SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả thư viện lớp học ở lớp 2A4 Trường Tiểu học … trong mô hình trường học mới VNEN

SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả thư viện lớp học ở lớp 2A4 Trường Tiểu học … trong mô hình trường học mới VNEN

Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, tầm quan trọng của thư viện không hề bị giảm đi mà vẫn còn nguyên những giá trị nhân văn của nó.

Trong nhà trường, thư viện có vai trò như là một cơ quan truyền thông, nhằm mục đích cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh, là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập và giảng dạy trong nhà trường.

Đặc biệt trong mô hình trường học mới Việt Nam, việc sử dụng thư viện trong dạy học lại càng có vai trò quan trọng. Vì bản chất của mô hình trường học mới Việt Nam là tăng cường khả năng tự học của học sinh nên nguồn thông tin trong thư viện là một công cụ đắc lực hỗ trợ các em trong việc tự học. Và một thư viện ngay trong lớp học (thư viện lớp) là một trong những ưu việt của mô hình dạy học này. Bởi vì:

- Thư viện lớp tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu ngay trong các tiết học.

- Thư viện lớp là nơi rất hữu ích để học sinh tiến hành các dự án nghiên cứu nhỏ. Nhiều khi tài liệu hướng dẫn học không cung cấp đủ nội dung để hoàn thành mục tiêu như đã đề xuất, vì vậy việc tìm kiếm các thông tin tham khảo ở thư viện lớp là rất cần thiết.

- Thư viện lớp đồng thời cũng được sử dụng để giúp học sinh giải trí và phát triển óc sáng tạo. Bởi sách là nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em. Qua việc đọc các em có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp.

Thực tiễn cho thấy việc xây dựng thư viện mới dừng ở xây dựng thư viện cấp trường, còn thư viện lớp học ở đa số các lớp trong trường còn mang tính hình thức. Thư viện lớp được trang trí khoa học, đẹp mắt nhưng các đầu sách còn quá sơ sài, nghèo nàn về chủng loại, hiệu quả sử dụng chưa cao nên chưa khai thác được tác dụng to lớn mà thư viện lớp mang lại. Đặc biệt một số giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của thư viện lớp học, chưa phát huy hết tác dụng của thư viện lớp học trong các tiết học. Bên cạnh đó học sinh lại chủ yếu đọc các sách truyện tranh, truyện vui trong thư viện mà chưa biết sử dụng để phục vụ cho môn học, bài học.

 

doc 12 trang thuychi01 9484
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả thư viện lớp học ở lớp 2A4 Trường Tiểu học … trong mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT
Mục lục
Trang 
1
 1. PhÇn më ®Çu
3
2
1,1. Lí do chọn đề tài. 
4
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
4
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
4
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
4
6
 2. PhÇn NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
4
7
2.1. Cơ sở lí luận.
4
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
5
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
6
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
18
11
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
19
12
3.1. Kết luận.
19
13
3.2. Bài học.
19
14
3.3. Kiến nghị.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
Thư viện ra đời với sứ mệnh gắn liền với tri thức. Thư viện luôn đồng hành cùng con người với sự tiến hóa của nhận thức, mở mang tầm nhìn, phát triển của khoa học, bảo tồn và phát huy văn hóa. Đối với xã hội học tập ngày nay, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, tầm quan trọng của thư viện không hề bị giảm đi mà vẫn còn nguyên những giá trị nhân văn của nó. 
Trong nhà trường, thư viện có vai trò như là một cơ quan truyền thông, nhằm mục đích cung cấp thông tin để giải đáp thắc mắc, thỏa mãn óc tò mò, tìm hiểu của học sinh, là một động lực đóng góp vào việc cải tiến giáo dục trong nhà trường, nhằm mục đích sử dụng các nguồn tài liệu để hỗ trợ cho sự thay đổi cách học tập và giảng dạy trong nhà trường. 
Đặc biệt trong mô hình trường học mới Việt Nam, việc sử dụng thư viện trong dạy học lại càng có vai trò quan trọng. Vì bản chất của mô hình trường học mới Việt Nam là tăng cường khả năng tự học của học sinh nên nguồn thông tin trong thư viện là một công cụ đắc lực hỗ trợ các em trong việc tự học. Và một thư viện ngay trong lớp học (thư viện lớp) là một trong những ưu việt của mô hình dạy học này. Bởi vì:
- Thư viện lớp tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu ngay trong các tiết học. 
