học thì không thế nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng CSVC nhà trường chính là tạo ra môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, các phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị đồ dùng, sân chơi, bãi tập
	Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ công tác quản lí và giảng dạy.
	Khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom rác
 	Có khu vệ sinh dành riêng cho nam, dành riêng cho nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên; riêng cho học sinh nam, riêng cho học sinh nữ; Có chỗ để xe cho cán bộ, giáo viên và học sinh đảm bảo an toàn, tiện lợi; đó chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho học sinh học tập, tham gia các hoạt động tập thể, tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
	Đồng thời thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Cẩm Tú lần thứ 23 nhiệm kỳ 2016 - 2021, phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới và đưa vào Nghị quyết Đảng bộ đề nghị Trường tiểu học Cẩm Tú phấn đấu hoàn thành các tiêu chí tiêu chuẩn để đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét công nhận nhà trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào đầu năm học 2018 - 2019
	Chính vì vậy vấn đề xây dựng CSVC lại càng phải được đặt lên hàng đầu trong công tác tham mưu trình kế hoạch.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trường tiểu học Cẩm Tú được thành lập năm 1995 được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2010 tuy nhiên trong thực tế cho thấy cơ sở xuống cấp đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng lại; hệ thống một số phòng học cấp 4 xuống cấp, thiếu một số phòng học văn hóa, thiếu phòng học bộ môn, phòng phụ trợ phục vụ hoạt động của nhà trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường 
Với tổng diện tích khuôn viên nhà trường là 1010m2, trường có 18 lớp học với tổng số CBGV là 28; số học sinh: (Năm học 2016 - 2017: 489 em; Năm học 2017 - 2018: 512 em) Với số lượng học sinh đông và có xu hướng tăng dần lên trong mỗi năm học. Đối chiếu với các tiêu chí của tiêu chuẩn 3 trong Thông tư 59 BGD & ĐT về quy định Trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất thì trong thời điểm hiện tại nhà trường còn thiếu nhiều các hạng mục công trình và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học. 
 Số phòng học chưa đủ và chưa đúng quy cách, chưa đủ ánh sáng, các công trình phụ như: Nhà để xe chật không đủ chỗ cho cán bộ giáo viên (CBGV) và các em gửi xe đồng thời không đảm bảo an toàn; công trình vệ sinh của cán bộ giáo viên nhỏ, hẹp, xuống cấp. Khu nhà hiệu bộ được xây dựng từ những năm 2000 hiện đã xuống cấp, dột, mái xập xệ, không đủ phòng làm việc theo quy định. Số lượng học sinh đông nhưng nhà trường hiện tại thời điểm năm học 2015- 2016 không có sân khấu tổ chức các hoạt động tập thể; Âm thanh, thiết bị phục vụ các hoạt động ngoài trời không đảm bảo, sân trường và dường đi vào trường chóc lở, xuống cấp; các bồn hoa cây cảnh không được tôn tạo. Lớp học trang trí chưa đạt yêu cầu, mùa hè nắng nóng vì không có ri đô che cửa, mùa đông gió lạnh lùa vào lớp học. Nhà trường chưa có phòng thường trực cho bảo vệ. Bàn ghế 2 chỗ ngồi thiếu do số lượng học sinh tăng năm học 2016 - 2017.
Thống kê số liệu cơ sở vật chất trước khi áp dụng các giải pháp năm học
 2014 - 2015
Diện tích đất
Phòng học
Phòng làm việc
Bàn ghế
Phòng thường trực
Nhà vệ sinh
Nước sạch sinh hoạt
Nhà xe
Sân chơi
Giáo viên
Học sinh
0
Giáo viên
Hoc sinh
1
Giáo viên
Học sinh
Bê tông
Đất
1010m2
15
2
26
469
1
0
1
1
1
1
Nhìn chung vấn đề CSVC của nhà trường vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu hiện nay và chưa tương xứng với vị thế của một trường đạt chuẩn quốc gia. Chính vì những nguyên nhân nêu trên bản thân đã tìm ra những giải pháp cơ bản để tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện trong năm học 2015 - 2016 và đầu năm học 2016 2017 để đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một trường đạt chuẩn quốc gia đồng thời nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Sau thời gian về nhận công tác tại trường, với vai trò là người cán bộ quản lý, đứng đầu đơn vị tôi hết sức trăn trở làm cách nào để CSVC nhà trường từng bước được nâng cấp, đảm bảo phục vụ có hiệu quả cho công việc dạy và học. 
Trong quá trình công tác và khảo sát các điều kiện thực tế của nhà trường tôi đã lập cho mình một kế hoạch có lộ trình để tham mưu các cấp xây dựng CSVC cho nhà trường 
Giải pháp 1: Xây dựng và củng cố bộ máy tổ chức quản lý trong nhà trường
Công việc đầu tiên bản thân làm đó là tổ chức họp Cấp ủy chi bộ để thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tham mưu về vấn đề cần thiết phải xây dựng CSVC để phục vụ tốt cho công tác dạy và học. 
