SKKN Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học Vnen

SKKN Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học Vnen

 Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của con người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản hoặc văn bản. Có thể nói, đây là những khái niệm cơ bản mà lí luận dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp quan tâm nghiên cứu. Luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 chính là quá trình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe – nói cơ bản. Luyện kĩ năng nghe – nói theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học sinh tới những hoạt động giao tiếp – hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo lập, sản sinh lời nói. Một trong những mục tiêu cơ bản của việc rèn luyện kĩ năng nghe – nói ở Tiểu học là hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ - năng lực hoạt động lời nói cho học sinh, bao gồm năng lực lĩnh hội về lời nói (nghe) và năng lực sinh sản lời nói (nói).

 Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp; giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hóa. Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho các em trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hằng ngày.

 

doc 20 trang thuychi01 77448
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học Vnen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
 Giao tiếp ngôn ngữ là một hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của con người. Sản phẩm của các hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là ngôn bản hoặc văn bản. Có thể nói, đây là những khái niệm cơ bản mà lí luận dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp quan tâm nghiên cứu. Luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 chính là quá trình nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp và tư duy, giúp các em có năng lực giao tiếp với các kĩ năng nghe – nói cơ bản. Luyện kĩ năng nghe – nói theo quan điểm giao tiếp, tức là hướng học sinh tới những hoạt động giao tiếp – hoạt động tiếp nhận, cảm thụ và hoạt động tạo lập, sản sinh lời nói. Một trong những mục tiêu cơ bản của việc rèn luyện kĩ năng nghe – nói ở Tiểu học là hình thành, rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ - năng lực hoạt động lời nói cho học sinh, bao gồm năng lực lĩnh hội về lời nói (nghe) và năng lực sinh sản lời nói (nói). 
 	 Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng chính là việc dạy cho các em biết sử dụng linh hoạt các nghi thức lời nói vào cuộc hội thoại cụ thể một cách phù hợp; giúp học sinh luyện tập cách đối thoại có văn hóa. Phát triển kĩ năng nghe – nói cho học sinh là phát triển kĩ năng hội thoại, giao tiếp cho các em trong các cuộc thoại gắn với đời sống học tập, sinh hoạt hằng ngày.
 Là giáo viên của một trường dạy học theo mô hình trường học mới VNEN nên tôi rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học: Coi quá trình tự học của học sinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. 
	 Ở sách hướng dẫn học Tiếng Việt 2 việc rèn kĩ năng nghe – nói chủ yếu là hoạt động theo nhóm (nhóm đôi, nhóm lớn). Đặc biệt luyện kĩ năng nghe – nói thông qua hoạt động nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hết sức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. Việc luyện kĩ năng luyện nghe – nói theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Để hoạt động phát huy được tối ưu vai trò của nó trong dạy học, giáo viên và học sinh cần có những kĩ năng gì? .
 	Bản thân luôn trăn trở và tâm đắc với việc phải rèn cho học sinh lớp 2 kỹ năng nghe – nói tốt nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2 theo mô hình dạy học VNEN” để giúp học sinh mạnh dạn, tự tin và phát triển tốt các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp góp phần giáo dục các em trở trành những con người phát triển toàn diện tiến tới hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
 Nắm vững mục tiêu, kiến thức, nội dung, phương pháp và hình thức luyện kĩ năng nghe – nói cho học sinh lớp 2, để học sinh ý thức được kĩ năng nghe – nói trong giao tiếp và rèn luyện thành thục kĩ năng đó. Điều này có nghĩa là năng lực ngôn ngữ phải được hình thành cùng với việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
 Kĩ năng nghe – nói của học sinh lớp 2B
b. Phạm vi nghiên cứu
Trong lớp 2B – Trong trường Tiểu học Tượng Lĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lý thuyết
 	 - Tài liệu
 	 - Nội dung
 	 - Cơ sở lí luận
b. Phương pháp chuyên gia
 	 Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của tổ, khối, chuyên môn.
c. Phương pháp thực tập sư phạm.
 	 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp trao đổi.
 	 - Phương pháp thực hành.
 - Phương pháp làm mẫu.
 - Phương pháp nêu gương, động viên khuyến khích.
