SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang

Như chúng ta đã biết, bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ quan trọng, giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Trong phân môn Luyện từ và câu thì hai nhiệm vụ rèn luyện về từ và rèn luyện về câu luôn có mối liên mật thiết với nhau. Luyện từ và câu lớp 2 giúp học sinh mở rộng vốn từ, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu, bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu thích môn Tiếng Việt.

Qua thực tế giảng dạy trước đây và bây giờ là việc dự giờ thăm lớp ở lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi thấy vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là phương tiện để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Vì vậy, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và câu vì nó đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên.

 

doc 23 trang thuychi01 6903
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
	Như chúng ta đã biết, bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người Việt Nam. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở Tiểu học có vị trí hết sức quan trọng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ quan trọng, giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh khi sử dụng Tiếng Việt thì việc các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh có đủ điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong học tập các môn văn hóa, trong việc viết văn bản. Trong phân môn Luyện từ và câu thì hai nhiệm vụ rèn luyện về từ và rèn luyện về câu luôn có mối liên mật thiết với nhau. Luyện từ và câu lớp 2 giúp học sinh mở rộng vốn từ, cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ loại, rèn cho học sinh kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu, bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu. Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu thích môn Tiếng Việt.
Qua thực tế giảng dạy trước đây và bây giờ là việc dự giờ thăm lớp ở lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng, tôi thấy vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là phương tiện để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Vì vậy, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn Luyện từ và câu vì nó đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên.
Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học Luyện từ và câu, cho nên trong những năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian vào việc tìm hiểu phương pháp dạy học phân môn này. Thực tế, tôi đã vận dụng có hiệu quả qua các tiết dạy học trên lớp, và tham gia thao giảng các cấp. Đặc biệt, tôi đã có tiết dạy đạt xuất sắc cấp Tỉnh. Nay trên cương vị một người quản lý, tôi vẫn dành nhiều thời gian vào tìm hiểu phân môn này với mong muốn đưa ra một số một số biện pháp chỉ đạo dạy học ở trường đạt hiệu quả và cũng là để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp. Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang hi vọng sẽ là những kinh nghiệm bổ ích để các đồng nghiệp cùng chia sẻ!
2. Mục đích nghiên cứu	
	Tìm ra những khó khăn vướng mắc của giáo viên và học sinh thông qua các giờ dạy và các bài tập Luyện từ và câu để tìm ra một số biện pháp cụ thể nhằm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu lớp 2 nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu Lớp 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 
	- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề.
	- Phương pháp thực nghiệm.
	- Phương pháp điều tra khảo sát, thống kê.
II. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận.
	Luyện từ và câu là phân môn nền tảng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Luyện từ và câu giúp học sinh có năng lực sử dụng vốn ngôn ngữ Tiếng Việt trong nói và viết. Từ đó, sử dụng Tiếng Việt văn hóa một cách thành thạo làm công cụ tư duy để học tập giao tiếp và lao động. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó, kiến thức được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một tăng trong cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp. Chính vì vậy, việc dạy Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm được ngôn ngữ, không nắm được phương pháp giao tiếp. Việc dạy từ và câu ở giai đoạn đầu giúp học sinh nắm được vốn tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện học tập và phát triển toàn diện. Thực tế cho thấy, hiệu quả giáo dục nhiều mặt của Luyện từ và câu là rất to lớn. Nó giúp học sinh phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgic và các năng lực trí tuệ như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích tổng hợp và các phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, cần cù. Ngoài ra, phân môn Luyện từ và câu còn có vai trò hướng dẫn và rèn cho học sinh kĩ năng nói, đọc, viết.
	Nhiệm vụ rèn luyện về câu của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 là giúp học sinh quen với các kiểu câu như : Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ? một số thành phần trong câu, tập dùng một số dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, trọng tâm là dấu chấm và dấu phẩy). Dạy Luyện từ và câu ở lớp 2 nói riêng còn giúp cho học sinh hiểu về cấu tạo của từ, khái niệm về từ và câu, có được những kĩ năng mà học sinh cần đạt trong giờ học đó là: Biết dùng từ, đặt câu trong nói và viết, nói đúng, nói dễ hiểu và sử biết dụng các câu văn hay, nhận ra những từ, câu chưa hay để loại ra khỏi vốn từ của mình. Bên cạnh đó, dạy từ và câu ở lớp 2 giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ (phong phú hóa vốn từ), nắm được nghĩa của từ (chính xác hóa vốn từ), quản lí phân loại vốn từ (hệ thống hóa vốn từ và luyện tập sử dụng từ), tích cực hóa vốn từ. Ngoài ra học sinh còn nắm được văn hóa chuẩn của lời nói, rèn cho học sinh khả năng tư duy lôgic cao và khả năng thẩm mĩ.