Hằng tháng, hằng quý tổ chức hội nghị chi bộ để chỉ đạo BGH, các doàn thể xây dựng kế hoạch hoạt động sát với điều kiện thực tế của nhà trường. Tập trung chỉ đạo, củng cố và chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học và nâng vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
Tích cực, thường xuyên mở rộng các mối quan hệ giữa Chi bộ, nhà trường, các đoàn thể với Đảng, chính quyền và các đoàn thể nơi đơn vị công tác đóng trên địa bàn. Trong các buổi khai giảng, tổng kết và các diễn đàn, hội nghị năm học nhà trường mời các Lãnh đạo địa phương, các đoàn thể, Hội phụ huynh về dự để họ chứng kiến các hoạt động của nhà trường đồng thời thấy rõ được nhu cấp cấp thiết của việc xây dựng cơ sở vật chất là một việc làm hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Hằng tháng dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, các đoàn thể đề ra kế hoạch hoạt động một cách chặt chẽ, sát sao. Từng ngày, từng tuần, từng tháng có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và sơ kết rút kinh nghiệm.
Sau một thời gian củng cố có hiệu quả về công tác tổ chức nhà trường dưới sự lãnh chỉ đạo của Chi bộ vị trí của nhà trường càng được nâng tầm và được tiếp thêm sức mạnh, tăng thêm sự tin tưởng của các cấp, các ngành. Chất lượng dạy và học cũng như các phong trào, các hoạt động của nhà trường đi vào ổn định và hoạt động có hiệu quả. Từ đó tạo đà cho việc tham mưu xây dựng về cơ sở vật chất được thuận lợi hơn.
Sau khi đưa ra các nội dung, các công việc và phương thức cách làm đã được các đ/c trong cấp ủy chi bộ thống nhất cao và đưa vào nghị quyết của chi bộ. 100% cán bộ đảng viên đồng tình ủng hộ việc cần thiết phải quy hoạch và xây dựng CSVC nhà trường.
- Giải pháp 2: Triển khai kịp thời nội dung, kế hoạch, lộ trình xây dựng cơ sở vật chất trong Hội đồng sư phạm nhà trường
Công việc tiếp theo là tổ chức hop toàn thể Hội đồng sư phạm để triển khai kế hoạch cụ thể của chi bộ về thời gian, lộ trình tham mưu xây dựng CSVC nhà trường trong năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo. Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm có số ít cán bộ giáo viên cũng lo lắng, băn khoăn vì nguồn kinh phí lớn mà công việc cần đầu tư xây dựng thì nhiều. Song với vai trò là người đứng đầu đơn vị tôi đã phân tích, tuyên truyền và nêu rõ kế hoạch cụ thể, có lộ trình xây dựng để cán bộ giáo viên hiểu rõ và ủng hộ. Sau khi khánh thành xong khu nhà hiệu bộ tất cả cán bộ giáo viên nhà trường đều phấn khởi và tham mưu cho Lãnh đạo nhà trường tiếp tục cải tạo, quy hoạch khuôn viên cho quang cảnh nhà trường xanh, sạch, đẹp và thân thiện.
Vào cuối học kỳ, cuối năm học Ban giám hiệu cùng bộ phận tài vụ kiểm tra, kiểm kê tài sản của nhà trường để lập tờ trình xin hỗ trợ kinh phí mua sắm và bổ sung kịp thời những thiết bị, những chỗ hư hỏng vè cơ sở vật chất 
Hằng năm vào đầu năm học mới nhà trường tổ chức bàn giao cơ sở vật chất lớp học cho giáo viên chủ nhiệm để gắn trách nhiệm bảo quản và kịp thời báo cáo cáo nhà trường có kế hoạch tu sửa. Thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình để góp phần cho trường lớp khang trang, sạch đẹp, thân thiện và đảm bảo các yếu tố, các tiêu chí của một trường đạt chuẩn nên CBGV đã tích cực hưởng ứng và chủ động, tự giác trang trí cho lớp mình. Thường xuyên làm đồ dùng dạy học để phục vụ có hiệu quả cho các bài giảng.
- Giải pháp 3: Công tác tham mưu với chính quyền địa phương
Trong thực tế cho thấy thì việc xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường là một việc làm đòi hỏi phải có nguồn kinh phí rất lớn, trong đó nguồn đóng góp tự nhân dân chỉ có mức độ. Để làm tốt công tác này thì trước mắt phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp, các ngành đặc biệt là chính quyền địa phương.