 - Phương pháp thống kê.
 - Phương pháp kiểm định.
 - Phương pháp so sánh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 theo mô hình trường học mới VNEN . Tôi thấy việc dạy nghe – nói trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2 được thể hiện ở rất nhiều hoạt động, ở hầu hết các nội dung học tập. Chẳng hạn, ở nội dung luyện đọc, học sinh đọc thành tiếng trong nhóm hay trước lớp đồng thời được rèn luyện và phát triển các kĩ năng nghe – nói (nghe bạn đọc câu, đoạn, bài; nêu được nhận xét việc đọc của bạn). Ở nội dung luyện đọc – hiểu, học sinh được luyện nghe – hiểu các câu hỏi và yêu cầu của thầy, cô; nghe – hiểu câu trả lời của bạn và luyện kĩ năng nói : trả lời câu hỏi đọc – hiểu, nhận xét ý kiến của các bạn,
 	Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 rất chú trọng rèn kĩ năng nghe – nói cho học sinh. Hầu như ở tất cả các bài học, ở các hoạt động học tập môn Tiếng Việt, các em đều được luyện nói theo những hình thức đa dạng dưới đây:
Phát biểu trình bày ý kiến riêng của cá nhân;
Hỏi – đáp theo cặp;
Trao đổi trong nhóm, thảo luận chung cả lớp;
Kể lại đoạn truyện học hoặc câu chuyện đã đọc;
Kể lại việc đã làm hoặc đã chứng kiến.
 Như vậy, luyện nghe – nói là hoạt động thường xuyên trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2 với các hình thức đa dạng. Khi dạy ngôn ngữ nói, giáo viên cần xác định rõ ràng rằng ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết. Nó giúp học sinh nói một cách linh hoạt, tự nhiên, tránh được sự máy móc và khô cứng trong biểu đạt ngôn ngữ. Việc học kĩ năng nghe – nói đòi hỏi học sinh phải tự tin vào bản thân. Thầy cô giáo là người tạo dựng, khích lệ, động viên, thúc đẩy sự tự tin đó cho các em.
2. Thực trạng về kỹ năng nghe - nói đối với học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Tượng Lĩnh: 
1. 2. Thực trạng:
 “Quan sát” thực tế rèn luyện kĩ năng nghe – nói Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 tôi còn thấy những thuận lợi và khó khăn sau: 
a. Về giáo viên :
* Thuận lợi
 	 Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kết, có năng lực chuyên môn, năng lực điều hành và tạo cơ hội để giáo viên phát huy hết tài năng vốn có của mình.
 	 Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi học tập và giảng dạy.
 Là trường dạy học theo mô hình VNEN giáo viên được tập huấn, được tiếp cận với phương pháp dạy học mới hiện đại và tiên tiến.
* Khó khăn :
 	 Bản thân giáo viên là người Miền Trung, đặc biệt là người Thanh Hóa nên sự phát triển về ngôn ngữ mang những nét đặc sắc riêng của người dân địa phương. Cùng với môi trường sống của các em, hằng ngày được giao tiếp với ngôn ngữ rất riêng của xứ Thanh nên việc rèn cho các em phát triển ngôn ngữ chuẩn là rất khó khăn và là điều tôi quan tâm hàng đầu. 
b. Về học sinh
* Thuận lợi
 Các em đều chăm ngoan, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
 Phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.
 Học sinh trường Tiểu học Tượng Lĩnh được học theo mô hình trường học mới VNEN, với mô hình dạy học này các em được chú trọng đến phát triển các kĩ năng. Học sinh được trải nghiệm, được hợp tác, thảo luận, chia sẻ là điều kiện thuận lợi giúp các em phát triển tốt các kĩ năng đặc biệt là kĩ năng nghe – nói.
 Học sinh trong lớp đều tích tực, chủ động hợp tác và khả năng tự học tự quản tốt.
 	* Khó khăn: 
 	 Khi luyện kĩ năng nghe – nói nhiều học sinh chưa tự tin trước đám đông. Ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, gò bó mình. Nhiều học sinh đã dám tự đứng trước lớp để diễn đạt ý mình nói nhưng chưa thể hiện được điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt trong giao tiếp. 