	Phân môn Luyện từ và câu còn có tác dụng to lớn trong quá trình phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Qua phân môn Luyện từ và câu các em nắm được từ và mở rộng vốn từ, giải nghĩa của từ và về câu. Các em nắm được các kiểu câu, các dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than), biết cách sử dụng từ và câu phù hợp với ngữ cảnh và lời nói. Ngoài ra, nội dung chương trình của phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học được xây dựng phù hợp với yêu cầu phát triển lời nói của học sinh, giúp các em mở rộng thêm kiến thức trong quá trình học tập, lao động và giao tiếp ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn, đạt kết quả cao hơn. 
2. Thực trạng của việc dạy học Luyện từ và câu lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang.
2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên : 
	Qua việc dự giờ trên lớp cũng như dự giờ thao giảng cấp trường tôi nhận thấy:
	- Các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn điệu, chưa phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
	- Tiết Luyện từ và câu thường trầm không sôi nổi, học sinh tập trung chú ý chưa cao. Giáo viên lại phải chuẩn bị nhiều đồ dùng cho một tiết dạy. Mặt khác đồ dùng trực quan sẵn có ở thiết bị nhà trường chưa đáp ứng đủ cho các tiết học
	- Dạy Luyện từ và câu là khó so với các phân môn khác, có nhiều từ, câu chưa phân định rõ ràng nên trong khi giảng dạy giáo viên còn lúng túng trong việc giúp học sinh phân định từ, câu.
	- Việc rèn luyện các kĩ năng nghe nói, đọc viết, cho học sinh chưa được thường xuyên
Ví dụ 1 : Khi dự giờ lớp 2B bài “Từ ngữ về muông thú” (tuần 23)
	Nhận xét: Sau khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Xếp tên các con vật vào hai nhóm thích hợp (thú nguy hiểm và nhóm thú không nguy hiểm), giáo viên yêu cầu học sinh tìm thêm tên một số loài thú nguy hiểm và thú không nguy hiểm chưa có tên trong bài tập để giúp học sinh mở rộng vốn từ, có học sinh nêu tên con rắn nhưng giáo viên đã công nhận câu trả lời của học sinh là đúng. Tuy nhiên, tên con rắn mà học sinh liệt kê vào muông thú là sai vì nó thuộc loài bò sát.	
	Ví dụ 2 : Khi dự giờ lớp 2A bài Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy (Tuần 26).
 Nhận xét : Giáo viên lần lượt hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu của ba bài tập (SGK trang 73,74). Sau đó cho học sinh lần lượt giải ba bài tập đó rồi cho học sinh nhận xét, kết luận, tiếp đó giáo viên chốt kiến thức. Giờ dạy trôi qua một cách buồn tẻ do phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của giáo viên đơn điệu không gây được hứng thú học tập cho học sinh dẫn đến học sinh làm việc mệt mỏi, có em không tập trung học bài dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao.
	2.2.Thực trạng học của học sinh:
 	Qua khảo sát dự giờ học sinh lớp 2, tôi nhận thấy việc học và làm bài tập Luyện từ và câu của học sinh có nhược điểm sau:
	- Về Từ : Học sinh tìm còn sai yêu cầu, số lượng ít, hiểu nghĩa từ còn mơ hồ, phát hiện từ loại chậm....
	- Về Câu : Đặt câu chưa rõ nghĩa, tìm bộ phận trả lời của câu theo mẫu còn thừa hoặc thiếu, sử dụng dấu câu chưa thành thạo...
	Để minh chứng cho điều này, năm học 2015- 2016 tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khả năng nắm kiến thức Luyện từ và câu của học sinh hai lớp 2A,2B theo từng giai đoạn (trước thực nghiệm và sau thực nghiệm) thông qua các bài khảo sát ( trước thực nghiệm) và kiểm tra đối chứng ( sau thực nghiệm).
