SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lịch sử Việt Nam chương trình 10 ở trường THPT Mường Lát

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lịch sử Việt Nam chương trình 10 ở trường THPT Mường Lát

Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ khi bàn về tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử dân tộc đối với mỗi con người Việt Nam. Mỗi người phải trau dồi cho mình kiến thức, hiểu biết về lịch sử để hoàn thiện bản thân. Để làm tốt được điều đó thì bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp và hình thành kiến thức về lịch sử dân tộc của các em học sinh trước khi đi ra cuộc sống. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, một thực trạng đáng báo động là hiểu biết của học sinh về lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng rất hạn chế. Điều này được thể hiện trong kết quả các kì thi môn lịch sử rất thấp, thậm chí có những bài làm của học sinh còn nhầm, xuyên tạc nội dung lịch sử như ” Quang Trung-Nguyễn Huệ là hai người”, ”Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là hai anh em” hay chỉ thị rất nổi tiếng của Đảng ngày 12/3/1945 ” Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã bị học sinh xuyên tạc thành ” Nhật – Pháp bắn nhau Việt Nam vớ bở”. Vậy nguyên nhân của thực trạng đáng báo động trên là do đâu. Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng đó là học sinh không muốn, không thích học lịch sử. Việc không thích học có thể xuất phát từ ý muốn chủ quan nhưng cũng không thể không kể đến yếu tố khách quan đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là việc kiến thức lịch sử thường khá nặng, đa phần giáo viên chủ yếu dùng lại ở việc cung cấp tối đa kiến thức dẫn đến quá tải, không phát huy được sự chủ động của các em khiến các em chán nản không muốn học

Trường THPT Mường Lát với đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số trình độ còn nhiều hạn chế . Tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường rất thấp, có thể nói là thấp nhất tỉnh. Với trình độ đó thì nhiệm vụ dạy học của nhà trường khó khăn hơn rất nhiều so với miền xuôi. Vậy bằng cách nào để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách có hiệu quả, yêu thích và hứng thú với môn học của mình. Đó là trăn trở của tất cả các giáo viên trong đó có cá nhân tôi – giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử.

Trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc. Phần này đóng góp một phần trong việc hình thành kiến thức, hiểu biết của các em về lịch sử dân tộc.

Xuất phát từ đăc trưng môn học, thực tiễn học sinh khối 10 trường THPT Mường Lát tôi mạnh dạn áp dụng ” Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lịch sử Việt Nam chương trình 10 ở trường THPT Mường Lát” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm

 

doc 15 trang thuychi01 6885
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lịch sử Việt Nam chương trình 10 ở trường THPT Mường Lát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU...........1
1.1. Lí do chọn đề tài...........1
1.2. Đối tượng nghiên cứu...........1
1.3. Mục đích nghiên cứu............2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.............2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN...........2
2.1 Cơ sở lý luận...........2
2.2. Thực trạng vấn đề............2
2.3. Các biện pháp tạo hứng thú học tập...........3
2.3.1. Giáo án ngắn gọn, phù hợp đối tượng học sinh..............3
2.3.2. Khuyến khích, động viên học sinh kịp thời.............3
2.3.3. Xem phim tư liệu, tranh ảnh minh họa...........4
2.3.4. Kể chuyện nhân vật, sự kiện lịch sử............5
2.3.5. Vận dụng kiến thức liên môn...........7
2.3.6. Liên hệ thực tế........8
2.3.7. Củng cố bài học bằng trò chơi nhận diện lịch sử9
2.4. Hiệu quả của sáng kiến........................................................................13
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Là câu nói nổi tiếng của Bác Hồ khi bàn về tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử dân tộc đối với mỗi con người Việt Nam. Mỗi người phải trau dồi cho mình kiến thức, hiểu biết về lịch sử để hoàn thiện bản thân. Để làm tốt được điều đó thì bộ môn lịch sử ở trường trung học phổ thông đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp và hình thành kiến thức về lịch sử dân tộc của các em học sinh trước khi đi ra cuộc sống. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, một thực trạng đáng báo động là hiểu biết của học sinh về lịch sử nói chung, lịch sử dân tộc nói riêng rất hạn chế. Điều này được thể hiện trong kết quả các kì thi môn lịch sử rất thấp, thậm chí có những bài làm của học sinh còn nhầm, xuyên tạc nội dung lịch sử như ” Quang Trung-Nguyễn Huệ là hai người”, ”Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là hai anh em” hay chỉ thị rất nổi tiếng của Đảng ngày 12/3/1945 ” Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã bị học sinh xuyên tạc thành ” Nhật – Pháp bắn nhau Việt Nam vớ bở”... Vậy nguyên nhân của thực trạng đáng báo động trên là do đâu. Một trong những nguyên nhân đưa đến tình trạng đó là học sinh không muốn, không thích học lịch sử. Việc không thích học có thể xuất phát từ ý muốn chủ quan nhưng cũng không thể không kể đến yếu tố khách quan đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là việc kiến thức lịch sử thường khá nặng, đa phần giáo viên chủ yếu dùng lại ở việc cung cấp tối đa kiến thức dẫn đến quá tải, không phát huy được sự chủ động của các em khiến các em chán nản không muốn học
Trường THPT Mường Lát với đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số trình độ còn nhiều hạn chế . Tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường rất thấp, có thể nói là thấp nhất tỉnh. Với trình độ đó thì nhiệm vụ dạy học của nhà trường khó khăn hơn rất nhiều so với miền xuôi. Vậy bằng cách nào để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách có hiệu quả, yêu thích và hứng thú với môn học của mình. Đó là trăn trở của tất cả các giáo viên trong đó có cá nhân tôi – giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử. 
Trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT, giai đoạn lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một giai đoạn dài của lịch sử dân tộc. Phần này đóng góp một phần trong việc hình thành kiến thức, hiểu biết của các em về lịch sử dân tộc. 
Xuất phát từ đăc trưng môn học, thực tiễn học sinh khối 10 trường THPT Mường Lát tôi mạnh dạn áp dụng ” Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phần lịch sử Việt Nam chương trình 10 ở trường THPT Mường Lát” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm 
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thực hiện các biện pháp sư phạm tạo hứng thú khi học phần Lịch sử Việt Nam trong chương trình Lịch sử 10 ở trường THPT Mường Lát 
1.3. Mục đích nghiên cứu
 Sáng kiến đề xuất một số biện pháp sư pham khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT - chương trình chuẩn, nhằm tạo hứng thú học tập của học sinh
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan
- Phương pháp tiếp cận thực tiễn: điều tra về thực tiễn dạy học lịch sử ở trường THPT Mường Lát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tiến hành thực nghiệm một số bài trong giai đoạn lịch sử Việt Nam lớp 10 theo một số biện pháp đã đề pxuất
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1 Cơ sở lý luận
Hứng thú là gì?
	Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách của con người.Có nhiều khài niệm về hứng thú khác nhau
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với hiện tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất của hứng thú vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân (Nguyễn Quang Uẩn). 
Hay hiểu một cách khái quát: Hứng thú là thái độ con người đối với sự vật, hiện tượng nào đó. Hứng thú là biểu hiện của xu hướng về mặt nhận thức của cá nhân với hiện thực khách quan, biểu hiện sự ham thích của con người về sự vật, hiện tượng nào đó ( Trường cán bộ quản lý NN và PTNNII). Hứng thú của cá nhân được hình thành trong quá trình nhận thức và thực tiễn. Hứng thú tạo nên ở cá nhân những khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng. Người có hứng thú với công việc hoàn toàn khác với người làm việc tùy hứng, thiếu hứng thú với công việc.
Hứng thú trong học tập
 Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới định hướng của hứng thú. M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc”. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Vì vậy trong quá trình dạy học là sự truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học, tránh truyền thụ một chiều sẽ gây sự ỉ lại, chán nản
2.2. Thực trạng vấn đề 
 Mường Lát một trong những huyện nghèo nhất của cả nước, học sinh trường THPT Mường Lát hầu hết là con em các dân tộc thiểu số như Dao, Thái, Mông, Khơ mú,...với trình độ dân trí còn thấp, mặt bằng chung về nhận thức của học sinh chưa cao, còn rất nhiều tồn tại như:
- Nhiều em mất gốc kiến thức lớp dưới, tình trạng đọc chưa thông viết chưa thạo đang còn khá phổ biến
- Các em tiếp thu kiến thức đang còn thụ động, thiếu sự nhiệt tình, tích cực, đặc biệt là tính ỷ lại của các em rất cao
- Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân trong học tập. 
- Ngoài ra, việc học hành của các em chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mực, dẫn đến việc lơ là của học sinh trong việc học. 