 	 Nhiều em vẫn còn ở nhà với ông bà vì bố mẹ đi làm xa nên việc tự học của các em vẫn chưa chủ động.
 	 Người thân của các em giao tiếp với nhau bằng tiếng địa phương nên các em cũng học tập theo.
2. 2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2017 – 2018. 
 	 Vào đầu năm học 2017 – 2018, để có cơ sở cho việc rèn kĩ năng nghe – nói có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát kết quả của 36 học sinh lớp 2B, kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát đầu năm học về kĩ năng nghe – nói
TSHS
36 em
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Kĩ năng nghe
8
22,2%
13
36,1%
15
41,7%
Kĩ năng nói
6
16,6%
10
27,7%
20
55,7%
.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
 Để giúp cho các em học sinh lớp 2 có kĩ năng nghe – nói được tốt, tự tin với đúng ngữ điệu của từng tình huống tôi đã có một số biện pháp sau :
3.1. Biện pháp 1: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh.
 	 Đối với học sinh học theo mô hình trường học mới VNEN vai trò của Hội đồng tự quản là vô cùng quan trọng, chính vì thế, nếu phát huy tốt vai trò của các thành viên trong Hội đồng tự quản học sinh sẽ giúp cho học sinh được hình thành, rèn luyện và phát triển tốt nhiều các kỹ năng trong đó có kỹ năng nghe – nói thông qua vai trò của hội đồng tự quản.
Vào đầu năm học, giáo viên tổ chức cho học sinh bầu Hội đồng tự quản, để bầu Hội đồng tự quản thì tất cả học sinh trong lớp đều được tự ứng cử. Sau đó được tranh cử bằng các bài thuyết trình trước lớp trước khi tất cả các thành viên trong lớp tham gia bỏ phiếu bầu chủ tịch Hội đồng tự quản và các phó chủ tịch hội đồng tự quản.
Chọn ban: Các em đã chọn được ban mình thích thì bầu trưởng ban. Được thảo luận chia sẻ cùng ban để đưa ra kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng quý, từng học kỳ và cả năm học.
 Tự học trong nhóm: Trong quá trình học tập các em được chia sẻ ý kiến của mình được lắng nghe ý kiến của bạn, được đại diện trong nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm trước lớp. 
Mặt khác, với mô hình dạy học VNEN, bản thân tôi thường xuyên cho học sinh luôn phiên trong Hội đồng tự quản và các nhóm trưởng để tất cả các em được trải nghiệm. Bước đầu, một số học sinh nhút nhát còn rụt rè nhưng sau khi được sự động viên của cô giáo, sự hỗ trợ của các bạn trong nhóm các em đều mạnh dạn, tự tin và thể hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu làm tốt vai trò của Hội đồng tự quản học sinh góp phần lớn vào việc phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh đặc biệt là kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trìnhđặc biệt là kỹ năng nghe – nói.
3. 2. Biện pháp 2: Rèn kĩ năng nghe – nói thông qua tăng cường tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến cá nhân.
 	Đối với học sinh lớp 2, việc phát biểu ý kiến riêng của cá nhân là một yêu cầu tương đối khó đối với các em vì hoạt động này đòi hỏi khá cao về sự sáng tạo. Nếu giáo viên không chú ý hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ này, dễ dẫn đến tình trạng các em bắt chước nhau phát biểu một cách máy móc theo mẫu hoặc theo ý kiến của bạn phát biểu trước.
 Ví dụ: Nói lời an ủi (bài 11C), có hoạt động sau:
 Từng bạn trong nhóm hãy nói lời an ủi ông (bà) trong mỗi tình huống dưới đây:
Khi cây hoa quý của ông (bà) trồng bị chết.
Khi kính đeo mắt của ông (bà) bị vỡ.
 Cả nhóm nhận xét câu nói của từng bạn và bình chon câu nói hay nhất.