	Bài khảo sát số 1 : Thời điểm sau khi học xong tuần 4, kiểm tra đồng thời cả hai lớp 2A và 2B.
	Bài 1 : Tìm các từ:
	- Chỉ đồ dùng học tập M : bút
	- Chỉ hoạt động của học sinh M : đọc
	- Chỉ tính nết của học sinh M : chăm chỉ
	Bài 2 : Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả:
	Trời mưa to Hòa quên mang áo mưa Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình đôi bạn vui vẻ ra về.
	Kết quả khảo sát bài số 1 :
Lớp
Sĩ số
Kết quả
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2A
25
6
24
9
36%
8
32%
2
8%
2B
23
5
21,7
8
34,8
7
30
3
13,5
	Nhận xét về bài làm của học sinh : Nhìn chung nhiều em hiểu bài và làm bài tập tương tốt tốt, các em tìm tương đối chính xác, biết sử dụng dấu câu, nhiều em trình bày bài sạch sẽ cho nên điểm của các em khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số em còn chưa xác định đúng từ, xác định cách ngắt câu chưa đúng, có em nắm kiến thức chưa chắc nên khi làm bài tập còn tẩy xóa rất nhiều. 
	Ví dụ : Ở bài 1 có em tìm từ chỉ đồ dùng học tập là xe đạp; tìm từ chỉ hoạt động của học sinh là ngoan. Ở bài 2 do chưa hiểu kĩ cách ngắt câu nên nhiều em ngắt không đúng chỗ nên khi đọc lên có những câu vô nghĩa như Trời mưa to Hòa; Hòa quên áo mưa Lan...
	Như vậy, qua kết quả khảo sát ta có thể thấy nguyên nhân dẫn đến sai sót này là do đây là bước đầu học sinh tiếp xúc và làm quen với Luyện từ và câu nên các bài làm của các em còn nhiều hạn chế và thiếu sót cả về kiến thức và kỹ năng cơ bản. Bên cạnh đó do nhận thức cảm tính nên sự vận dụng vốn sống vào trong bài tập còn thiếu chính xác; khả năng xác định từ, câu của học sinh còn kém, các em còn nhầm lẫn dấu câu: dấu chấm và dấu phẩy. 
	Từ việc làm bài tập của học sinh, tôi thấy khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh là chưa cao. Việc rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản : nghe, nói, đọc, viết cho học sinh chưa thường xuyên. Vì vậy khả năng diễn đạt của các em chưa thật sự tốt ở cả hai mặt nói và viết. Khi giao tiếp, tôi thấy học sinh nói chưa lưu loát. Đồng thời các em thường nói nhỏ khi chưa chắc chắn đúng, nói theo cảm tính suy nghĩ của mình, nên không trau chuốt, không thành câu. Viết câu chưa đúng chính tả như chưa chấm câu, chưa viết hoa, viết thiếu bộ phận chính..
	Tóm lại, khả năng giao tiếp và nắm bắt ngôn ngữ của các em còn nhiều vấn đề cần bàn. Vì thế, vấn đề cần đặt ra là phải tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp hữu hiệu kịp thời để khắc phục nhược điểm, hạn chế của học sinh.
3. Một số biện pháp chỉ đạo dạy tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ở trường Tiểu học Xuân Quang.
	3.1. Biện pháp thứ nhất : Giúp giáo viên xác định đúng mục tiêu cần đạt của mỗi bài tập và mục tiêu của tiết học.
	Phân môn Luyện từ và câu lớp 2 không có bài lý thuyết cung cấp cho học sinh kiến thức từ ngữ để ghi nhớ và học thuộc mà từ ngữ được cung cấp thông qua các bài tập thực hành nên yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành là yêu cầu cơ bản trong từng tiết học Luyện từ và câu. Mỗi bài dạy Luyện từ và câu lớp 2 thường có hai phần : Mở rộng vốn từ (phần từ) và bài tập về câu (phần câu). Vì vậy, giáo viên muốn dạy tốt thì phải xác định rõ mục tiêu của tiết học đó là mỗi bài cần cung cấp kiến thức gì cho học sinh? kiến thức đó cung cấp trên cơ sở nào? Bên cạnh đó, giáo viên cần phải chú ý “tích hợp” các kiến thức và kỹ năng trong tiết học với những kiến thức kỹ năng đã học trước đó, tích hợp với vốn sống của các em. Giáo viên cần giúp các em hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách phù hợp.
	Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu tuần 26 ( Tiếng Việt 2 tập 2 trang 73)
	* Mục tiêu về kiến thức : Giúp học sinh nhận biết một số loài cá nước ngọt, nước mặn (BT1); kể tên một số con vật sống dưới nước (BT2). Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy.
 	* Mục tiêu về kĩ năng: Giúp học nắm bắt, hiểu biết về các loài vật sống dưới nước để vận dụng vào cuộc sống. Hình thành kĩ năng tư duy, biết đặt dấu câu đúng chỗ, hợp lí.
	Như vậy, dựa trên mục tiêu cần đạt thì sau bài học giáo viên cần phải giúp học sinh nắm được các nội dung kiến thức đó là: 
	- Nhìn hình ảnh hoặc bề ngoài các em biết tên một số loài cá nước ngọt, nước mặn như cá thu, cá chép, cá quả,...
	- Nhớ và kể tên một số loài vật sống dưới nước như tôm, cá, mực, cua biển, ghẹ, hải cẩu, cá heo, ...
	- Biết sử dụng dấu phẩy trong câu văn đúng lúc, đúng chỗ.
	Bên cạnh đó giáo viên cần giúp học sinh biết “tích hợp” kiến thức các bài học trước đó để vận dụng hiệu quả vào bài học trong tiết học này. Cụ thể, trước đó, ở tuần 25 các em được học chủ điểm mới đó là chủ điểm Sông biển. Và tất cả các bài tập đọc, kể chuyện, chính tả đều thuộc chủ để sông biển. Bởi vậy, muốn giúp các em làm tốt các bài tập này thì giáo viên phải giúp các em nhớ lại những kiến thức và kỹ năng của các bài học tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện để trên cở sở đó, củng cố và mở rộng vốn từ cho các em một các hiệu quả nhất.
	Ví dụ: Tuần 25 và 26 lớp 2, học sinh học chủ đề về Sông biển, học sinh được học các bài tập đọc, chính tả, kể chuyện như: Tôm càng và cá con, Vì sao cá không biết nói. Như vậy qua các bài học này các em đã có một vốn hiểu biết cũng như vốn từ ngữ nhất định về các con vật sống dưới nước. Vì vậy, khi dạy bài Luyện từ và câu tuần 26 “Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy” giáo viên sẽ định hướng để học sinh nhớ và vận dụng các kiến thức của các bài học này để làm các bài tập trong tiết học một các hiệu quả.
	3.2. Biện pháp thứ hai : Định hướng để giáo viên lựa chọn các hình thức học tập, các biện pháp tổ chức thực hiện thích hợp cho mỗi tiết học.
	Việc lựa chọn các hình thức hoạt động của học sinh trong một tiết học có tác dụng rất lớn để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, tạo không khí sôi nổi trong giờ học giúp các em hứng thú với tiết học và các em nắm kiến thức một cách hiệu quả. Nội dung các tiết Luyện từ và câu chủ yếu là luyện tập thực hành nên khi chuẩn bị một tiết dạy, tôi thường định hướng cho giáo viên khi dạy cần kết hợp các hoạt động của học sinh trong các tiết học theo các hình thức:
	- Làm việc độc lập
	- Làm việc theo nhóm
	- Làm việc chung theo đơn vị lớp
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu Tuần 33 (Tiếng Việt 2 tập 2 trang 129), giáo viên cần lựa chọn các hình thức hoạt động của từng bài như sau:
 	Bài 1 : Tìm từ ngữ chỉ một ngành nghề của những người vẽ trong tranh dưới đây:
 Đây là bài tập dựa vào tranh để tìm từ, trước hết, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân quan sát kĩ từng bức tranh để tìm từ sau đó gọi học sinh nối tiếp phát biểu tìm từ.
 Bài 2 : Tìm thêm những từ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết. 
 Mẫu: thợ may.