- Về phía giáo viên, vẫn còn đang dạy chủ yếu theo lối mòn truyền thống, chưa tổ chức được nhiều trò chơi phục vụ cho học tập
Trong những năm qua cơ sở vật chất hạ tầng đã được nâng lên rõ rệt nhưng chất lượng đào tạo vẫn còn thấp. Làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề nan giải cho cả nhà trường và cho từng bộ môn
2.3. Các biện pháp tạo hứng thú học tập
2.3.1. Giáo án ngắn gọn, phù hợp đối tượng học sinh.
	Tâm lí chung của mỗi giáo viên, đặc biệt giáo viên trẻ như tôi khi lên lớp rơi vào tình trạng nói nhiều, viết nhiều tất cả kiến thức liên quan đến bài học hôm đó mà chưa để ý xem học sinh có tiếp nhận được hay không làm các em ngại học. Trải qua quá trình dạy học tại trường THPT Mường Lát, tìm hiểu tâm lí học sinh thì các em đều ngại học với môn nhiều kiến thức trong đó có môn lịch sử. Khi được hỏi tại có phải em không yêu thích lịch sử đặc biệt lịch sử Việt Nam? Thì học sinh trả lời “ không phải em không thích mà vì học lịch sử phải ghi nhiều quá cô ơi, nhiều bạn viết chưa thạo chỉ chép cũng không kịp cô ạ nên các bạn ngại học”. Câu trả lời của học sinh khiến bản thân tôi phải suy nghĩ lại về cách thiết kế giáo án trước khi lên lớp của mình
	Soạn giáo án là một khâu cực kì quan trọng trước khi lên lớp. Để soạn được một giáo án yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học, thực tế năng lực học sinh để đưa ra giáo án hợp lí nhất đảm bảo cung cấp kiến thức tối thiểu cần đạt, phù hợp trình độ học sinh tránh nhồi nhét kiến thức dẫn đến quá tải. Với kinh nghiệm bản thân, nắm bắt tâm lí, năng lực hạn chế của học sinh lớp 10 trường THPT Mường Lát để các em thích thú với môn học trước tiên phải tạo tâm lí thoải mái khi bước vào môn học với cảm giác của môn học ít kiến thức, đễ nhớ. 
	Cùng với việc soạn giáo án thông thường, giáo viên nên thường xuyên sử dụng giáo án điện tử vì nó là phương tiện giúp bài giảng sinh động hơn, học sinh hướng thú và dễ dàng tiếp thu bài. Khi dạy, giáo viên cần kết hợp hài hòa giữa màn hình với lời giảng và giữa màn hình với ghi bảng sao cho linh hoạt, uyển chuyển.
2.3.2. Khuyến khích, động viên học sinh kịp thời
	Chúng ta thường hay nhắc nhở, phê bình mỗi khi học sinh làm sai, vi phạm nhưng dường như quên đi sự động viên khích lệ kịp thời đối với những học sinh có tiến bộ trong học tập, rèn luyện. để các em thấy sự cố gắng của mình được thầy cô và bạn bè ghi nhận. Đặc biệt với học sinh dân tộc lòng tự ái của em rất cao. Trong một giờ ra chơi tôi có ngồi lại tại lớp 10B hỏi về tình hình học tập, một học sinh cho ý kiến “ Mỗi môn có điểm riêng biệt về kiên thức đặc biệt là cách lên lớp của thầy cô cũng tác động đến chúng em. Đa số thầy cô lên lúc nào cúng chê chúng em học kém rồi quát chúng em làm chúng em thấy sợ”. Và tôi hỏi với môn lịch sử thì sao, học sinh đó vui vẻ nói “ Em không học giỏi lịch sử nhưng khi vào môn lịch sử em thấy thích và vui vì mỗi khi cô gọi bọn em lên trả lời đều có câu “cô mời em” và sau câu trả lời của em dù sai hay đúng cô đều “cảm ơn câu trả lời của em”. Từ câu chuyện đó tôi nhận ra một điều, đôi khi những hành động, lời nói rất bình thường của giáo viên trong mỗi giờ lên lớp cũng tác động không nhỏ đến tâm lí học sinh trong môn học. 