 Với yêu cầu nêu trên, bài học đã hướng đến rèn cho học sinh lớp 2 kĩ năng nói lời an ủi phù hợp với tình huống giao tiếp, với nhân vật giao tiếp, vai giao tiếp,Giáo viên cần khích lệ để học sinh nhập vai trong mỗi tình huống, biết xác định rõ mình đang an ủi ai, mình sẽ nói lời an ủi ông (bà) thế nào để ông (bà) bớt buồn phiền. Khi nhập vai như vậy, lời nói của mỗi em sẽ tự nhiên hơn, chân thực hơn.
 	Trong hướng dẫn học Tiếng Việt 2, nhiều bài học còn có những hoạt động yêu cầu cho học sinh nêu nội dung theo tranh ảnh theo cách hiểu, cách nghĩ, cách diễn đạt của mình. Ví du: (Bài 13B, trang 48, tập 1B)
 - Nói với các bạn về bức tranh em dã vẽ tặng bố.
- Đưa tranh ra cho các bạn cùng nhóm xem.
- Giới thiệu hình vẽ trong tranh. Có thể nói thêm vì sao em muốn tặng bố tranh này.
- Đọc lời đề tặng em viết dưới tranh.
Có những bài học đòi hỏi sự sáng tạo cao hơn ở học sinh. Các em phải quan sát tranh, hiểu tình huống thể hiện trong tranh, từ đó hình thành câu chuyện về các nhân vật trong tranh, tạo lời thoại cho từng nhân vật trong tranh. Ví dụ: (bài 18B, trang 118, tập 1B)
1. Xem tranh, trả lời câu hỏi:
- Trong mỗi tranh có ai?
- Người đó đang làm hoặc nói gì?
2. Kể lại câu chuyên theo tranh
 - Mỗi bạn kể về sự việc trong một bức tranh, bắt đầu từ tranh 1 đến tranh 3.
- Một hoặc hai bạn kể cả câu chuyện theo tranh.
 - Thảo luận để đặt tên cho câu chuyện. Viết tên câu chuyện vào vở.
 	Những yêu cầu của các bài học nêu trên đòi hỏi học sinh phát biểu theo suy nghĩ, cách nhìn nhận, cách đánh giá của riêng mình. Để giúp học sinh thực hiện yêu cầu này, giáo viên cần giúp đỡ học sinh hình thành các ý cần nói bằng nhiều cách khác nhau, tùy từng loại nội dung học tập yêu cầu.
 + Đưa ra cho học sinh các câu hỏi định hướng, gợi ý cách suy nghĩ, hình thành ý kiến để phát biểu.
 + Giúp học sinh hình dung thật cụ thể về tình huống nói năng (các em phát biểu về điều gì hoặc nói chuyện với ai, người đó đang có tâm trạng/ cảm xúc/ suy nghĩthế nào; em muốn nói điều gì với người đó; em thấy điều đó nhằm mục đích gì).
 	+ Quan sát cách nói làm mẫu (người làm mẫu phát biểu ý kiến riêng của cá nhân có thể là giáo viên hoặc một số học sinh trong lớp).
 Với loại bài học yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến cá nhân, giáo viên cần khích lệ các em đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để đối chiếu, so sánh, bình luận.
 	 Nếu tổ chức cho học sinh hoạt động học tập như vậy, chắc chắn các em có thể đưa ra được nhiều ý kiến khác nhau, trong đó sẽ có ý kiến độc đáo, bất ngờ mà chỉ lứa tuổi các em mới có những ý nghĩ ngộ nghĩnh, trong sáng, đáng yêu như vậy. Giáo viên cần đặc biệt chú trọng việc khích lệ, động viên đối với những em bước đầu biết nêu ý kiến theo suy nghĩ của riêng mình để các bạn khác trong lớp học tập. Mọi ý kiến của học sinh dù đúng hay sai, trước tiên cần khen ngợi khả năng suy nghĩ độc lập, sự mạnh dạn, tự tin trong trình bày, sau đó mới giải thích cho học sinh về sự chính xác hay chưa thật chính xác, đúng hay chưa thật đúng Theo cách này, Giáo viên sẽ dần hình thành và phát triển ở học sinh khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong diễn đạt, sự tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, mong muốn, nguyện vọngcủa cá nhân trong cuộc sống.