Sau khi thống nhất đưa vào chương trình hành động của chi bộ, của nhà trường đã lập kế hoạch chi tiết dự trù các nguồn kinh phí và các hạng mục công trình cần xây dựng để phục vụ cho các hoạt động dạy và học. Hằng tháng trong các hội nghị giao ban mở rộng và các diễn đàn tổ chức tại UBND bản thân đã báo cáo tham luận nêu những thuận lợi và những khó khăn về CSVC của nhà trường để các đồng chí lãnh đạo và toàn thể Đảng bộ thấy được sự cần thiết của việc nâng cấp, bổ sung, tu sửa CSVC trong nhà trường. Qua nhiều lần đề xuất, kiến nghị với những vấn đề hết sức cần thiết và nêu tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy và học và lộ trình nâng chuẩn bản thân đã Báo cáo BTV đảng ủy, UBND xã Cẩm Tú xin ý kiến phê duyệt. Sau nhiều lần lập tờ trình Đảng bộ xã Cẩm Tú, MTTQ, UBND, HĐND đã thống nhất phê duyệt các nội dung tham mưu đề xuất xây dựng về CSVC của nhà trường trong năm học. 
- Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch thúc đẩy công tác xã hội hóa 
Trước khi kết thúc năm học BGH nhà trường cùng hội trưởng hội phụ huynh các lớp, BCH hội phụ huynh và các giáo viên trong nhà trường đã kiểm tra đánh giá lại thực trạng cơ sở vật chất nhà trường, tìm ra nguyên nhân và cách tháo gỡ, bàn kế hoạch tu sửa, nâng cấp cho năm học mới. Đồng thời BGH nhà trường họp với BCH hội phụ huynh để xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường thông qua kế hoạch năm học, lập tờ trình lên UBND xã phê duyệt.
Qua các tổ chưc xã hội của địa phương nhà trường đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở vật chất. Hiểu được quy mô giáo dục trong nhà trường cũng như yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong đó yêu cầu bức xúc về xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường để họ thấy được từ đó thấy được trách nhiệm của các cấp, các ngành cần phải quan tâm đến việc học tập của con em mình, thấy được việc cần thiết phải làm dể xây dựng CSVC. Nếu không có cơ sở vật chất tốt sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của con em mình.
Sau khi kế hoạch của nhà trường đã được phê duyệt và UBND xã Cẩm Tú đã thống nhất cao chủ trương xây dựng đưa vào nghị quyết của Đảng bộ nhà trường tiếp tục tổ chức tổ chức hội nghị phụ huynh toàn trường để tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh và các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã tự nguyện tham gia hỗ trợ xây dựng CSVC cùng với trường để nâng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy.
- Giải pháp 5: Phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh nội bộ trong nhà trường 
Song song với việc tham mưu cho chính quyền địa phương và hội phụ huynh thì việc hết sức quan trọng đó là yếu tố nội lực từ chính cán bộ giáo viên trong nhà trường. Xác định rõ muốn làm một việc gì dù lớn hay nhỏ, thất bại hay thành công trong một tập thể thì khâu đoàn kết thống nhất phải dặt lên hàng đầu
Trong kế hoạch năm học và các hội nghị nhà trường đều triển khai đến tất cả cán bộ giáo viên. Tuyên truyền và triển khai kế hoạch cụ thể chi tiết cho cán bộ giáo viên nắm được kế hoạch của nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất. Phân công trách nhiệm của từng thành viên trong hội đồng và đặc biệt là các đ/c trong Cấp ủy chi bộ, BGH, BCH Công đoàn, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cùng với nhà trường tham mưu tích cực trong việc xây dựng CSVC.
Sau khi được các cấp, các ngành, các đoàn thể phê duyệt và đầu tư xây dựng bản thân tiếp tục tham mưu, triển khai kế hoạch cụ thể đối với cán bộ giáo viên tổ chức thực hiện và quy hoạch lại các vị trí, các bồn hoa, cây cảnh, các khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường. Trực tiếp cùng với tập thể cán bộ giáo viên và hội phụ huynh nhà trường tiến hành lao động dọn dẹp, trồng cây bóng mát và cây cảnh trong khuân viên nhà trường. 
Từ những công việc đã làm được để xây dựng CSVC nhà trường CBGV thấy hào hứng, phấn khởi. Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm tôi đã mạnh dạn phát động và kêu gọi tất cả cán bộ giáo viên, BCH hội phụ huynh cùng chung tay ủng hộ nhà trường để mua sắm thêm các trang thiết bị như: âm thanh loa đài, mua thêm các cây cảnh trồng trong khu vực trường, làm mới sân khấu để phục vụ cho các hoạt động tập thể ngoài trời. Mỗi ngày, mỗi tuần bộ mặt nhà trường càng khang trang, sạch đẹp hơn. Mỗi cán bộ giáo viên coi trường học là ngôi nhà thứ hai của mình
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thâ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tham_muu_xay_dung_co_so_vat_chat_tai_t.doc