	Một thực tế của học sinh trường THPT Mường Lát nói chung và khối 10 nói riêng là các em rất ít khi học bài cũ trước khi đến lớp. Nhiều học sinh gọi lên bảng nhiều lần vẫn không chịu học bài chỉ đưa ra câu trả lời “em chưa học bài”. Một vấn đè nan giải được đặt ra. Suy nghĩ nhiều tôi đã đưa ra biện pháp đối với kiểm tra bài cũ khối 10 không yêu cầu các em phải học bài trước liền kề mà các em có thể chọn học một bài bất kì trước đó mà các em thấy thích, sau đó tôi sẽ có câu hỏi thêm để cho điểm cao hơn. Và đã có nhiều học sinh có tiến bộ chịu học bài cũ hơn. Tại sao tôi lại đưa vấn đề học bài cũ vào để ví dụ cho biện pháp này? Bởi vì sự động viên, khích lệ học sinh có ở ngay khâu kiểm tra bài cũ. Ví dụ như với một học sinh rất nhiều lần không học bài cũ nhưng có hôm học sinh đó học bài xung phong lên bảng hoặc giáo viên gọi sổ lên kiểm tra và thuộc bài thì giáo viên cần đưa ra lời khen như “ em có cố gắng, lần sau phát huy”, “hoan nghênh tinh thần học bài của em” sẽ khiến học sinh đó vui vẻ khi sự cố gắng được ghi nhận và các em học sinh khác có ý thức hơn. Hoặc trong tiết dạy, những học sinh nào hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài giáo viên nên cho điểm để động viên học sinh đó và khích lệ học sinh khác cố gắng
	Trong khối 10 trường THPT Mường Lát năm học 2016-2017 thì lớp 10K là đối tượng yếu kém nhất khi tuyển sinh đầu vào của các em là lớp “vớt” không bị điểm liệt là đậu thì việc dạy là vô cùng khó khăn. Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo với lớp 10K giáo viên lên lớp phải khéo léo dạy đi đôi với “dỗ” để các em không chán nản, tiếp tục khơi dậy niềm ham học của các em. Tiếp nhận giảng dạy ở lớp quá kém là điều vô cùng khó khăn với tôi và các giáo viên khác. Với môn lich sử, tôi chỉ cung cấp kiến thức ít nhất và cũng không nhất thiết phải hết của tiết đó. Kiểm tra bài cũ bằng việc chỉ định trước mỗi tiết để các em về nhà chủ động học. Và kết quả 90% học sinh của lớp 10K đều học bài cũ khi được cô giáo giao. Với tôi đây đã là một thành công ở lớp này khi các em có ý thức và trách nhiệm với những gì cô giao về. Có khi có em nói tiếng kinh chưa thạo chỉ học được một nội dung trong bài tôi cũng cho điểm cao, dành những lời khen về sự cố gắng. Và học sinh trong lớp phản hồi “ lần đầu tiên thấy bạn ấy học bài cũ”. Đây là một dẫn chứng cho việc chúng ta nên nắm bắt tâm lí học sinh để đưa ra lời động viên khích lệ kịp thời. Bởi vì tâm lí chung không chỉ học sinh mà ngay cả chúng ta đều muốn được khen khi mình có cố gắng và nỗ lực.
	Vì vậy, trong mỗi giờ dạy bên cạnh sự phê bình nhắc nhở học sinh chưa tốt thì đó là những lời khen, câu nói động viên dành cho những học sinh có cố gắng. Đây là một yếu tố để các em có hứng thú, tâm lí thoải mái với môn học
2.3.3. Xem phim tư liệu, tranh ảnh minh họa
	Lịch sử là những gì đã qua và không lặp lại như các thí nghiệm vật lí, hóa học, sinh họcLàm cách nào để cho lịch sử gần hơn với thực tiễn, trực quan sinh động. Tranh ảnh, phim là đồ dùng trực quan trong dạy học các môn và nó rất quan trọng không thể thiếu. Lịch sử tuy không lặp lại nhưng chúng ta có thể tái hiện kiên thức lịch sử qua việc sử dụng tranh ảnh minh họa đặc biệt là thông qua những thước phim tư liệu hoặc dàn dựng. Lâu nay chúng ta vẫn nói học sinh bây giờ biết về các nhân vật, lịch sử của Trung Quốc hơn Việt Nam. Không khó để chúng ta nhận ra lí do tại sao lại như vậy. Hiện nay có rất nhiều bộ phim truyền hình cổ trang tái hiện lại nội dung cơ bản các thời kì lịch sử cùng các nhân vật lịch sử Trung Quốc được trình chiếu trên nhiều khung giờ khác nhau. Hay những tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc được chuyển thể thành phim như Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí, Thủy hử đã đi vào tiềm thức của mỗi người là điều không thể bàn cãi. Biết rằng phim là có hư cấu nhưng nội dung và cốt lõi của phim thì không thể thay đổi vì thế mà học sinh biết nhiều về lịch sử Trung Quốc trên một phương diện nào đấy. Vậy tại sao trong giảng dạy chúng ta không mạnh dạn sử dụng những thước phim tư liệu, phim truyền hình, phim hoạt hình lịch sử để minh họa cho bài dạy trở nên sinh động cuốn hút. Bài học nào có phim tư liệu chúng ta cần áp dụng để góp phần tái hiện, phác họa lịch sử qua lăng kính của phim ảnh trên cơ sở sự hướng dân của giáo viên. Tôi đã áp dụng biện pháp này và nhận được phản hồi tích cực từ học sinh.	