 	 Ngoài ra, để giúp học sinh nói tự tin, mạnh dạn, giáo viên cần cho các em tập các kĩ năng phụ trợ như:
 + Tập hít thở sâu để cảm thấy thư giãn và tự tin trước và trong khi nói.	 + Học cách tiếp xúc mắt với người nghe, biết mỉm cười và nhìn thẳng vào người nghe.
 + Học cách nói rõ ràng, chậm rãi. 
 Một trong những biện pháp hữu hiệu để rèn kĩ năng phát biểu ý kiến cá nhân cho học sinh là tạo cơ hội cho học sinh được luyện đọc to trước lớp. Trong các giờ tập đọc, giáo viên mời các em đọc to trong nhóm và đọc to rõ ràng trước lớp. Khi học sinh đọc to trước một nhóm bạn bè, các em sẽ dần dần tự tin trước đám đông. Giáo viên sử dụng các bài thơ trong chương trình học và yêu cầu học sinh đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm và trước cả lớp. Giáo viên có thể giúp học sinh có cách trình diễn bài thơ theo cách riêng của mình. Khi luyện đọc thơ diễn cảm trước lớp, điều quan trọng là phải tạo ra được không khí tự nhiên vui vẻ trong lớp để các em có được sự tự nhiên, hứng thú với hoạt động trình diễn trước đông người, không đặt nặng yêu cầu đọc đúng hay nghiêm túc.
3.3. Biện pháp 3: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua tổ chức hoạt động theo nhóm đôi thật hiệu quả.
 	 Ở chương trình Tiếng Việt 2 dạy theo mô hình trường học Việt Nam mới VNEN có rất nhiều nội dung học tập đòi hỏi học sinh phải hợp tác theo cặp đôi để thực hiện nghe – nói theo yêu cầu của bài. Hoạt động theo cặp sẽ giúp học sinh học tập hào hứng hơn, tích cực hơn : một em nói, một em nghe để đáp lời.
Ví dụ: 
 * (Bài 9C, trang 124, tập 1A)
 - Luyện nói lời mời, nhờ, đề nghị lịch sự, đúng tình huống.
 - Bạn nêu tình huống, em nói lời mời, nhờ, đề nghị. Sau đó đổi vai.
 * (Bài 4C, trang 55, tập 1A)
 - Cùng bạn đóng vai nói lời xin lỗi của em trong những trường hợp sau:
Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.
Cô giáo cho em mượn quyển sách.
Em bé nhặt hộ em chiếc bút rơi.
* ( Bài 14C, trang 68, tập 1B)
 - Thay nhau hỏi và trả lời:
Chị Nga và Hà nhắn tin cho Linh Bằng cách nào?
Vì sao chi Nga và Hà phải viết tin nhắn cho Linh?
Chị Nga nhắn Linh những gì?
Hà nhắn Linh những gì?
 Khi hoạt động theo cặp ở lớp 2, có nhiều em còn nhút nhát, chưa tập trung, dễ rơi vào tình trạng chờ đợi thụ động, máy móc hoặc hoạt động hỏi – đáp, giao tiếp giả, không tạo ra những lời trao – đáp thực sự tự nhiên. Giáo viên cần có bước làm mẫu trước lớp và sắp xếp từng cặp học sinh hợp lí, sao cho cặp nào cũng có em mạnh dạn, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ nghe – nói trong nhóm.
 Đối với yêu cầu hỏi – đáp theo cặp trước hết giáo viên cần giúp học sinh:
 - Nhận biết thế nào là luôn phiên lượt lời, sự đổi vai từ người nói sang người nghe và ngược lại trong quá trình hỏi – đáp, đối thoại với nhau, tánh tình trạng thụ động máy móc trong việc đưa ra các lời thoại.
 - Dành thời gian hoặc nêu các câu hỏi để suy nghĩ hoặc tranh luận để dự đoán/ phán đoán câu đáp của người đối thoại với mình và dự kiến lời thoại tiếp theo của mình.