 Ở dạng bài tập này, cần thay đổi hình thức học cá nhân sang học nhóm, tùy vào số học sinh của lớp giáo viên chia thành 3-4 nhóm và tổ chức thi tìm nhanh các từ. Sau đó, các em viết từ vào giấy khổ to và trong thời gian nhất định các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên tổng kết các từ học sinh tìm được và tuyên dương nhóm tìm được nhiều, nhanh, chính xác để tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
 Bài 3 : Trong các từ dưới đây, những từ nào nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
	(Anh hùng, cao lớn, thông minh, gan dạ, rực rỡ, cần cù, đoàn kết, vui mừng, anh dũng)
 Với bài tập này, giáo viên vẫn cho học sinh hoạt động theo nhóm nhưng là nhóm đôi. Các em trao đổi theo cặp để tìm từ, sau đó gọi đại diện của 2 hay 3 nhóm nêu kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 Bài 4 : Đặt câu với mỗi từ tìm được ở bài tập 3
 Sang đến bài tập 4, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, sau một thời gian các em làm việc gọi học sinh trả lời theo kiểu nối tiếp nhau sau đó nhận xét và chữa câu các em đã đặt.
 Với cách kết hợp các hình thức dạy học khi dạy Luyện từ cho học sinh sẽ đạt hiệu quả rất cao, nhất là đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ, các em được hoạt động theo nhiều hình thức, phát huy được vốn từ có sẵn của bản thân đồng thời tạo ra sự tự tin, mạnh dạn trao đổi, thảo luận trong nhóm. Việc thay đổi các hình thức học tập làm cho tất cả học sinh được hoạt động.
	3.3. Biện pháp thứ ba : Giúp giáo viên nắm vững từng dạng bài và phương pháp dạy từng loại bài để tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp.
	Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 có nhiều dạng bài, mỗi dạng có phương pháp dạy khác nhau. Với những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã định hướng giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy từng dạng bài như sau:
	a) Dạy học các bài mở rộng vốn từ :
 	Bài mở rộng vốn từ ở lớp 2 được chia thành các dạng: Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ; Mở rộng vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa; Mở rộng vốn từ theo cấu tạo. Hệ thống từ ngữ cung cấp cho học sinh chủ yếu được dạy dưới dạng các bài tập thực hành. Học sinh có kỹ năng nắm nghĩa của từ, mở rộng từ, sử dụng từ... tất cả chỉ hình thành và phát triển thông qua quá trình luyện tập. Khi dạy cho học sinh mở rộng vốn từ, tôi lưu ý giáo viên về phương pháp dạy như sau : 
	Dạng 1 : Mở rộng vốn từ qua tranh vẽ:
	Tranh vẽ là loại thiết bị tạo hình, có tác dụng làm chỗ dựa cho việc tìm từ, mở rộng vốn từ của học sinh, nhất là đối với học sinh lớp 2, mở rộng vốn từ qua tranh vẽ giúp các em dễ nắm bắt nghĩa của từ và mở rộng từ một cách có hệ thống. Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh lần lượt đối chiếu từng từ cho sẵn với các hình ảnh tương ứng, học sinh quan sát kĩ các tranh vẽ và nối từ. Qua đó, các em nắm được nghĩa của từ và mở rộng thêm vốn từ. Các bài tập về mở rộng vốn từ qua tranh vẽ là : 
 	- Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 1 (Tiếng việt 2 tập 1 trang 8) : 
	Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong các tranh vẽ (học sinh, cô giáo, xe đạp, nhà trường...)
 	- Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng việt 2 tập 1 trang 122) :
	 Dựa vào tranh trả lời các câu hỏi (tìm từ chỉ đặc điểm) như xinh đẹp, dễ thương, khỏe, to, chăm chỉ.
 	- Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 17 (Tiếng việt 2 tập 1 trang 142) : 
	Chọn cho mỗi con vật một từ chỉ đúng đặc điểm của nó (nhanh, chậm, khỏe, trung thành.)
 	- Bài tập 1, tiết Luyện từ và câu tuần 22 (Tiếng việt 2 tập 2 trang 35):
	 Nối tên các loài chim : đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu với tranh. 
	Tuy nhiên, trong số các bài tập này thì có một số bài mà từ không cho sẵn, học sinh cần dựa vào tranh vẽ để gọi tên các từ được biểu hiện trong hình. Khi dạy dạng bài này, giáo viên hướng dẫn quan sát kĩ từng bức tranh, suy nghĩ tìm từ tương ứng. Thông thường, học sinh tìm khá tốt các từ chỉ sự vật. Còn ở các bài tập tìm từ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất,... học sinh còn khó khăn. Để học sinh có thể tìm được đúng từ theo tranh, giáo viên gợi mở dẫn dắt học sinh qua các câu hỏi nhỏ. 
	Ví dụ : Ba

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_day_tot_phan_mon_luyen_tu_va_c.doc