- Thư viện lớp là nơi rất hữu ích để học sinh tiến hành các dự án nghiên cứu nhỏ. Nhiều khi tài liệu hướng dẫn học không cung cấp đủ nội dung để hoàn thành mục tiêu như đã đề xuất, vì vậy việc tìm kiếm các thông tin tham khảo ở thư viện lớp là rất cần thiết. 
- Thư viện lớp đồng thời cũng được sử dụng để giúp học sinh giải trí và phát triển óc sáng tạo. Bởi sách là nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em. Qua việc đọc các em có thể giáo dục chính mình, tích lũy và tăng khả năng tưởng tượng, trải nghiệm một cách gián tiếp...
Thực tiễn cho thấy việc xây dựng thư viện mới dừng ở xây dựng thư viện cấp trường, còn thư viện lớp học ở đa số các lớp trong trường còn mang tính hình thức. Thư viện lớp được trang trí khoa học, đẹp mắt nhưng các đầu sách còn quá sơ sài, nghèo nàn về chủng loại, hiệu quả sử dụng chưa cao nên chưa khai thác được tác dụng to lớn mà thư viện lớp mang lại. Đặc biệt một số giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của thư viện lớp học, chưa phát huy hết tác dụng của thư viện lớp học trong các tiết học. Bên cạnh đó học sinh lại chủ yếu đọc các sách truyện tranh, truyện vui trong thư viện mà chưa biết sử dụng để phục vụ cho môn học, bài học.
Xuất phát từ những lý do kể trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả thư viện lớp học ở lớp 2A4 Trường Tiểu học  trong mô hình trường học mới VNEN” nhằm chú trọng cải tiến phương pháp dạy học, hướng tới việc phát triển năng lực cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp sư phạm nhằm sử dụng hiệu quả thư viện lớp học ở lớp 2 trong mô hình trường học mới Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, tổng kết một số về vấn đề xây dựng và sử dụng có hiệu quả thư viện lớp học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh lớp 2 trong Trường Tiểu học thực hiện dạy chương trình VNEN.
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 
Để thành công đề tài tôi đã có sự kết hợp hài hòa giữa các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Thông qua việc lựa chọn, nghiên cứu tài liệu để tổng hợp, đúc rút lý thuyết về thư viện và thư viện lớp học.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua quá trình quan sát thực tế, thu thập thông tin để nắm bắt về thực trạng thư viên lớp học, từ đó tìm ra biện pháp tổ chức thư viện lớp học hiệu quả, cuốn hút góp phần nâng cao chất lượng dạy – học.
- Phương pháp thống kê: Thống kê chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng kinh nghiệm từ đó nắm bắt được hiệu quả của hoạt động đem lại.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Thông qua nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn công tác để tổng kết đúc rút kinh nghiệm cho sáng kiến.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
Thư viện trường học được đề cập đến trong Pháp lệnh thư viện “là loại hình thư viện thuộc hệ thống thư viện chuyên ngành, đa ngành, loại hình thư viện nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”.
	Thư viện ở trường Tiểu học là nơi tập trung đầy đủ sách, có khả năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu, những thắc mắc của giáo viên, học sinh trong việc dạy và học đồng thời cũng là trung tâm giải trí, cung cấp cho học sinh nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đặc sắc.
	Thực hiện Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 về việc ban hành quy đinh tiêu chuẩn thư viện Trường phổ thông. Theo quyết định thư viện phải làm thế nào để thu hút được nhiều bạn đọc, tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi tham gia đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó ngày 22/7/2008, Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ra đời thì vai trò của thư viện trong nhà trường càng được coi trọng hơn. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực” song song với mô hình “ Thư viện thân thiện” ra đời.
	Mô hình “ Thư viện thân thiện” đạt chuẩn gồm có: 
	Phòng thư viện đa năng (do nhân viên làm thư viện quản lý).
	Thư viện xanh (Thư viện xanh hay thư viện ngoài trời ở đây được hướng tới là những chòi ngoài trời, tán cây xanh hay những gầm cầu thang là những không gian thư viện phù hợp. Thư viện xanh sẽ do nhóm cộng tác viên thư viện hoặc lớp trực tuần quản lí). 