 - Tổ chức cho học sinh đóng vai thực hiện hội thoại có sự luôn phiên lượt lời. Để học sinh có thể tạo ra các lượt trao – đáp một cách tự nhiên, chủ động, luôn hướng vào đích giao tiếp, giáo viên cần tạo ra môi trường hội thoại thoải mái, cỏi mở sao cho học sinh cảm thấy tự tin và mạnh dạn vận dụng kĩ năng và kinh nghiệm giao tiếp sẵn có của mình. Giáo viên cần luôn nhắc học sinh tập trung lắng nghe lời trao của đối tác hội thoại để có thể đưa ra lời thoại thích hợp.
 Trong những nội dung học tập mà học sinh phải thường xuyên làm việc theo cặp là luyện tập về nghi thức lời nói giáo viên cần chú ý những điểm sau:
 - Tạo dựng các tình huống giao tiếp để luyện tập các nghi thức nói. Đó có thể là tình huống giao tiếp thực sự như nói lời cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ yêu cầu, đề nghịthầy, cô giáo, các bạn trên lớp hoặc tình huống giả định khi đóng vai ông bà, cha, mẹ, người lớn tuổi, các em nhỏ, để nói lời khẳng định, phủ định hoặc lời động viên, an ủi, bày tỏ sự ngạc nhiên, thán phục,trong các khung cảnh không gian khác nhau. Khi các em thực hành hội thoại, giáo viên nên lưu ý các em cách xưng hô đúng vai giao tiếp, giữ đúng vai khi giao tiếp, đặc biệt là những em đóng vai các thành viên khác nhau trong gia đình. Học sinh chỉ có thể có được lời nói tự nhiên khi các em thực sự “sống”, thực sự nhập vai và có cơ hội bộc lộ những trải nghiệm của mình trong tình huống giao tiếp đó. Để học sinh có thể hình dung được tình huống nêu trong các bài tập rèn kĩ năng sử dụng nghi thức lời nói, giáo viên cần nêu ra những câu hỏi, những gợi mở giúp các em liên tưởng đến những tình huống tương tự gần gũi mà các em được trải nghiệm hoặc đã được quan sát, chứng kiến.
 - Giúp học sinh lưu ý rõ vai giao tiếp và yêu cầu giữ đúng vai giao tiếp trong hội thoại. Giáo viên cần có những hướng dẫn và có thể nói mẫu cụ thể trong một số tình huống để học sinh học tập cách giao tiếp.
 - Giúp học sinh nhận ra các sắc thái biểu cảm trong các ngôn từ giao tiếp để học sinh có thể chủ động lựa chọn sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp, mục đích giao tiếp và vai giao tiếp
 - Gợi ý học sinh thực hành sử dụng nghi thức lời nói theo hình thức đóng vai. Khi tổ chức cho học sinh đóng vai để thực hiện hội thoại, giáo viên cần chú ý khai thác, phát hiện và phát triển vốn tiếng Việt của các em, phát huy kinh nghiệm bản ngữ, tạo cơ hội để học sinh tạo lập được lời nói tự nhiên trong tình huống mới, giúp cho việc học nói đối với các em trở nên nhẹ nhàng thiết thực và hiệu quả hơn.
 Trong quá trình học sinh thực hành theo cặp, giáo viên cần đến từng nhóm hướng dẫn học sinh rõ ràng, thành câu và bước đầu nói đúng ngữ điệu các loại câu cơ bản. Khi các em nói, giáo viên lưu ý quan sát và lắng nghe để nhận xét cách nói, tư thế, tác phong khi nói và sửa lỗi phát âm, lỗi dùng từ, đặt câu của các em.
3. 4. Biện pháp 4: Nâng cao kĩ năng nghe – nói thông qua họat động nhóm và chia sẻ trước lớp.
 Khi dạy Tiếng Việt 2 theo mô hình VNEN rất nhiều nội dung học tập đòi hỏi học sinh phải hợp tác, trao đổi trong nhóm. Vậy để hoạt động học tập nghe – nói theo nhóm đạt hiệu quả cao giáo viên cần :
 	 - Huấn luyện, “đào tạo” được các nhóm trưởng như những “giáo viên nhỏ” trong nhóm để điều hành các thành viên của nhóm tham gia nhịp nhàng vào hoạt động nghe – nói của nhóm mình.
 	 - Giáo viên cần theo dõi sát từng nhóm và không b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_luyen_ki_nang_nghe_noi_cho_hoc_sinh_lo.doc