Ví dụ khi dạy bài 16: Thời kì Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ thế kỉ I-X.. Giáo viên tham khảo trên mạng và có thể sử dụng đoạn phim 3D hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng[6] hoặc Vạn Xuân chiến quốc [6] ở tất cả các lớp để các em xem. Thông qua đoạn phim đó các em sẽ nhận thấy rõ được nguyên nhân Nam Hán tấn công nước ta, tương quan so sánh lực lượng ra sao? Chiến thuật của ta dưới sợ chỉ huy của Ngô Quyền như thế nào? Kết quả của trận đánh. Đoạn phim hoạt hình ngắn gọn nhưng trực quan, dễ hiểu qua hình ảnh và thuyết minh khiến các em có cảm giác thoải mái vừa học vừa giải trí. Trên cơ sở sau khi trình chiếu đoạn phim giáo viên đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cho học sinh trả lời và khái quát.
Nguồn tư liệu phim ảnh lấy ở đâu? Hiện nay, đài truyền hình Việt Nam trên vtv1 vào khung 22h có chiếu các bộ phim hoạt hình về lịch sử Việt Nam, giáo viên chúng ta có thể lấy đó là nguồn tư liệu bổ ích cung cấp cho quá trình dạy học
2.3.4. Kể chuyện nhân vật, sự kiện lịch sử
	Dạy-học lịch sử không chỉ là quá trình truyền đạt-tiếp nhận kiến thức trong sách giáo khoa giữa giáo viên và học sinh mà mục tiêu còn cần đạt về tư tưởng, kĩ năng. Từ bài học đó em có thái độ như thế nào đối với nhân vật, sự kiện lịch sử, rút ra bài học cho bản thân, kĩ năng trong cuộc sống. Lịch sử Việt Nam là những trang sử vẻ vang đầy vàng son về những thời kì đã qua, những nhân vật anh hùng trong lịch sử. Mỗi nhân vật anh hùng là tấm gương sáng để thế hệ đi sau noi theo, mỗi giai đoạn với chính sách quản lí đất nước là bài học cho việc vận dụng vào thực tiễn đất nước ngày nay. Nếu trong quá trình dạy học lịch sử chỉ dừng lại tái hiện cuộc đấu tranh, kháng chiến, khởi nghĩa này do nhân vật này hay nhân vật kia lãnh đạo, thắng lợi hoặc thất bại là chưa đủ. Như vậy sẽ không tạo được ấn tượng sâu sắc trong học sinh về nhân vật và cuộc đấu tranh đó
	Để đạt được hiệu quả trong mỗi tiết dạy khi đề cập đến nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu giáo viên thường kết hợp cho học sinh quan sát hình ảnh và kể một vài câu chuyện về nhân vật, sự kiện. Đó có thể là những câu chuyện các em đã được học, đọc hoặc bây giờ các em mới biết đến. Giáo viên lựa chọn những câu chuyện ngắn gọn, phù hợp với nội dung bài học. Có thể khi nghe xong câu chuyện, các em không nhớ chi tiết câu chuyện, chính xác niên đại cụ thể nhưng ít ra các em có thể nhớ và hình dung đó là một nhân vật như thế nào (tài năng, dũng cảm, thông minh, yêu nước), hay đó là một cuộc đấu tranh đầy hi sinh nhưng rất đỗi tự hào của dân tộc. Và đặc biệt sẽ cho các em thấy tiết học không nhàm chán và gò bó, được thay đổi không khí tiết học
	Ví dụ khi dạy bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X-XV. Mục II. Kháng chiến chống Mông-Nguyên ở thế kỉ XIII. Đây là một trong những trang lich sử chói lọi của dân tộc khi chúng ta có thể đánh thắng một dạo quân hùng mạnh trên thế giới thời bấy giờ. Yếu tố nào đã tạo nên chiến thắng vẻ vang đó? Không thể không kể đến nguyên nhân về sự lãnh đạo tài tình của các vị vua vị tướng, sự đồng lòng nhất trí của nhân dân cả nước. Để minh chứng cho nguyên nhân này giáo viên không thể không kể câu chuyện về hội nghị Diên Hồng khi các bô lão cùng đồng thanh hô vang “ ĐÁNH”, hay hội nghị Bến Bình Thanh với câu chuyện Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi không được tham dự hội nghị bàn việc nước đã tức giận bóp nát quả cam vua ban trong tay lúc nào không hay, câu chuyện về nhân vật Yết Kiêu. Qua những chuyện này GV khẳng định cho học sinh thấy được sự đồng lòng nhất trí cao độ của quân dân, tinh thần yêu nước nồng nàn của người dân Việt Nam ngay cả khi còn nhỏ tuổi trước khi tổ quốc bị xâm lăng. 