	Thư viện lớp: Thư viện lớp chỉ đơn giản là một giá sách, một tủ sách nhỏ hay thậm chí chỉ là một giỏ sách nhỏ được bố trí tại lớp học. Thư viện góc lớp là giải pháp cho các trường có phòng thư viện nhà trường  hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách. Loại hình thư viện này tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu, đồng thời hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học, tăng cường tính tự quản của học sinh.Tổ chức hoạt động: Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ côngthi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họaHọc sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng thư viện nhà trường:
Trường Tiểu học tôi đang công tác được công nhận  đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2000 và Thư viện đạt thư viện tiên tiến năm 2007. Công tác xây dựng và phát triển thư viện là một trong những công tác trọng tâm được BGH nhà trường quan tâm, chỉ đạo sát sao. Đặc biệt trong năm học 2012- 2013 trường là một trong 4 Trường của huyện Thọ Xuân được chọn để dạy thực nghiệm mô hình trường học mới VNEN. Theo mô hình này thư viện lớp học có vai trò vô cùng quan trọng, nên nhà trường đã có đủ 3 bộ phận của thư viện thân thiện, đó là: phòng thư viện đa năng; thư viện xanh và thư viện lớp học. 
- Phòng thư viện của nhà trường có tổng diện tích 48m2, được trang bị đầy đủ tủ giá, bàn ghế một cách hợp lý khoa học. Vốn tài liệu được bổ sung đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu bạn đọc, phục vụ tốt chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Thư viện có quy chế hoạt động phù hợp với chương trình dạy học và các hoạt động khác của trường. 
- Không gian thư viện xanh khoảng 90 m2, thư viện có mài vòm che, được trang trí đẹp mắt. Hàng tuần, nhân viên thư viện đều thay đổi các chủng loại sách đểt hu hút học sinh hàng ngày vào đọc.
- Thư viện lớp học do giáo viên chủ nhiệm và Hội đồng tự quản các lớp chịu trách nhiệm. Thư viện được bài trí, sắp xếp đẹp mắt theo gu thẩm mỹ của từng lớp. Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo.
Tuy nhiên, hoạt động của thư viện vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:
+ Không gian thư viện đa năng còn bó hẹp, kho sách chung với phòng đọc gây khó khăn cho việc phục vụ đọc tại chỗ.
+ Bạn đọc chưa có phương pháp đọc sách, thường đọc theo sở thích, qua loa.
+ Vốn tài liệu thư viện chưa thật sự phù hợp với đối tượng và nhu cầu bạn đọc thư viện. 
+ Thư viện lớp còn nghèo nàn, đôi khi thư viện ở một số lớp chỉ là hình thức khi có phong trào thi đua hay trang trí lớp và các dịp nào đó mà nhà trường phát động.
2.2.2. Thực trạng lớp 2A4.
Năm học 2018 - 2019, Lớp 2A4 có 31 học sinh, trong đó có 12 học sinh nữ. Học sinh chủ yếu là ở thôn Đăng Lâu. Phụ huynh học sinh thuộc vùng đồi của xã nên chủ yếu trồng mía và cây công nghiệp.
* Ưu điểm:
 Là một trường học theo mô hình VNEN nên học sinh ngay từ lớp 1 BGH nhà trường chỉ đạo thực hiện dạy tốt môn Tiếng Việt. Vì vậy, đa số học sinh đã đọc thông, viết thạo.
Các em đều chăm ngoan, có ý thức học tập và rất ham mê đọc sách. 
Đa số phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Luôn có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong học tập cũng như giáo dục con em.
* Tồn tại:
- Một bộ phận học sinh trong lớp chưa có thói quen đọc các sách tham khảo vì vậy sách có ở thư viện cùng gần như “ thừa” trong mắt các em. 
- Một bộ phận khác lại thấy sách trong thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của các em hiện nay hoặc đôi khi các em không có hứng thú bởi trên giá sách của góc lớp chỉ là những quyển sách cũ, nhàu nát trong khi các em lại thích những trò chơi thú vị hơn khi giờ ra chơi đến như: Đá bóng, đá cầu, nhảy dây
Bản thân tôi khi nghiên cứu đề tài này đã phát phiếu điều tra về nhu cầu, sự đam mê của các em đối với thư viện lớp học:
Sĩ số HS
lớp 2A4
HS hay đọc sách
HS thỉnh thoảng
đọc sách
HS không đọc sách
31
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
5
16,1
17
54,9
9
29,0
Trong số các em hay đọc và thỉnh thoảng đọc sách, tôi phát phiếu điều tra về như cầu đọc các loại của các em và cụ thể như sau:
- HS thích đọc truyện tranh: 15 em chiếm tỉ lệ 48,3%.
- HS thích đọc truyện cổ tích: 9 em chiếm tỉ lệ 29,0%.
- HS thích đọc sách tham khảo: 5 em chiếm tỉ lệ 16,1% 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Giải pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất của thư viện lớp học.  
Muốn học sinh đam mê đọc sách thì trước hết tủ sách phải được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn; đầu sách phải phong phú, đa dạng và thường xuyên bổ sung các đầu sách. Nhưng để xây dựng được một thư viện lớp đúng yêu cầu thì quả là một khó khăn với bất cứ giáo viên nào. Vì vậy, ngay vào đầu năm học, tôi đã họp bàn với Hội BCH phụ huynh lớp cùng với Ban thư viện để lên kế hoạch xây dựng. 
Trước khi xây dựng kế hoạch, tôi đã cùng Ban thư viện khảo sát tình hình thư viện của lớp (theo mô hình trường học mới VNEN, thư viện lớp học được nhà trường bố trí)
Qua khảo sát cho thấy:
- Về giá sách: Theo mô hình trường học mới VNEN giá sách đã được nhà trường mua từ năm học 2013 - 2014 khi mới thực hiện chương trình. Đến nay, giá sách đã cũ, không được đẹp mắt. 
- Về sách: Thư viện đã được cấp sách song số lượng rất ít, chỉ có hai loại sách. Đó là 10 quyển sách truyện được tài trợ cho học sinh miền núi và 5 quyển sách tham khảo.
Từ thực trạng có được, tôi đã cùng với các em trong Ban thư viện xây dựng kế hoạch để trang trí và bổ sung các loại sách cho thư viện lớp.
Sau một tháng, với sự nỗ lực của từng thành viên, thư viện lớp tôi đã hoàn thành đem lại cho lớp một không khí vô cùng phấn khởi. Cụ thể:
- Giá sách: Để tạo sự bắt mắt, gây hứng thú cho học sinh, tôi đã cùng Ban thư viện và nhờ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh để trang trí lại tủ thư viện
- Sách tham khảo: 25 quyển đủ chủng loại phù hợp với các bài học để học sinh tham khảo.
- Sách truyện tranh: 30 quyển (Đô - rê - mon; Shin - cậu bé bút chì; Thám tử lừng danh Cô - nan)
- Sách truyện cổ tích, truyền thuyết: 15 quyển (Thánh Gióng; Thạch Sanh; Sọ Dừa; sự tích Hòn Trống Mái, sự tích Cây vú sữa; Tấm Cám
- Sách về khoa học: 7 quyển (Vỉa hè khoa học; Ruột ơi là ruột; Bách khoa tri thức học sinh; Mười vạn câu hỏi vì sao?... )
- Báo - Tạp chí: Toán tuổi thơ, Văn học tuổi trẻ, Báo nhi đồng.....
( Một số hình ảnh thư viện lớp 2A4)
Giải pháp 2: Thành lập Ban thư viện lớp học.
Cùng với việc thành lập Hội đồng tự quản của lớp, tôi hướng dẫn học sinh thành lập Ban thư viện. Tôi cho các em thảo luận xây dựng tiêu chuẩn của thành viên thư viện. Sau đó tổ chức cho các em đã ứng cử vào Ban thư viện. Mỗi học sinh ứng cử đều có bài thuyết trình nhiệm vụ của bản thân đối với Ban thư viện. Sau khi ứng cử lớp sẽ tiến hành bầu Ban thư viện. Các em đủ tiêu chuẩn gồm:
Đào Thị Thu An 4. Nguyễn Vũ Hoàng.
Kiều Văn Đức. 5. Nguyễn Ngọc Yến Nhi
Phan Văn Anh Phúc 6. Nguyễn Thị Thanh Hoa.
Sau khi thành lập được Ban thư viện lớp tôi đã hướng dẫn, định hướng để các em tự phân công nhiệm vụ của từng thành viên theo khả năng của mỗi em. 