Và đặc biệt sẽ là thiếu sót nếu giáo viên không tạo biểu tượng về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với tài năng, trí tuệ, tấm lòng trung nghĩa, tầm nhìn xa trông rộng Để tạo biểu tượng nhân vật này giáo viên sơ lược về tiểu sử và có thể kể câu chuyện về ông như sau: Năm 1285, quân Mồng nguyên ồ ạt tấn công nước ta lần thứ hai, Trần Quốc Tuấn ra lệnh rút quân để bảo toàn lực lượng và cho nhân dân dùng chiến thuật “vườn không nhà trống”. Giặc vào Thăng Long rồi tiến sâu xuống Thiên Trường nơi đóng bộ chỉ huy của ta. Vua Trần THánh Tông lo ngại, ướm hỏi oongxem có nên hàng không. Ông khẳng khái trả lời: “Bệ hạ chém đầu tôi đi rồi hãy ra hàng!”. Năm 1288, giặc một lần nữa kéo sang xâm lược nước ta. Vua Trần lại hỏi ông: “Năm nay giặc thế nào?”. Ông đáp: “Năm nay giặc đến dễ đánh”. Bấy giờ đoàn thuyền lương của giặc bị tiêu diệt ở Vân Đồn (Quảng Ninh). Bộ binh của chúng chờ mãi không được, quyết định rút lui. Nắm ý đồ đó ông bố trí lực lượng, tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền của giặc, làm nên trận Bạch Đằng lịch sử. Đất nước trở lại yên bình. Trần Quốc Tuấn không chỉ là một nhà quân sự thiên tài mà còn là một người có đạo đức trong sáng. Sử chép rằng: cha ông khi sắp mất, cầm tay ông mà trối rằng: “Con không vì cha mà lấy lại thiên hạ thì cha chết cũng không nhắm được mắt”. Ông rất thương cha nhưng không cho là phải. Có lần ông đem chuyện này nói với các con ông. Hưng Vũ vương Quốc Nghiễm thưa: “Việc ấy đối với người khác họ cũng không nên làm, huống chi là người trong cùng một họ”. Quốc Tuấn lấy làm phải. Nhưng Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lại nói rằng: “Tống Thái Tổ là một người làm ruộng, chỉ nhờ gặp thời vận mà lấy được thiên hạ”. Quốc Tuấn liền tuốt gươm ra nói: “Bọn bề tôi phản loạn đều chính do những đứa con bất hiếu mà ra”. Nói rồi có ý giết đi. Quốc Nghiễm vội chạy ra xin, nhận tội thay, mãi sau mới được tha. Khi ông sắp mất, bảo Quốc Nghiễm rằng: “Khi ta mất, đậy nắp quan tài đâu đó xong xuôi rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng khóc”.
Năm 1300, ông ốm nặng, vua Trần Anh Tông đén thăm, nhân tiện hỏi: “Chẳng may Quốc công mất, giặc phương Bắc đến xâm lược thì làm thế nào?”. Ông dặn rằng: “Mới rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng lòng, cả nước góp sức nên giặc chịu bị bắt. Vả lại khoan thư sức dân để làm kế sâu bền gốc rễ, đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_phan.doc