Giải pháp 3: Khơi gợi niềm đam mê đọc sách. 
Đọc sách rất cần thiết đối với con người nói chung và đối với học sinh nói riêng. Những cuốn sách có hay đến đâu, có giá trị đến đâu mà không có người đọc thì chúng cũng chỉ là một mớ giấy chẳng có tác dụng gì. Và nếu bắt buộc bị đọc thì người ta cũng không thể cảm nhận được cái điều mà người viết sách muốn nói. Như vậy khơi dậy niềm đam mê đọc sách là một hoạt động nên làm đặc biệt là với học sinh ở tiểu học. Tuy nhiên, không phải cứ hô hào “đọc đi” là học sinh sẽ đọc sách mà phải khơi gợi cho trẻ niềm đam mê đọc sách. Để khơi dậy niềm đam mê đọc sách của trẻ tôi đã tiến hành một số biện pháp nhỏ như sau: 
+ Giáo viên đọc mẫu một số truyện trong thư viện trong 15 phút đầu giờ với giọng đọc tình cảm lôi cuốn HS.
+ Giáo viên đố HS tìm tên nhân vật trong truyện, tìm người thông minh, phá án nhanh nhất
Tôi đã gợi ý để Ban thư viện của lớp tổ chức những cuộc thi đơn giản. Cụ thể là:
* Thi giới thiệu sách, đọc sách: Hàng tuần (vào các tuần lẻ) mỗi nhóm sẽ chọn cử một bạn thi giới thiệu về một cuốn sách có trong tài liệu thư viện lớp mà các em yêu thích, hoặc lần lượt mỗi bạn sẽ đọc chung cho cả lớp nghe một câu chuyện sau đó cả lớp thảo luận ý nghĩa của câu chuyện
* Thi kể hoặc vẽ về một nhân vật trong sách mà em yêu thích:  Hàng tuần (vào các tuần chẵn) mỗi nhóm sẽ chọn cử một bạn thi kể về một nhân vật có trong truyện hoặc mỗi em vẽ một bức tranh về một nhân vật trong sách (thư viện lớp) mà em yêu thích.
* Thi viết về cuốn sách mà em yêu thích: Hàng tháng mỗi học sinh sẽ viết cảm nghĩ của mình về một cuốn sách (có trong thư viện) mà em yêu thích.
Từ đó học sinh sẽ tìm tòi khám phá các cuốn sách có trên giá sách của thư viện lớp học.
Giải pháp 4: Đưa sách đến gần các giờ học và các hoạt động của lớp.
Thư viện lớp là môi trường học tập thuận lợi, dồi dào các bộ sưu tập sách, hỗ trợ học sinh học tập và tra cứu. Mặt khác, rất nhiều sách sẽ bị bỏ quên nếu học sinh không sử dụng nó trong quá trình học tập. Để sách gần gũi và thú vị hơn với học sinh tôi đã đưa sách đến gần các giờ học và các hoạt động của lớp bằng nhiều cách khác nhau. Trong phạm vi và khuôn khổ đề tài này tôi chỉ xin được trình bày một số biện pháp và một số ví dụ minh họa.
*Sử dụng thư viện lớp để hoàn thành các yêu cầu trong tài liệu: “Hướng dẫn học”.
Sách: “Hướng dẫn học” không thay đổi về chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng vì mô hình trường học mới đề cao vai trò tự học của học sinh nên có những nội dung để hoàn thành các em cần phải tự tìm hiểu thêm kiến thức từ các tài liệu khác (ngoài Hướng dẫn học). Lúc này thư viện lớp chính là giải pháp hỗ trợ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Ví dụ 1: Trong bài 3A(tiết 2): Có bạn thật là vui - HDH Tiếng Việt 2 tập 1.
Ở hoạt động thực hành 3 (hoạt động nhóm) - trang 56
3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A?
 A B
 a) Ngăn cản 1) Dùng vai đẩy
 b) Hích vai 2) không cho đi, không cho làm
 c) Thông minh 3) nhanh trí, sáng suốt
 d) Hung ác 4) sừng có nhiều nhánh của hươu, nai
 e) Gạc 5) dữ tợn và độc ác
 ®) G¹c
Ở nội dung này, với phương pháp dạy học cũ thì đa phần giáo viên cung cấp kiến thức cho học sinh vì vốn từ ngữ của các em rất nghèo nàn. Các em gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết những nội dung liên quan đến vấn đề từ ngữ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa của từ, câu. Còn với mô hình trường học mới Việt Nam, các em phải tự mình nghiên cứu trao đổi để khai thác kiến thức nên học sinh rất lúng túng. Trong trường hợp này, tôi đã gợi ý cho học sinh sử dụng Từ điển Tiếng Việt để đối chiếu kết quả mà các em đã thảo luận để bổ sung và thống nhất ý kiến.
* Sử dụng thư viện lớp để hoàn thành các nghiên cứu nhỏ:
Giáo dục bắt nguồn từ các nhu cầu của cuộc sống và mục đích sau cùng của giáo dục là để phục vụ cuộc sống. Trong mô hình trường học mới Việt Nam, việc kết nối giữa kiến thức nhà trường với cuộc sống thực của học sinh, kết nối kiến thức nhà trường với thực tế xã hội là một yếu tố quan trọng được thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động. Việc tổ chức cho các em thực hiện những dự án nghiên cứu nhỏ là vô cùng cần thiết để các em được thực hành kiến thức, hình thành kỹ năng và trải nghiệm thực tế, đặc biệt là để các em tham gia phục vụ nhu cầu hàng ngày của chính bản thân mình và của nhà trường trong khả năng có thể của các em. Tuy nhiên, với lứa tuổi các em, kiến thức thực tế chưa nhiều nên các em thường lúng túng khi vận dụng. Tôi đã giúp các em hoàn thành các nghiên cứu của mình thông qua thư viện lớp.
Ví dụ : Xây dựng dự án “Vườn rau kế hoạch nhỏ”
Tôi đã xây dựng phong trào “Vườn rau kế hoạch nhỏ” để cho học sinh của lớp có điều kiện được tham gia thực hành kiến thức, kỹ thuật. Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc các em đã gặp khó khăn vì thực tế đó là việc các em chưa hề làm. Tôi đã gợi ý các em tìm đọc những cuốn sách về trồng trọt có trong thư viện lớp để tìm hiểu thêm các kỹ thuật cần thiết. 
* Sử dụng thư viện lớp để phát triển năng lực học sinh:
Mô hình trường học mới Việt Nam chỉ thay đổi về phương pháp học tập chứ không thay đổi nội dung chương trình, chính vì vậy những tài liệu học tập cũ vẫn còn nguyên giá trị của nó nếu ta biết cách khai thác. Mặt khác lớp học VNEN tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận sự không đồng đều về thời gian và yêu cầu hoàn thành công việc của mỗi học sinh. Do đó, để củng cố kiến thức và phát huy năng lực của học sinh, tôi đã hướng dẫn các em sử dụng tài liệu cũ thay cho “phiếu chờ” để làm thêm các bài tập khó hơn, yêu cầu cao hơn trong khi các bạn khác còn đang thực hiện các hoạt động của bài.
 Ví dụ 1: Trong bài 9A: Ôn tập - Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 1 - Trang 81.
Sau hoạt động thực hành, học sinh có thể sử dụng cuốn Bồi dưỡng Tiếng Việt cho học sinh lớp 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 2 (bài 6 trang 28) để luyện tập một số bài cùng kiến thức.
	Những bài làm tốt sẽ được sử dụng, trưng bày vào góc học tập môn Tiếng việt để các học sinh khác trong lớp tham khảo và làm phong phú thêm kiến thức sử dụng sách ở thư viện lớp 2A4.
	Ngoài ra các em còn có thể sử dụng các quyển sách của thư viện lớp như Bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 và Tiếng Việt nâng cao 2 để thực hành thêm.
Ví dụ 2: Trong bài 25: Em đã học được những gì? - Hướng dẫn học Toán 2 tập 1A - Trang 61, 62.
Sau hoạt động thực hành, những học sinh có năng lực sẽ sử dụng cuốn Toán nâng cao lớp 2 trong thư viện lớp để làm thêm bài tập.
	Những bài làm tốt sẽ được sử dụng, trưng bày vào góc học tập môn Toán để các học sinh khác trong lớp tham khảo và làm phong phú thêm
 	(Sản phẩm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_hieu_qua_thu_vien_lop_hoc_o_lo.doc